Trên thi đàn Trung Quốc, thơ Đường chiếm một vị trí quan trọng, mang nội dung và nghệ thuật trác tuyệt, đạt đến trình độ cổ điển đánh dấu thời đại hoàng kim của thơ ca Trung Quốc.
Với những tinh hoa của thơ Đường mà nó được chọn lọc, đưa vào giảng dạy ở trường THPT. Điều đó thể hiện thái độ trân trọng và tiếp thu những tinh túy văn hóa nhân loại của dân tộc ta. Đây cũng là cách cho các thế hệ mai sau biết những tinh hoa đó để các em phát huy những nét đẹp văn hóa mới trên cơ sở kế thừa những điều tốt đẹp cũ. Thế nên việc giảng dạy thơ Đường như thế nào là điều quan trọng đối với người giáo viên. Vấn đề này đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều người, bao gồm việc đưa ra những phương pháp, kinh nghiệm, từ đó hình thành kiến thức chuyên môn cho giáo viên khi giảng dạy thơ Đường. Bài tiểu luận này chỉ đi vào tìm hiểu mấy nét chính về nội dung nghệ thuật của một số bài thơ Đường được đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT. Qua công việc này, tôi mong muốn góp một tiếng nói nhỏ của mình để việc giảng dạy thơ Đường sao cho thật hay và hiệu quả
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4958 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung nghệ thuật của các bài thơ đường ở chương trình trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG NGHỆ THUẬT CỦA CÁC BÀI THƠ ĐƯỜNG Ở CHƯƠNG TRÌNH THPT
Trên thi đàn Trung Quốc, thơ Đường chiếm một vị trí quan trọng, mang nội dung và nghệ thuật trác tuyệt, đạt đến trình độ cổ điển đánh dấu thời đại hoàng kim của thơ ca Trung Quốc.Với những tinh hoa của thơ Đường mà nó được chọn lọc, đưa vào giảng dạy ở trường THPT. Điều đó thể hiện thái độ trân trọng và tiếp thu những tinh túy văn hóa nhân loại của dân tộc ta. Đây cũng là cách cho các thế hệ mai sau biết những tinh hoa đó để các em phát huy những nét đẹp văn hóa mới trên cơ sở kế thừa những điều tốt đẹp cũ. Thế nên việc giảng dạy thơ Đường như thế nào là điều quan trọng đối với người giáo viên. Vấn đề này đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều người, bao gồm việc đưa ra những phương pháp, kinh nghiệm, từ đó hình thành kiến thức chuyên môn cho giáo viên khi giảng dạy thơ Đường. Bài tiểu luận này chỉ đi vào tìm hiểu mấy nét chính về nội dung nghệ thuật của một số bài thơ Đường được đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT. Qua công việc này, tôi mong muốn góp một tiếng nói nhỏ của mình để việc giảng dạy thơ Đường sao cho thật hay và hiệu quả1. Không gian hình tượng trong thơ Đường:Nếu ta đặt” hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật” ( Từ điển thuật ngữ văn học) thì không gian hình tượng trong thơ Đường là một loại hình tượng nghệ thuật. Vậy tại sao lại gọi không gian được miêu tả trong thơ Đường là không gian hình tượng? Nó được các tác giả đời Đường xây dựng như thế nào trong tác phẩm của mình? Và việc xây dựng không gian hình tượng đó có ý nghĩa như thế nào?Nói không gian trong thơ Đường là loại không gian hình tượng bởi vì khi miêu tả về nó, các tác giả luôn tìm cách đồng nhất các sự kiện, biến cái hữu hạn thành cái vô hạn:
“ Cô phàm viễn cảnh bích không tậnDuy kiến trường giang thiên tế lưu”
Đây là hai câu cuối trong bài” Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”( Lý Bạch). Ông làm bài thơ này để tiễn Mạnh Hạo Nhiên từ lầu Hoàng Hạc đi Dương Châu. Và ông đã tả khung cảnh chia tay ấy với các sự kiện sau: bích không tận – Trường Giang, một cánh buồm cô đơn, một khoảng trời xanh vô tận, một con sông dài. So sánh những hình ảnh này về giới hạn, số lượng, bản chất, ta thấy có những từ tương phản: một cánh buồm lẻ loi, cô độc, đìu hiu. Cánh buồm tự bản thân nó không mang tâm trạng gì nhưng nó lại được đặt trong một khung cảnh khiến người ta nghĩ đến sự cô đơn: con sông Trường Giang dài và rộng. Cánh buồm quả là cô lẻ giữa con sông ấy, song sông Trường Giang dài rộng là thế cũng không sánh được với khoảng vũ trụ bao la trên đầu. Một cánh buồm đơn độc xa xăm lẩn vào khoảng không xanh vô tận, trông theo chỉ thấy dòng sông chảy miệt từ trời xuống. Ta biết Trường Giang không phải chảy từ trên trời xuống mà là chảy xuyên suốt mảnh đất Trung Quốc rộng lớn. Vậy tại sao Lý Bạch đã hơn một lần nhầm lẫn như vậy? Trong “ Vọng lư sơn bộc bố”, ông nhìn thác mà cứ ngỡ bắt nguồn từ trới cao: “ Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên” ( Tưởng là sông Ngân rơi xuống từ chin tầng mây). Thực ra Lý Bạch không hề nhầm lẫn, vì con sông dài với khoảng trời xanh vô tận đã khộng còn phân biệt được nữa trước con mắt của thi nhân, cả hai đã hòa làm một. Những thuộc tính tương phản nổi bật : cánh buồm cô độc ( hữu hạn), dòng sông ( hữu hạn), không gian vô hạn khi hòa làm một không hề tương phản mà tạo thành chỉnh thể thống nhất, bổ sung cho nhau tạo nên hình ảnh chung đó. Cánh buồm càng lẻ loi, đơn độc, thì dòng sông càng dài, càng rộng khiến bầu trời vốn xanh me6ng mông lại càng thêm bất tận. Trời nước mênh mông, bóng buồm xa thẳm, tất cả hòa làm một, sông cứ dài, trời cứ xanh, thuyền cứ xa và trở nên vô hạn. Cùng cái nhìn chung lí tưởng với Lý Bạch, trong bài” Đăng cao”, Đỗ Phủ đã miêu tả:
“ Phong thấp thiên cao viên khiếu aiChữ thanh sa bạch điểu phi hồiVô biên lạc mộc tiêu tiêu hạBất tận trường giang cổn cổn lai”
Trên đây có ba sự kiện được tả: trời cao, rừng cây bát ngát và dòng sông bất tận. Rừng cây, dòng sông mà tác gải thấy là dài dằng dặc nhưng lại nhỏ bé so với cái vô cùng của trời cao. Cho dù” vô biên lạc một”, là “ bất tận trường giang” thì cũng là hữu hạn so với thiên cao vô hạn. Với cùng một khuynh hướng đồng nhất mô tả các sự kiện giống nhau, Đỗ Phủ đã biến cái hữu hạn thành cái vô hạn bằng cách nhìn chúng trong một không gian ba chiều: dọc với trời cao, với nước trong một cái nhìn xuyên suốt từ trời đến đáy nước: trời càng cao, nước càng trong thì cái nhìn càng sâu; bề rộng với ngàn cây bát ngát vô biên, lá xào xạc rơi thì rừng cây càng mênh mông , sông dài càng bất tận, nước càng cuồn cuộn, sông càng dài. Từ vật nhỏ góp thành vật lớn, ngàn cây góp thành rừng, bất tận con nước làm thành sông dài, tất cả tạo nên vũ trụ mênh mông. Trong không gian ba chiều ấy, rừng cây và dòng sông hòa vào trời cao làm thành vũ trụ mênh mông choáng ngợp.Một ví dụ khác về bút pháp đồng nhất các sự kiện trong thơ của Đỗ Phủ:
“ Tinh thùy bình dã khoátNguyệt dũng đại giang lưu”
Đỗ Phủ đã đồng nhất ngôi sao với đồng bằng, ngôi sao càng rũ xuống thì đồng bằng càng rộng. Ngôi sao rũ xuống khiến đồng bằng hữu hạn cứ như được kéo dài thêm ra đến mênh mông vô hạn. Dòng sông đang chảy xiết nên khi trăng chiếu trên mặt nước , trăng như bị xé ra từng mảnh vụn rơi vãi trên mặt nước. “ Dũng” nghĩa là tung tóe thật mạnh và vỡ tan ra thành từng mảnh nhỏ. Trăng càng tung tóe dữ dội thì dòng sông càng chảy xiết. Đồng nhất các sự kiện, biến cái hữu hạn thành cái vô hạn mới chỉ là một đặc trưng nghệ thuật trong vô số những sáng tạo nghệ thuật sản sinh từ những thiên tài thơ ca xuất chúng đời Đường.2. Phương thức chiếm lĩnh không gian của các nhà thơ Đường:Để có được không gian hình tượng trong thơ, các thi nhân đời Đường có phương thức chiếm lĩnh không gian rất độc đáo. Muốn có được không gian hình tượng, trước tiên phải có một không gian cụ thể làm vật liệu và các nhà thơ là những người xây dựng khéo léo và sáng tạo ttrong việc lựa chọn chất liệu thơ là những sự vật cụ thể trong không gian đưa vào thơ, từ đó tạo nên thần thái của bài thơ, khái quát nên thành hình tượng nghệ thuật. Để hướng tới cái đẹp hoàn thiện, cùng chung một lí tưởng thẩm mĩ, vô hình chung, các nhà thơ lớn đời Đường có chung một phương thức chiếm lĩnh không gian. Họ hướng đến việc chiếm lĩnh không gian theo bề cao chứ không phải theo bề rộng. Bề cao mang đến sự cảm nhận về chiều sâu, thăm thẳm và đầy bí ẩn, không phải nghe là biết, nhìn là hiểu. Điều này mới chính là đặc trưng của thơ Đường, bình dị mà sâu sắc, đơn giản ngắn gọn mà trầm lắng sâu xa. Chúng ta có thể tìm hiểu điều này qua bài thơ “ Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu.Đây là bài vịnh ngôi lầu Hoàng Hạc được chép lại ngay trên bức vách của lầu. Hoàng Hạc lâu được xem là nơi cao nhất để ngắm cảnh, thưởng nguyệt xem hoa, là nơi dạo chơi và là nguồn cảm tác thơ lí tưởng. Thôi Hiệu đã làm bài thơ này trong một lần yến tiệc để dâng vua. Sau này thi tiên Lý Bạch đọc xong cũng phải ngậm ngùi gác bút giữa lúc trước mắt đang có cảnh đẹp( nhân tiền hữu cảnh) nhưng thơ không viết thành lời( đạo bất đắc) vì trên lầu, thôi Hiệu đã viết thơ rồi ( Thôi Hiệu đề thi tại thượng lầu).Từ độ cao 50m, Thôi Hiệu có thể nhìn thấy tất cả: Trên đầu là áng mây trắng bay mãi, trôi lang thang trong vũ trụ, xuyên qua cả không gian và thời gian (Bạch vân thiên tải không du du), dưới đất là bãi cỏ Anh Vũ xanh mơn mởn, xa xa là cây cối ở Hán Dương ( Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, phương thảo thê thê Anh Vũ châu). Giữa cảnh và không gian bao la đó, nơi này ( Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu) chỉ còn trơ lại ngôi lầu Hoàng Hạc, cho dù quá khứ nơi này vàng son đến đâu nhưng “ tích nhân dĩ thừa Hoàng hạc khư”ù mang theo những câu chuyện huyền bí, và dấu tích còn lại chỉ là lầu Hoàng Hạc và áng mây vẫn lững lờ trôi như ngàn năm trước. Càng lên cao, con người càng cảm thấy mình cô đơn, lẻ loi khi nhìn thấy những cảnh vật đang bị tách ra khỏi tầm nhìn bên dưới. So với cái bao la vô cùng ở phía dưới thì con người quả là nhỏ bé và cô độc. Thôi Hiệu không đứng từ xa để nhìn và làm thơ về lầu Hoàng Hạc, không miêu tảû để làm nổi bật nó vớinhững gì xung quanh mà ông làm ngược lại, đứng ngay trên lầu Hoàng Hạc để miêu tả mọi thứ xung quang lầu, qua đó lầu Hoàng Hạc hiện lên một cách gián tiếp. Giữa hai phương thức miêu tả, một nhìn lên để trông thấy, một nhìn xuống để tầm nhìn mở rộng hơn. Thôi Hiệu đã chọn cách thứ hai để miêu tả lầu Hoàng Hạc. Điều đó chứng tỏ thói quen chiếm lĩnh không gian theo chiều cao trong thơ Đường.Phương thức chiếm lĩnh ấy phổ biến trong phong cách chung của thơ Đường, bất kể tác giả là người ít tên tuổi như Thôi Hiệu, hay lừng lẫy trên thi đàn đương đại như Lý Bạch hay Đỗ Phủ. Trong “Đăng cao”, Đỗ Phủ cũng đã từng viết theo phương thức ấy. Tại sao lại là “lên cao”? “ Lên cao” để làm gì giữa lúc tuổi già ốm đau bệnh tật? Vì khi lên cao, con người mới mới có thể thấy sự tồn tại của mình nhỏ bé đến đâu so với không gian rộng lớn bên ngoài. Càng cảm thấy nhỏ bé, con người càng cô độc với xung quanh, với đất trời, một cảm giác bơ vơ lạc long. “ Độc đăng đài” – một mình lên đài cao, để ngẫm nghĩ về cuộc đời, về số phận của bản thân mình. Miêu tả thiên nhiên nhưng đồng thời cũng lấy thiên nhiên mà so sánh với cuộc đời mình. Cảnh vật là trường tồn nhưng con người lại luôn thay đổi. Một Thôi Hiệu ở lầu Hoàng Hạc buồn nhớ đến người xưa mà cảm thấy thong cho số phận mong manh của mình, một Đỗ Phủ với tấm thân gầy trăm bệnh mà vẫn một mình lên đài cao ngẫm nghĩ về số kiếp con người để cùng nhận ra rằng giữa cái bao la vô hạn của vũ trụ, con người that nhỏ bé, cô độc, số kiếp mong manh. Con người dù vĩ đại đến đâu rồi cũng mất hút vào không gian vô tận. Như Phí Văn Vân ngày xưa thực hiện ước mơ của bao người là tu hành thành tiên trường sinh bất lão. Song cuối cùng, dấu tích còn lại chỉ là lầu Hoàng Hạc, bóng dáng mất hút, không hề trở lại một lần ( nhất khứ bất phục phản). Điều này không dành ngoại lệ cho bất kì ai, kể cả thiên tài, kể cả đó là vị tiên bị đày đọa xuống trần như Lý Bạch, hạ bút xuống là kinh mưa bạt gió, hay kể cả thánh thơ Đỗ Phủ với ngòi bút “ ngữ bất kinh nhân tử bất hưu”. Tài năng là thế, nhưng số phận của họ thật hẳm hiu. Một Lý Bạch ai cũng tri âm nhưng không dứt khỏi sự cô đơn, không thoát ra những ngược đãi của cuộc đời. Một Đỗ Phủ cả đời không tìm được tri âm, cuộc sống nghèo đói, tài thơ không nuôi sống được gia đình để rồi phải chết trong sự nghèo đói, cô độc. Chính vì xuất phát từ tư tưởng được rút ra qua bao lần bể dâu, sóng gió cuộc đời của chính mình, các tác phẩm của họ đều chứa đựng những nét độc đáo, những gì họ để lại cho đời là trường tồn mãi mãi. Đó chính là một “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu tuy không được xếp vào một trong những nhà thơ lớn nhưng bài thơ lại đứng đầu trong số những bài thơ hay nhất. Đó là những áng thơ lãng mạn, phóng khoáng của Lý Bạch, là những bài thơ hiện thực có giá trị tố cáo kinh người của Đỗ Phủ.3.Thơ Đường có sức khái quát cao, hàm ý súc tích:Người ta thường nói thơ Đường mang “ý tại ngôn ngoại”. Ngoài “ Tì bà hành” của Bạch Cư Dị được viết dài hơn so với các bài còn lại đều là thất ngôn tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú. Một bài thơ vỏn vẹn chỉ có 28 chữ hoặc 56 chữ nhưng đã nói được rất nhiều điều: vừa có tình cảm nhà thơ, vừa là sự suy ngẫm về cuộc đời, là tiếng nói tố cáo xã hội, cũng có thể là bức tranh tuyệt vời theo bút pháp “ thi trung hữu họa”.Ta hãy nghe tâm sự của Lý Bạch:
“ Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâuYên hoa tam nguyệt há Dương ChâuCô phàm viễn cảnh bích không tậnDuy kiến Trường giang thiên tế lưu”( Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
Đây là cuộc chia ly giữa Lý Bạch và bạn thơ Mạnh Hạo Nhiên. Trong bối cảnh xã hội lúc bay giờ, phương tiện đi lại khó khăn, nên sự ra đi này của Mạnh Hạo Nhiên là không hẹn ngày gặp lại nên càng thêm vương vấn âu sầu. Hình ảnh cánh buồm chỉ là cái bóng xa xôi lẩn vào xa xăm vời vợi của trời nước mênh mông thể hiện sự lưu luyến, buồn đau khi chia tay bạn mà không thể quay gót bước đi. Ông còn đứng đó trông theo con thuyền cho tới khi nó chỉ còn là một chấm nhỏ nơi cuối trời.Nhìn cánh buồm cô độc, chia tay bạn rồi, nhà thơ cũng cô đơn như cánh buồm ấy. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên thật phóng khoáng, cao và rộng, hơn thế là bức tranh sơn thủy thật tuyệt vời. Lý Bạch tả cảnh nơi đưa tiễn bạn nhưng cảnh ấy lại thấm đẫm nỗi buồn đau khi xa bạn của nhà thơ. Cái tài của Lý Bạch không chỉ dừng lại ở việc tả cảnh ngụ tình. Cảnh trong thơ Lý Bạch vẫn đẹp, tươi vui nhưng vẫn nói lên được cái buồn, thêm nữa lại được phát huy trong bút pháp thi trung hữu họa, chỉ vài nét đơn sơ mà vẽ được tình cảnh thần diệu vừa điều hòa, vừa sinh động. Bài “ Tảo phát Bạch Đế thành” của Lý Bạch lại là một bức tranh phong cảnh mang ý nghĩa khác:
“ Triêu từ Bạch Đế thái vân gianThiên lý Giang Lăng nhất nhật hoànLưỡng ngạn viên thanh đề bất tậnKhinh chu dĩ quá vạn trùng san”
Nhà thơ kể về cuộc hành trình của mình từ thành Bạch Đế xuống Giang Lăng dài 1100 km của mình chỉ trong vòng một ngày. Dòng Trường giang chảy từ Bạch Đế thành xuống Giang Lăng nằm giữa hai dãy núi non muôn trùng. Một chiếc thuyền con nhẹ tênh lướt trên muôn ngàn con sóng giữa tiếng vượn kêu đôi bờ nghe không dứt. Bài thơ không có một từ nào để chỉ dốc cao và nước chảy xiết nhưng người đọc vẫn có thể thấy được điều đó qua nét bút của Lý Bạch. Trên thực tế, từ thành Bạch Đế đến Giang Lăng dài là vậy, và Lý Bạch không thể đi trong một ngày bằng thuyền, điều đó là vô lí. Nhưng rất có lí khi ông viết:
“ Lưỡng ngạn viên thanh đề bất tậnKhinh chu dĩ quá vạn trùng sơn”
Con sông từ trên cao đổ xuống, sức nước mạnh, chảy xiết mới có thể đẩy con thuyền lướt đi với tốc độ cao, vượt ngàn dặm như thế trong một ngày. Và do thuyền đi nhanh như vậy nên tiếng vượn kêu hai bên bờ sông nghe như một tiếng kéo dài ( đề bất tận). Miêu tả tiếng vượn kêu kéo dài không dứt ấy là để nói lên cái tốc độ cực nhanh của chiếc thuyền. Nhờ vậy, con thuyền của Lý Bạch trở nên nhẹ tênh, vượt qua muôn trùng núi non. Ýù ở ngoài lời là ở chỗ thông qua đó, người ta có thể tưởng tượng ra con sông Trường Giang chảy xiết như thế nào. Nếu cảnh trong thơ Lý Bạch thật phóng khoáng và bao la, chứng tỏ phong cách của một thi tiên lãng mạn thì cảnh trong thơ Đỗ Phủ lại u buồn, mang bóng dáng hiện thực đau buồn:
“ Phong cấp thiên cao viên khiếu aiChữ thanh sa bạch điểu phi hồiVô biên lạc mộc tiêu tiêu hạBất tận trường giang cổ cổn lai?”
Có thể nói ở một cảnh gần giống nhau nhưng hai tác giả lại có hai cách nhìn rất khác. Cảnh trong thơ Đỗ Phủ miêu tả cũng khoáng đạt không kém Lý Bạch nhưng lại trầm buồn. Tiêáng vượn kêu ai oán chẳng dứt, lá lại rụng xao xác. Cảnh như buồn cùng lòng người. Toàn là những hiện tượng sắp đi dần đến sự hủy diệt, báo trước tâm trạng tác giả. Bốn câu tiếp như là sự tổng kết một đời gian truân của nhà thơ, là tiếng kêu ai oán về cuộc đời:
“ Vạn lí bi thu thường tác kháchBách niên đa bệnh độc đăng đàiGian lao khổ hận phồn sương mấnLảo đảo tân đình trọc tửu bôi”
Đỗ Phủ một mình lên đài cao để giữa đài bao la vô tận sẽ thấy mình cô quạnh, lẻ loi đến chừng nào,để nghĩ về cuộc đời ngắn ngủi hơn năm mươi năm đã nếm trải những gì:
“ Vạn lí bi thu thường tác kháchBách niên đa bệnh độc đăng đài”
Đây là hai câu thơ thể hiện rõ sức khái quát cao của thơ Đường. Mười bốn chữ thể hiện hết cuộc đời gian lao nghèo đói, khổ hận của Đỗ Phủ. Ông tài cao, làm quan ba năm, được mọi người yêu mến nhưng lại không nuôi nổi gia đình. Vì thế, đỗ Phủ phải đem thân đi ăn nhờ ở đậu nhà người khác, không phải một lần mà là nhiều lần ( thường tác khách). Với một người có lòng tự trọng cao như Đỗ Phủ thì đó chính là nỗi đau đầu tiên trong cuộc đời của ông. Để tiếp tục tồn tại, ông phải lang thang ngàn dặm tìm nơi ăn nhờ, xa cái gia đình mà ông không còn khả năng nuôi nổi trong thời bạo loạn. Nỗi khổ chồng chất nỗi khổ khiến tấm thân già của ông đổ bệnh, đã ở nhờ người mà lại còn bệnh, mà không chỉ một bệnh mà là đa bệnh cứ kéo dài cả đời không dứt. Tưởng không còn có thể chịu đựng được nữa, nhưng ngay lúc thân tàn nhiều bệnh, ông một mình bước lên đài cao để thấm thía nỗi đau đơn lẻ của đời mình. Ông bất hạnh đến nỗi ngay cả việc tiêu sầu bằng rượu cũng không được vì thân nhiều bệnh nên phải ngừng chén rượu. Nhưng vì sao một người có tài như Đỗ Phủ lại phải chịu nhiều bất hạnh như thế? Cuộc đời tác giả cũng chính là cuộc đời của biết bao những số phận khác trong xã hội lúc bấy giờ, họ cùng gánh chịu những nỗi đau: nghèo đói, bệnh tật, gia đình li tán, không chết vì nghèo đói thì cũng chết vì chiến tranh. Bản tổng kết của ông cũng là bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội với chiến tranh loạn lạc và thân phận con người thật nhỏ bé, mong manh. Mấy chục năm sau, Bạch Cư Dị cũng viết về đề tài số phận con người và đã viết rất thành công. Ông đi sâu vào nỗi bất hạnh của người kĩ nữ. “Tỳ bà hành” là những cảm nhận chính xác và miêu tả một cách tinh tế tiếng đàn của người kĩ nữ đến từng âm thanh, cung bậc. Ở đây không bàn đến cái tài tình khi miêu tả tiếng đàn của Bạch Cư Dị mà vấn đề là vì sao ông lạ có thể cảm nhận được mọi nỗi đau, nỗi sầu của người kĩ nữ toát lên qua bản đàn và qua lời kể về cuộc đời gian truân của chính người kĩ nữ. Đó là sự cảm thông, sự xót thương cho số kiếp con người, nói chung là cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị giày vò về vật chất lẫn tinh thần. Số phận họ phụ thuộc vào sự quyết định của người khác. Bài thơ kết thúc bằng hai câu nhưng lại mở ra một ý nghĩa mới:
“ Lệ ai chan chứa hơn ngườiGiang châu tư mã đượm màu áo xanh”
Sư cảm động như vậy ngoài ra còn có mối đồng cảm của những người tài hoa bị thói đời ghẻ lạnh như chính ông thú nhận: “ Cùng một lứa bên trời lận đận”. Bạch Cư Dị chạnh nghĩ về thân phận mình lúc này: bị triều đình xa lánh, biếm trích từ quan tả thập di kề cận vua xuống làm quan tư mã. Con đường thực hiện hoài bão của ông không trọn mà vấp phải những khó khăn bất công nên ông ngậm ngùi cho thân phận mình, bất chợt thành tiếng khóc.4. Thiên nhiên tràn ngập trong thơ Đường là một thứ thiên nhiên khái quátCó thể nói, đến thơ Đường, việc miêu tả thiên nhiên trong thơ đã thay đổi lớn. Theo dòng lịch sử văn học, thơ Đường là dự kết thừa cả một quá trình phát triển của thể loại thi ca kinh thi đời Tống, diễn biến thành Sờ từ, phát triển thành ngũ ngôn đời hán rồi mài dũa thành luật thể của Lục triều, để đến đời Đường tạo thành viên ngọc quý. Thơ Đường đã tiếp thu và kế thừa sáng tạo nghệ thuật thơ ca thời kì trước, đặc biệt thể hiện trong cách miêu tả thiên nhiên:“ Chín vườn lan lại nghìn sào huệMột mình ta chăm chỉ hôm maiTử tiêu bạch chỉ xem vaiKẹ trong đỡ nhược bao ngoài tân diMong cành lá có khi đua nayChờ đến mùa hái lấy hoa tươiBỏ rơi ta biết chi đờiThấy trăm hia chịu lạc loài mà thongTrông ta đã mười phân lộng lẫyChải chuốt càng thêm nảy sinh tươiSói ngàn, nhài bãi, khoát ngoàiTết lan thu lại làm đai đeo thườngSợ chẳng kịp ta càng m6 mảiTuổi xanh nào có đợi gì aiMộc lan sớm cắt trên đồiĐông thanh chiều hái bên ngoài bến sông”Đoạn trên trích trong “ Ly tao” của Khuất Nguyên xuất hiện mười một loại hoa thơm cỏ lạ, có ý nghĩa tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của ông, của những nhân tài mà ông đã khổ công đào tạo để cống hiến xây dựng nước Sở. Khuất Nguyên kể ra từng loại hoa cụ thể, mỗi loại hoa tượng trưng cho một đức tính của ông. Ta thấy ở đây miêu tả một loại thiên nhiên vô cùng cụ thể, tên từng loại hoa, từng loại cỏ. Đến thơ Đường, thiên nhiên được miêu tả là thứ thiên nhiên khái quát.Thiên nhiên tràn ngập trong thơ Đường bởi các thi nhân có khuynh hướng dùng cảnh tả tình. Nét đặc trưng nghệ thuật này không xa lạ gì với những người tiếp xúc với thơ Đường dù chỉ một lần. Lý Bạch tả cảnh để nói lên sự lưu luyến của mình trong buổi chia tay với Mạnh Hạo Nhiên trong “ Tiễn Mạnh Hạo Nhiên”; Đỗ Phủ dùng cảnh dùng cảnh để nói lên nỗi uất hận u hoài của cuộc đời gian truân; Thôi Hiệu tả lầu Hoàng Hạc với khói sóng hoàng hôn trên sông mà sầu não, nhìn khói sóng hoàng hôn chạnh lòng tự hỏi quê nhà giờ ở đâu trong khi phận mình vẫn lênh đênh.