Tháng 6 năm 2010, Hội Thư viện Hoa Kỳ công bố cho ra đời một chuẩn (trong tên gọi
của tài liệu không có từ chuẩn hay Bộ quy tắc nên chúng tôi cứ tạm gọi là chuẩn) biên
mục mới là Resource Description and Access (RDA). Đây là một kết quả của quá
trình làm việc lâu dài (từ năm 1997) của Ủy ban Chỉ đạo liên hợp phát triển RDA
(Joint Steering Committee – JSC). Sau khi ra đời, RDA được cộng đồng thư viện thế
giới quan tâm nghiên cứu để nắm rõ bản chất của RDA, một số khác nghiên cứu để áp
dụng. Tháng 5/2010 hội nghị giám đốc thư viện quốc gia các nước châu Á - châu Đại
Dương tại Singapore đã khuyến nghị các thư viện quốc gia khu vực nên thử nghiệm
để áp dụng RDA.
Tại Việt Nam, RDA cũng đang được các nhà khoa học trong lĩnh vực thông tin – thư
viện rất quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu. Để các nhà khoa học, các cán bộ thư viện
Việt Nam có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về RDA, Thư viện Quốc gia Việt Nam
(TVQGVN) đ ã đề xuất với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đã được lãnh
đạo Bộ cho phép tổ chức tọa đàm "Mô tả và truy cập tài nguyên thông tin và khả năng
áp dụng tại Việt Nam".
8 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thu nhận từ toạ đàm về resource description and access tại thư viện quốc gia Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những thu nhận từ toạ đàm về
RESOURCE DESCRIPTION
AND ACCESS tại Thư viện
Quốc gia Việt Nam
Tháng 6 năm 2010, Hội Thư viện Hoa Kỳ công bố cho ra đời một chuẩn (trong tên gọi
của tài liệu không có từ chuẩn hay Bộ quy tắc nên chúng tôi cứ tạm gọi là chuẩn) biên
mục mới là Resource Description and Access (RDA). Đây là một kết quả của quá
trình làm việc lâu dài (từ năm 1997) của Ủy ban Chỉ đạo liên hợp phát triển RDA
(Joint Steering Committee – JSC). Sau khi ra đời, RDA được cộng đồng thư viện thế
giới quan tâm nghiên cứu để nắm rõ bản chất của RDA, một số khác nghiên cứu để áp
dụng. Tháng 5/2010 hội nghị giám đốc thư viện quốc gia các nước châu Á - châu Đại
Dương tại Singapore đã khuyến nghị các thư viện quốc gia khu vực nên thử nghiệm
để áp dụng RDA.
Tại Việt Nam, RDA cũng đang được các nhà khoa học trong lĩnh vực thông tin – thư
viện rất quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu. Để các nhà khoa học, các cán bộ thư viện
Việt Nam có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về RDA, Thư viện Quốc gia Việt Nam
(TVQGVN) đã đề xuất với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đã được lãnh
đạo Bộ cho phép tổ chức tọa đàm "Mô tả và truy cập tài nguyên thông tin và khả năng
áp dụng tại Việt Nam".
Tham dự buổi tọa đàm về RDA ngày 25/2/2011 là các nhà khoa học hoạt động trong
lĩnh vực thông tin – thư viện đến từ Thư viện Quốc gia Australia, TVQGVN và các
Cục, Trung tâm thông tin, Thư viện trên cả nước. Thông qua buổi tọa đàm này, chúng
ta đã thu nhận được nhiều thông tin về RDA:
1. RDA là chuẩn biên mục mang tính quốc tế
Tính quốc tế của RDA thể hiện ở những điểm sau:
- Thành phần Ủy ban Chỉ đạo liên hợp phát triển RDA gồm đại diện của các tổ chức
và thư viện trên thế giới như: Hội Thư viện Hoa Kỳ (ALA), Uỷ ban biên mục Úc, Thư
viện Anh, Uỷ ban biên mục Canađa, Hội nhân viên thông tin - thư viện chuyên nghiệp
Anh (CILIP), Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Nguyễn Thị Đào[1]).
- Nội dung của RDA được xây dựng trên cơ sở xem xét và áp dụng kết quả nghiên
cứu trước đó của IFLA về FRBR - Yêu cầu chức năng của biểu ghi thư mục và FRAD
- Yêu cầu chức năng của dữ liệu kiểm soát nhất quán cũng như áp dụng nguyên tắc
biên mục quốc tế được IFLA thông qua và công bố năm 2009 (Cao Minh Kiểm). RDA
cũng dựa trên các chuẩn biên mục truyền thống như AACR2, ISBD và tương thích với
các khổ mẫu như MARC21 và Dublin Core (Nguyễn Thị Đào).
- Tên gọi của RDA cũng biểu thị mong muốn hướng ra thế giới. “Thay vì mang tên
AACR3 như dự kiến ban đầu, Qui tắc hiện nay được đổi thành Qui tắc mô tả và truy
cập nguồn tin RDA (Resource Description and Access), bởi vì tên gọi Qui tắc biên
mục Anh-Mỹ không còn phù hợp với xu thế phát triển nguồn tin số hóa, đa dạng hóa
đối tượng xử lý, tìm tin hiện nay và một điều tế nhị khác là Uỷ ban chỉ đạo liên hợp
việc chỉnh lý AACR2 (JSC) (sau đổi thành Uỷ ban chỉ đạo liên hợp phát triển RDA –
Tác giả) không muốn Qui tắc này chỉ mang ý nghĩa cục bộ và tầm ảnh hưởng trong
khu vực, như phản ánh trong tên gọi cũ mà phải có gì đó chung cho cả thế giới, được
thế giới chấp nhận, như Hoa Kỳ đã từng làm khi chuyển khổ mẫu US MARC thành
MARC 21 (MARC của thế kỷ 21)” (Vũ Văn Sơn).
2. RDA giải quyết rất tốt những yêu cầu của IFLA trong FRBR và FRAD.
Ở đây chúng tôi chỉ trình bày kỹ về FRBR. Trong FRBR và sau này trong Nguyên tắc
biên mục quốc tế của IFLA (năm 2009) đưa ra các khái niệm thực thể, thuộc tính,
quan hệ liên quan đến tài nguyên thông tin. Về thực thể, có 3 nhóm sau: Nhóm thứ
nhất bao gồm những sản phẩm trí tuệ hay nghệ thuật được nêu tên hoặc mô tả trong
biểu ghi thư tịch: tác phẩm, biểu hiện, văn bản, bản sách; Nhóm 2 là những thực thể
chịu trách nhiệm nội dung trí tuệ hay nghệ thuật: nhân vật; dòng họ; cơ quan; Nhóm 3
là những gì phục vụ như chủ đề của sáng tác trí tuệ hay nghệ thuật. Có nghĩa rằng
thực thể có thể nói về: quan niệm, vật thể, sự kiện, nơi chốn, thêm vào sự phối hợp về
những thực thể nhóm 1 và 2. Còn Thuộc tính là đặc tính hay tính chất cho phép độc
giả tìm thấy thực thể họ cần. Mỗi thực thể có thể kết hợp một tập hợp những thuộc
tính. Thuộc tính là yếu tố mô tả mỗi thực thể. Thuộc tính đối với tác phẩm bao gồm:
nhan đề, thể loại, năm xuất bản, ngữ cảnh, phương tiện trình bày; Thuộc tính đối
với biểu hiện bao gồm: nhan đề, hình thức, ngôn ngữ, sự duyệt lại; Thuộc tính đối
với văn bản bao gồm: nhan đề, phát biểu về trách nhiệm, lần xuất bản, năm xuất bản,
tùng thư, phương tiện vật lí; Thuộc tính đối với bản sách bao gồm: nhận dạng,
nguồn gốc (Nguyễn Minh Hiệp). Về quan hệ, RDA đặc biệt chú trọng về mối liên
hệ giữa các tài nguyên với nhau, giữa tài nguyên với những người chịu trách nhiệm về
nó, vì công việc biên mục không chỉ đơn thuần là cung cấp từ khoá mà còn cho phép
người dùng tin di chuyển giữa các tài nguyên có liên quan và giúp cho hệ thống cung
cấp các kết quả tìm kiếm có ý nghĩa nhất cho người dùng tin.
Mối liên hệ trong RDA bao gồm:
* Mối liên hệ giữa các thực thể của FRBR với một tài nguyên
* Mối liên hệ giữa các tài nguyên với nhau
* Mối liên hệ giữa tài nguyên và chủ thể sáng tạo
* Mối liên hệ giữa các chủ thể sáng tạo là cá nhân, tập thể
Ví dụ, RDA sẽ cho người dùng tin biết tác phẩm A còn có phần tiếp theo có tên là
ADC hay nhà soạn nhạc B cũng đã sáng tác một bản nhạc khác có tên là XYZ
(Nguyễn Duy Hoan; Vũ Minh Huệ).
Mối liên hệ lẫn nhau giữa thực thể, thuộc tính và quan hệ cũng thể hiện rõ trong cấu
trúc của RDA... Về cấu trúc nội dung, RDA chia làm 10 phần (Sections) với 37
chương và 12 phụ lục (Appendix). Phần 1-4, gồm từ chương 1 đến chương 16, bao
quát các yếu tố liên quan đến thuộc tính của các thực thể trong FRBR và FRAD; Phần
5-10, gồm từ chương 17 đến chương 37, bao quát các yếu tố liên quan đến quan hệ
xác định trong FRBR, FRAD; Phần phụ lục, gồm 12 phụ lục, từ A-M, bao gồm các
quy định về viết hoa, viết tắt, cú pháp biểu ghi, ví dụ minh hoạ.... (Nguyễn Huỳnh
Mai).
3. Các tham luận cũng nêu ra nhiều khác biệt của RDA so với AACR2.
Ví dụ như:
* Nguồn lấy thông tin cho thông tin trách nhiệm: AACR2 (1.1A2) quy định lấy từ
nguồn lấy thông tin chính của tài liệu đang mô tả; thông tin đưa thêm vào từ những
nguồn khác được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ]. RDA 2.2.2 và 2.4.2.2 mở rộng nguồn
lấy thông tin cho thông tin trách nhiệm. Chỉ thông tin trách nhiệm nào lấy bên ngoài
tài nguyên mới phải đặt thông tin trong dấu ngoặc vuông [ ].
* RDA quy định không sử dụng các chữ cái La tinh viết tắt và các từ viết tắt khác trừ
khi chúng xuất hiện trên nguồn ưu tiên lấy thông tin. Không dùng [s.n], [s.l.], [et al.],
“p.” , “ill.”, “col.”, “v.”, hay “no” trong mô tả.
* Thông tin nhan đề: Đối với tài nguyên là chuyên khảo, nếu có lỗi chính tả trong
nhan đề, chuyển tả cả lỗi chính tả, sau đó cung cấp nhan đề chuẩn ở trường 246 (theo
RDA 1.7.9, và 2.3.1.4); đối với tài nguyên là tạp chí và nguồn tin tích hợp, chuyển tả
nhan đề sau khi đã sửa lỗi chính tả của nhan đề.
* RDA quy định nếu một thông tin trách nhiệm có nhiều tên chủ thể sáng tạo, chuyển
tả tất cả tên các chủ thể đó, hoặc chuyển tả tên chủ thể sáng tạo đầu tiên, sau đó đặt
trong dấu ngoặc vuông [ ] số lượng tên chủ thể không được chuyển tả (không áp dụng
quy tắc [et al.] như của AACR2).
* RDA 2.4.1.4 quy định: không được phép bỏ tước hiệu quý tộc, danh hiệu tôn vinh,
địa chỉ, những chữ viết tắt của tổ chức, ngày thành lập, khẩu hiệu hoặc rút ngắn các
thông tin này nếu không làm mất đi ý nghĩa cần thiết của nó (nguyên tắc 1.1F7 của
AACR2 cho phép bỏ trong một số trường hợp).
* RDA coi năm đăng ký bản quyền của tài nguyên là một yếu tố độc lập, không phải
là yếu tố phụ, hay yếu tố bổ sung cho năm xuất bản.
* Vì mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin, RDA khuyến khích: nếu
trên tài nguyên không hiển thị năm và nơi xuất bản, phát hành, sản xuất tài nguyên thì
cán bộ biên mục nên đưa ra năm và nơi phỏng đoán; không sử dụng [s.n.] hay [s.l.] mà
thay bằng cụm từ [không xác định được tên] và [không xác định được địa điểm].
* RDA quy định cung cấp đầy đủ các chi tiết vật lý về tài nguyên nếu có thể. Ví dụ
như: 1 tài liệu trực tuyến (68 trang), 1 đĩa vi tính (1 file âm thanh, 1 file hình ảnh).
* Điểm truy cập. RDA quy định lập bản mô tả chính cho chủ thể sáng tạo đầu tiên và
lập bản mô tả bổ sung cho tất cả chủ thể còn lại nếu tài nguyên có hơn 1 chủ thể sáng
tạo (khác với quy định của AACR2 21.6C2, 21.30B1). Bên cạnh đó còn nhiều khác
biệt mà hầu như tham luận nào cũng nêu ra.
* Ngoài ra, người biên soạn cũng tạo ra sự tương thích giữa MARC21 với RDA bằng
cách thêm một số trường lớn và các trường con trong MARC21. Đặc biệt phải bổ sung
thêm trường 336, 337 và 338 trong MARC 21 tương ứng với kiểu nội dung, kiểu
phương tiện trung chuyển và kiểu vật mang tin của RDA; bổ sung thêm một số trường
con cho trường 622, 623, 624, 625, 626, 627, 628 v.v. (Nguyễn Duy Hoan; Vũ Minh
Huệ).
Một số diễn giả khẳng định rằng RDA cung cấp một khuôn mẫu làm việc linh hoạt và
có khả năng mở rộng cho việc mô tả tài nguyên được tạo ra và phân phối sử dụng
công nghệ số, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị thông tin tổ
chức các tài nguyên không theo định dạng số (Phan Thị Hà Thanh). RDA được thiết
kế cho môi trường web: dữ liệu xử lý trên RDA sẽ được sử dụng dễ dàng hơn với các
dịch vụ tài liệu và thư mục chuẩn trên web. Các dữ liệu mô tả theo RDA, yếu tố dữ
liệu và từ vựng được kiểm soát sẽ được giới thiệu trực tuyến miễn phí và có thể đọc
được trên các máy có cài đặt chương trình chuẩn thích hợp (Kiều Thúy Nga). Như
vậy, RDA sẽ cung cấp một bộ qui tắc hướng dẫn đầy đủ về mô tả và truy cập nguồn
tin bao gồm mọi loại nội dung và phương tiện (vật mang tin). Chuẩn nghiệp vụ mới
này được phát triển trước hết là cho các thư viện, nhưng còn dùng làm tài liệu tham
khảo cho các cộng đồng khác (lưu trữ, bảo tàng, xuất bản, vv.) tiến tới làm cho nó
tương hợp ở mức độ cao với các chuẩn siêu dữ liệu dùng trong các cộng đồng này (Vũ
Văn Sơn). Các diễn giả đều nhấn mạnh đến tính hoàn chỉnh, tiên tiến của chuẩn biên
mục mới này. Có diễn giả còn gọi đây là bộ quy tắc biên mục của thế kỷ XXI (Huỳnh
Trung Nghĩa).
4. Về mặt nội dung, các diễn giả không có những vấn đề trái chiều nhau, cần tranh
luận nhưng có những khác biệt trong cách gọi bằng tiếng Việt các thuật ngữ mới liên
quan đến RDA. Một cuộc tranh luận khá sôi nổi về thuật ngữ đây là “bộ quy tắc” hay
là “chuẩn” biên mục mới, “tài nguyên”, “nguồn tin”hay “tài nguyên thông tin”. Nhiều
người ủng hộ nên gọi là “tài nguyên thông tin” vì nếu là tài nguyên thì quá rộng, gồm
cả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người v.v.. Vấn đề này, do thời gian hạn chế
nên chưa đi đến thống nhất. Tiếp đến là các khái niệm bằng tiếng Anh chỉ thực thể
nhưmanifestation có người dịch là biểu hiện, người khác lại là hình thức biểu hiện,
thậm chí là thể hiện. Expression dịch là thể hiện; văn bản; hình thức trình bày; phương
tiện diễn đạt. Item có các cách dịch: tài liệu; bản sách; ấn phẩm. Ngoài ra, còn nhiều
thuật ngữ khác nữa cần phải được tranh luận, thống nhất.
5. Tất cả những đại biểu tham gia buổi tọa đàm đều thống nhất nghiên cứu RDA để áp
dụng vào các thư viện nước ta và đều đề nghị Thư viện Quốc gia Việt Nam là cơ quan
chủ trì việc này.
6. Các đại biểu đã nhấn mạnh đến sự nhanh nhạy của TVQGVN trong lựa chọn chủ đề
của cuộc tọa đàm. Có một số ý kiến cho rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử thư viện
nước ta một vấn đề nghiệp vụ mới xuất hiện trên thế giới đã được đưa ra bàn luận và
nhận được sự thống nhất cao về việc tìm phương cách áp dụng vào các thư viện Việt
Nam.
7. Tọa đàm đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhà khoa học và quản lý
ngành thư viện Việt Nam. Mặc dù đây là vấn đề hoàn toàn mới, lại không có tài liệu
bằng tiếng Việt nhưng đã có 16 nhà khoa học gửi 14 báo cáo có chất lượng cao về ban
tổ chức. Có hơn 60 đại biểu đại diện cho các cơ quan thông tin, thư viện trong cả nước
về dự như: Cục Thông tin KH&CNQG, ĐH KHTN TP. HCM, ĐH Đà Nẵng, Cần
Thơ; Học viện Bưu chính viễn thông; các thư viện tỉnh, thành phố; các cơ sở đào tạo...
Ngoài ra, buổi tọa đàm còn được tiếp đón các lãnh đạo Thư viện Quốc gia Australia
và được cập nhật những thông tin bổ ích về RDA và kế hoạch áp dụng RDA vào các
thư viện Australia.
8. Các đại biểu rất cảm ơn sự quan tâm chu đáo, sự mến khách, tính chuyên nghiệp
của TVQGVN trong tổ chức Tọa đàm cũng như các hoạt động khác.
Tóm lại, Tọa đàm đã thành công rực rỡ, đã tạo nên một sự hiểu biết ban đầu nhưng rất
quan trọng về RDA trong ngành thư viện Việt Nam. Đồng thời, kết quả tọa đàm cũng
đã thống nhất các ý kiến khẳng định sẽ áp dụng RDA và phác thảo lộ trình áp dụng
RDA vào Việt Nam; đại diện các hệ thống thư viện còn bày tỏ mong muốn có sự hợp
tác, phối hợp trong nghiên cứu, áp dụng RDA ở Việt Nam. Buổi tọa đàm lần này đã
tạo tiền đề cho một hướng nghiên cứu áp dụng các chuẩn quốc tế mới cho công tác
biên mục tài liệu trong thời kỳ phát triển thư viện số ngày nay.
Dưới đây là danh mục các bài tham luận được gửi về Ban tổ chức:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam. Báo cáo đề dẫn của Thư viện Quốc gia Việt Nam tại
buổi tọa đàm
2. ThS. Nguyễn Thị Đào. Biên mục hiện đại và RDA
3. ThS. Nguyễn Văn Hành. ThS. Hoàng Thị Hòa. Tìm hiểu qui tắc biên mục mới
RDA - Mô tả và Truy cập tài nguyên thông tin
4. ThS. Nguyễn Minh Hiệp. Bộ qui tắc biên mục RDA đã ra đời đánh dấu sự thay đổi
quan trọng trong biên mục
5. PGS. TS. Nguyễn Duy Hoan. ThS. Vũ Minh Huệ. Một số khác biệt cơ bản giữa
AACR2 và RDA.
6. ThS. Cao Minh Kiểm. Sơ bộ tìm hiểu và so sánh "Mô tả và truy cập tài nguyên"
(RDA) với qui tắc biên mục Anh-Mỹ (AACR2)
7. ThS. Nguyễn Huỳnh Mai. RDA và ảnh hưởng của RDA đến các thư viện
8. ThS. Kiều Thúy Nga. RDA và việc sử dụng RDA hiện nay
9. ThS. Nguyễn Trọng Phượng. ThS. Lê Thị Thanh Hà. Một vài nét về RDA và khả
năng áp dụng tại Việt Nam
10. Vũ Văn Sơn. Một vài suy nghĩ về khả năng và lộ trình áp dụng RDA vào Việt
Nam
11. ThS. Phan Thị Hà Thanh. Bàn về RDA trong bối cảnh chuẩn hóa công tác biên
mục tại Việt Nam
12. Dương Thị Hoàng Thư. Ứng dụng RDA trong hệ thống thư viện Việt Nam chặng
đường dài trước mắt
13. ThS. Huỳnh Trung Nghĩa. Mô tả và truy cập tài nguyên (RDA) bộ qui tắc biên
mục cho thế kỷ 21
14. Dương Thái Nhơn. Một số suy nghĩ về công tác biên mục theo chuẩn RDA.
Những tên cá nhân để trong ngoặc đơn này là tác giả tham luận có những nội dung mà
chúng tôi tán thành và dẫn ra trong bài viết – Chú thích của tác giả.
________________
Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 2(28) – 2011 (tr.3-6)