Các bé đều thích chạy nhảy, leo trèo, khám phá. Nhưng nếu bé làm
điều gì đó nguy hiểm, bạn phải dừng bé lại, bất chấp là bé đang hào hứng thế
nào. Bạn cần nâng cao giọng nói, nhìn thẳng vào bé và cương quyếtnói
“không” để phát huy hiệu quả.
Những bé còn quá nhỏ chưa hiểu nghĩa của từ “không”, bạn cần
nhanh chóng tách bé ra khỏi tình huống nguy hiểm. Nhiều cha mẹ sử dụng
những từ hữu ích như “nóng”, “ngã”. hàng ngày để cảnh báo bé về điều gì
đó nguy hại
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những tình huống cần nói "Không" với bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những tình huống cần nói
"Không" với bé
Bé nhà bạn cần hiểu rằng, không phải lúc nào bé cũng có được thứ
mình muốn.
Dưới đây là 5 tình huống cha mẹ cần “dũng cảm” nói “không” với
bé:
1. Khi bé nguy hiểm
Các bé đều thích chạy nhảy, leo trèo, khám phá. Nhưng nếu bé làm
điều gì đó nguy hiểm, bạn phải dừng bé lại, bất chấp là bé đang hào hứng thế
nào. Bạn cần nâng cao giọng nói, nhìn thẳng vào bé và cương quyết nói
“không” để phát huy hiệu quả.
Những bé còn quá nhỏ chưa hiểu nghĩa của từ “không”, bạn cần
nhanh chóng tách bé ra khỏi tình huống nguy hiểm. Nhiều cha mẹ sử dụng
những từ hữu ích như “nóng”, “ngã”... hàng ngày để cảnh báo bé về điều gì
đó nguy hại.
2. Khi bé làm đau người khác
Bé dưới 3 tuổi thường chưa biết cách ứng xử lịch sự vì thế, bé không
hiểu được đá hay cắn người khác là xấu. Đó chỉ là phản ứng tức thời khi bé
giận dữ hay buồn chán. Điều quan trọng là bạn phải ngừng ngay hành động
này ở bé nhưng vẫn chấp nhận sự tức giận của con. Bế bé lên và nói nghiêm
khắc: “Mẹ biết con đang giận nhưng không được cắn/đánh/đá bởi vì con sẽ
làm bạn ấy bị đau”. Bạn cũng nên dạy bé xin lỗi hoặc ôm hôn chuộc lỗi với
người “bị hại”.
Đừng bao giờ cắn/đánh/cấu lại bé để cho bé biết cảm giác bị đau là
thế nào – cách này chỉ dạy bé rằng, hành vi xấu ấy được chấp nhận.
3. Khi bé mè nheo
Khi bạn nói với bé không được làm gì đó hoặc không đáp ứng đòi hỏi
của bé, bé thường kết thúc bằng mè nheo. Lúc bạn đang mệt mỏi, thật khó
khăn để giữ bình tĩnh nhưng thực sự, bạn không được nổi nóng bởi như thế,
bạn mới tránh được những cơn mè nheo tương tự sau này. Hãy nói “không”
với bé và chờ cơn “giông bão” đi qua.
Khi bé hết khóc, hãy ôm lấy bé, thấu hiểu sự thất vọng của con bằng
cách khích lệ: “Mẹ biết con đang buồn” nhưng vẫn để bé biết rằng, đáp án
cuối cùng vẫn là “không”.
4. Khi bé muốn điều gì đó ‘hư’
Nhiều cha mẹ nuông chiều con tới mức sẵn sàng cho bé hàng tá kẹo
ngọt ở cửa hàng, ăn vặt thỏa thuê trước giờ cơm tối. Khi ấy, dù có muốn nói
“không” với con cũng chẳng có hiệu quả vì bé đã “quen mui”.
Tốt nhất, nếu bé đòi thứ gì đó bạn chưa chắc chắn, có thể nói: “Để mẹ
nghĩ vài phút” rồi mới quyết định.
5. Khi bé giành giật
Nếu bé nhà bạn muốn thứ gì thì bé sẽ giật ngay lấy thứ đó mà không
cần biết hậu quả. Những gì bạn cần làm là đề nghị con trả lại đồ cho mẹ.
Nếu là đồ của người khác thì bé phải trả lại cho người ấy. Đánh lạc hướng
bé là cách khôn ngoan cho tình huống này (nhưng phải là bé còn nhỏ tuổi).
Tuy nhiên, bạn cũng nên giải thích giành giật như thế là không chấp nhận
được.
Nói ‘không’ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn:
- Thống nhất việc dạy con với chồng, ông bà và các thành viên trong
nhà để bé hiểu điều gì được phép, điều gì không.
- Nói điều tích cực, thử: “Con ngoan vì đã nhường đồ chơi cho em”
thay vì: “Không biết nhường đồ chơi cho em à?”.
- Nói bằng giọng nghiêm khắc và rõ ràng thay vì hét lên – điều chỉ
khuyến khích bé hét trả lại bạn.
- Đừng nói “có thể”: hãy nghĩ kỹ trước khi quyết định là “có” hay
“không” với bé.