1. Tội phạm
a. Tội phạm là gì?
Điều 8 BLHS năm 1999 của Nước cộng hòa XHCN Việt
Nam qui định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm các lợi ích khác
của trật tự pháp luật”
79 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề cơ bản trong đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
KHU VÖÏ C II
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
TRONG ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG
TỘI PHẠM HIỆN NAY
Giảng viên: Nguyeãn Vieät Duõng
ĐT: 0987978222
NỘI DUNG
Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ TỘI
PHẠM VÀ TÌNH
HÌNH TỘI
PHẠM
Phần II
MỘT SỐ VẤN
ĐỀ CƠ BẢN CỦA
NGHỊ QUYẾT 09
VÀ CHƯƠNG
TRÌNH QUỐC
GIA PHÒNG
CHỐNG TỘI
PHẠM
Phần III
PHƯƠNG
HƯỚNG, NHIỆM
VỤ PHÒNG,
CHỐNG TỘI
PHẠM TRONG
THỜI GIAN TỚI
Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ B ẢN VỀ
TỘI PHẠM VÀ TÌNH HÌNH TỘI
PHẠM
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM, TỆ NẠN XA HỘI
1. Tội phạm
a. Tội phạm là gì?
Điều 8 BLHS năm 1999 của Nước cộng hòa XHCN Việt
Nam qui định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm các lợi ích khác
của trật tự pháp luật”.
b. Phân loại tội phạm:
Căn cứ vào tính chất mức độ, nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội mà chia thành:
- Tội phạm ít nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại
không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy đến 3 năm tù.
- Tội phạm nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến
7 năm tù.
- Tội rất nghiêm trọng: là tội gây nguy hại rất lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến 15
năm tù.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội gây nguy hại đặc
biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân, hoặc tử hình.
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM, TỆ NẠN XA HỘI
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM, TỆ NẠN XA HỘI
TỘI PHẠM ĐƯỢC BIỂU HIỆN DƯỚI HÌNH THỨC: LỖI
LỖI CÓ 2 LOẠI LÀ: LỖI CỐ Ý HOẶC LỖI VÔ Ý
LỖI CỐ Ý:
CỐ Ý TRỰC TIẾP
CỐ Ý GIÁN TIẾP
LỖI VÔ Ý:
VÔ Ý PHẠM TỘI VÌ
QUÁ TỰ TIN:
VÔ Ý PHẠM TỘI
VÌ CẨU THẢ
LỖI CỐ Ý TRỰC TIẾP: Người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn
hậu quả xảy ra
Do mâu thuẫn với anh Dương người cùng
xóm tên Thanh đã đem đổ một can xăng 5 lít đốt
cháy nhà anh. Mọi người đến can và dập lửa nên
Thanh càng cay cú vì vậy Thanh về nhà lấy khẩu
súng quân dụng ra và nói : “đứa nào cản trở, tao
sẽ bắn chết” . Một số người trong đó có ông Bình
vẫn tiếp tục dập lửa, liền bị tên Thanh dí súng
vào bụng và bóp cò, súng nổ làm cho ông bình bị
thương rất nặng
LỖI CỐ Ý GIÁN TIẾP: Người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy
không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc
cho hậu quả xảy ra
Nguyễn Văn Cao lái xe Tắc xi khi chạy qua
đoạn đường vắng và trông thấy một người đàn
ông đang nằm trên vũng máu. Cao có dừng xe
và nhìn thấy người đó còn thoi thóp thở tuy
nhiên sau đó Cao vẫn lái xe đi mà không chở
người này đi cấp cứu dẫn đến hậu quả là người
đàn ông đó chết vì mất qua nhiều máu.
VÔ Ý PHẠM TỘI VÌ QUÁ TỰ TIN: Người phạm tội tuy
thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hai
cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn chặn được
Yên lái xe tải đã 10 năm và thường xuyên lái xe
qua đoạn đường có biển báo và qui định tốc độ là
40km/h, đã nhiều lần Yên vừa lái xe vừa đi sát vào
những người đi đường để trêu ghẹo nhất là trêu các cô
gái và chưa xảy ra tai nạn bao giờ vì thế lần này cũng
vậy tuy nhiên tai nạn đã xảy ra làm cho một người chết
vì xe do Yên lái đã va vào ghi đông xe máy của một phụ
nữ đang chạy cùng chiều với xe của Yên làm cho cô này
ngã xe và đập đầu xướng đường dẫn đến chết người.
VÔ Ý PHẠM TỘI VÌ CẨU THẢ: Người phạm tội
không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước và
có thể thấy trước hậu quả đó
Hoan là đội trưởng thi công công trình lắp cáp
ngầm trên một tuyến đường, một số nắp hố ga đã
được Hoan và nhóm của mình kéo ra để công nhân
chui xuống thi công , Hoan có cho dựng ở hai đầu
đoạn đường đó một tấm biển báo bằng bìa các tông.
Đến trưa mọi người đi ăn cơm, bất ngờ một trận mưa
to kéo dài , cột biển báo bị đổ và trôi mất . Có một
người đi xe máy trên đoạn đường này rơi xuống hố
ga mà nhóm công nhân của Hoan đã kéo lên lúc thi
công dẫn đến người đi xe máy tử vong
MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHÁC
-Đồng phạm: Là trường hợp có hai người cùng
thực hiện một tội phạm
-Phạm tội có tổ chức: là hình thức đồng phạm có
sự cấu kết chặt chẽ giữa những người thực hiện
tội phạm
-Che dấu tội phạm: người nào không hứa trước,
nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã
che dấu người, dấu vết, tang vật, hoặc có hành vi
cản trở việc điều tra , xử lí
-Không tố giác tội phạm: là người nào biết rõ tội
phạm đang được chuẩn bị, đang thực hiện, đã
thực hiện
Những trường hơp không phải là tội phạm
Bộ luật hình sự qui định những trường hợp sau đây
không phải là tội phạm:
- Hành vi có tính chất nguy hiểm không đáng kể.
- Sự kiện bất ngờ tức là trường hợp không thể thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi.
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi
ích của nhà nước, tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng
của mình hoặc của người khác mà chống trả một cách cần
thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
- Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh
một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của nhà nước, lợi
ích chính đáng của mình... mà không còn cách nào khác là
phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
* Về tình tiết tăng nặng:
- Phạm tội có tổ chức
- Phạm tội có tính chuyên nghiệp
- Lợi dụng chức vụ ,quyền hạn
- Phạm tội có tính côn đồ
- Phạm tội vì động cơ đê hèn
- Cố tình phạm tội đến cùng
- Phạm tội nhiều lần, tái phạm ,tái phạm nguy hiểm
- Phạm tội với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người
ở trong tình thể không tự vệ được
- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng ,
đặc biệt nghiêm trọng
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,
thiên tai ,dịch bệnh
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác
- Xúi dục người chưa thành niên phạm tội
- Có hành động xảo quyệt nhằm trốn tránh, che dấu tội phạm
* Tình tiết giảm nhẹ:
- Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả tác
hại của tội phạm
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt
hại, khắc phục hậu quả
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng, vượt qúa yêu cầu của tình thế cấp thiết, trong
tình trạng bị kích động mạnh
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa
- Người phạm tội là phụ nữ có thai, là người già
- Người phạm tội ra tự thú, người phạm tội thành khẩn
khai báo, lập công chuộc tội
- Người phạm tội có thành tích xuất sắc trong lao động ,
chiến đấu,học tập
* Những qui định đối với người chưa thành niên phạm tội:
Nguyên tắc xử lí: chủ yếu nhằm giáo dục ,giúp họ sửa chữa sai
lầm
Người chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình
sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm
nhẹ và được gia đình, nhà trường giám sát giáo dục
Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành
niên phạm tội: Giáo dục tại phường, xã, đưa vào trường giáo
dưỡng
Tù có thời hạn: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
khi phạm tội nếu điều luật qui định hình phạt tù chung thân, hoặc
tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp không quá 18 năm tù(
Điều 74)
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội
nếu điều luật qui định hình phạt tù chung thân ,hoặc tử hình thì
mưc hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù.
Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã 18 tuổi, thì
hình phạt chung áp dụng chung như đối với người đã thành niên
2. Tệ nạn xã hội
a. Khái niệm:
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có
tính phổ biến, thường được biểu hiện bằng những
hành vi lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, gây
ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, gia đình
và cá nhân.
b. Đặc điểm của tệ nạn xã hội:
- Là những hành vi trái với chuẩn mực xã hội.
- Có tính chất xã hội ở mức phổ biến, lây lan.
- Xảy ra trong một phạm vi nhất định.
- Gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Tệ nạn xã hội gắn liền và là sân sau của tội
phạm.
-
c. Phân loại tệ nạn xã hội:
Tệ nạn xã hội ở Việt Nam “phong phú” về chủng
loại, thường có các loại :
- Tệ nạn cờ bạc.
- Tệ nạn người lang thang.
- Tệ nạn rượu chè bê tha, ăn uống linh đình.
- Tệ nạn tảo hôn.
- Tệ nạn tham nhũng.
- Tệ nạn mại dâm.
- Tệ nạn nghiện ma túy.
II. TèNH HèNH TỘI PHẠM TRONG THỜI GIAN QUA
1.TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM
- Tội phạm có sự tăng giảm không
đều, nhìn chung có xu hướng tăng
-Tội phạm có xu hướng chuẩn bị
trước, hoạt động băng ổ nhóm, dạng
Mafia
Sáu Thà 72 tuổi cầm đầu
băng trộm có 51 tên
Cướp giật
đội lốt sinh viên
II. TèNH HèNH TỘI PHẠM TRONG THỜI GIAN QUA
1.TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM
- Tội phạm có sự tăng giảm không đều, nhìn chung có
xu hướng tăng
- Tội phạm có xu hướng chuẩn bị trước, hoạt động
băng ổ nhóm, dạng Mafia
- Đã xuất hiện nhiều hình thức phạm tội mới,
tội phạm CNC, tội phạm có tính quốc tế
-Tội phạm tập trung nhiều ở các thành phố
lớn.
Vận chuyển,tiêu thụ tiền giả Gom trẻ em đem bán
II. TèNH HèNH TỘI PHẠM TRONG THỜI GIAN QUA
1.TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM
- Tội phạm có sự tăng giảm không đều, nhìn chung có xu hướng tăng
- Tội phạm có xu hướng chuẩn bị trước, hoạt động băng ổ nhóm,
dạng Mafia
- Đã xuất hiện nhiều hình thức phạm tội mới, tội phạm CNC, tội
phạm có tính quốc tế
-Tội phạm tập trung nhiều ở các thành phố lớn.
- Tội phạm là người chưa thành niên, tội phạm
đang được trẻ hóa, tội phạm là phu nữ, tái phạm
tội có chiều hướng tăng
II. TèNH HèNH TỘI PHẠM TRONG THỜI GIAN QUA
1.TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM
- Tội phạm có sự tăng giảm không đều, nhìn chung có xu hướng tăng
- Tội phạm có xu hướng chuẩn bị trước, hoạt động băng ổ nhóm,
dạng Mafia
- Đã xuất hiện nhiều hình thức phạm tội mới, tội phạm CNC, tội
phạm có tính quốc tế
-Tội phạm tập trung nhiều ở các thành phố lớn.
- Tội phạm là người chưa thành niên, tội phạm đang được trẻ hóa,
tội phạm là phu nữ, tái phạm tội có chiều hướng tăng
- Tội phạm đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm
trọng,,
-Tội phạm luôn gắn liền với ma túy
II. TèNH HèNH TỘI PHẠM TRONG THỜI GIAN QUA
1.TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM
- Tội phạm có sự tăng giảm không đều, nhìn chung có xu hướng tăng
- Tội phạm có xu hướng chuẩn bị trước, hoạt động băng ổ nhóm, dạng
Mafia
- Đã xuất hiện nhiều hình thức phạm tội mới, tội phạm CNC, tội phạm có
tính quốc tế
-Tội phạm tập trung nhiều ở các thành phố lớn.
- Tội phạm là người chưa thành niên, tội phạm đang được trẻ hóa, tội phạm
là phu nữ, tái phạm tội có chiều hướng tăng
- Tội phạm đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm trọng,,
- Tội phạm luôn gắn liền với ma túy
- Tình trạng tham nhũng mang tính phổ biến
- Trật tự công cộng phức tạp, tai nạn các loại xảy
ra nghiêm trọng
Huỳnh
Ngọc Sĩ
(nguyên
giám đốc
Ban quản lý
dự án đại lộ
Đông - Tây
II. TèNH HèNH TỘI PHẠM TRONG THỜI GIAN QUA
1.TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM
- Tội phạm có sự tăng giảm không đều, nhìn chung có
xu hướng tăng
- Tội phạm có xu hướng chuẩn bị trước, hoạt động
băng ổ nhóm, dạng Mafia
- Đã xuất hiện nhiều hình thức phạm tội mới, tội
phạm CNC, tội phạm có tính quốc tế
-Tội phạm tập trung nhiều ở các thành phố lớn.
- Tội phạm là người chưa thành niên, tội phạm đang
được trẻ hóa, tội phạm là phu nữ, tái phạm tội có
chiều hướng tăng
- Tội phạm đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm
trọng,,
- Tội phạm luôn gắn liền với ma túy
- Tình trạng tham nhũng mang tính phổ biến
- Trật tự công cộng phức tạp, tai nạn các loại xảy ra
nghiêm trọng
Đối tượng Trần Văn Phi- HIẾP DÂM MẸ VỢ Trồng cần sa
* Mức độ tội phạm:
Bình quân mỗi năm xảy ra khoảng 83.000 vụ
trong đó có khoảng:
+ 55.594 vụ tội phạm về tội phạm hình sự
+ 14.139 vụ tội phạm về kinh tế
+ 12.922 vụ tội phạm về ma túy.
- Tính trung bình mỗi ngày trên đất nước ta có
227 vụ tội phạm các loại xảy ra,
- Cứ 1 giờ trên đất nước ta xảy ra 10 vụ tội phạm.
Một số loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như
giết người, hiếp dâm đang ở mức báo đông đỏ:
+ Cứ 5 giờ xảy ra một vụ giết người
+ Cứ 2,5 giờ lại xảy ra một vụ cướp
+ Cứ 10 giờ lại xảy ra một vụ hiếp dâm, trong đó có những
vụ hiếp dâm trẻ em một cách dã man
- Thành phần người phạm tội: Đa dạng , phức tạp .
Phụ nữ, chưa thành liên phạm tội có chiều hướng tăng
- Địa bàn : tập trung ở các thành phố , đô thị lớn, một số
lĩnh vực
-Thủ đoạn hoạt động: phong phú, kết hợp cả, “truyền
thống” với “phi truyền thống”
-Tính chất: manh động , trắng trợn, liều lĩnh, quyết liệt,
hậu quả khó lường
Thành phần xuất thân Tỉ lệ phạm tội %
- Nông dân 20,39
- Công nhân, viên chức 16,86
- Học sinh, sinh viên 1,25
- Bộ đội 0,83
- Công an 0,22
- Lưu manh chuyên nghiệp 27,91
- Không nghề nghiệp 32,54
* TRẺ EM VIỆT NAM HIỆN NAY:
-Trẻ em phạm tội có nguồn gốc gia đình làm nghề buôn
bán bất hợp pháp chiếm 51,9%
- Gia đình có người phạm tội chiếm 40%.
- Cứ 10 trẻ em phạm tội có 3 em có bố, mẹ nghiện hút.
- Trẻ em là đồng phạm với bố, mẹ là: 5%
- 28% Trẻ em phàn nàn không được bố mẹ đáp ứng nhu cầu
- 50% Trẻ em phạm tội vì bị đối xử hà khắc
( Bị bố đánh là 23%, bị dì, dượng đánh là 20,3%)
- Biết quay cóp bài thi:
+ 8% học sinh tiểu học biết quay cóp
+ 55% học sinh trung học cơ sở
+ 60% học sinh trung học phổ thông
+ 69% sinh viên ĐH, CĐ
- Nói dối thi:
+ 22% học sinh tiểu học biết nói dối
+ 50% học sinh trung học cơ sở
+ 64% học sinh THPT
+ 80% sinh viên ĐH, CĐ
* Tội phạm vị thành niên nói chung tại
TP.HCM qua các năm
- Năm 2004: 1.135 đối tượng
- Năm 2005: 1.181 đối tượng
- Năm 2006: 1.237 đối tượng
- Năm 2007: 1.291 đối tượng
- Năm 2008: 1.390 đối tượng .
- Trình độ học vấn của tội phạm vị thành niên
trong các băng nhóm tội phạm vị thành niên:
+ Không biết chữ: 9,82%.
+Tiểu học: 23,64%.
+ Phổ thông cơ sở: 14,24%
+ Phổ thông trung học: 22,28%
•TỘI PHẠM Ở My:
Trong năm 2008, công dân Mỹ phải chịu :
+ 4,9 triệu vụ phạm tội bạo lực
+ 16,3 triệu vụ phạm tội tài sản
+ 137.000 vụ trộm cắp cá nhân
Và tỷ lệ là cứ 1.000 người tuổi từ 12 trở lên có 19,3
người từng là nạn nhân của tội phạm bạo lực (báo cáo của
Bộ Tư pháp Mỹ công bố tháng 9-2009).
Trong năm 2008, hơn 14 triệu vụ bắt giữ vì các tội
danh khác nhau (không kể vi phạm luật giao thông) ở Mỹ,
và tỷ lệ là cứ 100.000 cư dân có 198,2 người từng bị bắt
giữ vì phạm tội bạo lực
Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 30.000 người chết vì các
vụ việc liên quan tới súng (China Press, 6-4-2009). Theo
một báo cáo của FBI, có 14.180 nạn nhân của các vụ giết
người năm 2008 (Nước Mỹ ngày nay, 15-9-2009).
Súng được dùng trong 66,9% các vụ giết người, 43,5%
các vụ cướp và 21,4% các vụ tiến công nghiêm trọng
Các nhà tù ở Mỹ chật cứng tù nhân.
Theo một báo cáo của Bộ Tư pháp Mỹ công bố ngày 8-
12-2009, có hơn 7,3 triệu người đang được quản giáo tại hệ
thống nhà tù Mỹ tính đến cuối năm 2008.
Số tù nhân tăng 0,5% trong năm 2008 so với năm trước
( khoảng 2,3 triệu người bị giam giữ
trong các nhà giam, tỷ lệ là cứ 198 người dân ở Mỹ có một
người bị giam.
Từ năm 2000 đến 2008, số tù nhân ở Mỹ tăng trung
bình 1,8%/năm
2. NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH HÌNH NÓI TRÊN:
- Sự tác động của CL “DBHB” của CNĐQ và các thế lực thù
địch
- Công tác giáo dục, quản lý của hệ thống giáo dục chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển
- Tâm ly tư hữu, thói tham lam, ích ky, thói vô tổ chức, vô ky
luật, coi thường pháp luật, vừa là bạn đồng hành vừa là nguyên
nhân của các loại tội phạm, nhất là các loại tội phạm bạo lực, tội
phạm vụ lợi
- Đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng, vừa là nguyên
nhân ,vừa là hậu quả của những vụ xung đột trong gia đình và xã
hội
- Phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc
- Công tác quản ly xã hội còn nhiều thiếu sót. Hệ thống pháp
luật còn nhiều bất cập. Hiệu quả công tác đấu tranh chưa đáp ứng
yêu cầu
- Quá trình mở cửa hội nhập quốc tế tác động mạnh mẽ.
10 vụ án đáng chú ý
của năm 2009
Trong những nỗ lực ngăn chặn tội
phạm, bảo vệ bình yên cuộc sống, năm
2009 lực lượng Công an đã phát hiện,
khám phá thành công nhiều vụ án có tính
chất nghiêm trọng, bóc trần nhiều thủ đoạn
mới, nguy hiểm của các loại tội phạm.
Dưới đây là 10 vụ án nghiêm trọng, được
dư luận quan tâm năm 2009.
1- Vụ dọa đặt bom khách sạn để... tống tiền
Võ Anh Tuấn, 22 tuổi, trú tại quận 5, TP HCM đã sử dụng địa chỉ
e-mail "Mr.Bomb.hiv@gmail.com gửi thư điện tử đến hộp thư điện tử của
khách sạn Legend Sài Gòn trên đường Tôn Đức Thắng, Q.1, với những
lời hăm dọa:
"Tôi đã đặt thành công vài quả bom chứa 2kg C4 mỗi quả
vào khách sạn của quý vị... "bòm" vào tối nay hoặc bất cứ lúc nào
tôi muốn. Tôi có thể chứng minh đây là sự thật bất cứ lúc nào... Tôi
muốn các ông sắp xếp cho tôi 20.000 USD".
Ngày 18/5/2009, Ban giám đốc khách sạn đồng ý theo yêu cầu của
Tuấn và giao cho nhân viên khách sạn đem theo số tiền 20.000 USD nộp
cho kẻ tống tiền.
Chiều ngày 19/5, Tuấn bị lực lượng Công an TP HCM lập biên
bản bắt quả tang khi vừa nhận xong số tiền 20.000 USD của khách sạn.
Tiến hành khám xét nơi ở của Tuấn, Công an tiếp tục thu giữ một số vật
chứng liên quan đến chế tạo bom và thiết bị máy tính mà kẻ này đã dùng
để liên lạc với khách sạn.
Cảnh báo về những lời đe dọa
2- Vụ dàn cảnh chọc thủng lốp xe để trộm cắp tiền trên ôtô
Ngày 14/7/2009, Công an TP HCM đã bắt quả tang một
nhóm tội phạm người Indonesia khi nhóm này vừa thực hiện
phi vụ bắn thủng lốp xe chuyển tiền để trộm tại ngã tư Hồ
Hảo Hớn - Trần Hưng Đạo (quận 1).
Nhóm đối tượng này thế chấp hộ chiếu, thuê 4 xe gắn
máy tại một dịch vụ cho thuê xe gắn máy ở quận 1 và chạy rảo
quanh các ngân hàng để quan sát.
Sau khi ‘tăm tia’ được con mồi là các xe ôtô chở tiền
của cá nhân hoặc doanh nghiệp từ ngân hàng ra, nhóm tội
phạm này bèn dàn cảnh rải đinh trên đường để xe bị xịt lốp
buộc các lái xe phải tấp xe vào lề đường để sửa xe.
Lợi dụng cơ hội này, chúng đã đột nhập vào trong xe
để trộm tiền. Đây là thủ đoạn trộm cắp lần đầu tiên được phát
hiện tại Việt Nam.
Cần làm tốt công tác quản ly người nước ngoài
3- Vụ cướp tiền trong thang máy bằng súng điện
Sáng ngày 11/6, Trần Xuân Trường trú tại quận Bình Thạnh, TP HCM
đã gọi đến Cửa hàng vàng Quốc Tín ở đường La Thành, Hà Nội, nói cần bán 35
cây vàng SJC, hẹn đến phòng 1105 đơn nguyên B tòa nhà Licogi 13 (quận
Thanh Xuân) để trao đổi mua bán.
Khoảng 12h trưa, y hẹn, hai nhân viên của cửa hàng là anh Cường và
anh Thành ôm tiền đến tòa nhà Licogi 13 để giao dịch. Khi hai nhân viên này
ôm bọc tiền vào thang máy để lên phòng 1105 thì Trường bố trí cho người em
song sinh với y là Trần Xuân Hòa và một tên đồng bọn là Vũ Thế Quang (trú tại
Hà Nam) vào cùng.
Đợi cho thang chuyển động lên tầng 7 thì Hòa và Quang rút súng điện
nhằm vào ngực anh Cường bóp cò. Thấy vậy, anh Thành vớ lấy chiếc mũ bảo
hiểm đang đội trên đầu đập liên tiếp vào hai tên này để chống trả. Cả hai tên bắn
tiếp nhưng súng bị... hóc đạn. Đúng lúc đó, thang máy mở cửa, bọn chúng lao ra
ngoài chạy trốn, vứt lại 4 khẩu súng điện.
Đây là một vụ cướp hết sức táo tợn với thủ đoạn gây án lần đầu tiên
xuất hiện tại Hà Nội. Kẻ phạm tội tỏ ra rất manh động khi chúng dám liều lĩnh
gây án giữa ban ngày và chọn địa điểm gây án là một tòa nhà cao tầng có rất
đông người ra vào hàng ngày.
Cẩn trọng khi giao dịch và khi đi cầu thang máy
.
4- Vụ giết người trên xe Lexus
Rạng sáng 14/2, một vụ giết người man rợ đã bị phát hiện
tại phố Vạn Bảo, Hà Nội. Ông Vũ Tiến Chính, 42 tuổi, đã bị cứa cổ
cho đến chết trên chiếc xe Lexus của mình. Công an TP Hà Nội
ngay sau đó đã bắt giữ được thủ phạm là Vũ Thị Kim Anh,