Những thay đổi về địa giới hành chính thành phố Hải Dương thời kỳ Pháp thuộc

1. Mở đầu Sau khi chiếm đóng tỉnh lỵ Hải Dương (19-8-1883), thực dân Pháp đã nhanh chóng xác lập quyền cai trị và từng bước thiết lập những quy chế, chính sách mới trong công tác quản lý đô thị. Quá trình thực thi chính sách quản lý đô thị đã đặt ra yêu cầu cần phải xác định rõ ràng ranh giới tỉnh lỵ so với các làng xã xung quanh. Địa giới tỉnh lỵ được xác định lần đầu tiên năm 1892. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, tỉnh lỵ Hải Dương được nâng cấp lên thành phố Hải Dương. Cùng với quá trình đó, địa giới hành chính cũng được chính quyền thuộc địa điều chỉnh nhiều lần nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị, đồng thời phục vụ cho chính sách cai trị của thực dân Pháp. Làm rõ những thay đổi về địa giới hành chính thành phố Hải Dương trong suốt thời kỳ Pháp thuộc để qua đó phản ánh phần nào những biến đổi về diện mạo, cấu trúc không gian đô thị và rút ra những nhận xét, đánh giá khách quan về chính sách quản lý đô thị của thực dân Pháp là những nội dung chính được đề cập trong bài viết này.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thay đổi về địa giới hành chính thành phố Hải Dương thời kỳ Pháp thuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 99-108 NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG THỜI KỲ PHÁP THUỘC Phạm Thị Tuyết Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Sau khi chiếm đóng tỉnh lỵ Hải Dương (19-8-1883), thực dân Pháp đã nhanh chóng xác lập quyền cai trị và từng bước thiết lập những quy chế, chính sách mới trong công tác quản lý đô thị. Quá trình thực thi chính sách quản lý đô thị đã đặt ra yêu cầu cần phải xác định rõ ràng ranh giới tỉnh lỵ so với các làng xã xung quanh. Địa giới tỉnh lỵ được xác định lần đầu tiên năm 1892. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, tỉnh lỵ Hải Dương được nâng cấp lên thành phố Hải Dương. Cùng với quá trình đó, địa giới hành chính cũng được chính quyền thuộc địa điều chỉnh nhiều lần nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị, đồng thời phục vụ cho chính sách cai trị của thực dân Pháp. Làm rõ những thay đổi về địa giới hành chính thành phố Hải Dương trong suốt thời kỳ Pháp thuộc để qua đó phản ánh phần nào những biến đổi về diện mạo, cấu trúc không gian đô thị và rút ra những nhận xét, đánh giá khách quan về chính sách quản lý đô thị của thực dân Pháp là những nội dung chính được đề cập trong bài viết này. 2. Nội dung nghiên cứu Trước khi bị Pháp chiếm đóng, tỉnh lỵ Hải Dương đã từng là một đô thị lớn trong vùng với hoạt động buôn bán gạo rất phát triển, dân cư tập trung đông đúc. Sau hai lần bị quân Pháp tấn công, mặc dù thành Hải Dương đã bị Pháp chiếm, nhiều nhà dân bị phá hủy, dân cư phân tán, nhưng đô thị này vẫn đóng vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Hải Dương. Tỉnh lỵ khi đó vẫn là một phần đất đai của huyện Cẩm Giàng, nhưng quyền quản lý thuộc về Công sứ Pháp. Chỉ hơn một năm sau khi Pháp bắt đầu quá trình chiếm đóng và cai trị Hải Dương, Công sứ Aumoitte đã ký bản quy định đầu tiên (24-11-1884) về cảnh sát và giao thông ở khu vực tỉnh lỵ [9;6]. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, vẫn chưa có văn bản nào xác định một cách rõ ràng giới hạn không gian của tỉnh lỵ. Trong thực tế, tỉnh lỵ Hải Dương cũng giống như nhiều trung tâm đô thị khác của Bắc Kỳ, khi đó đang ở trong một điều kiện khá đặc biệt: người dân bản xứ không được 99 Phạm Thị Tuyết phân hạng thành dân nội tịch hay dân ngoại tịch, không phải đóng góp thuế thân và đi lao dịch như dân nội đinh ở các làng xã; tất cả đều được hưởng các lợi ích về đường sá, về chiếu sáng, về an ninh đô thị do nhà nước đầu tư mà không hề phải đóng góp cho các khoản chi phí. Trước thực tế đó, để có thêm kinh phí chi cho các hoạt động của đô thị, chính quyền thuộc địa tìm cách buộc người dân đô thị phải đóng góp các khoản chi phí cho những lợi ích mà họ được hưởng. Đây chính là một trong những lý do đặt chính quyền thuộc địa đứng trước yêu cầu phải xác định rõ giới hạn không gian của đô thị. Với Nghị định 8-11-1892 của Toàn quyền Đông Dương (De Lanessan), cùng với một vài trung tâm đô thị khác, đô thị Hải Dương được thiết lập một ngân sách đặc biệt dành để chi phí riêng cho các hoạt động của đô thị. Nguồn thu của ngân sách này là các loại thuế cá nhân, thuế hố phân và rác thải, thuế thu giữ tang vật, các loại tiền phạt, tiền cấp giấy phép, thuế lò mổ, thuế xe kéo, thuế chợ và 1/10 thuế môn bài do chính những cư dân ở đây đóng góp. Để tạo cơ sở cho việc áp dụng những quy định này, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành Nghị định 31-12-1892 (do Thống sứ Bắc Kỳ Chavasieux ký thay), trong đó xác định rõ địa giới hành chính của đô thị Hải Dương như sau: Phía Đông: giới hạn bởi nhánh phía Tây của sông Thái Bình; Phía Nam: giới hạn bởi sông Kẻ Sặt và một con đường chạy song song với đường chợ cho đến bốt canh Lãnh binh và cách bốt canh này 250 mét; Phía Tây: giới hạn bởi một đường thẳng tưởng tượng xuất phát từ chỗ giao nhau của con đường nói trên với đường Gia Lộc, vượt qua bốt canh Lãnh binh, chòi canh bằng gạch và lô cốt số 1; Phía Bắc: giới hạn bởi kênh cấp nước cho các hào thành cổ và vượt qua phía trước lô cốt số 1 [1;986]. Hiện nay không có tấm bản đồ nào ghi lại đầy đủ các mốc giới được xác định theo Nghị định này. Tuy nhiên, dựa trên các bản đồ mà chúng tôi sưu tầm được, một số mốc giới theo Nghị định này đã có thể xác định một cách chắc chắn là: nhánh phía Tây của sông Thái Bình, kênh cấp nước cho các hào thành cổ, đường chợ và con đường chạy song song với nó. Một số mốc giới khác theo suy đoán của chúng tôi có thể xác định như sau: bốt canh Lãnh binh chính là vị trí mà sau này là trại lính bản xứ (trại lính khố xanh); đường Gia Lộc chính là đường số 17 đi Ninh Giang; chòi canh (mirador) bằng gạch rất có thể là vọng lâu trên cổng thành phía Tây. Chỉ còn lại vị trí lô cốt số 1 là không còn dấu tích nào để xác định. Như vậy, có thể nhận diện một cách sơ bộ địa giới đô thị Hải Dương là toàn bộ khu vực thuộc thành nội Hải Dương, khu kinh tế - cư dân ven sông Kẻ Sặt và một số vùng nông thôn xung quanh như thôn Đông Quan (xã Hàm Giang), thôn Trung Xá, Bảo Sài (xã Bình Lao) và khu ruộng trũng phía ngoài thành, ven sông Thái Bình. Đây là lần đầu tiên địa giới hành chính đô thị Hải Dương được xác định một 100 Những thay đổi về địa giới hành chính thành phố Hải Dương... cách rõ ràng. Việc xác định rõ giới hạn địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền thuộc địa trong công tác quản lý đô thị, đặc biệt là việc áp dụng các chính sách thuế riêng biệt so với vùng ngoài đô thị. Tuy nhiên, giới hạn này chỉ được duy trì trong 5 năm, sau đó được điều chỉnh lại bởi Nghị định 5-12-1897 của Toàn quyền Đông Dương, trong đó các giới hạn thay đổi như sau (xem bản đồ 1): Phía Đông: giới hạn bởi nhánh cụt của sông Thái Bình, từ chỗ sông Kẻ Sặt cho đến kênh cấp nước cho các hào thành cổ; Phía Bắc và phía Tây: giới hạn bởi con kênh nói trên và các hào ở mặt phía Bắc và phía Tây của thành cổ cho đến cổng lò mổ; Phía Tây Nam: giới hạn bởi một đường thẳng tưởng tượng nối từ cổng lò mổ đến chùa Giác Lai (xã Bình Lao) trên đường Hà Nội và từ ngôi chùa đó đến lò gạch ở cạnh sông Kẻ Sặt; Phía Nam: giới hạn bởi sông Kẻ Sặt, từ chỗ lò gạch ở cạnh sông đến chỗ giao nhau với nhánh cụt của sông Thái Bình [2;966]. Như vậy, phạm vi được điều chỉnh theo Nghị định này là giới hạn phía Tây và Tây Nam. Lý do của sự điều chỉnh có lẽ do đô thị Hải Dương vào thời điểm đó đã có nhiều thay đổi. Kiến trúc thành cổ Hải Dương đến năm 1895 đã bị thực dân Pháp phá hủy gần như hoàn toàn, dấu tích còn lại chỉ có cột cờ phía trong thành, những đoạn hào bao quanh thành nội, một vài cây cầu phía ngoài cổng thành và con kênh ở phía Bắc dẫn nước cho các hào thành. Một số mốc giới theo Nghị định 31-12-1892 như bốt canh Lãnh binh, lô cốt số 1 hay chòi canh bằng gạch. . . cũng không còn tồn tại. Còn ở giới hạn phía Đông, vẫn là nhánh phía Tây của sông Thái Bình nhưng đã bị lấp ở hai đầu để làm đường sắt và đường bộ ngang qua, nên lúc này nó chỉ còn là nhánh sông cụt, nhánh sông chết. So với giới hạn năm 1892 thì giới hạn này không thay đổi nhiều. Nằm trong vùng địa giới đô thị vẫn bao gồm toàn bộ khu vực thành nội cũ, khu kinh tế - cư dân ven sông Kẻ Sặt, thôn Đông Quan, phần lớn thôn Trung Xá, trong đó có giáp Đề Cầu là khu vực cư trú của những người thợ đúc đồng và khu ruộng trũng ven sông Thái Bình. Các thôn Cựu Khê, An Phú (xã Hàm Giang), Côi Đông, Phụng Cáo (xã Hàm Thượng), Bảo Sài (xã Bình Lao) và xã Tân Kim (mới lập năm 1896, trước là thôn Kim Đôi thuộc xã Bình Lao) cùng với nhánh cụt của sông Thái Bình và con sông Kẻ Sặt là những vùng giáp giới đô thị. Giới hạn này được duy trì ổn định cho đến tận cuối năm 1923. Trong khoảng thời gian đó, một số khu dân cư mới dần được hình thành trong phạm vi đô thị. Và để thuận tiện cho công tác quản lý, chính quyền thuộc địa chia các khu dân cư này thành những khu phố, mỗi khu phố có Trưởng phố đứng đầu. Tính đến thời điểm đầu năm 1923, đô thị Hải Dương đã có cả thảy 11 khu phố. Sau 40 năm kể từ khi bị Pháp chiếm đóng, dưới tác động của chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân tư bản Pháp, tỉnh lỵ Hải Dương đã có một 101 Phạm Thị Tuyết sự chuyển biến đáng kể cả về kết cấu kinh tế - xã hội và diện mạo, cấu trúc không gian đô thị. Chính quyền thuộc địa quyết định nâng cấp đô thị này lên thành phố (thành phố cấp 3 trực thuộc tỉnh Hải Dương). Vấn đề quy hoạch lại tổng thể không gian và kiến trúc đô thị Hải Dương là một trong những yêu cầu đặt ra trước mắt đối với chính quyền thuộc địa. Để chuẩn bị cho sự thành lập thành phố Hải Dương (12-12-1923), Thống sứ Bắc Kỳ (Monguililot) đã ký Nghị định 14-11-1923 về việc thay đổi địa giới hành chính và điều chỉnh một số loại thuế cần thu trong đô thị này. Theo tinh thần của Nghị định, địa giới thành phố Hải Dương sẽ mở rộng hơn về phía Bắc, mốc giới mới là ga Hải Dương và đoạn đường sắt Hà Nội – Hải Phòng qua Hải Dương, nhưng về phía Tây Nam lại bị thu hẹp. Giới hạn phía Nam và phía Tây không thay đổi, còn phía Đông và phía Tây Bắc chỉ điều chỉnh chút ít [3;2144-2145] (xem bản đồ 1). Như vậy, khu vực bệnh viện tỉnh, ga Hải Dương và một số xóm dân cư của các thôn Đông Quan, Cựu Khê (xã Hàm Giang) sẽ được sáp nhập vào thành phố. Đây là khu vực đang biến đổi dần theo hướng đô thị hóa kể từ sau khi ga Hải Dương và tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng đi vào hoạt động. Và ngược lại, về phía Tây Nam, phần lớn thôn Trung Xá, trong đó có giáp Đề Cầu đã trở thành vùng ngoại vi thành phố. Cũng theo Nghị định này, toàn bộ diện tích thành phố được phân làm 2 vùng (xem bản đồ 1). Trong đó, vùng 1 (nội thành) được xác định như sau: Phía Đông: giới hạn bởi một đường thẳng bắt đầu từ điểm cực Đông của trại lính khố xanh cho đến điểm cực Bắc của khu trường học (gần lối rẽ của đường đi ra ga và đường đi đến bệnh viện tỉnh); Phía Bắc: giới hạn bởi một đường thẳng đi từ điểm này đến điểm tròn trong thành cổ; Phía Tây: giới hạn bởi một đường thẳng đi từ điểm tròn này đến điểm cực Tây của nhà tù tỉnh, sau đó từ điểm này kéo một đường thẳng thứ hai đến góc phía Tây của nhà máy Chai và men theo ranh giới thành phố đến tận sông Kẻ Sặt; Phía Nam: giới hạn bởi sông Kẻ Sặt cho đến góc phía Đông của trại lính khố xanh. Vùng 2 (ngoại thành): bao gồm tất cả các khu vực còn lại nằm trong địa giới thành phố [3;2146]. Trên cơ sở đó, việc áp dụng chính sách quản lý đô thị của chính quyền thực dân cũng có sự phân biệt giữa 2 vùng, trong đó rõ rệt nhất là các quy định về xây dựng đô thị và thuế nhà đất. Trong thực tế, vùng 1 là nơi tập trung các cơ quan hành chính, công sở trong bộ máy chính quyền thực dân – phong kiến, các cơ sở kinh tế công - thương nghiệp, dân cư tập trung đông đúc hơn với hoạt động kinh tế chủ yếu là công - thương nghiệp và hệ thống hạ tầng đô thị cũng được chính quyền thuộc địa đầu tư nhiều hơn. Còn ở vùng 2, chủ yếu bao gồm các khu đất canh tác, 102 Những thay đổi về địa giới hành chính thành phố Hải Dương... các xóm nông dân hoặc dân lao động nghèo, dân cư còn thưa thớt và điều kiện sống tương đối thấp kém. Do đó, dân cư ở vùng 1 phải đóng thuế nhà đất cao hơn, đồng thời cũng phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt hơn về xây dựng và sửa chữa nhà cửa, bảo quản đường sá. . . Sự kiện thành lập thành phố Hải Dương (12-12-1923) đã kích thích mạnh mẽ sự phát triển mọi mặt của thành phố, đặc biệt là hoạt động xây dựng và quy hoạch đô thị. Số lượng nhà dân được xây mới bằng gạch ngày càng nhiều, góp phần tăng đáng kể nguồn thu từ thuế xây dựng và thuế nhà đất cho ngân sách thành phố. Không chỉ trong vùng nội thành mà ngay cả một số vùng ngoại thành như phố Bến Bè mới (nằm trên trục đường thuộc địa số 5, lối đi ra khỏi thành phố về phía Đông Nam), trước đây nhà cửa toàn là nhà tranh thì nay những ngôi nhà tranh đã biến mất và thay thế bởi ngày càng nhiều những ngôi nhà gạch và nhà cao tầng do các thương gia giàu có xây dựng [8;39]. Trước thực tế đó, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, chính quyền thành phố một mặt chủ trương tăng thuế nhà đất trong toàn thành phố, mặt khác đề nghị mở rộng giới hạn vùng 1 ra khu vực này. Lý do đưa ra là: dân cư ở khu vực này hiện đang được hưởng tất cả những lợi ích về chiếu sáng, về đường sá, về an ninh giống như trong vùng 1, vì thế họ phải đóng thuế như dân cư trong vùng 1 [8;43]. Thể theo đề nghị này, trước khi ban hành Nghị định 27-1-1925 về việc điều chỉnh thuế nhà đất ở cả 2 vùng trong thành phố Hải Dương, Thống sứ Bắc Kỳ đã ban hành Nghị định 12-1-1925 với nội dung điều chỉnh giới hạn phía Đông của vùng 1 cho đến hết phố Bến Bè mới [4;401] (xem bản đồ 1). Như vậy, giới hạn vùng nội thành đã được mở rộng chút ít về phía Đông Nam. Đây cũng chính là khu vực đang chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa nên việc điều chỉnh này là hợp lý, đúng với tình hình phát triển thực tế của thành phố. Đầu năm 1929, thể theo đề nghị của chính quyền thành phố Hải Dương, Thống sứ Bắc Kỳ lại ban hành một Nghị định mới (18-2-1929) về việc điều chỉnh giới hạn thành phố đã được xác định từ Nghị định 14-11-1923. Khu vực được sáp nhập vào thành phố là một xóm dân cư nhỏ thuộc thôn Trung Xá, xã Bình Lao (nằm ở phía Tây Nam thành phố, trên lối vào khu trung tâm và giáp đường thuộc địa số 5) [5;825-826] (xem bản đồ 1). Lý do đưa ra cho sự điều chỉnh này cũng là: dân cư ở đây hiện đang được hưởng đầy đủ những lợi ích của thành phố về chiếu sáng, về đường sá, về an ninh, về sự mở mang thương mại. . . nên họ cũng phải có nghĩa vụ đóng góp giống như dân cư trong thành phố [8;59]. Như vậy, so với năm 1923, địa giới thành phố đã được mở rộng nhưng diện tích mở rộng là rất ít. Điều đó chứng tỏ giai đoạn này chưa có nhiều khu vực ngoại vi chịu tác động từ sự phát triển của thành phố. Nguyên nhân của thực trạng này là do những năm đầu thành lập thành phố (1924-1928), chính quyền thuộc địa mới chỉ tập trung các nỗ lực vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cải thiện bộ mặt đô thị trong vùng nội thành, còn ở vùng ngoại thành hầu như vẫn chưa được 103 Phạm Thị Tuyết đầu tư nên sự phát triển còn rất chậm, do đó không đủ sức tác động đến các khu vực ngoại vi. Bản đồ 1: Những thay đổi về địa giới hành chính đô thị Hải Dương (1897-1934) Những năm tiếp sau đó (1929-1933) là thời kỳ khủng hoảng kinh tế, năm 1934 lại xảy ra mất mùa lớn ở Hải Dương nên ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thành phố. Nhiều khu vực mặc dù nằm trong giới hạn vùng 1 nhưng sau nhiều năm vẫn còn trong tình trạng kém phát triển. Không những thế, từ năm 1935, thành phố mất đi một nguồn thu đáng kể từ việc kinh doanh điện do nhà máy điện phải ngừng hoạt động, ngân sách phải chi thêm một khoản cho chiếu sáng thành phố. Để khắc phục những khó khăn về vấn đề ngân sách, cũng từ năm này, chính quyền thành phố phải tìm cách cắt giảm chi tiêu, ngừng các hoạt động xây dựng mới, đồng thời 104 Những thay đổi về địa giới hành chính thành phố Hải Dương... đề ra các loại thuế mới [74212;22]. Vì vậy, cuối năm 1934, chính quyền thành phố một mặt chủ trương điều chỉnh lại giới hạn vùng 1 theo hướng thu hẹp, mặt khác lại đề xuất một loại thuế mới đánh vào nhà đất (thuế cố định). Trên cơ sở đề nghị này, Thống sứ Bắc Kỳ đã ban hành Nghị định 12-12-1934 với nội dung thay đổi giới hạn phân vùng và các loại thuế được phép thu trong thành phố Hải Dương. Giới hạn vùng 1 theo đó được xác định lại như sau: Phía Đông: giới hạn bởi phố Bến Bè mới, đại lộ Maréchal Pétain, phố Hội Truyền giáo, phố Auvergne kéo dài, phố Pierrer Pasquier cho đến tận chỗ giao nhau với đại lộ Ga và đại lộ Bệnh viện; Phía Bắc: giới hạn bởi phố Nguyễn Khắc Vỹ; Phía Tây: giới hạn bởi phố Thành cổ, quảng trường Galliéni, đại lộ Bricou, phố chưa có tên nối đại lộ Bricou với đại lộ Joffre, đại lộ Joffre, một phố chưa có tên được ký hiệu là AB trên bản đồ, phố Câu lạc bộ kéo dài cho đến chỗ giao cắt với sông Kẻ Sặt (xem bản đồ 1). Ngoài ra, tất cả những mảnh đất nằm liền kề với các đường phố nói trên đều thuộc giới hạn vùng 1 [6;309]. Như vậy, chính quyền thuộc địa đã thay đổi cách xác định giới hạn vùng 1 trong thành phố Hải Dương, lấy ngay các đường phố để làm mốc giới phân vùng. So với giới hạn quy định trong Nghị định 12-1-1925, vùng 1 đã bị thu hẹp hơn trước theo hướng loại bỏ một số khu vực có ít dân cư sinh sống hoặc điều kiện sống của dân cư còn thấp kém. Sự điều chỉnh này của chính quyền thuộc địa là rất khôn ngoan. Một mặt nó đã phản ánh chính xác hơn sự phát triển của thành phố trong thực tế, mặt khác nhằm tránh gây phản ứng từ phía người dân khi đưa ra một loại thuế mới và cũng để tiến tới thực hiện một mục tiêu mà chính quyền thành phố đã đặt ra: cho đến năm 1938 sẽ không còn các ngôi nhà tranh trong vùng 1. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố từng bước được phục hồi và phát triển làm cho diện mạo thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Vùng ngoại vi thành phố cũng chịu khá nhiều tác động của quá trình đô thị hóa và đang dần thay đổi. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong tương lai, chính quyền thuộc địa một lần nữa đặt ra vấn đề quy hoạch lại thành phố theo hướng mở rộng địa giới hành chính. Nghị định 9-1-1943 của Toàn quyền Đông Dương về việc mở rộng địa giới thành phố được ký kết trong điều kiện đó. Theo nghị định này, địa giới thành phố Hải Dương được mở rộng về phía Tây cho đến bên ngoài con đường nội tỉnh số 17 và về phía Tây Bắc đến con đường nối tiếp đại lộ Bệnh viện theo hướng từ thành phố đi Phả Lại [7;147]. Phần lớn đất đai của các xã Hàm Giang, Bình Lao và một phần đất đai của các xã Hàm Thượng, Tân Kim sẽ được sáp nhập vào địa giới thành phố (xem bản đồ 2). Việc điều chỉnh địa giới lần này đã dẫn tới một sự thay đổi lớn không chỉ với thành phố Hải Dương 105 Phạm Thị Tuyết mà với cả các làng xã xung quanh. Các xã Hàm Giang và Bình Lao bị xóa bỏ về mặt hành chính, phần đất đai còn lại của xã Hàm Giang được sáp nhập vào xã Hàm Thượng và tách riêng thành một thôn, phần đất còn lại của xã Bình Lao được sáp nhập vào xã Tân Kim. Ở các khu vực mới sáp nhập vào thành phố sẽ được hưởng một quy chế riêng: trong vòng 10 năm (tính đến 31-12-1952), dân cư vẫn tiếp tục được chia một phần ruộng đất của làng xã theo tập quán cũ và chưa bị áp dụng chính sách thuế như dân cư trong thành phố [8;89-90]. Bản đồ 2: Địa giới thành phố Hải Dương mở rộng theo Nghị định 9-1-1943 Có thể thấy, việc mở rộng địa giới lần này một mặt là do vùng ảnh hưởng của thành phố giai đoạn này đã vươn ra khá xa, nhưng mặt khác còn bởi chính quyền thuộc địa đã có một sự tính toán lâu dài cho kế hoạch phát triển thành phố trong tương lai. Tuy nhiên, cơ hội cho việc thực thi kế hoạch đó không lớn bởi đây là thời điểm chính quyền thuộc địa Pháp đang gặp rất nhiều khó khăn, và cũng chỉ hơn 2 năm sau đó, chế độ thuộc địa Pháp đã bị sụp đổ hoàn toàn ở Đông Dương nên kế 106 Những thay đổi về địa giới hành chính thành phố Hải Dương... hoạch phát triển thành phố cuối cùng vẫn chỉ là viễn cảnh. 3. Kết kuận Việc xác định rõ ràng địa giới hành chính của đô thị là một yêu cầu cần thiết nhằm đảm bảo cho công tác quản lý đô thị được thực hiện có hiệu quả. Trong khoảng thời gian hơn 60 năm xác lập và duy trì chế độ cai trị ở Hải Dương (1883-1945), chính quyền thuộc địa Pháp đã 7 lần ban hành các quyết định hành chính (7 Nghị định) liên quan đến việc xác định và điều chỉnh địa giới đô thị Hải Dương. Trong số đó, đa phần địa giới đô thị được điều chỉnh theo hướng mở rộng, nhưng cũng có một số ít lần lại được điều chỉnh theo hướng thu hẹp ở từng khu vực. Điều này phản ánh quá trình và xu hướng phát triển của đô thị cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đối với các vùng xung quanh. Trong 40 năm đầu tiên (1883-1923), tốc độ phát triển của đô thị diễn ra chậm và chưa có tác động nhiều đến các khu vực xung quanh. Giai đoạn sau (1924-1945), với vị trí là thành phố lớn thứ tư ở Bắc Kỳ, Hải Dương phát triển nhanh hơn, đồng thời gây được ảnh hưởng mạnh mẽ và lan rộng hơn. Kết quả cuối cùng của quá trình điều chỉnh đó là, địa giới đô thị Hải Dương được mở rộng khá nhiều về phía Tây và Tây Bắc, sự phân vùng trong đô thị cũng được xác địn
Tài liệu liên quan