Nội dung phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với mọi đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Song, nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm những vấn đề gì? Tác giả xin đề xuất hai nội dung cơ bản khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính và phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là một trong hai loại báo cáo của hệ thống báo cáo kế toán doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được lập theo những chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Báo cáo tài chính phản ánh các chỉ tiêu kinh tế - Tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, nó phản ánh các thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ, tình hình lưu chuyển tiền tệ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định.

doc11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với mọi đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Song, nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm những vấn đề gì? Tác giả xin đề xuất hai nội dung cơ bản khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính và phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là một trong hai loại báo cáo của hệ thống báo cáo kế toán doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được lập theo những chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Báo cáo tài chính phản ánh các chỉ tiêu kinh tế - Tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, nó phản ánh các thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ, tình hình lưu chuyển tiền tệ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định. Theo quyết định số 15/2006 QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm 4 loại báo cáo sau đây: (1) Bảng cân đối kế toán, Mã số B01 - DN; (2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Mãsố B02 - DN; (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Mã số B03 - DN; (4) Thuyết minh báo cáo tài chính, Mã số B09 - DN. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp những thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và cả các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế... Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họ lựa chọn và ra các quyết định đầu tư có hiệu quả nhất. Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi có tham khảo nhiều công trình viết về vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong số các công trình viết về phân tích báo cáo tài chính mà chúng tôi tham khảo được có thể chia thành hai loại: Loại thứ nhất: Các công trình viết về phân tích báo cáo tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính doanh nghiệp. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những thông tin, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu chỉ đi sâu phân tích trên từng báo cáo tài chính thì chưa đủ mà cần phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính. Có như vậy, mới có thể cung cấp đầy đủ những thông tin, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Loại thứ hai: Các công trình viết về phân tích báo cáo tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Từ đó, rút ra các kết luận đánh giá thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính nhằm rút ra các kết luận về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết. Song, nếu chỉ dừng lại ở mức độ phân tích này thì thực sự là chưa đủ mà phải đi sâu phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. Có như vậy, mới có thể cung cấp đầy đủ những thông tin, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, chỉ có thể phân tích chi tiết và cụ thể từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính mới có thể giúp các đối tượng sử dụng thông tin xác định rõ những nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng, từ đó có những giải pháp thiết thực nhằm tăng cường sức mạnh tài chính của doanh nghiệp trong các kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Hơn nữa, mọi hoạt động kinh tế đều có sự tác động liên hoàn với nhau, chỉ có thể dựa vào sự phân tích một cách tỷ mỷ và chi tiết mới có thể tạo ra những thông tin có căn cứ xác thực và như vậy, quản trị doanh nghiệp mới có nhận định đúng về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Xuất phát từ những suy nghĩ trên, chúng tôi cho rằng: Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phải bao gồm những vấn đề cơ bản sau đây: 1. Phân tích trên từng báo cáo tài chính Việc phân tích trên từng báo cáo tài chính, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: (1) Phân tích ngang trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối. (2) So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. (3) Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích chi tiết trên từng báo cáo tài chính cho phép các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính. Trên cơ sở đó, có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh các hoạt động tài chính, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững. 2. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việc phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp là một nội dung rất căn bản của phân tích báo cáo tài chính, nhằm cung cấp những thông tin đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà nội dung của nó bao gồm những vấn đề sau đây: (i) Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. (ii) Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. (iii) Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (iv) Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. (v) Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp. (vi) Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (vii) Phân tích giá trị doanh nghiệp. Trên đây là những nội dung cơ bản của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp cần tiến hành theo hai nội dung nhưng đó chính là hai mặt của một vấn đề và chỉ có thể tiến hành phân tích đầy đủ những nội dung trên mới cung cấp đầy đủ thông tin nhất cho các đối tượng sử dụng thông tin, giúp họ am hiểu một cách thấu đáo và sâu sắc mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp - khâu trung tâm của mọi hoạt động.  Ý nghĩa các con số trong phân tích báo cáo tài chính Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay… Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu cách tính một vài chỉ số tài chính quan trọng. Có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng: Chỉ số thanh toán: các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không? Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào? Chỉ số rủi ro: bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ. Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có. A. Chỉ số thanh toán: Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio): Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Công thức tính : Chỉ số thanh toán hiện hành= tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn Chỉ số thanh toán nhanh ( quick ratio): Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Chỉ số thanh toán nhanh=( tiền mặt+ chứng khoán khả mại+ các khoản phải thu)/ nợ ngắn hạn. Chỉ số tiền mặt: Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả? Chỉ số tiền mặt = (tiền mặt+ chứng khoán khả mại)/ nợ ngắn hạn Chỉ số dòng tiền từ hoạt động: Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động chỉ số dòng tiền hoạt động= dòng tiền hoạt động/ nợ ngắn hạn Chỉ số vòng quay các khoản phải thu: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức. Vòng quay các khoản phải thu= doanh số thuần hàng năm/ các khoản phải thu trung bình Trong đó: các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2 Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu : Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng số ngày trung bình= 365/ vòng quay các khoản phải thu Chỉ số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Vòng quay hàng tồn kho=giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình Trong đó: hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ hàng tồn kho năm nay)/2 Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho: Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày. số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho=365/ vòng quay hàng tồn kho Chỉ số vòng quay các khoản phải trả: Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. vòng quay các khoản phải trả=doanh số mua hàng thường niên/ phải trả bình quân trong đó doanh số mua hàng thường niên= giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ phải trả bình quân=(phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2 Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả: số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả= 365/ vòng quay các khoản phải trả . B. Chỉ số hoạt động: Chỉ số lợi nhuận hoạt động: Lợi nhuận hoạt động được cấu thành bởi lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận đầu tư Lợi nhuận bán hàng: Biên lợi nhuận thuần: Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành. Biên lợi nhuận thuần= lợi nhuận ròng/ doanh thu thuần Trong đó: lợi nhuận ròng= doanh thu thuần- giá vốn hàng bán Biên lợi nhuận hoạt động: Biên lợi nhuận hoạt động= thu nhập hoạt động/ doanh thu thuần Trong đó: thu nhập hoạt động= thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ Biên EBITDA Biên EBITDA= Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ doanh thu thuần Biên EBT: Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp. Biên lợi nhuận truớc thuế= thu nhập trước thuế/ doanh thu Biên lợi nhuận ròng Biên lợi nhuận ròng= thu nhập ròng/ doanh thu Biên lợi nhuận phân phối: Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố định trong mỗi đơn vị hàng bán ra. Biên lợi nhuận phân phối = tổng doanh thu phân phối/ doanh thu Trong đó: doanh thu phân phối = doanh thu – chi phí biến đổi Lợi nhuận đầu tư Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ( ROA): Đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính ROA= thu nhập trước thuế và lãi vay/ tổng tài sản trung bình Trong đó: tổng tài sản trung bình= (tổng tài sản trong báo báo năm trước+ tổng tài sản hiện hành)/2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường ( ROCE): Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ đông ưu đãi. ROCE= (Thu nhập ròng - cổ tức ưu đãi)/ vốn cổ phần thường bình quân Trong đó : vốn cổ phần thường bình quân= (vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước + vốn cổ phần thường hiện tại)/2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE): Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi. ROE=Thu nhập ròng/ tổng vốn cổ phần bình quân Trong đó: vốn cổ phần bình quân= (tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn ( ROTC) Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay ( nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ ROTC = (thu nhập ròng+ chi phí lãi vay)/ tổng vốn trung bình Chỉ số hiệu quả hoạt động: Vòng quay tổng tài sản: Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản . Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Vòng quay tổng tài sản= doanh thu thuần/ tổng tài sản trung bình Vòng quay tài sản cố định: Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định= doanh thu thuần/ tài sản cố định trung bình Vòng quay vốn cổ phần: Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốn cổ phần( bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu. Vòng quay vốn cổ phần= doanh thu thuần/ tổng vốn cổ phần trung bình. C. Chỉ số rủi ro Chỉ số rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh được định nghĩa như là rủi ro liên quan đến những biến động trong doanh thu. Để đo lường rủi ro kinh doanh ngưòi ta dùng nhiều phương thức từ đơn giản đến phức tạp. Phương thức đơn giản: Bốn chỉ số dưới đây đại diện cho phương thức đơn giản trong việc tính toán các chỉ số rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh là rủi ro mà công ty có thể kiếm được ít tiền hơn hoặc tệ hơn là mất tiền khi doanh số giảm xuống. Trong một môi trường có doanh số đang trên đà sụp giảm, một công ty có thể thua lỗ nếu công ty ấy sử dụng chi phí cố định quá nhiều. Nếu phần lớn chi phí trong công ty chỉ là chi phí biến đổi thì nó sẽ ít khi nào rơi vào tình trạng trên. Tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng chi phí cố định và chi phí biến đổi. Do vậy việc hiểu được cấu trúc chi phí cố định của doanh nghiệp thật sự là điều cần thiết khi đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó. Một vài chỉ số thường được sử dụng là : Chỉ số biên lợi nhuận phân phối. Chỉ số này cho biết phần lợi nhuận tăng thêm từ sự thay đổi của mỗi đô la trong doanh thu. Nếu chỉ số biên phân phối lợi nhuận của công ty bằng 20%, sau đó nếu có sự sụp giảm $50.000 trong doanh thu thì sẽ có sự sụp giảm $10.000 trong lợi nhuận Biên phân phối= 1 - (chi phí biến đổi/ doanh thu) Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh (OLE) Chỉ số đòn bẩy kinh doanh được sử dụng để dự đoán bao nhiêu phần trăm thay đổi trong thu nhập và tỷ suất sinh lợi trên tài sản đối với mỗi phần trăm thay đổi trong doanh thu. Nếu doanh nghiệp có OLE lớn hơn 1 thì sau đó đòn bẩy kinh doanh vẫn được duy trì. Nếu OLE bằng 1, sau đó tất cả các chi phí là biến đổi, vì vậy cứ 10% gia tăng trong doanh thu, thì ROA của công ty cũng gia tăng 10% chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh ( OLE)= chỉ số Biên lợi nhuận phân phối/ phần trăm thay đổi trong thu nhập (ROA) Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính( FLE): Công ty sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động, do đó sẽ tạo nên ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và gia tăng tỷ suất sinh lợi cho các cổ đông, thể hiện rủi ro kinh doanh tăng thêm khi doanh thu thay đổi. FLE = thu nhập hoạt động/ thu nhập thuần. Nếu một công ty có FLE bằng 1.33 thì, khi thu nhập hoạt động gia tăng 50% sẽ tạo nên sự gia tăng 67% trong thu nhập ròng. Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE) bằng sự kết hợp giữa OLE và FLE ta có hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE). TLE được xác định bằng: TLE= OLE x FLE Trong ví dụ trước, doanh số gia tăng $50.000, OLE bằng 20% và FLE bằng 1.33. Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tồng thể bằng $13,333, ví dụ, thu nhập ròng sẽ tăng $13.33 cho mỗi $50.000 doanh thu tăng thêm. Chỉ số rủi ro tài chính Các chỉ số về rủi
Tài liệu liên quan