Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Bài 3: Vận chuyển tôm bố mẹ

Tôm sú bố mẹ đƣợc đánh bắt từ biển khơi, từ các ao nuôi tôm quảng canh hoặc nhập khẩu từ nƣớc ngoài đƣợc đƣa theo về trại giống theo hình thức vận chuyển kín (tôm đƣợc chứa trong bao PE bơm oxy, miệng bao đƣợc buộc chặt) hoặc vận chuyển hở (tôm đƣợc chứa trong thùng mốp hoặc thùng nhựa, oxy đƣợc cung cấp bằng máy sục khí qua dây dẫn khí và đá bọt). Các bao hoặc thùng chứa tôm đƣợc vận chuyển bằng đƣờng bộ, đƣờng thủy hoặc hàng không tùy theo điều kiện giao thông (phƣơng tiện, độ dài đoạn đƣờng ). Mục tiêu  Trình bày đƣợc các phƣơng pháp vận chuyển tôm sú bố mẹ.  Vận chuyển tôm sú bố mẹ đúng kỹ thuật, phù hợp với điều kiện tại chỗ.  Đóng bao tôm đúng kỹ thuật.  Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình làm việc.

pdf43 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Bài 3: Vận chuyển tôm bố mẹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 Bài 3. VẬN CHUYỂN TÔM BỐ MẸ Mã bài: MĐ 03-03 Tôm sú bố mẹ đƣợc đánh bắt từ biển khơi, từ các ao nuôi tôm quảng canh hoặc nhập khẩu từ nƣớc ngoài đƣợc đƣa theo về trại giống theo hình thức vận chuyển kín (tôm đƣợc chứa trong bao PE bơm oxy, miệng bao đƣợc buộc chặt) hoặc vận chuyển hở (tôm đƣợc chứa trong thùng mốp hoặc thùng nhựa, oxy đƣợc cung cấp bằng máy sục khí qua dây dẫn khí và đá bọt). Các bao hoặc thùng chứa tôm đƣợc vận chuyển bằng đƣờng bộ, đƣờng thủy hoặc hàng không tùy theo điều kiện giao thông (phƣơng tiện, độ dài đoạn đƣờng). Mục tiêu  Trình bày đƣợc các phƣơng pháp vận chuyển tôm sú bố mẹ.  Vận chuyển tôm sú bố mẹ đúng kỹ thuật, phù hợp với điều kiện tại chỗ.  Đóng bao tôm đúng kỹ thuật.  Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình làm việc. A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ  BaoPE: kích thƣớc 90x60cm  Bao chỉ: kích thƣớc 90x60cm  Dây cao su (dây thun)  Ống cao su bọc chủy tôm: đƣờng kính 5mm, dài 2-3cm  Thùng mốp cách nhiệt: chứa đƣợc 1 bao tôm  Bình khí oxy  Vợt vớt tôm mẹ không gút (đã đƣợc vệ sinh, sát trùng)  Dây sục khí  Máy sục khí pin 31 Bao PE Bao chỉ Dây cao su (dây thun) Ống cao su bọc chủy tôm Thùng xốp Thùng carton 32 Vợt vớt tôm mẹ Dây sục khí Bình khí oxy Máy sục khí pin Hình 3.3.1. Dụng cụ để vận chuyển tôm bố mẹ 2. Vận chuyển kín Vận chuyển kín là hình thức giữ tôm trong các bao bì kín với nguồn oxy hòa tan vào nƣớc trong bao bì chủ yếu đƣợc bơm từ các bình khí oxy áp lực cao sau khi đuổi hết không khí (chứa 20% oxy) ra khỏi bao trƣớc khi vận chuyển. Bao bì chứa tôm phổ biến là các bao PE trong với nhiều kích thƣớc khác nhau. Với tôm bố mẹ, thƣờng sử dụng bao PE 80-120 x 40-60cm dày hoặc 2 bao lồng vào nhau. Lƣợng nƣớc cho vào bao thƣờng khoảng 1/4-1/3 thể tích bao sau khi bơm căng. Có thể cho nƣớc đá vào bao PE nhỏ, buộc chặt miệng bao và cho vào bao tôm để duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20-240C mà không làm giảm độ mặn của nƣớc trong bao. 33 Nếu bao tôm đƣợc đặt trong thùng mốp hay thùng giấy, có thể cho nƣớc đá vào bao PE nhỏ, buộc chặt miệng bao rồi đặt vào trong thùng. Hình thức này thƣờng áp dụng để vận chuyển tôm bố mẹ với thời gian vận chuyển ngắn (dƣới 6 giờ). 2.1. Đóng bao Các bƣớc thực hiện  Lồng 2 bao PE vào nhau. . Lồng 2 bao vào nhau  Bọc bên ngoài bằng bao chỉ nếu không vận chuyển bằng thùng mốp hay thùng carton. Bao chỉ bọc bên ngoài để bảo vệ bao tôm và giúp tôm không hoảng sợ. Bao chỉ bên ngoài bao PE  Cuộn miệng 2 bao lại. Cuộn miệng bao 34  Cho nƣớc sạch vào khoảng 1/4-1/3 thể tích bao bơm căng (7-10l nƣớc). Nƣớc vận chuyển tôm có độ mặn, pH bằng với nƣớc đang chứa tôm. Chênh lệch nhiệt độ giữa 2 môi trƣờng nƣớc không quá 1 0 C. Cho nƣớc vào bao Có thể sử dụng nƣớc trong môi trƣờng chứa cũ để vận chuyển tôm bố mẹ sau khi đã để lắng, loại bỏ các chất lơ lửng trong nƣớc.  Cho tôm bố mẹ vào bao sau khi đã gắn ống cao su vào mũi chủy tôm. Mật độ tôm cho vào bao là 2-4 con/bao. Gắn ống cao su vào mũi chủy Cho tôm vào bao 35  Túm miệng bao, ép bao xuống để đuổi hết không khí trong bao ra.  Cho dây dẫn oxy vào đến đáy bao. Đè ép bao  Bơm từ từ oxy vào bao trong khi tay vẫn nắm nhẹ bao. Thả dần tay theo độ căng của bao đến khi gần đến miệng bao.  Ngừng bơm, rút dây dẫn oxy ra khỏi bao. Bơm oxy  Cuộn xoắn miệng bao PE trong sao cho bao thật căng, cột miệng bao bằng dây cao su. Cuộn xoắn và cột bao trong 36  Cuộn xoắn miệng bao PE ngoài, cột miệng bao bằng dây cao su.  Dùng tay đè nhẹ lên bao tôm, nếu bao căng, đàn hồi là đạt yêu cầu. Cuộn xoắn và cột bao ngoài  Đặt bao tôm vào thùng mốp hay carton, đây nắp và cho lên phƣơng tiện vận chuyển. Đặt bao tôm vào thùng mốp Hình 3.3.2. Các bước đóng bao tôm Lƣu ý: Tuyệt đối không đƣợc hút thuốc khi đang bơm oxy bao tôm vì tàn thuốc có thể làm chảy bao PE và gây nổ. 2.2. Chọn phương tiện vận chuyển tôm bố mẹ 2.2.1. Phƣơng tiện vận chuyển bộ Gồm có xe tải có trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ, xe lạnh (xe bảo ôn) để chủ động điều chỉnh nhiệt độ nƣớc trong bao tôm trong quá trình vận chuyển. Vận chuyển tôm bố mẹ bằng xe tải, xe lạnh đƣợc thực hiện khi giao thông đƣờng bộ thuận tiện (không dằn xóc), đoạn đƣờng tƣơng đối xa (không nên quá 300km để thời gian vận chuyển không quá 6 giờ). Phƣơng tiện này đƣợc xem là thích hợp nhất. 37 Hình 3.3.3. Xe tải chở tôm bố mẹ Hình 3.3.4. Xe lạnh (xe bảo ôn) chở tôm bố mẹ 2.2.2. Phƣơng tiện vận chuyển thủy Vận chuyển bằng ghe, ca nô đƣợc thực hiện khi giao thông thủy thuận lợi (luồng lạch thông suốt, không bị ảnh hƣởng của nƣớc lớn, ròng), đoạn đƣờng vận chuyển không quá dài. Ghe, ca nô có thể chở tôm bố mẹ theo cả 2 hình thức vận chuyển kín và hở 38 2.2.3. Vận chuyển hàng không Thực hiện khi phải chuyển tôm bố mẹ sang các miền khác (từ miền Tây Nam bộ ra các tỉnh miền Trung, Bắc). Tôm bố mẹ đƣợc đóng bao, cho vào các thùng mốp, dán keo kín nắp thùng. Nắp thùng có nhãn ghi rõ “Tôm bố mẹ”. Cần tham khảo thêm quy định của hãng hàng không về quy định vận chuyển vật sống. Hình 3.3.5. Thùng xốp chứa bao tôm Phƣơng tiện vận chuyển này tuy nhanh nhƣng chi phí rất cao. 2.3. Tổ chức vận chuyển Thời gian vận chuyển không quá 6 giờ. Nếu quá thời gian trên, cần phải thay nƣớc, đóng bao lại. Nên vận chuyển lúc sáng sớm, chiều mát hoặc tối. Nên đặt bao tôm vào thùng mốp hoặc thùng giấy để hạn chế va chạm và tránh các tác động của môi trƣờng (ánh sáng, nhiệt độ, tiếng động) tác động xấu đến tôm bố mẹ. Nhiệt độ vận chuyển khoảng 20-240C. Thực hiện bằng cách sử dụng xe có trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ. Nếu phải vận chuyển tôm bố mẹ bằng xe tải thƣờng, cho nƣớc đá vào bao PE buộc chặt miệng và cho vào thùng chứa bao tôm. Kiểm tra đơn giản nhiệt độ nƣớc bao tôm bằng cách dùng keo dán cố định nhiệt kế vào bên ngoài bao PE và đọc kết quả sau 5-10 phút. Điều chỉnh nhiệt độ nƣớc bằng cách cho thêm hoặc giảm bớt các bao nƣớc đá trong thùng. Thƣờng xuyên kiểm tra độ căng của bao. Nếu bao mềm, phải bơm oxy lại. Hạn chế dằn xóc khi vận chuyển. Ghi nhớ: Vận chuyển tôm bố mẹ trong bao với mật độ 2-4 con/bao (bao chứa 7-10l nƣớc, chiếm khoảng 1/4-1/3 thể tích bao bơm căng, thời gian vận chuyển không quá 6 giờ, nhiệt độ nƣớc trong bao khoảng 20-240C). 39 3. Vận chuyển hở Là hình thức vận chuyển mà oxy hòa tan vào nƣớc chứa tôm trực tiếp từ không khí hay từ máy sục khí hoặc có sự trao đổi nƣớc giữa vật chứa tôm với nƣớc bên ngoài. Vật chứa tôm phổ biến là các thùng mốp, thùng nhựa. Lƣợng nƣớc cho vào thùng chứa thƣờng là ½ thể tích thùng. Cung cấp oxy vào nƣớc bằng máy sục khí dùng pin trong quá trình vận chuyển, 1 dây sục khí/thùng. Mật độ tôm bố mẹ trong thùng là 1-2 con/thùng. Đậy nắp thùng trong thời gian vận chuyển để hạn chế tôm bị sốc. Hình 3.3.6. Đưa tôm mẹ vào thùng xốp để vận chuyển Duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20-240C bằng cách sử dụng xe lạnh hoặc xe tải có trang bị hệ thống điều hòa không khí. Hoặc có thể dùng nƣớc đá cho vào trong bao PE, buộc chặt và cho vào thùng chứa tôm. Kiểm tra nhiệt độ nƣớc trong thùng bằng nhiệt kế và điều chỉnh bằng cách tăng hay giảm túi nƣớc đá trong thùng. Thay nƣớc 6 giờ/lầnnếu thời gian vận chuyển dài. Thực hiện nhƣ sau:  Dùng ca múc hoặc dùng ống nhựa hút khoảng 1/3 đến ½ mức nƣớc trong thùng.  Cho từ từ nƣớc biển có cùng độ mặn vào thùng đến mức nƣớc cũ. Hình thức này còn có thể áp dụng để vận chuyển tôm bố mẹ từ nơi đánh bắt vào bờ hoặc các trại gần bờ, hạn chế sự thay đổi môi trƣờng nƣớc chứa tôm. Ghi nhớ: Vận chuyển tôm bố mẹ bằng thùng mốp hoặc thùng nhựa với mật độ 1-2 con/thùng, có sục khí, nhiệt độ nƣớc khoảng 20-240C, thay nƣớc sau 6 giờ vận chuyển. 4. Xử lý tôm bố mẹ trƣớc khi thả vào bể nuôi  Chuyển tôm sú bố mẹ và nƣớc trong bao ra thau lớn có sục khí (nếu vận chuyển kín bằng bao) hoặc tiếp tục giữ tôm trong thùng chứa nếu vận chuyển hở.  Gỡ bỏ ống cao su ở chủy tôm.  Để yên khoảng 1-2 giờ để tôm phục hồi sức khỏe. 40  Tắm sát trùng tôm bằng dung dịch formol 25-50ppm trong 15- 30 phút hoặc dung dịch iod 20ppm trong khoảng 10 phút. Có thể thực hiện đơn giản nhƣ sau: Giữ trong thau tôm 10 lít nƣớc. Dùng ống tiêm 1ml hút 0,25- 0,5ml formol hoặc 0,2ml iod cho vào thau. Sục khí nhẹ trong suốt thời gian tắm tôm theo nguyên tắc “nồng độ cao, thời gian xử lý ngắn” và ngƣợc lại. Hình 3.3.7. Tắm tôm trong dung dịch iod  Cân bằng nhiệt độ, độ mặn và pH của nƣớc trong thau và trong bể nuôi cách ly bằng cách cho từ từ nƣớc trong bể vào thau.  Chuyển tôm vào bể nuôi cách ly bằng vợt. Bể nuôi cách ly có điều kiện nƣớc và đƣợc che bạt nhƣ bể nuôi vỗ thành thục.  Tiến hành kiểm dịch tôm trong thời gian nuôi cách ly nếu tôm chƣa đƣợc kiểm dịch theo hƣớng dẫn của các cơ sở kiểm dịch thủy sản.  Loại bỏ tôm bố mẹ mang mầm bệnh đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), còi (MBV), teo gan tụy (HPV), bệnh hoại tử dƣới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) hoặc bệnh phát sáng, đen mang do vi khuẩn.  Chuyển tôm sang bể nuôi vỗ thành thục sau khoảng 2-3 ngày nuôi cách ly nếu tôm khỏe (hoạt động nhanh, háu ăn, màu tƣơi sáng, vỏ cứng, phụ bộ nguyên vẹn) và không mang mầm bệnh theo kết quả kiểm dịch. Ghi nhớ: Tắm sát trùng tôm bố mẹ bằng formol 25-50ppm trong 15-30 phút hoặc iod 20ppm trong khoảng 10 phút và nuôi cách ly 2-3 ngày trƣớc khi chuyển tôm khỏe vào bể nuôi vỗ thành thục. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Trình bày các phƣơng pháp vận chuyển tôm sú bố mẹ 41 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành 3.3.1. Đóng bao tôm bố mẹ  Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việcđóng bao tôm đúng kỹ thuật.  Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Tôm sú bố mẹ hoặc tôm sú cỡ 50-100g 2 con + Bao PE: kích thƣớc 90x60cm 2 cái + Bao chỉ: kích thƣớc 90x60cm 1 cái + Dây cao su (dây thun) 10 sợi +Ống cao suđƣờng kính 5mm, dài 2-3cm 2 cái + Thùng mốp cách nhiệt 1 cái + Bình khí oxy 1 bình + Vợt vớt tôm mẹ 1 cái  Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.  Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bƣớc đã đƣợc hƣớng dẫn tại mục 2.1. Đóng bao.  Thời gian hoàn thành: 2 giờ  Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Bao tôm đƣợc đóng đúng cách. 2.2. Bài thực hành 3.3.2. Vận chuyển (kín hở) tôm bố mẹ bằng xe tải  Mục tiêu: Vận chuyển tôm sú bố mẹ đúng kỹ thuật,phù hợp với điều kiện tại chỗ.  Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Tôm sú bố mẹ hoặc tôm sú cỡ 50-100g 2 con + Bao tôm sú bố mẹ 1 bao + Thùng mốp cách nhiệt 1 thùng + Máy sục khí pin 1 máy + Dây sục khí 1-2 dây + Nhiệt kế 1 cái + Xe tải hoặc xe lạnh 42  Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3-5 học viên. Bố trí cho mỗi nhóm học viên thực hành phụ trách vận chuyển tôm sú bố mẹ theo hình thức vân chuyển kín hoặc hở với phƣơng tiện vận chuyển là xe tải hoặc xe lạnh.  Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo hƣớng dẫn tại mục 2.3. Tổ chức vận chuyển (nếu vận chuyển bao tôm bố mẹ) hoặc theo hƣớng dẫn tại mục 3. Vận chuyển hở (nếu vận chuyển tôm bố mẹ theo hình thức hở). Các nhóm quan sát, nhận xét lẫn nhau về quá trình vận chuyển tôm bố mẹ.  Thời gian hoàn thành: 5 giờ  Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Tôm khỏe sau quá trình vận chuyển. 2.3. Bài thực hành 3.3.3. Xử lý sát trùng tôm bố mẹ  Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việcsát trùng tôm bố mẹ đúng kỹ thuật trƣớc khi đƣa vào trại.  Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Tôm bố mẹ 1-2 con + Thau 40-60cm 1 cái + Dây sục khí 1 dây + Ống tiêm 1ml 1 cái + Formol hoặc iod 100ml + Nƣớc biển đã xử lý  Cách thức tiến hành:chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3-5 học viên.  Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo hƣớng dẫn tại mục 4.Xử lý tôm bố mẹ trƣớc khi thả vào bể nuôi  Thời gian hoàn thành: 1 giờ  Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Dung dịch formol đƣợc pha đúng nồng độ. Tôm bố mẹ đƣợc xử lý đúng kỹ thuật. 43 C. Ghi nhớ Lƣợng nƣớc cho vào bao tôm bố mẹ khoảng 1/4-1/3 thể tích bao sau khi bơm căng. Duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20-240C. Thời gian vận chuyển không quá 6 giờ. Nếu quá thời gian trên cần phải thay nƣớc, đóng bao lại. 44 Bài 4. NUÔI VỖ THÀNH THỤC Mã bài: MĐ 03-04 Tôm sú bố mẹ đƣa vào nuôi vỗ thành thục là tôm đƣợc đánh bắt từ biển khơi, từ các ao nuôi tôm quảng canh hoặc nhập khẩu từ nƣớc ngoài đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về khối lƣợng, ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động, bộ phận sinh dục ngoài (túi chứa tinh, petasma), không mang mầm bệnh. Tôm cái có buồng trứng đạt giai đoạn II, III. Sau 3-4 ngày nuôi vỗ, tôm cái đƣợc cắt mắt để thúc đẩy nhanh buồng trứng đạt giai đoạn IV nếu tôm khỏe mạnh, chƣa đến kỳ lột xác. Mục tiêu:  Trình bày đƣợc kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ.  Thực hiện đƣợc các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ.  Chuẩn bị đƣợc thức ăn nuôi tôm bố mẹ.  Thực hiện đƣợc cắt mắt tôm mẹ đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Thả tôm Thả tôm vào bể nuôi vỗ thành thục sau khi đƣợc sát trùng và nuôi cách ly 2-3 ngày, không có dấu hiệu bệnh (hoạt động kém, bỏ ăn, thân chuyển màu đỏ, vỏ mềm...). Hình 3.4.1. Hình dạng ngoài tôm khỏe Thực hiện thả tôm vào bể nhƣ sau:  Kiểm tra sự tƣơng đồng của nƣớc trong bể nuôi cách ly và bể nuôi vỗ thành thục: Nhiệt độ chênh lệch ít hơn 10C pH chênh lệch không quá 0,5 Độ mặn chênh lệch không quá 2‰  Dùng vợt vớt tôm trong bể nuôi cách ly vào thau, xô chứa sẵn nƣớc. 45  Chuyển thau, xô chứa tôm sang bể nuôi vỗ thành thục.  Vớt tôm từ thau, xô bằng vợt và thả vào bể nuôi vỗ thành thục. Mật độ nuôi thƣờng từ 2-4 con/m2hay400-500g/m2. Ví dụ: Tôm có trọng lƣợng 150g/con, không nuôi quá 3 con/m2. Tôm có trọng lƣợng 200g/con, không nuôi quá 2 con/m2. Tỷ lệ đực/cái là 1/1-2. Một số trại giống không nuôi vỗ tôm đực. Khi có tôm cái sắp lột xác, tôm đực thành thục mới đƣợc mua, đƣa vào bể để chuẩn bị cấy tinh nếu tôm không giao vĩ tự nhiên đƣợc. Cách nuôi này làm giảm chi phí sản xuất nhƣng không chủ động đƣợc tôm đực. Ghi nhớ: Mật độ nuôi vỗ tôm bố mẹ thƣờng từ 2-4 con/m2 hay 400-500g/m2. 2. Cho tôm ăn Thức ăn cho tôm gồm:  Nhóm thân mềm nhƣ hàu, sò, nghêu, mực Hàu Sò 46 Nghêu Mực (ảnh nhỏ là mực lột da, cắt sợi) Hình 3.4.2. Nhóm thân mềm là thức ăn cho tôm Nhóm thức ăn thân mềm chứa nhiều a xít béo có tác dụng tốt trong quá trình phát triển buồng trứng của tôm. Hàu, sò, nghêu còn sống, đƣợc gỡ lấy thịt, bỏ nội tạng, cắt thành sợi. Mực phải tƣơi tốt, bỏ đầu, da, nội tạng,cắt sợi mảnh. Sau đó, rửa nƣớc sạch để loại bỏ nƣớc dịch, hạn chế ô nhiễm bể nuôi khi cho tôm ăn.  Nhóm giáp xác nhƣ tôm, ghẹ, cua, ốc mƣợn hồn Tôm Ghẹ 47 Cua Hình 3.4.3. Nhóm giáp xác là thức ăn cho tôm Tôm, cua, ghẹ phải còn tƣơi tốt đƣợc bỏ vỏ, gỡ lấy thịt. Ốc mƣợn hồn đƣợc đập bể vỏ, bẻ bỏ cặp càng cứng, giữ sống. Xử lý sát trùng bằng formol 50-100ppm trong 15-30 phút đối với thức ăn là nhóm giáp xác do nhóm này có thể mang mầm bệnh (điển hình là bệnh đốm trắng ở tôm) và truyền cho tôm bố mẹ. Pha dung dịch formol 100ppm để xử lý thức ăn: - Cho 10l nƣớc sạch vào thau. Cho nước sạch vào thau - Dùng ống tiêm hút 1ml (1cc) formol cho vào thau Cho formol vào thau 48 - Cho dây sục khí vào thau nếu để xử lý sát trùng ốc mƣợn hồn. Cho dây sục khí vào thau Hình 3.4.4. Chuẩn bị dung dịch formol để xử lý thức ăn Cho ăn 3 lần trong ngày: 7-8 giờ, 16-17 giờ và 22-23 giờ. Rải thức ăn gần chỗ tôm nằm. Sau 1-2 giờ, kiểm tra, vớt bỏ thức ăn thừa. Lƣợng cho ăn hàng ngày bằng 10- 15% tổng khối lƣợng đàn tôm mẹ. Khi tôm lột xác, cho ăn3-5% khối lƣợng cơ thể tôm. Hình 3.4.5. Tôm ăn mực cắt sợi (Tôm sắp lột xác thƣờng nằm yên ở góc bể, không ăn, vỏ thô cứng, dày hơn). Ví dụ: Trong bể nuôi vỗ thành thục có 10 tôm mẹ, khối lƣợng bình quân của tôm là 180g/con. Tổng khối lƣợng đàn tôm mẹ là: 180g/con x 10 con = 1.800g Lƣợng thức ăn cho đàn tôm mẹ mỗi ngày: 1.800g x (10-15) / 100 = 180- 270g Lƣợng thức ăn cho đàn tôm mẹ mỗi lần là 60-90g. 49 Thƣờng xuyên thay đổi thức ăn để kích thích tính háu ăn của tôm. Thức ăn thay đổi là gan bò, gan heo. Gan heo, bò đƣợc cắt lát mỏng, rửa sạch, cho ăn. Hình 3.4.6. Gan heo Ghi nhớ: Cho tôm bố mẹ ăn 3 lần trong ngày với lƣợng thức ăn mỗi ngày bằng 10- 15% tổng khối lƣợng đàn tôm. 3. Cắt mắt tôm Cắt mắt nhằm phá hủy cơ quan sản xuất ra chất nội tiết ức chế sự phát triển của buồng trứng nằm ở cuống mắt tôm, thúc đẩy nhanh quá trình thành thục của buồng trứng, rút ngắn thời gian nuôi vỗ, chủ động trong kế hoạch cho tôm mẹ đẻ. Khi cắt mắt tôm, chất nội tiết ức chế sự phát triển của buồng trứng giảm đi, buồng trứng thành thục nhanh hơn. Chỉ cắt một bên mắt vì cắt cả hai mắt sẽ làm rối loạn hoạt động sống bình thƣờng của tôm. Không cần cắt mắt tôm đực vì tôm đực dễ thành thục trong điều kiện nuôi vỗ. Hình 3.4.7. Cuống mắt tôm 50 3.1. Quy trình thực hiện 3.2. Chọn tôm Tôm sú mẹ chọn cắt mắt đạt các yêu cầu: Khối lƣợng cơ thể không dƣới 150g. Buồng trứng ở giai đoạn II-III. Cơ thể nguyên vẹn, cân đối. Màu sắc tự nhiên, sáng đẹp, không có màu đỏ sẫm. Khỏe mạnh, đang ở giữa 2 kỳ lột xác (đã lột xác 5-7 ngày, vỏ cứng, trơn láng, không thô ráp hoặc nứt). Hình 3.4.8. Tôm sú mẹ Tôm khỏe thƣờng háu ăn, phản ứng nhanh khi gặp thức ăn, vỏ tôm có màu tự nhiên, mắt tôm màu đỏ rực khi phản chiếu ánh đèn. Tôm yếu phản ứng chậm chạp khi gặp thức ăn, vỏ có màu hồng, đỏ, đỏ bầm, mắt đỏ đục mờ. Tôm sắp lột xác thƣờng nằm yên, không ăn, vỏ thô cứng, dày hơn, không có cảm giác trơn láng khi cầm tôm. Chọn tôm cái Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị tôm cái Cắt mắt tôm cái Kiểm tra tôm cái cái 51 3.3. Chuẩn bị dụng cụ  Thau nhựa đƣờng kính 40-60cm Thau để chứa tôm cái khi cắt mắt. Cho nƣớc biển sạch, đã qua xử lý, pH, độ mặn nhƣ trong bể nuôi vỗ vào thau. Cho một ít nƣớc đá vào thau để hạ nhiệt độ nƣớc còn 18-200C.  Ống nhựa Có đƣờng kính 30-40mm đƣợc vát ½ dọc chiều dài ống hoặc một phần ống. Ống nhựa dùng để cố định tôm cái trƣớc khi cắt mắt. Ống nhựa giữ tôm  Dao mổ Dùng để xẻ cầu mắt tôm trong cách xẻ cầu mắt và ép ra ngoài các chất chứa trong cuống mắt. Dao mổ  Lƣỡi lam Dùng thay cho dao mổ. Lƣỡi lam  Kéo Dùng để cắt bỏ cuống mắt tôm. Kéo 52  Kẹp Dùng trong cách đốt cuống mắt bằng kẹp nung nóng. Kẹp  Đèn cồn Dùng để nung nóng, sát trùng kẹp, kéo Nung kẹp ở 2/3 chiều cao ngọn lửa tính từ tim đèn lên (lửa có màu xanh) là khu vực có nhiệt độ cao nhất. Đậy nắp để tắt đèn cồn khi không sử dụng. Không dùng miệng thổi để tắt đèn. Đèn cồn  Dây thun Dùng để cột cuống mắt tôm. Cắt sợi dây thun tròn thành sợi dài rồi thắt nút. . Dây thun Hình 3.4.9. Dụng cụ cắt mắt tôm 53 Ngoài ra, còn sử dụng nƣớc đá để hạ nhiệt độ nƣớc trong thau chứa tôm cái. Nƣớc đá sạch, không nhiễm bẩn. Hình 3.4.10. Nước đá 3.4. Chuẩn bị tôm cái Vớt tôm cái đã chọn ra khỏi bể nuôi vỗ bằng vợt Vớt tôm cái Bọc tôm bằng khăn lông mềm, ẩm. Bọc tôm bằng khăn Cố định tôm trong ống nhựa bằng dây hay khăn ẩm. Cho tôm vào ống nhựa 54 Đặt tôm vào thau nƣớc chứa nƣớc đá trong vài phút để tôm giảm bớt hoạt động và ít bị sốc trƣớc khi tiến hành cắt mắt. Tuy nhiên, do thao tác cắt mắt đơn giản, nhanh nên trong thực tế sản xuất, tôm thƣờng đƣợ
Tài liệu liên quan