Sản xuất nông nghiệp ngày nay dần trờ thành tiêu điểm quan tâm không những
trên phạm vi quốc gia mà còn trên qui mô toàn cầu. Sản xuất nông nghiệp Việt
Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao
động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa chú trọng đúng
mức việc bảo vệ môi trường. Sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng
nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường
đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói
riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng
dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế
các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi
trường.
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có
nhiều tiến bộ vượt trội và đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Trong tương lai, ĐBSCL được định hướng phát triển thành vùng chuyên canh
hàng hoá. Việc thâm canh cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, song bên cạnh
đó cũng gây ra nhiều bất lợi đối với môi trường và sự phát triển bền vững. Trong
khi đó, nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp thải ra trong quá trình sản xuất
nông nghiệp và chế biến nông sản của Việt Nam ước tính trên 50 triệu tấn mỗi
năm. Nguồn phế thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm lên đến hàng ngàn tấn.
Lượng phế thải này phần lớn là những hợp chất hữu cơ giàu carbon và các nguyên
tố khoáng đa vi lượng. Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị lý tưởng cho sản xuất
các dạng chế phẩm sinh học cũng như phân hữu cơ sinh học chất lượng cao phục
vụ sản xuất nông nghiệp.
6 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Vai trò của phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp sạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP SẠCH
Võ Thị Gương1, Nguyễn Văn Nhật2, Nguyễn Thị Kim Phượng1
1 Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp & SHƯD, ĐHCT
2 Viện Nghiên cứu và Phát triển Đồng bằng, ĐHCT
Giới thiệu
Sản xuất nông nghiệp ngày nay dần trờ thành tiêu điểm quan tâm không những
trên phạm vi quốc gia mà còn trên qui mô toàn cầu. Sản xuất nông nghiệp Việt
Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao
động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa chú trọng đúng
mức việc bảo vệ môi trường. Sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng
nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường
đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói
riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng
dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế
các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi
trường.
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có
nhiều tiến bộ vượt trội và đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Trong tương lai, ĐBSCL được định hướng phát triển thành vùng chuyên canh
hàng hoá. Việc thâm canh cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, song bên cạnh
đó cũng gây ra nhiều bất lợi đối với môi trường và sự phát triển bền vững. Trong
khi đó, nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp thải ra trong quá trình sản xuất
nông nghiệp và chế biến nông sản của Việt Nam ước tính trên 50 triệu tấn mỗi
năm. Nguồn phế thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm lên đến hàng ngàn tấn.
Lượng phế thải này phần lớn là những hợp chất hữu cơ giàu carbon và các nguyên
tố khoáng đa vi lượng. Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị lý tưởng cho sản xuất
các dạng chế phẩm sinh học cũng như phân hữu cơ sinh học chất lượng cao phục
vụ sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp sạch, dựa trên các kiến thức khoa học kết hợp với sự màu mỡ của đất
đai và các biện pháp cải tạo đất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và việc sử
dụng đất lâu dài. Bên cạnh đó, vai trò của quan trọng đặc biệt của chất hữu cơ đối
với độ phì nhiêu của đất đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Chất hữu cơ góp
phần cải thiện đặc tính vật lý, hoá học cũng như sinh học đất và cung cấp nhiều
dưỡng chất quan trọng cho cây trồng (Alesandrova, 1949; Whalen & Chang, 2002;
Sheppherd & et al, 2002). Việc cung cấp các nguyên tố vi lượng, các dưỡng chất
từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây
ngon ngọt và ít sâu bệnh hơn. Bón phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho
hoạt động của vi sinh vật đất: Các quá trình chuyển hoá, tuần hoàn dinh dưỡng
trong đất, sự cố định đạm, sự nitrat hoá, sự phân huỷ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
cũng như ức chế sự hoạt động của các loài vi sinh vật gây bất lợi cho cây trồng.
1. Nông nghiệp sạch - vai trò của phân hữu cơ vi sinh trong cải thiện năng
suất và chất lượng nông sản
Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý
sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp,
giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khoẻ con người và vật
nuôi.
Trước nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực, việc lạm dụng phân bón và hoá
chất bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang trở thành vấn đề cần
được quan tâm cải thiện. Bện cạnh việc bảo đảm mục tiêu anh ninh lương thực,
cần chú ý phát triển nền nông nghiệp sạch nhằm đóng góp vào việc cung cấp các
sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việc canh tác
nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu và
phân hoá học đồng thời có thể đa dạng hoá mùa vụ và canh tác theo hướng bền
vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ còn có thể
xuất khẩu với giá cao hơn.
Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), nền nông nghiệp hữu cơ có khả
năng đảm bảo đủ nguồn cung cấp lương thực nuôi sống dân số trên thế giới hiện
nay song song với việc giảm thiểu những tác động có hại cho môi trường.
Các nguyên tắc cơ bản của canh tác hữu cơ do IFOAM (International Federation
of Organic Agriculture Movements) trình bày năm 1992 như sau:
- Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng;
- Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao
gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi;
- Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn;
- Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông nghiệp
có tổ chức tại đại phương;
- Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông
nghiệp gây ra;
- Duy trì đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực
quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống
thiên nhiên hoang dã.
* Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh lên năng suất và chất lượng cây trồng
Năng suất trái dưa leo trồng tại Thốt Nốt biến động trong khoảng 15,2 –
19,8 tấn/ha. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh bả bùn mía, kết hợp nấm Trichoderma-
ĐHCT (BBM-Trico) 15 tấn/ha kết hợp tưới dung dịch N cấp II vẫn giữ được năng
suất không khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức nông dân mặc dù nông dân sử
dụng rất nhiều lượng phân hoá học. Mặc dù năng suất có thấp hơn nhưng các
nghiệm thức sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ vi sinh mang lại kết quả trong thực tế
sản xuất cho vùng thâm canh rau màu là rất lớn, giúp giảm 300 kg Urê, 1000 kg
Super P và 250 kg KCl so với bón phân vô cơ theo nông dân. Với kết quả này cho
thấy hiệu quả rõ ràng về hiệu quả và tiềm năng của việc sử dụng hoàn toàn phân
hữu cơ vi sinh (BBM-Trico) kết hợp với dung dịch vi khuẩn cố định đạm
Gluconacetobacter diazotrophicus vào sản xuất rau màu là có triển vọng trong
việc nâng cao năng suất cũng như phẩm chất do hoàn toàn không sử dụng phân
hóa học.
0
5
10
15
20
25
30
NT1 NT2 NT3 NT4
nghiệm thức
N
ăn
g
s
u
ất
d
ư
a
le
o
(
tấ
n
/h
a) a
ab b
a
Hình 1. Năng suất dưa leo an toàn trồng trên đất phù sa Thốt Nốt, TP Cần
Thơ
NT1: Bón phân vô cơ theo nông dân 270N-240P2O5-150 K2O
NT2: Bón phân vô cơ theo khuyến cáo 120N-60 P2O5-80 K2O
NT3: 15tấn BBM-Trico + tưới dung dịch N cấp II
NT4: 10tấn BBM-Trico + tưới dung dịch N cấp II
* Phân hữu cơ vi sinh và vấn đề lưu tồn nitrate (NO3
-) trong nông sản
Kết quả trình bày ở bảng 1 cho thấy, hàm lượng nitrate trong trái dưa leo tươi khác
biệt có ý nghĩa giữa bón phân vô cơ theo nông dân và các nghiệm thức bón phân
hữu cơ vi sinh BBM-Trico. Tuy nhiên hàm lượng nitrate trong trái dưa leo tươi
của hai nghiệm thức này thấp hơn ngưỡng cho phép của WHO/FAO là 150 mg/kg
sản phẩm dưa leo tươi. Với kết quả này cho thấy khi tăng cường sử dụng phân
BBM-Trico rất cần phải giảm lượng phân đạm vô cơ bón kết hợp nhằm vừa nâng
cao năng suất và vừa giảm thấp hàm lượng NO3
- trong rau trái tươi. Kết quả này
phù hợp với kết luận đưa ra bởi Vogtmann et al (1993), và Poudel et al (2002)
cho rằng nitrate cao nhất do bón phân hoá học, có thể là thuộc tính của những
phân khoáng dễ hoà tan và đạm ngay lập tức sớm hữu dụng cho cây trồng hấp thụ
sau khi bón. Mặt khác N của phân bón hữu cơ phóng thích dinh dưỡng chậm hơn.
Với kết quả thí nghiệm của các nhà nghiên cứu cho chúng ta khẳng định việc sử
dụng phân hữu cơ vi sinh có kiểm soát chất lượng đầu vào, chắc chắn làm gia tăng
năng suất và phẩm chất nông sản phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch
hiện nay trên thế giới
Bảng 1. Hàm lượng nitrate (mg NO3
-/kg) trong trái dưa leo tươi trồng tại
Thốt Nốt
Nghiệm thức Hàm lượng nitrate
Nông dân: 270N-240P2O5-150 K2O 24,6 a
Khuyến cáo:120N-60 P2O5-80 K2O 21 b
15 tấn BBM-Trico + Tưới dung dịch N cấp II 19,6 b
10 tấn BBM-Trico + Tưới dung dịch N cấp II 17,7 c
CV (%) 5,6
F **
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%,
2. Phân hữu cơ vi sinh trong đặc tính sinh học đất
Phân bón hữu cơ có bổ sung vi sinh vật có lợi là sản phẩm được sản xuất từ
các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với
mật độ đạt tiêu chuẩn qui định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, môi
trường sinh thái và chất lượng nông sản. Bên cạnh việc cải thiện năng suất cây
trồng cũng như phẩm chất nông sản (mà biểu hiện rõ nhất thông qua chỉ số dư tồn
nitrate trong sản phẩm), hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh còn thể hiện qua việc cải
thiện tính chất đất bao gồm đặc tính vật lý, hoá học và sinh học đất.
Chất hữu cơ còn là nguồn thức ăn cho các loài sinh vật sống trong đất. Phần
lớn vi sinh vật trong đất thuộc nhóm hoại sinh. Nguồn thức ăn chủ yếu của nhóm
này là dư thừa và thải thực vật. Cung cấp chất hữu cơ giúp duy trì nguồn thức ăn,
tạo điều kiện phát triển sinh khối, đa dạng chủng loại và kiềm hãm sự gia tăng của
các loài vi sinh vật có hại.
Duy trì thế cân bằng vi sinh vật có lợi trong đất chủ yếu là bảo vệ và cân
bằng vi sinh vật có ích, cũng như các loài thiên địch có lợi trên đồng ruộng. Do đó,
thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất cũng như các nguồn vi sinh vật có lợi
để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển hạn chế mầm bệnh. Việc bón phân
hữu cơ có bổ sung nguồn vi sinh vật đất như nấm Trichoderma sẽ làm giảm tác
nhân gây bệnh thối rễ trên cà chua và ớt, bổ sung các nguồn vi sinh vật cố định
đạm và hoà tan lân, tăng cường nguồn phân đạm cố định được và các hợp chất lân
kém hoà tan trong đất trở thành những dạng hữu dụng, dễ tiêu cho cây trồng.
Kết quả trình bày ở Bảng 2 cho thấy hiệu quả kiểm soát bệnh của phân hữu cơ
BBM-Trico trong đất giúp giảm đáng kể bệnh héo dây trên dưa leo (Cucumis
sativus). Kết quả cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức có sử
dụng phân hữu cơ vi sinh BBM-Trico so với các nghiệm thức chỉ sử dụng phân
hóa học trong việc giảm tỉ lệ dây dưa leo bị bệnh ở các giai đoạn 40, 45 và 50
ngày sao khi gieo. Mật số Trichoderma trong đất sau thí nghiệm tại các nghiệm
thức có sử dụng phân hữu cơ vi sinh BBM-Trico cũng cao hơn, khác biệt có ý
nghĩa so với các nghiệm thức không sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Bệnh héo rũ
trên dưa leo do Pythium sp. là bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng trong nông nghiệp.
Việc bổ sung nấm Trichoderma vào phân hữu cơ vi sinh giúp hỗ trợ bộ rễ trong cơ
chế chống lại tác nhân gây bệnh cho dưa leo. Điều này cho thấy rằng, việt kết hợp
nấm Trichoderma trong phân hữu cơ vi sinh giúp tăng hiệu quả phòng bệnh cho
cây trồng, góp phần giảm sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và tăng hiệu quả kinh
tế cho nông dân.
Bảng 2. Hiệu quả của phân BBM-Trico đến bệnh héo dây dưa leo
Nghiệm thức
Bệnh héo dây (%) Mật số nấm
Trichoderma
(x105 CFU/100 gam
đất)
40 NSKG 45 NSKG 50 NSKG
NT1 19 a 37,0 a 45 a 2,1 b
NT2 14,3 a 35,0 a 46 a 2,3 b
NT3 6,2 b 13,0 b 16 b 3,1 a
NT4 1,2 b 9.1 b 10 b 3,7 a
CV(%) 45,8 54,1 51,7 16,3
F ** * * **
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% , *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%
NT1: Bón phân vô cơ theo nông dân 270N-240P2O5-150 K2O
NT2: Bón phân vô cơ theo khuyến cáo120N-60 P2O5-80 K2O
NT3: 15tấn BBM-Trico + tưới dung dịch N cấp II
NT4: 10tấn BBM-Trico + tưới dung dịch N cấp II
Kết luận
Canh tác nông nghiệp sạch chú trọng việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh hạn
chế hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón hoá học góp phần cải thiện chất lượng
nông sản, độ phì nhiêu của đất, đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững trong khi vẫn
đảm bảo khả năng duy trì năng suất cây trồng. Việc kết hợp nấm Trichoderma
trong phân hữu cơ vi sinh giúp hỗ trợ cây trồng trong việc phòng trừ bệnh như
bệnh héo rũ trên dây dưa leo. Ngoài ra, các chủng vi sinh vật có ích khác khi được
bổ sung vào phân hữu cơ sinh học còn giúp cải thiện độ phì tự nhiên của đất, giảm
chi phí do phân bón vô cơ. Hàm lượng carbon cao và có chất lượng trong phân
hữu cơ sinh học còn giúp cải thiện tính bền vật lý đất và hấp phụ một số nguyên tố
gây bất lợi cho cây trồng. Vì thế nông dân cần chịu khó tự ủ phân hữu cơ kết hợp
thêm các dòng vi khuẩn, nấm có lợi để bón vào đất trong canh tác.
Hiệu quả lâu dài của phân hữu cơ sinh học sẽ được tiếp tục nghiên cứu và
ứng dụng nhằm hướng tới một nền nông nghiệp, bền vững đáp ứng yêu cầu bảo vệ
môi trường và an toàn cho con người.
Tài liệu tham khảo
Hue, N.V. (1992). Correcting of soil acidity of a highly weathered Ultisol with chicken manure
and sewage sludge. Commun. Soil Sci. Plant Anal. 23: 241-264
Khaleel at el (1996). Soil Surface Structure Stabilization by Municipal Waste Compost
Application. SSSAJ. Inc and American Society of Agronomy, Inc
Ohno T., and B.S. Crannell. (1996). Green and animal manure derived dissoved organic matter
effects on phosphorus sorption. J. Environ. Qual. 25: 1137-1143
Poudel DD, Horwath WR, Lanini WT, Temple SR, Van Bruggen AH (2002) comparison of soil
N availability and leaching potential, crop yield and weeds in organic, low-input and
conventional farming systems in Northern California. Agric Ecosyst Environ 90: 125-
137Haworth, 1961
.Stevenson F.J. (1982). Humus chemistry. Wiley interscience, Newyork.
Vogtmann H, Matthies K, Kehres B, Meier-Ploger A (1993) Enhanced food quality: Effect of
compost on the quality of plant foods. Compost sci & Utiliz.. Premier Issue Vol. 1. No.1.