Tóm tắt. Nông nghiệp là ngành truyền thống và có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế của vùng Đông Bắc. Trên cơ sở nguồn số liệu phong phú và cập nhật, bài
báo đã phân tích hai phân ngành chính trong nông nghiệp của vùng Đông Bắc là
trồng trọt và chăn nuôi giai đoạn 2000 – 2010. Các phân tích đó có thể coi là cơ
sở cho việc định hướng phát triển nông nghiệp của vùng Đông Bắc trong các giai
đoạn tiếp theo.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông nghiệp vùng Đông Bắc giai đoạn 2000 – 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 114-123
This paper is available online at
NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐÔNG BẮC GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
Ứng Quốc Chỉnh
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nông nghiệp là ngành truyền thống và có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế của vùng Đông Bắc. Trên cơ sở nguồn số liệu phong phú và cập nhật, bài
báo đã phân tích hai phân ngành chính trong nông nghiệp của vùng Đông Bắc là
trồng trọt và chăn nuôi giai đoạn 2000 – 2010. Các phân tích đó có thể coi là cơ
sở cho việc định hướng phát triển nông nghiệp của vùng Đông Bắc trong các giai
đoạn tiếp theo.
Từ khóa: vùng Đông - Bắc, 2000-2010, nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi.
1. Mở đầu
Nông nghiệp là ngành truyền thống và lâu đời ở nước ta nói chung và ở vùng Đông
Bắc nói riêng. Đối với vùng Đông Bắc, do điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác nên
ngoài những đặc điểm chung của nền nông nghiệp cả nước, nông nghiệp của vùng còn có
những đặc thù riêng. Những đặc thù này đòi hỏi phải có cách thức tác động hợp lí, định
hướng phát triển phù hợp để khai thác có hiệu quả các thế mạnh của vùng. Vì thế, việc
phân tích hiện trạng phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Bắc là việc
làm cần thiết.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát chung
Nông – lâm – thuỷ sản, nhất là nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh
tế của vùng Đông Bắc. Tuy tỉ trọng của ngành này có giảm nhưng giá trị tuyệt đối tăng
không ngừng. Giá trị sản xuất nông nghiệp của khu vực nông – lâm – thuỷ sản trong vùng
Đông Bắc tăng liên tục (giai đoạn 2000 – 2010, tăng 5.991,5 tỉ đồng) và chiếm tỉ trọng
cao (luôn trên 80%). Về nông nghiệp, qua Bảng 2 dưới đây, dễ dàng nhận ra một điểm
chung là tỉ trọng của ngành này ở tất cả các tỉnh đều chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu
giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản của vùng. Trong đó cao nhất là Bắc Giang và Thái
Nguyên (trên 92%).
Ngày nhận bài 21/8/2012. Ngày nhận đăng 15/12/2012.
Liên lạc Ứng Quốc Chỉnh, e-mail: ungchinhtq@gmail.com
114
Nông nghiệp vùng Đông Bắc giai đoạn 2000 – 2010
Hình 1. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành
của vùng Đông Bắc năm 2000 và 2010 [5]
Bảng 1. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản
vùng Đông Bắc giai đoạn 2000 – 2010 [4]
Năm 2000 2005 2010
Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 10.720,9 13.779,2 18.056,6
– Nông nghiệp (%) 80,2 80,9 80,8
– Lâm nghiệp (%) 16,4 13,9 12,8
– Thủy sản (%) 3,4 5,2 6,4
Tỉ lệ so với cả nước (%) 7,7 7,6 7,7
Trừ Quảng Ninh, còn lại tất cả các tỉnh đều có tỉ trọng thủy sản trong tổng giá trị
sản xuất của khu vực nông – lâm – thủy sản là thấp nhất. Quảng Ninh có tỉ trọng thủy sản
cao (36,6% – năm 2010), trong khi các tỉnh khác chỉ đạt ở mức 0,3 – 6,8%. Điều đó là dễ
hiểu vì ngoài thủy sản, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất trong vùng có hoạt động đánh bắt và
nuôi trồng hải sản nhờ có vùng biển rộng lớn.
Tỉ trọng lâm nghiệp thấp dưới 10% có bốn tỉnh là Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú
Thọ, Quảng Ninh, trong đó thấp nhất là Thái Nguyên (2,3 – 4,6%). Như vậy, lâm nghiệp
là ngành cần được chú trọng phát triển hơn nữa trong cơ cấu kinh tế của vùng.
Cơ cấu nông nghiệp của Đông Bắc đang có sự chuyển dịch tích cực. Trồng trọt là
ngành chiếm tỉ trọng lớn (69,5% – năm 2000), giảm xuống 65,3% năm 2005 và 61,0%
năm 2010; tỉ trọng của chăn nuôi tăng nhưng chậm, tương ứng là 28,3%, 32,7% và 35,9%;
tỉ trọng của dịch vụ nông nghiệp rất nhỏ (chỉ khoảng 2 – 3%). So với cả nước, tỉ trọng
ngành trồng trọt của vùng thấp hơn do Đông Bắc chỉ có lợi thế về trồng cây công nghiệp,
cây ăn quả và cây lương thực; tỉ trọng chăn nuôi của vùng lại cao hơn của cả nước nhờ lợi
thế của điều kiện tự nhiên cho phát triển chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn,...).
Vùng Đông Bắc có nhiều điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, cả
trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, cơ cấu nông nghiệp có sự chênh lệch giữa các nhóm
ngành.
2.2. Trồng trọt
115
Ứng Quốc Chỉnh
Bảng 2. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản
của các tỉnh vùng Đông Bắc năm 2000 và 2010 [5]
Hình 2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
vùng Đông Bắc giai đoạn 2000 – 2010 [3, 5]
2.2.1. Cây lương thực
* Cây lương thực có hạt
Do không phải là vùng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để canh tác nên cả
diện tích và sản lượng các cây lương thực có hạt của vùng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ so với cả
nước (năm 2010, chiếm 9,3% diện tích và 8,0% sản lượng cả nước).
Bình quân lương thực theo đầu người của vùng đã có sự cải thiện đáng kể, song vẫn
thấp hơn của cả nước (năm 2010 chỉ bằng 72,6% mức trung bình của cả nước). Vì thế việc
116
Nông nghiệp vùng Đông Bắc giai đoạn 2000 – 2010
đảm bảo lương thực tại chỗ là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã
hội của vùng này.
Giai đoạn 2000 – 2010, cả diện tích lẫn sản lượng và bình quân lương thực có hạt
trên đầu người của vùng đều tăng. Diện tích tăng thêm 66,0 nghìn ha (tăng trung bình
6,6 nghìn ha/năm), trong đó chủ yếu là tăng diện tích trồng ngô (tăng 66,8 nghìn ha); sản
lượng tăng thêm 1.072,4 nghìn tấn (tăng trung bình 107,2 nghìn tấn/năm), trong đó sản
lượng ngô tăng nhanh nhất (gấp 2 lần), còn sản lượng lúa tăng gấp 1,3 lần; sản lượng
lương thực bình quân tăng thêm 94,4 kg/người.
Diện tích tăng thêm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm
và kết quả của việc khai khẩn đất hoang; sản lượng tăng một phần do mở rộng diện tích
nhưng quan trọng là do áp dụng ngày càng rộng rãi tiến bộ khoa học kĩ thuật (máy móc,
giống, phân bón, thuốc trừ sâu,...); sản lượng bình quân tăng do sản lượng tăng và kết quả
của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình.
Bảng 3. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản
của các tỉnh vùng Đông Bắc năm 2000 và 2010 [5]
Các cây lương thực có hạt của vùng chủ yếu gồm lúa và ngô.
– Cây lúa ở Đông Bắc gồm lúa nước và lúa nương. Lúa nước được trồng hai vụ (vụ
mùa và vụ đông xuân), trong đó vụ mùa chiếm 60,7% diện tích và 57,4% sản lượng. Lúa
nước được canh tác ở các vùng trũng giữa núi, các thung lũng ven sông suối – nơi có các
chân ruộng ngập nước, trên các ruộng bằng và ruộng bậc thang. Trong khi đó, lúa nương
được trồng trên các sườn đồi, núi thấp.
Mặc dù tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa cả năm của vùng so với cả nước còn nhỏ
nhưng đã có xu hướng tăng. Giai đoạn 2000 – 2010, diện tích tăng từ 7,1% lên 7,6%; sản
lượng tăng từ 6,3% lên 7,0% (đứng thứ tư cả nước). So với diện tích các cây lương thực
có hạt của vùng, diện tích và sản lượng lúa chiếm ưu thế tuyệt đối, luôn trên 70% về diện
tích và trên 80% về sản lượng. Trong vùng, tỉnh nào cũng trồng lúa, song dẫn đầu về diện
tích và sản lượng là các tỉnh Bắc Giang (15,5% diện tích và 18,0% sản lượng toàn vùng),
Phú Thọ (11,2% và 12,4%), Thái Nguyên (11,0% và 11,6%)...
117
Ứng Quốc Chỉnh
Bảng 4. Tình hình sản xuất cây nông nghiệp có hạt
ở các tỉnh vùng Đông Bắc năm 2010 [4]
TT Tên tỉnh Diện tích Sản lượng Bình quân
kg/người
nghìn ha % so vớivùng nghìn tấn
% so với
vùng
1 Hà Giang 84,4 10,5 330,7 9,3 450,7
2 Cao Bằng 69,2 8,6 242,1 6,8 471,8
3 Bắc Kạn 37,7 4,7 151,0 4,2 509,1
4 Tuyên Quang 62,1 7,8 332,5 9,3 455,5
5 Lào Cai 60,8 7,6 228,0 6,4 363,8
6 Yên Bái 63,8 8,0 250,8 7,0 333,8
7 Thái Nguyên 87,7 11,0 415,0 11,6 366,8
8 Lạng Sơn 69,8 8,7 295,5 8,3 401,3
9 Quảng Ninh 51,4 6,4 232,8 6,5 201,6
10 Bắc Giang 124,5 15,5 642,7 18,0 410,8
11 Phú Thọ 89,5 11,2 442,7 12,4 335,3
Toàn vùng 800,7 100 3.563,8 100 373
Bình quân năng suất lúa cả năm của vùng đạt 44,5 tạ/ha (2010), thấp hơn mức trung
bình của cả nước (48,9 tạ/ha), nhưng vẫn cao hơn các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ.
– Cây ngô chiếm 31,2% về diện tích cây lương thực và 24,7% sản lượng trong cơ
cấu cây lương thực của vùng. Ngô vừa là cây có thế mạnh, vừa là nguồn thức ăn chính đối
với một số dân tộc ít người ở vùng cao Đông Bắc do cây lúa nước rất khó canh tác ở vùng
núi cao trong khi cây ngô lại rất thích hợp với loại đất mùn đỏ vàng trên núi ở đây.
Đông Bắc là vùng sản xuất ngô lớn nhất cả nước. Năm 2010, toàn vùng có 250,1
nghìn ha trồng ngô và đạt sản lượng 878,5 nghìn tấn (chiếm 22,2% diện tích và 19,0% sản
lượng cả nước). Tuy nhiên, năng suất ngô trong vùng lại thấp (35,1 tạ/ha), chỉ bằng 85%
năng suất trung bình của cả nước do chủ yếu trồng những giống ngô cũ, quen với đất địa
phương [4].
Ngô được trồng nhiều nhất tại Hà Giang, Cao Bằng và Lào Cai. Năm 2010, ba tỉnh
này chiếm 46,9% diện tích và 40,3% sản lượng ngô toàn vùng Đông Bắc.
* Các cây màu lương thực
Trước đây, các cây màu lương thực được sử dụng phần lớn làm thức ăn cho người,
nhất là vào các thời điểm giáp hạt. Hiện nay các cây này được phát triển nhằm đảm bảo
cơ sở thức ăn cho chăn nuôi gia súc và công nghiệp chế biến. Trong vùng có một số cây
màu lương thực chiếm tỉ lệ lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước như khoai lang và
sắn. Năm 2010, diện tích khoai lang của vùng đứng thứ hai sau Bắc Trung Bộ và chiếm
23,5% của cả nước; diện tích sắn đứng thứ năm, chiếm 11,3% của cả nước.
2.2.2. Cây công nghiệp
Đông Bắc là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba của cả nước.
118
Nông nghiệp vùng Đông Bắc giai đoạn 2000 – 2010
Các sản phẩm cây công nghiệp có ưu thế của vùng là chè, đậu tương và một số cây
khác như quế, hồi, sơn...
* Cây công nghiệp lâu năm
Diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng là 82,6 nghìn ha (2010), chiếm 4,3%
của cả nước. Trong các loại cây công nghiệp, chè là cây quan trọng nhất, chiếm 94,3%
diện tích các cây công nghiệp lâu năm toàn vùng [5].
Đông Bắc là vùng chè lớn nhất của cả nước. Năm 2010, diện tích và sản lượng chè
của vùng lần lượt chiếm tỉ trọng so với cả nước là 69,8% và 59,2%. Các vùng chè quy
mô lớn nằm ở Hà Giang (23,2% diện tích chè toàn vùng), Thái Nguyên (21,8%), Phú
Thọ (20,2%), Yên Bái (14,6%). Một số giống chè nổi tiếng trong vùng như chè xanh Tân
Cương (Thái Nguyên), chè Shan (Hà Giang), chè Suối Giàng (Yên Bái), chè đắng (Cao
Bằng),... Các vùng chuyên canh chè trong vùng đã hình thành và phát triển tương đối ổn
định nhờ những tiến bộ trong khâu chế biến và thị trường tiêu thụ.
Bảng 5. Tình hình sản xuất chè của các tỉnh vùng Đông Bắc năm 2010 [5]
TT Tên tỉnh Diện tích Sản lượng
nghìn ha % so vớivùng nghìn tấn
% so với
vùng
1 Hà Giang 18,9 23,2 42,3 8,7
2 Cao Bằng 0,2 0,2 0,3 0,1
3 Bắc Kạn 2,0 2,5 6,1 1,3
4 Tuyên Quang 8,1 10,0 47,2 9,7
5 Lào Cai 3,5 4,3 10,8 2,2
6 Yên Bái 11,9 14,6 85,9 17,6
7 Thái Nguyên 17,7 21,8 172,3 35,3
8 Lạng Sơn 0,9 1,1 2,8 0,6
9 Quảng Ninh 1,1 1,4 5,4 1,1
10 Bắc Giang 0,6 0,7 2,9 0,6
11 Phú Thọ 16,4 20,2 112,0 23,0
Toàn vùng 81,3 100,0 488 100,0
Ngoài chè, trong vùng còn có một số cây tuy diện tích không lớn nhưng lại chỉ có
Đông Bắc mới phát triển mạnh như quế, hồi, sơn,... Với ưu thế này, hầu hết các tỉnh đã
đầu tư, quy hoạch phát triển. Do đó, diện tích và sản lượng các cây này tăng khá nhanh.
* Cây công nghiệp hàng năm
Do điều kiện về đất đai và khí hậu nên trong vùng có thể chuyên canh được một
số loại cây công nghiệp hàng năm, trong đó đậu tương và lạc là hai loại cây chủ lực của
vùng.
Đông Bắc là vùng trồng đậu tương lớn thứ hai cả nước (sau Đồng bằng sông Hồng).
Năm 2010, diện tích trồng đậu tương của vùng là 47,5 nghìn ha (chiếm 24,0% diện tích
đậu tương cả nước); sản lượng đạt 55,4 nghìn tấn (chiếm 18,6% sản lượng đậu tương cả
nước). Tỉnh có diện tích và sản lượng đậu tương lớn nhất vùng là Hà Giang (chiếm 38,3%
diện tích và 34,8% sản lượng) [5].
119
Ứng Quốc Chỉnh
Về cây lạc, năm 2010, Đông Bắc đứng thứ hai (sau Bắc Trung Bộ) và chiếm 18,9%
diện tích lạc của cả nước (43,6 nghìn ha); sản lượng lạc đạt 79,7 nghìn tấn và chiếm 16,4%
cả nước.
Ngoài ra, trong vùng còn trồng một số cây công nghiệp hàng năm khác như lanh,
bông, mía, vừng, thuốc lá... Cả nước chỉ Đông Bắc và Tây Bắc trồng lanh. Năm 2010,
vùng Đông Bắc chiếm 62,5% diện tích và 60,0% sản lượng lanh toàn quốc. Trong vùng
cũng chỉ có Hà Giang và Lào Cai trồng lanh; trong đó Hà Giang chiếm 80% diện tích và
66,7% sản lượng lanh cả vùng [6].
2.2.3. Cây ăn quả
Cây ăn quả trong vùng bao gồm các loại cây nhiệt đới (chuối, xoài, nhãn, vải, na);
cây cận nhiệt (cam, quýt, bưởi, chanh, đào, lê, mận,...). Diện tích các loại cây ăn quả đạt
142 nghìn ha (2010) và chiếm gần 10% so với cả nước [6]. Vùng Đông Bắc có một số cây
ăn quả đặc sản, gắn với những địa danh đã nổi tiếng như vải (Lục Ngạn), na (Chi Lăng),
bưởi (Đoan Hùng), cam (Bắc Quang), mận (Bắc Hà), dẻ (Trùng Khánh),...
Cam, quýt của vùng chiếm 15,4% diện tích và 7,9% sản lượng cam, quýt của cả
nước. Vùng cam, quýt phân bố ở Bắc Quang (Hà Giang), Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc
Sơn (Lạng Sơn),... Vải là cây đặc sản, phân bố tập trung ở Lục Ngạn (Bắc Giang), Hữu
Lũng (Lạng Sơn), Đông Triều (Quảng Ninh),... Năm 2010, diện tích và sản lượng vải của
vùng chiếm tỉ lệ so với cả nước lần lượt là 55,5% và 25,6% [6].
2.2.4. Cây thực phẩm và dược liệu
Cây thực phẩm (rau, đậu các loại) trong vùng ngày càng được chú trọng đầu tư về
vốn, giống và công chăm sóc. Cây thực phẩm được quy hoạch thành những vùng chuyên
canh có quy mô lớn hơn (ven các thành phố, thị xã) hoặc được trồng xen canh với cây
lương thực ở những vùng thuận lợi. Nhờ đó cả diện tích, sản lượng lẫn năng suất các cây
thực phẩm đều tăng nhanh. Năm 2010, diện tích rau các loại của vùng chiếm 11,9% diện
tích và 8,8% sản lượng của cả nước; đậu thực phẩm chiếm tỉ lệ tương ứng là 10,4% và
8,9%. Các tỉnh có diện tích rau, đậu lớn trong vùng là Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh,
Thái Nguyên. Trong đó Bắc Giang có diện tích trồng rau lớn nhất vùng (chiếm 24% tổng
diện tích) [6].
Nhờ những đặc thù về địa hình và khí hậu, Đông Bắc là một vùng có thế mạnh đặc
biệt về cây dược liệu. Trong vùng có một số loại dược liệu có giá trị như quế, hồi, thảo
quả, tam thất, đương quy, đỗ trọng,... Ngoài việc khai thác trong tự nhiên, người dân trong
vùng đã khoanh trồng một số cây dược liệu quý để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị
trường. Phát triển cây dược liệu cũng là một lợi thế so sánh trong lĩnh vực trồng trọt của
vùng Đông Bắc.
2.3. Chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi trâu, bò nói riêng là một thế mạnh nổi
bật của vùng Đông Bắc.
120
Nông nghiệp vùng Đông Bắc giai đoạn 2000 – 2010
2.3.1. Chăn nuôi trâu
Đông Bắc là vùng có đàn trâu đông nhất cả nước. Năm 2010, đàn trâu của vùng
chiếm 41,2% tổng đàn trâu cả nước. Số lượng trâu trong vùng có xu hướng giảm. Trong
giai đoạn 2000 – 2010, đàn trâu giảm 67,6 nghìn con. Đàn trâu nhiều hơn đàn bò bởi khí
hậu của vùng thích hợp cho đàn trâu sinh trưởng. Năm 2010, tỉnh có đàn trâu đông nhất
vùng là Hà Giang (13,4%), Lạng Sơn (13,1%), Tuyên Quang và Lào Cai (11,4%),... còn
tỉnh ít nhất là Quảng Ninh (5,4%) [4].
Nếu như số lượng đàn trâu trong cả nước có xu hướng giảm thì ở Đông Bắc dù có
biến động do thiên tai (rét hại), dịch bệnh (lở mồm, long móng),... đàn trâu vẫn phát triển.
Chăn nuôi trâu là một trong những thế mạnh của vùng. Do điều kiện manh mún về ruộng
đất nên việc áp dụng cơ giới hoá cũng gặp khó khăn, từ đó vai trò về sức kéo không giảm
nhiều. Ngoài ra, nó còn có vai trò cung cấp thực phẩm như thịt, sữa,... Điều này được biểu
hiện rõ thông qua cơ cấu chăn nuôi trâu trong vùng. Trong tổng số đàn trâu thì số trâu
được sử dụng để cày kéo chiếm 61,7% (năm 2010), sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm
2010 là 64.317 tấn [6].
2.3.2. Chăn nuôi bò
Các khu vực đồi trung du rất thích hợp cho việc phát triển đàn bò của vùng. Năm
2010, đàn bò vùng Đông Bắc chiếm 12,1% đàn bò cả nước và là vùng có đàn bò đông
thứ tư của nước ta (sau Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ). Về
mặt phân bố, đàn bò được nuôi nhiều ở Bắc Giang (21,6%), Cao Bằng (18,5%), Phú Thọ
(17,3% toàn vùng). Tỉnh nuôi ít bò nhất là Lào Cai (3,3%).
Bảng 6. Đàn gia súc, gia cầm của các tỉnh vùng Đông Bắc
năm 2000 và năm 2010 [4] (Đơn vị: nghìn con)
TT Tên tỉnh 2000 2010
Trâu Bò Lợn Giacầm Trâu Bò Lợn
Gia
cầm
1 Hà Giang 132,2 54,6 248,0 1.223 158,3 101,7 431,7 3.041
2 Cao Bằng 108,7 104,3 245,0 1.549 109,3 129,8 339,8 2.145
3 Bắc Kạn 87,0 32,5 157,2 1.227 66,9 5,1 193,2 1.182
4 Tuyên Quang 137,4 19,3 266,1 2.432 134,6 26,7 519,6 5.718
5 Lào Cai 100,3 17,6 229,1 1.376 134,9 23,4 459,3 2.883
6 Yên Bái 83,3 30,1 283,0 2.411 102,4 24,3 422,6 3.097
7 Thái Nguyên 135,9 23,4 348,1 2.621 88,5 36,9 577,5 6.823
8 Lạng Sơn 188,8 42,5 277,5 2.962 155,3 44,3 369,0 3.758
9 Quảng Ninh 64,4 14,6 289,2 2.165 63,8 24,9 354,5 2.363
10 Bắc Giang 125,3 68,0 718,3 7.077 83,7 151,0 1.162,3 15.425
11 Phú Thọ 88,5 100,5 448,3 6.559 86,5 112,1 665,7 11.127
Toàn vùng 1.251,8 507,4 3.509,8 31.602 1.184,2 700,2 5.495,2 57.562
% so với cả
nước 43,2 12,3 17,4 16,1 41,2 12,1 20,1 19,2
121
Ứng Quốc Chỉnh
Riêng về bò sữa, toàn vùng chỉ có ba tỉnh nuôi tập trung là Tuyên Quang, Thái
Nguyên và Quảng Ninh. Trong đó Tuyên Quang là tỉnh nuôi nhiều nhất (chiếm 76,3% đàn
bò sữa toàn vùng).
2.3.3. Chăn nuôi lợn và gia cầm
Trên cơ sở nguồn lương thực cho người được bảo đảm nên nguồn phụ phẩm lương
thực được dành cho chăn nuôi. Hơn nữa, sự phát triển các cơ sở chế biến thức ăn chăn
nuôi, nhu cầu thực phẩm của người dân tăng cao; cùng với đó là sự xuất hiện và phát triển
các mô hình trang trại chăn nuôi lợn, gà kết hợp với vườn, rừng, ao,... nên đàn lợn và gia
cầm trong vùng không ngừng tăng nhanh.
Từ 2000 đến 2010, đàn lợn tăng thêm 1.985,4 nghìn con, chiếm 20,1% tổng số đàn
lợn của cả nước. Về mặt phân bố, những tỉnh nuôi nhiều lợn là Bắc Giang (21,2%), Phú
Thọ (12,1%), Thái Nguyên (10,5%). Các tỉnh chăn nuôi ít là Bắc Kạn (3,5%), Cao Bằng
(6,2%), Quảng Ninh (6,5%).
Trong giai đoạn 2000 – 2010, đàn gia cầm tăng thêm gần 26 triệu con, chiếm 19,2%
tổng số đàn gia cầm của cả nước. Trong cơ cấu đàn gia cầm của vùng, gà là vật nuôi chính
(chiếm 81%); còn lại vịt, ngan, ngỗng. Năm 2010, sản lượng thịt gia cầm là 56,3 nghìn
tấn và số lượng trứng gia cầm các loại là 376,4 triệu quả. Năm 2010, Bắc Giang là tỉnh
nuôi nhiều gia cầm nhất (chiếm 26,8% tổng đàn gia cầm toàn vùng), sau đó là các tỉnh
Phú Thọ (19,5%), Thái Nguyên (11,8%). Tỉnh có số gia cầm ít nhất là Bắc Kạn (2,0%).
2.3.4. Chăn nuôi tiểu gia súc và các vật nuôi khác
Ngoài trâu, bò, lợn và gia cầm trong vùng còn phát triển chăn nuôi ngựa, dê, hươu,
nai và nuôi ong. Đông Bắc là vùng có số lượng đàn ngựa đông nhất nước ta (chiếm 49,6%
đàn ngựa của cả nước). Ngựa được dùng chủ yếu để thồ hàng, đi lại và làm du lịch. Đi
ngựa là nét truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng núi cao. Ngựa là phương tiện phù
hợp nhất với địa hình vùng núi khi các con đường liên huyện, liên xã chưa được cải tạo,
mở rộng. Tuy nhiên số lượng đàn ngựa trong vùng đã giảm do sự gia tăng các phương
tiện vận chuyển hiện đại (xe máy, ô tô,...). Các tỉnh chăn nuôi nhiều ngựa là Lào Cai, Cao
Bằng, Hà Giang, Yên Bái.
Dê là loài sinh sản nhanh, thích nghi tốt với đặc điểm khí hậu, địa hình và các đồng
cỏ của vùng núi. Vì vậy Đông Bắc là vùng có đàn dê đông nhất cả nước (chiếm 19,5%
tổng đàn dê của cả nước). Tỉnh chăn nuôi nhiều dê nhất là Hà Giang (43,4%), tiếp đến là
Lào Cai (10,4%), Bắc Kạn (9,4). Hai tỉnh nuôi ít dê nhất là Quảng Ninh (2,1%) và Thái
Nguyên (2,2%) [6].
Do đặc tính sinh thái và yêu cầu cao về kĩ thuật, cũng như do việc tập trung vào các
vật nuôi thế mạnh khác nên việc phát triển chăn nuôi hươu, nai trong vùng chưa được chú
trọng. Năm 2010, tổng số hươu, nai của vùng chỉ có gần 600 con (chiếm 1,9% đàn hươu,
nai của cả nước). Toàn vùng mới chỉ có 6 tỉnh chăn nuôi nhiều hươu, nai, trong đó nhiều
nhất là Lạng Sơn (35,1%) và Bắc Giang (28,7%) [6].
Nuôi ong là một thế mạnh của vùng nhờ có nhiều hoa nhãn, hoa vải và hoa rừng.
Năm 2010, số lượng tổ ong trong vùng chiếm 15,6% tổng số tổ ong cả nước, đứng thứ ba
sau Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng. Sản lượng mật ong thu được là 16 – 17 nghìn
122
Nông nghiệp vùng Đông Bắc giai đoạn 2000 – 2010
tấn/năm. Các tỉnh nuôi nhiều ong là Phú Thọ (18,8% tổng số tổ ong toàn vùng), Lạng Sơn
(15%), Bắc