Những vấn đề về tiếp cận thị trường và WTO: giới thiệu khái quát

Các cuộc đàm phán vềtiếp cận thịtrường trong WTO chỉxoay quanh vấn đềthương mại hàng hóa và dịch vụ. Các cuộc đàm phán vềhàng hóa – đối tượng của Chương này và các Chương sau trong Phần III – luôn nhất thiết phải liên quan đến cắt giảm và bãi bỏthuế quan hay cắt giảm một sốrào cản phi thuếquan nhất định cho việc nhập khẩu. Các quy định của WTO bao gồm bảo hộdựphòng, các tiêu chuẩn, vân vân tựthân nó không phải là một bộphận của các đàm phán đểtiếp cận thịtrường, mặc dù nó có một ảnh hưởng quan trọng đến các điều kiện của sựtiếp cận thịtrường. Việc chấp nhận các qui định đã được cải thiện của WTO có thểsẽ đóng góp vào sựbảo đảm và khảnăng tiên đoán của sựtiếp cận thịtrường. Chương này sẽcung cấp một giới thiệu khái quát của các vấn đềchính của tiếp cận thịtrường mà các nước đang phát triển đang đối mặt.

pdf12 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề về tiếp cận thị trường và WTO: giới thiệu khái quát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ WTO: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005 – 2006 Ngoại thương: Thể chế và tác động Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 11: Những vấn đề về tiếp cận Bernard Hoekman et al. 1 Biên dòch: Leâ Minh Taâm Hieäu ñính: Tröông Quang Huøng NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ WTO: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT Các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường trong WTO chỉ xoay quanh vấn đề thương mại hàng hóa và dịch vụ. Các cuộc đàm phán về hàng hóa – đối tượng của Chương này và các Chương sau trong Phần III – luôn nhất thiết phải liên quan đến cắt giảm và bãi bỏ thuế quan hay cắt giảm một số rào cản phi thuế quan nhất định cho việc nhập khẩu. Các quy định của WTO bao gồm bảo hộ dự phòng, các tiêu chuẩn, vân vân tự thân nó không phải là một bộ phận của các đàm phán để tiếp cận thị trường, mặc dù nó có một ảnh hưởng quan trọng đến các điều kiện của sự tiếp cận thị trường. Việc chấp nhận các qui định đã được cải thiện của WTO có thể sẽ đóng góp vào sự bảo đảm và khả năng tiên đoán của sự tiếp cận thị trường. Chương này sẽ cung cấp một giới thiệu khái quát của các vấn đề chính của tiếp cận thị trường mà các nước đang phát triển đang đối mặt. Các Đàm Phán Về Thuế Quan Theo quy định tại Điều khoản XXVIII bis của GATT 1994, các đàm phán về thuế quan trong WTO được thực hiện “trên nền tảng đối ứng và đôi bên cùng có lợi” với mục tiêu đạt được là “cắt giảm đáng kể mức thuế quan chung và những lệ phí đánh trên hàng hoá xuất nhập khẩu đặc biệt là việc cắt giảm các loại thuế cao đã làm hạn chế nhập khẩu ngay cả với những số lượng tối thiểu.” Các cuộc đàm phán có thể được hướng đến việc cắt giảm các khoản thuế được áp dụng hay sự ràng buộc của các nghĩa vụ. Các cuộc thương lượng này có thể đề cập đến một số sản phẩm cụ thể hay có thể là dưới một thỏa thuận thủ tục đa phương. Nó có thể xem xét các nhu cầu riêng của các thành viên hay các ngành công nghiệp và linh động đối với các nước đang phát triển để hổ trợ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc áp dụng những hướng dẫn này còn tùy thuộc vào sự chấp nhận của các thành viên trong cuộc thương lượng, và rất khó cho một nước nào đó dựa vào những hướng dẫn này để tránh thực hiện các cam kết. Kết quả của những cuộc đàm phán này được liệt kê trong lịch trình cam kết của mỗi thành viên được ghi chép trong Cơ Sở Dữ Liệu Thống Nhất của WTO và không được công bố. Sự ra đời của các cuộc đàm phán đa phương đã được quyết định ở các cuộc họp cấp bộ trưởng. Tuy nhiên, các sữa đổi của những nhượng bộ này, không cần phải chờ thêm một vòng đàm phán nữa mà có thể thương lượng theo các qui định tại Điều XXVIII của GATT 1994 với những thành viên nào đã từng tham gia đàm phán lúc ban đầu cũng như những thành viên nào có “quan tâm”. Những cuộc đàm phán đó căn cứ theo việc tham khảo ý kiến của bất cứ thành viên khác nào “có lợi ích đáng kể” đối với sản phẩm hay các sản phẩm có liên quan. Một niềm tin phổ biến cho rằng các loại thuế quan là không quan trọng cho các cuộc đàm phán xuất phát từ sự kiện là sau bảy vòng đàm phán thương mại đa phương các mức thuế quan công nghiệp tối huệ quốc theo hệ số nhập khẩu của các nước công nghiệp sẽ đạt mức trung bình là 3.5 phần trăm khi các cam kết của Vòng Đàm Phán Uruguay được thực hiện hoàn toàn. Nhưng điều tệ hại là ở phần chi tiết; các mức thuế quan trung bình đơn giản có thể cao gấp hai lần mức thuế đã tính hệ số nhập khẩu – thuế càng cao, xu hướng nhập khẩu càng thấp. Mặt khác, sự tồn tại của của nhiều hệ thống ưu đãi khác nhau cũng có nghĩa rằng ngay cả các thuế suất tối huệ quốc cũng cao hơn nhiều biểu thuế suất trong nhiều lĩnh vực thương mại. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 11: Những vấn đề về tiếp cận Bernard Hoekman et al. 2 Biên dòch: Leâ Minh Taâm Hieäu ñính: Tröông Quang Huøng Thuế suất cao và đỉnh thuế suất (cao nhiều lần mức trung bình trong vài trường hợp, vượt hơn mức 100 phần trăm) phổ biến ở một vài ngành. Rất nhiều trong số các thuế suất cao này rơi vào lĩnh vực quan tâm xuất khẩu của các nước đang phát triển – dệt may và quần áo, giầy dép và sản phẩm nông nghiệp (Bảng 11.1). Các thuế suất nông nghiệp nói chung là cao hơn thuế suất đánh trên các nhà sản xuất. Tác động của việc “thuế quan hóa” các rào cản phi thuế quan (NTBs) trong Vòng Đàm Phán Uruguay cũng rất lớn đối với việc nâng mức thuế suất trung bình. Sự leo thang thuế suất của các nước công nghiệp, thể hiện là thuế suất sẽ tăng ở các giai đoạn sau trong quá trình sản xuất để khuyến khích sản xuất trong nước, có thể tác động xấu đến quá trình công nghiệp hóa của các nước đang phát triển. Bảng 11.2 đưa ra một bức tranh về leo thang thuế suất ở các nước công nghiệp khi hoàn tất việc thực hiện Vòng Đàm Phán Uruguay. Các nước đang phát triển cũng áp dụng thuế suất cao đối với các nhà sản xuất sử dụng nhiều lao động và nông nghiệp. Nhìn chung, các mức thuế suất của họ cao hơn của các nước công nghiệp và điều đó cũng cho thấy một sự leo thang (Michalopoulos 1999a). Như đã được Hoekman đề cập ở Chương 6 trong quyển sách này, vấn đề trong WTO là mức thuế suất giới hạn. Với các nước đang phát triển, mức thuế suất giới hạn cao hơn nhiều so với mức thuế suất được áp dụng. Ví dụ, các thành viên WTO ở Bắc Phi và Trung Đông có mức thuế suất giới hạn trung bình là 26.8 phần trăm trong khi đó mức thuế suất được áp dụng là 14.4 phần trăm (Bảng 11.3). Điều này tạo ra một mức độ không chắc chắn cho việc tiếp cận thị trường ở các nước này. Bảng 11.1: Các mức thuế suất áp dụng và mức thuế suất giới hạn theo các nhóm sản phẩm chính ở hậu-Vòng Đàm Phán Uruguay của các nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế đang phát triển Các nền kinh tế công nghiệp Các nền kinh tế đang phát triển Nhóm sản phẩm Áp dụng Giới hạn Áp dụng Giới hạn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Nông nghiệp, ngoại trừ cá Cá và sản phẩm cá Xăng dầu Gỗ, bột giấy, giấy, và đồ gỗ Vải, quần áo Da, nhựa cao su, và giày dép Kim loại Hóa chất và vật tư ngành ảnh Phương tiện chuyên chở Máy không chạy bằng điện Máy chạy bằng điện Sản phẩm khoáng, đá và kim loại qúy Các sản phẩm khác chưa đề cập 5.2 4.2 0.7 0.5 8.4 5.5 0.9 2.2 4.2 1.1 2.3 0.7 1.4 2.5 7.2 4.9 0.9 0.9 11.0 6.5 1.6 3.6 5.6 1.9 3.7 1.0 2.0 3.5 18.6 8.6 7.9 8.9 21.2 14.9 10.8 12.4 19.9 13.5 14.6 7.8 12.1 13.3 19.9 25.9 8.4 10.3 25.5 15.4 10.4 16.8 13.2 14.5 17.2 8.1 9.2 13.3 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 11: Những vấn đề về tiếp cận Bernard Hoekman et al. 3 Biên dòch: Leâ Minh Taâm Hieäu ñính: Tröông Quang Huøng Hàng công nghiệp (hàng 4-13) Tất cả các mặt hàng thương mại 2.6 3.7 13.3 13.0 Ghi chú: Trung bình có trọng số, ngoại trừ thương mại trong khu vực tự do mậu dịch. Mức thuế suất được áp dụng là của kỳ cơ sở. mức thuế suất giới hạn là những mức áp dụng cho sau khi thực hiện. Trong vài trường hợp, điều này có nghĩa là mức thuế suất được áp dụng cao hơn mức thuế suất giới hạn. Nguồn: Finger, Ingco và Reincke (1996) Vì vậy, các dữ kiện được điều chỉnh đúng là các mô hình ngành của thuế suất mà vẫn còn rất phân tán cùng với các khoảng cách đáng kể giữa mức thuế suất được áp dụng và mức thuế suất giới hạn. Lý do của sự việc này liên quan một phần đến sự tiến triển của chính sách ngành và một phần đến sự tham gia của các thành viên WTO trong các đàm phán. Chính sách nông nghiệp ở nhiều nước là xuất phát từ lịch sử an toàn lương thực và nhu cầu bảo đảm tự cấp. Kết quả là, nông nghiệp bị loại ra khỏi các cuộc đàm phán trước Vòng Đàm Phán Uruguay. Các biểu thuế suất cao của các nước đang phát triển phản ánh các chính sách công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu. Theo những qui định của việc đối xử đặc biệt và khác nhau, các nước này không buộc phải thực hiện các nhượng bộ trong các vòng đàm phán GATT đầu tiên. Kết cục, các nước này được lợi rất ích và phần lớn hàng xuất khẩu của họ bị đánh thuế cao. Khoảng cách giữa mức thuế suất được áp dụng và mức thuế suất giới hạn liên quan rất nhiều đến các chương trình cải cách độc lập của các nước đang phát triển trong những năm 1980 và 1990. Nó cũng là kết quả của các thỏa thuận thương mại khu vực mà ngày càng trở nên thịnh hành (Crawford and Laird 2000), cũng như việc áp dụng các ưu đãi đơn phương như Hệ Thống Ưu Đãi Phổ Cập (GSP), Thỏa Thuận Cotonou (thay thế cho Hiệp Định Lomé), Sáng Kiến Vịnh Caribbean và những ưu đãi đặt biệt để cải thiện sự tiếp cận thị trường cho các nước kém phát triển. Khi mức thuế suất giới hạn tối huệ quốc (MFN) bị cắt giảm trong các đàm phán đa phương, giá trị của các ưu đãi cũng bị giảm và điều này có thể dẫn đến việc một vài nước sẽ phản đối cắt giảm thuế quan tối huệ quốc hay sẽ ít quan tâm hơn đến các đàm phán đa phương. Tuy nhiên, các thuế suất MFN đã được đàm phán sẽ đảm bảo hơn các ưu đãi. Về lâu dài, các cơ cấu công nghiệp được mong đợi là sẽ được áp dụng vào một nền thương mại tự do hơn để được lợi từ các lợi thế so sánh. Bảng 11.2: Leo thang thuế suất trên các sản phẩm do các nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế đang phát triển nhập khẩu Sản phẩm Thuế suất giới hạn (phần trăm) hậu-Vòng Đàm Phán Uruguay Tất cả các sản phẩm công nghiệp (ngoại trừ xăng dầu) Nguyên liệu Bán thành phẩm Thành phẩm Tất cả các sản phẩm nhiệt đới Nguyên liệu 4.3 0.8 2.8 6.2 1.9 0.0 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 11: Những vấn đề về tiếp cận Bernard Hoekman et al. 4 Biên dòch: Leâ Minh Taâm Hieäu ñính: Tröông Quang Huøng Bán thành phẩm Thành phẩm Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên Nguyên liệu Bán thành phẩm Thành phẩm 3.5 2.6 2.7 2.0 2.0 5.9 Nguồn: GATT (1994a) Bảng 11.3: Mức thuế suất áp dụng và mức thuế suất giới hạn có tính trọng số nhập khẩu hậu-vòng đàm phán Uruguay (phần trăm) Nhóm nước hay vùng Thuế suất áp dụng Thuế suất giới hạn Các nền kinh tế công nghiệp Các nền kinh tế đang phát triển Châu Mỹ Latinh và Caribbean Đông Á và Thái Bình Dương Nam Á Các nước Châu Âu khác và Trung Á Trung Đông và Bắc Phi Tiểu vùng Sahara-Châu Phi 4.0 13.1 10.1 9.8 27.7 9.6 14.4 16.5 4.7 20.8 18.6 16.6 56.1 14.9 26.8 19.8 Ghi chú: Bình quân không có trọng số, ngoại trừ thương mại trong khu vực tự do mậu dịch. Mức thuế suất áp dụng là của năm gần nhất có được, nói chung là 1997, 1998 hay 1999. Dữ liệu của mức thuế suất áp dụng bao gồm 96 các nước đang phát triển và 23 nước công nghiệp. Dữ liệu của mức thuế suất giới hạn chỉ bao gồm 65 nước đang phát triển. Xem phụ lục A, Bảng A.2 của quyển sách này để có các chi tiết mức thuế suất áp dụng theo từng nước. Nguồn: WTO, IBD CD-ROM 2000; WTO, Khảo Sát Chính Sách Thương Mại, những ấn bản khác; Ngân Hàng Thế Giới (2000e) Lợi Ích Của Việc Tự Do Hóa Hơn Nữa Các nước đang phát triển đóng góp phần rất lớn vào thành công của việc tự do hóa nông nghiệp. Hertel và những người khác đã xây dựng một mô hình của kinh tế toàn cầu vào năm 2005 – thời điểm mà các cam kết của Vòng Đàm Phán Uruguay sẽ được giới thiệu đầy đủ – và ước lượng rằng việc cắt giảm 40 phần trăm các thuế suất nông nghiệp và trợ cấp xuất khẩu sẽ mang lại tổng thu nhập thực tế toàn cầu là khoảng 60 tỉ USD mỗi năm. Con số này sẽ tăng thêm 10 tỉ USD nếu các trợ giúp trong nước cũng giảm khoảng 40 phần trăm, mặc dù mức độ không chắc chắn của sự thanh toán cho các nhà sản xuất được kết nối với các quyết định sản xuất làm cho các phân tích trên trở nên rất khó khăn. Tỷ lệ phần trăm của mức tăng thu nhập thực tế đi kèm với sự tự do hóa, được ghi ở cột thứ nhất cho mỗi nước hay mỗi khu vực ở Biểu đồ 11.1, đạt lớn nhất ở những khu vực như Nam Á (trừ Ấn Độ) và Đông Nam Á (trừ Indonesia). Tất cả những khu vực đang phát triển Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 11: Những vấn đề về tiếp cận Bernard Hoekman et al. 5 Biên dòch: Leâ Minh Taâm Hieäu ñính: Tröông Quang Huøng ngoại trừ khu vực nhập khẩu lương thực đơn thuần ở Trung Đông là đạt được lợi ích từ các cắt giảm thuế quan đa phương trong việc bảo hộ nông nghiệp. Tổng các lợi ích này, có được do những cải thiện hiệu quả do chính các nước đang phát triển tạo ra (cột thứ hai của một nước hay khu vực), phản ánh phần lớn các lợi ích tiềm năng từ tự do hóa do việc bãi bỏ các bảo hộ. Đã có một sự thay đổi nhanh chóng trong cấu trúc của thương mại quốc tế trong vòng hai thập kỷ qua. Trong khoảng giữa những năm 1960, hàng sản xuất xuất khẩu chỉ chiếm khoảng một phần tư tổng xuất khẩu của các nước đang phát triển, đến đầu những năm 1980 chỉ tăng lên khoảng một phần ba. Từ đó, tăng trưởng đã trở nên nhanh hơn. Vào giữa những năm 1990, tỉ trọng này là ba phần tư và dự kiến sẽ tiếp tục tăng (Biểu đồ 11.2). Ý nghĩa của sự cắt giảm 40 phần trăm các rào cản thương mại nông nghiệp Nguồn: Hertel và các người khác (sẽ xuất bản) Tỷ trọng xuất khẩu của các nước đang phát triển sang các nước đang phát triển khác cũng tăng nhanh chóng khi tầm quan trọng của các nước đang phát triển trong nền kinh tế toàn cầu tăng lên. Vì vậy, các nước đang phát triển rất quan tâm đến việc tìm cách cắt giảm thuế suất các sản phẩm công nghiệp. Thuế suất bình quân của OECD cho hàng nhập khẩu 11.1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 11: Những vấn đề về tiếp cận Bernard Hoekman et al. 6 Biên dòch: Leâ Minh Taâm Hieäu ñính: Tröông Quang Huøng từ các nước đang phát triển cao gấp bốn lần cho hàng nhập khẩu từ chính các nước OECD (Bảng 11.4), phản ảnh các thuế suất cao trên các sản phẩm như dệt may và quần áo. Các ước lượng của về các khoản thuế đã trả cho thấy rằng các rào cản mà các nước đang phát triển đối mặt trong thị trường các nước đang phát triển khác chiếm 70 phần trăm của tổng thuế đánh vào các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu (Hertel và Martin 2000). Tỷ trọng của các ngành sản xuất trong Thương Mại Xuất Khẩu Của Các Nước Đang Phát Triển, thực tế và dự phóng 1965-2005 Nguồn: Hertel và Martin (2000) Một phân tích tương tự về tác động của việc tất cả các nước cắt giảm 40 phần trăm của mức thuế suất được áp dụng trên các ngành sản xuất cho thấy rằng doanh số thương mại toàn cầu sẽ tăng khoảng 380 tỉ USD trong năm 2005, tức khoảng 4.7 phần trăm của tổng dự phóng thương mại hàng hóa và dịch vụ Hertel và Martin (2000). Lợi ích hiệu quả lớn nhất (như một phần của thu nhập) xảy ra ở các nền kinh tế đang phát triển, và các nước hay khu vực có mức thuế suất cao nhất vào năm 2005 (Trung Quốc, các nước Nam Á khác và Ấn Độ) được lợi nhiều nhất. 11.2 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 11: Những vấn đề về tiếp cận Bernard Hoekman et al. 7 Biên dòch: Leâ Minh Taâm Hieäu ñính: Tröông Quang Huøng Bảng 11.4: Các hình thức bảo hộ trong sản xuất Vùng nhập khẩu Vùng xuất khẩu Các nền kinh tế thu nhập cao Các nền kinh tế đang phát triển Thuế suất bình quân có tính trọng số nhập khẩu (phần trăm) Các nền kinh tế thu nhập cao Các nền kinh tế đang phát triển Toàn thế giới Tổng thuế đã trả (tỉ Đô la Mỹ) Các nền kinh tế thu nhập cao Các nền kinh tế đang phát triển Toàn thế giới 0.8 3.4 1.5 16 23 40 10.9 12.8 11.5 93 57 150 Nguồn: Hertel và Martin (2000) Các Vấn Đề Và Các Phương Thức Đàm Phán Thuế Suất Người ta nhận thấy rằng các nước đang phát triển phải được ghi nhận công lao vì quá trình tự do hóa thương mại độc lập theo các chương trình cải cách của họ. Một vài nước có quan điểm rằng để các nước đang phát triển xứng đáng với công trạng đó thì nhất thiết phải có một thuế suất thấp và đã được cải cách. Điều này thật khó trong một phương thức đàm phán “hỏi-trả lời”, trong khi các nước đang phát triển có thị trường nhỏ và quyền lực đàm phán yếu. Các phương pháp mang tính công thức mà đòi hỏi một sự cắt giảm thuế suất nhiều hơn có thể giúp làm giảm đỉnh lãi suất và sự leo thang lãi suất (xem Laird, 1999b; xem Chương 53 của Panagariya trong quyển sách này). Một phương pháp mang tính công thức cũng có thể giúp giải quyết các khó khăn liên quan đến việc ghi nhận như thế nào. Một lựa chọn khác có thể là thực hiện những cắt giảm sớm (trước khi kết thúc một vòng đàm phán) và thực hiện cắt giảm sâu rộng hơn các thuế suất MFN trên các sản phẩm được chú trọng xuất khẩu cho các các nước đang phát triển hay các nước kém phát triển tương tự như đã áp dụng với các sản phẩm nhiệt đới ở Vòng Đàm Phán Uruguay. Trước Hội Nghị Các Bộ Trưởng ở Seatle, một vài nước trong Hội Đồng Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương đã đề nghị một sự “thu hoạch sớm” các sản phẩm của tự do hóa nhanh chóng (xem phân tích của Dee, Hardin và Schuele 1998). Đã có nhiều đề nghị giảm các mức thuế suất cực thấp (thuế suất làm phiền) xuống còn bằng không. Việc cắt giảm nhiều hơn các thuế suất trên nguyên vật liệu và linh kiện hơn là trên các thành phẩm có thể sẽ làm tăng sự bảo hộ hiệu quả, tạo ra một kết quả lâu dài cho việc phân bổ nguồn lực. Đơn giản hóa cơ cấu thuế suất có thể làm tăng tính minh bạch và giúp làm giảm tình trạng mập mờ của sản xuất và thương mại. Nhờ vậy, đàm phán mới có thể được sử dụng để tái cấu trúc chính sách ngành và chính sách tài chính. Đa số các thành viên của WTO có một dãy thuế suất – điển hình là thuế suất bằng không cho nguyên vật liệu, thấp đến trung bình cho các sản phẩm trung gian, thuế suất cao cho các thành phẩm – nhưng một vài nước thì có đến hàng trăm thuế suất khác nhau. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Phát trịển, thương mại, và WTO Ch. 11: Những vấn đề về tiếp cận Bernard Hoekman et al. 8 Biên dòch: Leâ Minh Taâm Hieäu ñính: Tröông Quang Huøng Nếu mức cắt giảm bình quân được thỏa thuận là tính trọng số theo nhập khẩu, tương tự như trường hợp các sản phẩm công nghiệp trong quá khứ, các nước có thể tránh việc cắt giảm thuế trên các sản phẩm bị áp dụng thuế suất cực cao hay NTBs (rào cản phi thuế quan). Một cách để ngăn cản sự ngoại lệ này là thỏa thuận một sự cắt giảm tối thiểu mỗi dòng thuế. Ở Vòng Đàm Phán Uruguay các cắt giảm thuế nông nghiệp đã được thực hiện trên cơ sở bình quân đơn giản. Tính trọng số theo nhập khẩu không phải là một đề nghị thực tế bởi vì các rào cản cấm cản phi thuế quan cũng có nghĩa là một vài sản phẩm không nhập khẩu được. Theo WTO, rất nhiều loại thuế là hợp pháp. Bên cạnh các loại thuế suất phần trăm hay tính theo giá trị hàng, thuế nhập khẩu có thể là cụ thể (ví dụ, 1 USD mỗi kí lô) hay chọn lựa (ví dụ 1 USD mỗi kí lô hay 10 phần trăm tùy theo cái nào lớn hơn), hay tổng hợp (1 USD cho mỗi kí lô cộng thêm 10 phần trăm). Thụy Sĩ là một ngoại lệ vì tất cả các thuế suất của nó, ngoài trừ thuế suất bằng không, đều được diễn tả bằng các số tiền cụ thể. Các thuế suất cụ thể thường được thiết kế để bù đắp khi sản phẩm bị áp thuế có giá quốc tế thấp, thay cho các mức thuế biến đổi đã bị Thỏa Thuận Nông Nghiệp của WTO cấm sử dụngi. Phương pháp này đôi khi được cho rằng là phổ biến định kiến chống nhập khẩu từ các nhà cung cấp có chi phí thấp, phần lớn là ở các nước đang phát triển. Thuế suất tính theo giá trị hàng có tính minh bạch hơn. Yêu cầu các thành viên cung cấp thông tin về mức độ thu thế theo giá trị trong tổng các loại thuế suất khác cũng rất có ích. Các hạn ngạch thuế hay các hạn ngạch thuế suất là những loại thuế suất đánh tăng trên một doanh số hay m