Những vấn đề chung về công tác thanh toán xuất khẩu của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm: Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan đến các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước. 1.1.2 Bản chất của thanh toán quốc tế Khi việc mua bán vượt ngoài biên giới của một quốc gia thì bắt đầu xuất hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Các nghiệp vụ này gắn liền với từng đặc điểm riêng biệt của từng phương thức thanh toán mà mỗi doanh nghiệp chọn, từ đó sẽ phát sinh các qui trình xuyên suốt từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hoạt động đó. Bản chất của hoạt động thanh toán quốc tế là sự dịch chuyển luồng tư bản hay tiền tệ từ quốc gia này sang quốc gia khác gắn liền với sự mua bán hàng hoá 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế: - Có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - Khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hoá, mua bán mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau. - Có tác dụng tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có chuẩn mực, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối

doc54 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề chung về công tác thanh toán xuất khẩu của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ KINH DOANH NGOẠI THƯƠNG 1.1.1 Khái niệm: Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan đến các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước. 1.1.2 Bản chất của thanh toán quốc tế Khi việc mua bán vượt ngoài biên giới của một quốc gia thì bắt đầu xuất hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Các nghiệp vụ này gắn liền với từng đặc điểm riêng biệt của từng phương thức thanh toán mà mỗi doanh nghiệp chọn, từ đó sẽ phát sinh các qui trình xuyên suốt từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hoạt động đó. Bản chất của hoạt động thanh toán quốc tế là sự dịch chuyển luồng tư bản hay tiền tệ từ quốc gia này sang quốc gia khác gắn liền với sự mua bán hàng hoá 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế: - Có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - Khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hoá, mua bán mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau. - Có tác dụng tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có chuẩn mực, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối 1.2 CÁC PHƯƠNG TIỆN CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU 1.2.1 Hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế 1.2.1.1 Khái niệm: Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc khi được yêu cầu hoặc đến một ngày xác định phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu Lệnh phiếu là một tờ cam kết trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, cam kết trả một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định. Các bên có liên quan đến hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế: - Người ký phát hay còn gọi là người phát hành( Drawer, maker) - Người hưởng lợi (Beneficiary) - Người cầm phiếu (Holder) - Bên tham gia (Party) - Người bảo lãnh(Guarantor) - Người ký hậu - Người chấp nhận( Acceptor) 1.2.1.2 Đặc điểm của hối phiếu và lệnh phiếu: Hối phiếu và lệnh phiếu có ba đặc điểm quan trọng: - Tính trừu tượng - Tính bắt buộc trả tiền của phương tiện. - Tính lưu thông 1.2.1.3 Nội dung của hối phiếu và lệnh phiếu: - Tiêu đề của phương tiện - Một cam kết trả tiền vô điều kiện (đối với lệnh phiếu) hay một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện(đối với hối phiếu) - Tên của người thụ trái hối phiếu - Số tiền phải trả ghi trên phương tiện - Tên của người hưởng lợi: - Ngày phát hành - Chữ ký của người lập phương tiện: - Địa điểm ký phát phương tiện 1.2.2. Séc quốc tế: 1.2.2.1 Khái niệm: Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gửi ở một ngân hàng, ra lệnh cho ngân hàng đó trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho ngưòi cầm séc. * Những người có liên quan đến séc: - Người phát hành séc( Drawer) - Người trả tiền - Người hưởng lợi( Beneficiary) 1.2.2.2 Nội dung của tờ séc: - Tiêu đề tờ séc: theo luật thì séc phải có tiêu đề là “séc” - Tên, địa chỉ của ngân hàng trả tiền - Tên, địa chỉ, số tài khoản của người phát hành - Lệnh trả tiền là vô điều kiện - Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, phải vừa ghi bằng số và ghi bằng chữ khớp đúng với nhau, có ký hiệu tiền tệ. - Số sery của tờ séc được in sẵn vào cả hai phần của tờ séc - Chữ ký của người phát hành séc: - Tên, địa chỉ, tài khoản của người hưởng lợi nếu có. 1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN CHỦ YẾU TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU 1.3.1 Điều kiện tiền tệ: Khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, các bên thoả thuận với nhau lấy đồng tiền của quốc gia nào làm đơn vị tính toán, thanh toán và được thể hiện trong hợp đồng. Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định ít nhất của một nước nào đó, các đồng tiền này có thể là đồng tiền của một trong hai nước hoặc là đồng tiền của nước thứ ba` * Đồng tiền thanh toán: - Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ, có tiền tệ thế giới, tiền tệ quốc tế và tiền tệ quốc gia - Căn cứ vào khả năng chuyển đổi của tiền tệ, có tiền tệ tự do chuyển đổi, tiền tệ chuyển nhượng và tiền tệ clearing. - Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ, có tiền mặt, tiền ứng dụng. - Căn cứ vào năng lực trao đổi của tiền tệ, có tiền mạnh, tiền yếu. - Căn cứ vào mục đích sử dụng, có tiền tệ tính toán và tiền tệ thanh toán. * Điều kiện đảm bảo ngoại hối: Ta có thể đảm bảo giá trị đồng tiền theo điều kiện đảm bảo vàng: có thể đảm bảo bằng hàm lượng vàng, giá vàng. Có thể đảm bảo theo điều kiện đảm bảo ngoại hối, đảm bảo “Rổ tiền tệ”, đảm bảo theo sự biến động giá, đảm bảo bằng tiền tệ quốc tế SDR. 1.3.2 Điều kiện địa điểm thanh toán: Trong thanh toán quốc tế, bên nào cũng muốn thanh toán tiền tại nước mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán vì những lợi thế sau: - Có thể đến ngày trả tiền mới phải chi trả, đỡ đọng vốn hoặc có thể thu tiền về nhanh chóng, luân chuyển vốn nhanh. - Ngân hàng nước mình có thể thu đựơc thủ tục phí nghiệp vụ, mà bản thân doanh nghiệp cũng không muốn tốn nhiều chi phí chuyển tiền nếu phải thanh toán ở nước khác. 1.3.3. Điều kiện thời hạn thanh toán: Điều kiện thời hạn thanh toán là thoả thuận giữa các bên trong quan hệ thanh toán về khoảng thời gian theo đó bên có nghĩa vụ thanh toán phải hoàn thành nghĩa vụ trả tiền của mình cho bên được thanh toán. 1.3.3.1 Trả tiền trước:. * Trả tiền trước với mục đích cấp tín dụng: Theo cách trả trước này, người mua trả trước cho người bán x ngày sau ngày ký hợp đồng hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực. Mục đích là cấp tín dụng cho người xuất khẩu. * Trả tiền trước với mục đích đảm bảo thực hiện hợp đồng: Theo cách này, người mua trả tiền trước cho người bán x ngày trước ngày giao hàng chuyến đầu tiên qui định trong hợp đồng. Mục đích là nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 1.3.3.2 Trả tiền ngay: Là việc người mua thanh toán tiền cho người bán ngay khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng 1.3.3.3 Trả tiền sau: Là việc người nhập khẩu trả tiền sau x ngày kể từ ngày người xuất khẩu giao hàng. Thực chất của nó là người xuất khẩu cấp tín dụng cho người nhập khẩu. 1.3.3.4 Trả tiền với thời gian thanh toán hỗn hợp: Theo cách này, người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu theo nhiều thời hạn: trả trước, trả ngay, trả sau. Tỷ lệ của từng thời hạn tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên trong hợp đồng 1.3.4 Điều kiện phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán là cách thức người xuất khẩu thu tiền về và cách người nhập khẩu trả tiền. 1.3.4.1. Phương thức chuyển tiền: ( Remittance) 1.3.4.1.1 Khái quát: Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà người chuyển tiền, trả tiền thông qua ngân hàng gửi trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một số địa điểm nhất định 1.3.4.1.2 Qui trình nghiệp vụ:  1. Sau khi thoả thuận đi đến ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, người xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ cho người nhập khẩu và chuyển giao toàn bộ chứng từ cho người nhập khẩu. 2. Người nhập khẩu viết đơn yêu cầu chuyển tiền cùng với uỷ nhiệm chi ngoại tệ. 3. Sau khi kiểm tra, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích từ tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người nhập khẩu. 4. Ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển trả cho người xuất khẩu. 5. Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân hàng khác. 1.3.4.2 Phương thức ghi sổ (Open account) Phương thức thanh toán này được sử dụng trong ngoại thương bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản, trên đó ghi các khoản tiền mà người nhập khẩu nợ về tiền mua hàng hoá hay những chi phí khác liên quan đến việc mua hàng. Người nhập khẩu định kỳ thanh toán nợ hình thành trên tài khoản cho người xuất khẩu. 1.3.4.3 Phương thức nhờ thu( Collection of payment) 1.3.4.3.1 Khái niệm: Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì tiến hành uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền của khách hàng trên cơ sở các chứng từ do mình lập. 1.3.4.3.2 Các loại nhờ thu: * Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra không kèm theo một điều kiện nào cả, cùng với việc gửi hàng cho người nhập khẩu, người xuất khẩu gửi thẳng chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu thông qua ngân hàng để đi nhận hàng.Nhờ thu phiếu trơn có nhiều bất lợi cho người bán và nhiều lơi thế cho người mua. * Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gởi kèm theo với điều kiện là nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để đi nhận hàng. - Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents against payment, D/P): Người xuất khẩu sau khi giao hàng, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết mang đến nhờ ngân hàng thu hộ. Ngân hàng này nhờ ngân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu để thu hộ số tiền đó. Ngân hàng đại lý báo cho người nhập khẩu biết và chỉ trao chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng nếu người nhập khẩu trả tiền ngay chứng từ đó. Sau khi thu được tiền, ngân hàng đại lý chuyển số tiền nhờ thu cho ngân hàng để chuyển giao cho người xuất khẩu, đồng thời thu thủ tục phí và các chi phí có liên quan ở ngân hàng chuyển, thông thường thủ tục phí thu hộ và các chi phí liên quan do người xuất khẩu chịu - Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ( Documents against acceptance, D/A): Người xuất khẩu sau khi giao hàng, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết mang đến nhờ ngân hàng thu hộ. Ngân hàng này nhờ ngân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu để thu hộ số tiền đó. Ngân hàng đại lý báo cho người nhập khẩu biết và chỉ trao chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng nếu người nhập khẩu chấp nhận trả tiền hối phiếu ( hối phiếu có kỳ hạn) thì mới được ngân hàng trao chứng từ để đi nhận hàng. Hối phiếu có chữ ký chấp nhận của người nhập khẩu được ngân hàng hoàn chuyển lại cho người xuất khẩu. Đến khi hối phiếu tới hạn trả tiền, người nhập khẩu phải trả tiền. 1.3.4.4 Phương thức tín dụng chứng từ:( Documentary Credit) 1.3.4.4.1 Khái quát về phương thức tín dụng chứng từ * Khái niệm: Theo UCP 500, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù được mô tả theo thế nào, mà theo đó một ngân hàng hành động theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng hoặc thay mặt chính mình: + Phải tiến hành trả tiền cho một người thứ ba ( Người hưởng) hoặc theo lệnh của người này, hoặc phải chấp nhận và trả tiền những hối phiếu do người hưởng ký phát, hoặc + Uỷ nhiệm cho ngân hàng khác thực hiện việc trả tiền đó, hoặc chấp nhận và trả tiền những hối phiếu đó, hoặc + Uỷ nhiệm cho ngân hàng khác chiết khấu khi các chứng từ qui định được xuất trình nếu các chứng từ của tín dụng được thực hiện đúng. * Qui trình nghiệp vụ: 1. Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng làm đơn xin mở một L/C gửi đến một ngân hàng nhất định, mà hai bên mua bán đã thoả thuận trong hợp đồng, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện qui định trong L/C. 2. Ngân hàng căn cứ vào đơn, mở L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo cho người xuất khẩu biết về L/C đó rồi gửi bản chính của L/C đó cho người xuất khẩu. 3. Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C đó. 4. Người xuất khẩu sau khi kiểm tra kỹ nội dung của L/C, nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng hoá cho người nhập khẩu theo L/C.  6. Ngân hàng mở chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để đi nhận hàng. 7. Ngân hàng mở chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để đi nhận hàng 8. Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền cho ngân hàng. 1.3.4.4.2 Thư tín dụng: ( Letter of credit L/C) * Khái niệm Thư tín dụng là một văn bản do một ngân hàng viết ra theo yêu cầu của nguời xin mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này phải thực hiện đúng những điều khoản qui định trong L/C đó * Các loại L/C: - L/C có thể huỷ ngang( revocable L/C): Là một loại L/C mà ngân hàng mở lúc nào cũng có thể tự ý sửa đổi hoặc huỷ bỏ nó mà không cần báo cho người hưởng biết. Trong trường hợp có thêm ngân hàng đại lý tham gia vào thì việc sửa đổi hay huỷ bỏ chỉ có hiệu lực sau khi ngân hàng đại lý này nhận được giấy báo về việc đó và trước khi ngân hàng đại lý này trả tiền cho người xuất khẩu. - L/C không có thể huỷ ngang( Irrevocable L/C): Là loại L/C mà ngân hàng khi đã mở L/C phải chịu trách nhiệm trả tiền cho người xuất khẩu trong thời hạn hiệu lực của L/C, không được quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ L/C đó nếu chưa có sự đồng ý của các bên có liên quan. L/C này đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, trong thanh toán quốc tế nó được sử dụng rộng rãi, là loại cơ bản nhất. - L/C không thể huỷ ngang có xác nhận ( Confirmed irrevocable L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở. Đối với loại L/C này, quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn vì việc thanh toán hàng hoá của người ấy được 2 ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành bảo đảm. - L/C không thể huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi người xuất khẩu đã được ngân hàng trả tiền rồi, nếu về sau có sự tranh chấp về chứng từ thanh toán thì người xuất khẩu không phải hoàn trả lại số tiền họ đã nhận - L/C không thể huỷ ngang, có thể chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C): là loại L/C trong đó qui định ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. - L/C tuần hoàn (Irrevocable revoling L/C): là loại L/C mà sau khi sử dụng xong hoặc sau khi đã hết thời hạn hiệu lực sẽ có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng sau một thời gian nhất định - L/C giáp lưng ( Back to back L/C): là loại L/C được mở ra căn cứ vào L/C khác làm bảo đảm. Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở, người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp dùng mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. L/C mở sau được gọi là L/C giáo lưng. - L/C đối ứng ( Reciprocal L/C): là loại L/C chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. - L/C dự phòng( Stand by L/C): là loại L/C mà người hưởng lợi sẽ phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho người xin mở L/C, nếu người hưởng lợi không hoàn thành những nghĩa vụ như đã qui định trong L/C. Ngân hàng mở sẽ cam kết với người nhập khẩu rằng sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đề ra - L/C thanh toán sau (Deferred L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó cam kết trả tiền cho người hưởng lợi sau một khoản thời gian nhất định qui định trong thư tín dụng kể từ ngày ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định chấp nhận tính hợp lệ của bộ chứng từ. - L/C hạn chế (Restrictive L/C): Là loại L/C trong đó giành quyền ưu tiên cho ngân hàng thông báo thực hiện chiết khấu các hối phiếu. Trong một vài trường hợp, ngân hàng thông báo có thể lưu ý người hưởng thụ là ngân hàng ấy có nhận những chỉ thị đặc biệt từ ngân hàng phát hành về việc bồi hoàn. Trong những trường hợp này các giao dịch theo thư tín dụng ấy chỉ có thể được ngân hàng thông báo thực hiện. - L/C có thể chia nhỏ( Divisible L/C): là loại L/C qui định việc thanh toán từng khoản tiền nhất định đã thoả thuận trong hợp đồng cho người xuất khẩu sau mỗi chuyến giao hàng từng phần - L/C không thể chia nhỏ( indivisible L/C): là loại L/C qui định rõ toàn bộ số tiền phải trả cho người xuất khẩu sẽ được thanh toán sau khi toàn bộ số hàng đã được giao nhận hoặc sau khi kết thúc phần giao hàng cuối cùng. - L/C quá cảnh( Transit L/C): là loại L/C mà trong đó thay vì ngân hàng thứ ba xác nhận thì bây giờ chính ngân hàng này là ngân hàng mở L/C. Trong trường hợp này người nhập khẩu phải làm đơn uỷ thác xin mở L/C ở một ngân hàng thứ 3. 1.4 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.4.1 “Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” “Qui tắc thực hành và thống nhất về tín dụng chứng từ”, viết tắc là UCP được công bố lần đầu tiên vào năm 1933, qua năm lần sửa đổi vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983 và lần sau cùng vào năm 1993 có hiệu lực áp dụng từ 01/01/1994 do phòng thương mại quốc tế phát hành số 500. UCP 500 có 49 điều. 1.4.2 “ Qui tắc thống nhất về nhờ thu”: “ Qui tắc thống nhất về nhờ thu” số xuất bản 522 của phòng thương mại quốc tế, bản sửa đổi năm 1995 có hiệu lực từ ngày 01/01/1996. Qui tắc này sẽ được áp dụng cho mọi hình thức nhờ thu và ràng buộc tất cả các bên tham gia. 1.4.3 “ Luật thống nhất về hối phiếu 1930”: “ Luật thống nhất về hối phiếu” ( Uniform law for Bill of Exchange, ULB) áp dụng theo công ước Giơnevơ 1930. Luật này giải thích một cách có hệ thống các khái niệm, nội dung, tính chất của hối phiếu quốc tế, cách tạo lập và lưu thông chúng trong buôn bán và trả tiền, về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hối phiếu. 1.4.4 “Công ước Giơnevơ về séc năm 1931”: “Công ước Giơnevơ về séc năm 1931” ( Geneve convention for check 1931, URL) được các nước TBCN ( Đức, Ý, Pháp, Đan Mạch, NaUy, HaLan, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha) ký năm 1931 tại Giơnevơ. Công ước này đã qui phạm hoá tất cả các vấn đề liên quan đến hình thức, nội dung, tính chất, cách phát hành và lưu thông séc đồng thời cũng qui định quyền lợi và trách nhiệm của ngân hàng và các bên liên quan đến séc. 1.4.5 “ Công ước quốc tế về séc”: “Công ước quốc tế về séc” do uỷ ban luật thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc thông qua tại kỳ họp thứ 15 tại NewYork từ ngày 26/07 đến ngày 06/08/1982. Công ước này qui định quyền hạn và trách nhiệm của các bên có liên quan, quyền hạn của người cầm phiếu cũng như các nghiệp vụ về xuất trình, bảo lãnh và từ chối việc thanh toán séc. 1.5 BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU 1.5.1 Vận đơn đường biển: ( Bill of Lading) B/L là một chứng từ quan trọng trong thanh toán quốc tế. Về danh nghĩa, B/L do người vận tải cung cấp, nhưng những thông tin để thực hiện các nội dung trên B/L lại do người giao hàng cung cấp 1.5.2 Hoá đơn thương mại: (Commercial Invoice) Hoá đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán do người bán lập để đòi tiền người mua khi bán hàng. Hoá đơn thương mại là căn cứ để thanh toán tiền hàng, để giám sát, quản lý và tính thuế xuất nhập khẩu, để tính phí bảo hiểm hàng hoá và là cơ sở để đối chiếu và thực hiện hợp đồng 1.5.3 Hối phiếu: (Bill of Exchange) Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc khi được yêu cầu hoặc đến một ngày xác định phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu 1.5.4 Phiếu đóng gói( Packing List) Phiếu đóng gói là một loại chứng từ do người sản xuất hoặc người xuất khẩu lập nhằm kê khai loại
Tài liệu liên quan