Những yêu cầu và kỹ năng cơ bản trong quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - còn được gọi là công nghiệp thế hệ 4.0 (CMCN 4.0) - đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những biến động mạnh mẽ, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống con người trong thế kỷ 21 nói chung, trong đó có giáo dục đại học nói riêng. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại các trường đại học giữ và đóng một vị trí quan trọng trong việc cung cấp kiến thức, thế giới quan, phương pháp luận nền tảng cho sinh viên trong quá trình ngồi trên ghế giảng đường. Bài viết đi vào phân tích và làm rõ những yêu cầu và kỹ năng cơ bản trong quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yêu cầu và kỹ năng cơ bản trong quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
127 NHỮNG YÊU CẦU VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 PGS.TS. Trần Mai Ước Chánh Văn phòng, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - còn được gọi là công nghiệp thế hệ 4.0 (CMCN 4.0) - đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những biến động mạnh mẽ, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống con người trong thế kỷ 21 nói chung, trong đó có giáo dục đại học nói riêng. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại các trường đại học giữ và đóng một vị trí quan trọng trong việc cung cấp kiến thức, thế giới quan, phương pháp luận nền tảng cho sinh viên trong quá trình ngồi trên ghế giảng đường. Bài viết đi vào phân tích và làm rõ những yêu cầu và kỹ năng cơ bản trong quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: giảng dạy; lý luận; lý luận chính trị; e-learning; cách mạng; cách mạng công nghiệp 4.0. 1. Dẫn nhập Cách mạng Công nghiệp 4.0 là khái niệm lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ Công nghệ Hannover ở Cộng hòa Liên bang Đức năm 2011. hái niệm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (FIR) lần đầu tiên được đề cập đến trong bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Đây là một chương trình hỗ trợ của Chính phủ Liên bang Đức hợp tác với giới nghiên cứu và các hiệp hội công nghiệp hàng đầu của Đức nhằm cải thiện quy trình quản lý và sản xuất trong các ngành chế tạo thông qua “điện toán hóa”. Từ đó đến nay, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Lịch sử đã ghi nhận 3 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) chính thức, làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất và các điều kiện kinh tế - xã hội của thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được đánh dấu bằng sự ra đời của máy hơi nước. Cuộc cách mạng thứ hai là sự xuất hiện của điện năng, và cách mạng thứ ba là sự bùng nổ của tin học và tự động hóa. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,... CMCN lần thứ 4 bao gồm các hệ thống không gian mạng, Internet vạn vật và điện toán đám mây. Qua đó, người ta tạo ra những nhà máy thông minh với hệ thống máy móc tự kết nối với nhau, tự tổ chức và quản lí. Đây còn được gọi là cuộc cách mạng số, vì chúng ta sẽ được chứng kiến công cuộc "số hóa" thế giới thực thành thế giới ảo. CMCN 4.0 vẫn đang diễn ra từng ngày, từng giờ và chắc chắn sẽ tác động tới giáo dục đại học cũng như các nhà tuyển dụng. Chính vì thế, các đại học càng không thể thỏa mãn với kết quả kiểm định đạt tiêu chuẩn của các tổ chức đã được Bộ Giáo dục & Đào 128 tạo cấp phép mà cần chủ động tiếp cận với những thực tiễn của CMCN 4.0 để luôn làm mới chính mình. Thực tiễn đã chứng minh rằng, CMCN 4.0 có ảnh hưởng trực tiếp, lớn nhất đến giáo dục - nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp 4.0. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền công nghiệp mới và đồng thời tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin (CNTT), nhiều trường đại học trên thế giới đã và đang đổi mới toàn diện và theo đó giáo dục 4.0 đang được đánh giá là mô hình phù hợp. Giáo dục 4.0 là một mô hình giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và năng suất lao động trong xã hội tri thức. Trước bối cảnh đó, đòi hỏi công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị cần có tầm nhìn chiến lược cũng như có các yêu cầu và kỹ năng phù hợp để chuẩn bị cho những thay đổi lớn, đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0. 2. Nội dung 2.1. Những vấn đề cần quan tâm trong quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Trước tác động của CMCN 4.0, việc đổi mới căn bản và toàn diện nói chung nền giáo dục quốc dân và các môn lý luận chính trị (LLCT) nói riêng là nhu cầu mang tính cấp thiết. Qua thực tiễn quản lý, nghiên cứu và giảng dạy các môn LLCT tại các hệ, các chương trình và nhiều trường trong thời gian vừa qua, theo quan điểm của chúng tôi, để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản, có liên quan, thể hiện cụ thể qua một số điểm như sau: Thứ nhất, triển khai ứng dụng e-learning trong hoạt động giảng dạy và học tập sẽ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn LLCT trong cách mạng công nghiệp 4.0. Giai đoạn hiện nay, hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học khá phổ biến đó chính là cách học “học dựa vào máy tính” gọi là E-learning (học dựa vào máy tính). E- learning là hình thức người học sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà người dạy đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của người dạy, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với người dạy thông mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình thức E- learning là lấy người học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho người học. E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin. Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mang Internet, Intranet, trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio thông qua một máy tính hay ti vi; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e- mail, diễn đàn (forum), hội thảo video, thảo luận trực tuyến (chat), face book Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ ( synchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực 129 tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ như: các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá học diễn ra. Người học được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học. Bối cảnh khi mà thế giới “nét” đang trở nên phổ biến như hiện nay, thì cách học các môn lý luận chính trị theo hình thức trực tuyến E-Learning sẽ góp phần đáp ứng được những tiêu chí giáo dục mới: học mọi nơi, học mọi lúc, học theo sở thích, và học suốt đời (lifelong learning). Chúng tôi cho rằng, nếu đứng trên một góc độ nào đó, E-Learning sẽ bổ sung cho cách học tập truyền thống, góp phần nâng cao chất lượng việc dạy và học các môn lý luận chính trị, nhất là trong bối cảnh toàn cầu. Thực tiễn nghiên cứu và áp dụng, chúng tôi nhận thấy rằng, việc dạy và học các môn lý luận chính trị bằng E-Learning có một số hình thứ chủ yếu như: + Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web; + Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-R M hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training; + Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình; + Đào tạo trực tuyến ( nline Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên...; + Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin. Như vậy, việc ứng dụng rộng rãi E–Learning vào việc dạy và học các môn LLCT, nhìn tổng quát sẽ có những “tính trội” như: (i), tạo sự thuận lợi tối đa cho người học, giúp người học không bị hạn chế về mặt thời gian và địa điểm; (ii), giáo dục trực tuyến kinh tế hơn so với các khóa học yêu cầu người học phải tham dự tại trường đại học hàng ngày. Điều này là bởi vì chi phí vận chuyển, cơ sở hạ tầng và chi phí học đại học là loại bỏ hoàn toàn. Ngoài ra, các giảng viên tốt nhất mà các trường đại học không thể đủ khả năng để sử dụng toàn bộ quỹ thời gian, có thể được thuê trong một số giờ lên lớp hạn chế, khác với giáo dục trực tuyến; 130 (iii), khóa học e-learning cho người học hoàn toàn tự do để tìm hiểu bất cứ lúc nào từ bất cứ nơi nào. Sự tự do sẽ cho bạn tự sắp xếp và quản lý thời gian; (iv), trong khi theo học một trường đại học toàn thời gian, sinh viên hầu như không có được thời gian cho bất cứ điều gì khác. Nhưng nếu người học đang dùng một khóa học trực tuyến, thì họ có thể có cả ngày theo ý của mình và có thể làm bài tập, đề tài nghiên cứu quan tâm của bạn vào ban đêm hoặc bất cứ lúc nào khác. Đây là một trong những lợi thế tốt nhất của giáo dục trực tuyến. Đó là một cách tuyệt vời để học cho người học, những người không có lựa chọn nhưng sẽ tra khảo và tìm hiểu được; (v), quá trình tham gia các khoa học trực tuyến sẽ giúp người học đạt được sự thành thạo trong việc sử dụng máy tính, Internet, cũng như các nhiều phần mềm có liên quan khác. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đã nêu và phân tích ở trên, việc sử dụng E– Learning vào dạy và học các môn LLCT cũng có một số hạn chế, tồn tại, cụ thể như sau: + E–Learning không phù hợp với các thành phần học viên lớn tuổi không thành thạo máy vi tính. Quá trình học, người học sẽ không có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi thông tin với bạn bè cùng lớp, cùng khóa. + Môi trường học không kích thích được sự chủ động và sáng tạo, tích cực trao đổi, tranh luận ý kiến của người học như các lớp học truyền thông. Chưa kể đến sự “hạ nhiệt” và “tắt lửa” ở một số giảng viên khi không có sự tương tác trực tiếp với người nghe giảng, người học trong quá trình giảng dạy. Thứ hai, tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy và học môn các môn LLCT theo hướng mở, tranh luận và đối thoại. Lý luận về giảng dạy đại học đã chỉ ra rằng, phương pháp dạy học tích cực là gắn truyền thụ kiến thức của người dạy với việc phát huy trí lực của người học chủ động hoạt động trí não ngay trong quá trình dạy - học và phương pháp nghiên cứu bài học. Do vậy, chúng tôi cho rằng, việc đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị cần dựa trên cơ sở xác định trung tâm của dạy học là người học, nên người dạy có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong một bài học, song phải luôn lưu ý để không quá lạm dụng một cách tuỳ tiện hoặc ôm đồm quá nhiều phương pháp. mà phải đi từ việc lựa chọn từ các phương pháp: Đặt vấn đề, thuyết trình, đối thoại, tranh luận, phản biện, phỏng vấn nhanh, hỏi đáp, chia nhóm, xử lý tình huống, sàng lọc với việc sử dụng các phương tiện dạy học khác một cách có hiệu quả nhất. Việc sử dụng các phương pháp phải phù hợp với đối tượng người học, dung lượng bài giảng về lý luận và thực tiễn sao cho mỗi bài giảng phải có sự kết hợp được các phương pháp phù hợp tốt nhất cùng với kết hợp các phương tiện dạy học khác làm cho bài giảng phong phú và thiết thực. Trong quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị, để tạo hứng thú hơn cho người học, cần chú trọng đổi mới theo hướng gợi mở, nêu vấn đề, rút bớt thời gian diễn giảng, tăng cường trao đổi, cùng thảo luận, cùng đối thoại với sinh viên. Để làm theo phương pháp này, đòi hỏi người dạy phải dày công nghiên cứu tài liệu, nắm vững hệ thống, tìm điểm mấu chốt để phân tích, trình bày, hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu, tập phân tích, đánh giá, nêu ý kiến riêng về vấn đề mà tài liệu đề cập. Như thế, sinh viên tự mình nhận thức chứ không tiếp cận thụ động, một chiều, kích thích sự suy nghĩ, tập phê phán, phản biện có căn cứ khoa học chứ không thừa nhận một cách giản đơn . 131 Dạy theo phương pháp này, mỗi giờ giảng, mỗi buổi giảng, sinh viên phải cùng giảng viên giải quyết nhận thức chứ không đơn thuần chỉ có lao động của giảng viên. Phương pháp dạy này khuyến khích người học (sinh viên) nêu thắc mắc, nêu các vấn đề từ thực tiễn, phối hợp nỗ lực của tập thể (nhóm, tổ và cả lớp) cùng tìm tòi chân lý. Tạo ra bầu không khí thoải mái, không căng thẳng, dân chủ trong thảo luận, tranh luận, rèn cho người học (sinh viên) tự tin hơn trước đám đông, giúp người học rèn luyện kỹ năng trình bày, thuyết trình, tự điều khiển một thảo luận khoa học có sự hỗ trợ của giảng viên. Hình thức hỏi và đáp là một trong những phương pháp cần áp dụng bởi tính thiết thực và bổ ích của nó trong việc rèn luyện tư duy. Người học có thể và cần phải tự mình nêu câu hỏi, đồng thời tự mình tìm ra lời giải đáp, không ỷ lại, lệ thuộc vào giảng viên, vào sách vở, giáo trình và vào người khác. Như vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy là hướng vào mục tiêu trau dồi tư duy khoa học cho sinh viên, góp phần cho sinh viên làm quen với cách học tập theo kiểu nghiên cứu. Tinh thần cơ bản của phương pháp dạy này là lý luận gắn liền với thực tiễn, dùng lý luận để soi sáng thực tiễn, dùng thực tiễn để kiểm chứng lý luận, học đi đôi với hành. Thứ ba, chúng tôi cho rằng, trong bất cứ không gian, thời gian và môi trường, điều kiện, hoàn cảnh nào, tiền đề quan trọng nhất để góp phần nâng cao chất lượng dạy- học các môn LLCT, suy đến cùng đó là vấn đề con người. Con người ở đây được hiểu là chủ thể người dạy và người học. Do vậy, bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, tự bản thân giảng viên giảng các môn lý luận chính trị cần đặt ra cho mình một số yêu cầu như sau: + Giảng viên nên có đề cương chi tiết cho sinh viên trước khi bắt đầu vào giảng dạy một chuyên đề hay bất cứ một bài nào đó. Trong đó có ghi rõ những phần học trên giảng đường, phần đọc sách, phần tự nghiên cứu và những phần yêu cầu sinh viên tự học ở nhà cũng như làm tiểu luận. Trong những chương, phần yêu cầu người học tự học giảng viên nên nêu rõ mục tiêu của chương, phần đó. Đặt ra các câu hỏi yêu cầu người học phải trả lời được sau khi học xong chương, phần đó. + Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách lập kế hoạch học tập. Điều này sẽ giúp sinh viên có kế hoạch phân bổ thời gian cụ thể từng tuần, từng ngày dựa trên kế hoạch học tập của học kỳ, năm học để làm chủ được thời gian và không quên các việc sẽ phải làm, không bị động trước rất nhiều tài liệu cần phải đọc. Giảng viên cũng nên “quán triệt” cho người học ngay từ đầu về tinh thần "tự lực cánh sinh” “tự lực tự cường”. Đây là liệu pháp tâm lý cần thiết để “lên giây cót” cho sinh viên có thái độ tích cực hơn, chủ động hơn trong việc tự học. + Giảng viên cùng cần dành thời gian để hướng dẫn cho sinh viên cách nghe giảng, cách ghi bài trên lớp, cách học bài, nghiên cứu tài liệu. và một trong những kỹ năng mà đã là sinh viên thì nên cần phải có đó chính là kỹ năng đọc sách. Có thể khẳng định rằng, đây là một trong những vấn đề mà bất cứ bạn sinh viên nào cũng “vướng” vào những lỗi cơ bản, do vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trong quá trình học tập. Người viết (Trần Mai Ước (2013) Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin (học phần 1) tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Tạp chí Giáo dục và ã hội, Số 31 (92), tr 21))) cũng cho rằng: “Việc hướng dẫn sinh viên tìm nguồn sách, tài liệu là bước quan trọng đầu tiên khi đọc sách”. Giảng 132 viên đặt ra những yêu cầu về chủ đề, nội dung cần đọc cho sinh viên tìm nguồn sách, tài liệu phù hợp để đọc. Tùy vào nội dung, tính chất của cuốn sách và mục đích đọc mà hướng dẫn sinh viên lựa chọn cách đọc cho phù hợp. Song, khi đọc sách điều đầu tiên là hiểu và nắm vững nội dung đã đọc, tiếp đó là suy nghĩ về những điều đã đọc, ghi chép những điều cần ghi nhớ và xem cuốn sách vừa đọc có những điều gì mới. + Bản thân giảng viên phải lập kế hoạch và chuẩn bị môi trường lớp học, giảng dạy và trách nhiệm chuyên môn và quan trọng hơn là phải tạo không khí đối thoại giữa người học và người dạy. + Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách tự học bài ở nhà. Chú trọng hướng dẫn sinh viên cách vận dụng, phân tích, tổng hợp và bình luận đánh giá kiến thức. hi nghiên cứu một vấn đề, cần bắt đầu từ những khái niệm, các nội dung chính, từ đó đi vào những nội dụng cụ thể. Song song với đó, tùy theo từng môn học, giảng viên nên hướng dẫn cho sinh viên cách học nhóm, cách quản lý và tổ chức một nhóm nhỏ học tập đến hội thảo đông đảo. hi hướng dẫn học nhóm, giảng viên cần nêu cao tinh thần tự giác – lắng nghe – hợp tác. Thứ tư, trong xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0, cần nhấn mạnh vai trò tự học của người học là khâu then chốt cần có góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn LLCT trong bối cảnh hội nhập. Thực tiễn đã cho chúng ta thấy rằng, trong quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị, thời lượng dạy trên lớp là rất ngắn, trong khi nội dung tri thức cần truyền đạt thì quá nhiều. Do vậy, vấn đề được đặt ra là người học phải tự học bài và chuẩn bị bài trước giờ lên lớp là điều tất yếu. Theo bản chất của lý luận dạy học, tự học của sinh viên bao gồm toàn bộ môi trường học tập được tổ chức bởi giáo viên với mục tiêu hướng đến tự đào tạo cho người học. Tự học là hoạt động học tập diễn ra mà không có sự tham gia trực tiếp của người dạy. Thời gian tự học ở nhà là rất quan trọng, đây là lúc người học có nhiều thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải đáp, suy nghĩ liên hệ hoặc vận dụng vào thực tế. Đây cũng là cách để tri thức khắc sâu trong bộ óc, khó bị quên lãng và trở thành hữu ích. Việc tự học còn phải làm tốt việc chuẩn bị trước theo yêu cầu của từng bài giảng, mặt khác, trong quá trình học tập cũng như làm việc hãy tự đẩy mình vào tình thế không thể thoái lui, nhiệm vụ càng nặng nề càng phải cố gắng, cố gắng nhiều thì tiến bộ nhanh. Thói quen suy nghĩ và làm việc độc lập sẽ khiến cho người học và làm khoa học tự tin hơn khi đối diện với khó khăn. Chính khó khăn sẽ đưa đến khả năng tập trung tư tưởng cao độ. Nói chung, phát triển tư duy độc lập, tư duy phê phán, tự đặt mình vào những nhiệm khó khăn rồi triệt đường thoái lui, đó là cách chúng ta có thể chuẩn bị đối diện với khó khăn. Ngoài ra, những người học biết cách học thông minh, chủ động chính là đã có một hành trang tốt để chuẩn bị trở thành người lao động sáng tạo giỏi trong tương lai. Tự học vừa mang nghĩa củng cố trau
Tài liệu liên quan