1. Định nghĩa về dữ liệu:
-Chuỗikhông ngẫu nhiên các ký tự, số, giá trị hoặc từ.
-Tập hợp các dữ liệu không ngẫu nhiên được ghi lại do quan sát hay nghiên cứu.
Các dữ liệu được biểu diễn bằng số, đo đếm hay xác định số lượng cụ thể gọi là dữ
liệu. Ví dụ: giá cổ phiếu AGF ngày 15/3/2010là 45; phiếu thu, phiếu chi tiền mặt;
số liệu dự báo thời tiết; chiều cao của 1 người.
2. Các loại dữ liệu
-Dữ liệu cứng / dữ liệu định lượng : thường xác định số lượng, chứa đựng các yếu
tố thống kê phụ thuộc vào kỹ năng phân tích của nhà quản trị.
-Dữ liệu mềm / dữ liệu định tính : xác định tính chất của sự việc hay tình huống
phụ thuộc vào kinh nghiệm phán đoán của nhà quản trị.
23 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập hệ thống thông tin quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp đại học – thông tin quản trị
ÔN TẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ
CHƯƠNG I
1. Định nghĩa về dữ liệu:
- Chuỗi không ngẫu nhiên các ký tự, số, giá trị hoặc từ.
- Tập hợp các dữ liệu không ngẫu nhiên được ghi lại do quan sát hay nghiên cứu.
Các dữ liệu được biểu diễn bằng số, đo đếm hay xác định số lượng cụ thể gọi là dữ
liệu. Ví dụ: giá cổ phiếu AGF ngày 15/3/2010 là 45; phiếu thu, phiếu chi tiền mặt;
số liệu dự báo thời tiết; chiều cao của 1 người.
2. Các loại dữ liệu
- Dữ liệu cứng / dữ liệu định lượng : thường xác định số lượng, chứa đựng các yếu
tố thống kê phụ thuộc vào kỹ năng phân tích của nhà quản trị.
- Dữ liệu mềm / dữ liệu định tính : xác định tính chất của sự việc hay tình huống
phụ thuộc vào kinh nghiệm phán đoán của nhà quản trị.
3. Định nghĩa về thông tin:
Dữ liệu được xử lý và có ý nghĩa.
Dữ liệu được xử lý có mục tiêu.
Dữ liệu có thể được diễn dịch và hiểu bởi người nhận.
Ví dụ về thông tin: Báo cáo tài chính năm 2010, Thời khóa biểu học kì 2 ( 2009-
2010 ) .
Định nghĩa sai về thông tin : “ Thông tin là dữ liệu được tạo ra theo mục đích của
người nhận ” “ Thông tin là dữ liệu được ghi nhận lại theo mục đích của người
nhận ”
4. Dữ liệu phải thông qua quá trình biến đổi ( xử lý ) để trở thành thông tin. Quá
trình xử lý bao gồm : Lựa chọn – Tổng hợp – Sắp xếp – Tính toán – Phân loại.
5. Ý nghĩa của thông tin:
- Thông tin có chứa giá trị vô hình và giá trị hữu hình. Lợi ích mà thông tin đem
lại đo đếm được bằng giá trị tài chính gọi là giá trị hữu hình
- Thông tin làm giảm tính bất định ( tính mơ hồ, khó hiểu ) của sự việc hay tình
huống
- Thông tin được sử dụng hiệu quả sẽ đem lại giá trị nhất định cho doanh nghiệp (
thông tin là tài sản của doanh nghiệp ).
Tuy nhiên giá trị của thông tin luôn thay đổi, nó không cố định tại thời điểm nào
cả.
Giá trị hữu hình Giá trị vô hình
Cải thiện quản lý tồn kho Tăng lòng tin của khách hàng
Nâng cao dịch vụ khách hàng Nâng cao dịch vụ khách hàng
Tăng năng suất sản xuất Nâng cao hình ảnh của công ty
Giảm chi phí quản lý
6. Nguồn của thông tin ( thông tin có được xác nhận hay không )
- Nguồn chính thức truyền thông theo hình thức : có cấu trúc rõ ràng và chặt chẽ
máy tính có thể nhận dạng và hiểu được.
- Nguồn phi chính thức truyền thông không theo hình thức : không có hoặc có ít
tính cấu trúc, giao tiếp bình thường ( văn bản, lời nói ) máy tính không hiểu được.
Ưu điểm của truyền thông không theo hình thức : nhanh, nắm bắt được cơ hội
nếu lọc được thông tin.
Nhược điểm của truyền thông không theo hình thức :
Độ chính xác thấp
Không kiểm soát được ( ví dụ: tin xấu, tin đồn thất thiệt sẽ phát tán nhanh, gây
tâm lý bất an ).
Tuy nhiên, cũng không thể ngăn cấm truyền thông không theo hình thức. Ngăn
cấm sẽ gây ra cảm giác khó chịu, ức chế.
7. Tri thức là khả năng phán quyết của con người dựa trên sự kết hợp giữa kinh
nghiệm và thông tin mà họ có được.
Thông tin + Khả năng phán đoán suy luận + Kinh nghiệm = Tri thức
o Tri thức tường minh : các tri thức đã được diễn đạt và lưu trữ trong hệ thống
thông tin ( các hướng dẫn, tài liệu, thủ tục, cơ sở dữ liệu, biên bản cuộc họp, sổ tay
của nhân viên ). Tri thức tường minh có cấu trúc rõ ràng nên dễ dàng chuyển giao
tri thức đến người khác.
o Tri thức không tường minh : là tri thức vô hình có tính kinh nghiệm và trực giác,
không được phát biểu, không thể tài liệu hóa, chỉ tồn tại và phụ thuộc vào trực
giác, tư duy của con người ( Kinh nghiệm , kĩ năng, cách phản ứng lại các tình
huống xã hội, cách hiểu một báo cáo quản trị )
Tri thức cá nhân + Nguồn lực thông tin mà doanh nghiệp có = Tri thức của doanh
nghiệp
Ví dụ: Trong 5 năm qua, khoản cho vay tín dụng của ngân hàng ACB tăng 10%
mỗi năm. Năm nay, ban điều hành ngân hàng dự báo khoản cho vay tín dụng tiếp
tục tăng thêm 10%, do đó cần tìm nguồn cung tiền cho khoản Thông tin trong các
năm qua được sử dụng để đề ra quyếttăng 10% đó định về việc dự báo mức tăng
trưởng trong năm nay và nhu cầu về nguồn vốn. Quyết định và dự báo đó chính là
tri thức ( knowledge ) hay còn được gọi là cách sử dụng thông tin ( use of
information ).
Doanh nghiệp cần phải sử dụng một cách tốt nhất nguồn lực thông tin của mình,
đặc biệt sự toàn cầu hóa và thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh thì
việc quản trị nguồn tri thức là 1 nhân tố cạnh tranh chiến lược. Quản trị tri thức là
thuật ngữ được sử dụng để mô tả cách mà tổ chức sử dụng tốt nhất thông tin của
họ.
8. Tại sao doanh nghiệp phải quản lý tri thức ?
o Tăng cường lợi nhuận, doanh thu
o Giữ lại kinh nghiệm của chuyên gia
o Tăng sự thỏa mãn của khách hàng
o Bảo vệ thị trường khi có đối thủ cạnh tranh mới
o Tăng vòng đời sản phẩm vào thị trường
o Mở rộng thị trường
o Giảm thiểu chi phí
o Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới
9. Các ứng dụng của quản lý tri thức:
- Kinh doanh thông minh ( BI ) : thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, công
nghệ mới, cơ hội thị trường, thông tin khách hàng, hoạt động thông tin loại này
chất lượng rất là cao, giúp ngườicủa đối thủ. xem ra quyết định nhanh chóng,
chính xác.
- Số hóa tài liệu in ấn ( DIP ) các văn bản số giúp cho việc lưu trữ – tìm kiếm – sắp
xếp thuận tiện.
- Khai thác dữ liệu ( Data mining ) : dựa trên các dữ liệu tương tác với nhau tạo ra
các xu hướng, kinh nghiệm, tri thức. Ví dụ: khai thác các dữ liệu thu thập về ý
muốn, sở thích của khách hàng để biết khách hàng thích loại sản phẩm như thế nào
nghiên cứu, sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm phù hợp với nhu cầu của
khách hàng. Như vậy việc khai thác dữ liệu mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp.
10. Các loại quyết định trong doanh nghiệp:
o Quyết định có cấu trúc các ràng buộc và quy tắc để ra quyết định được biết
trước, đây là những tình huống đơn giản, lặp đi lặp lại trong doanh nghiệp.
o Quyết định không cấu trúc tình huống phức tạp hoặc không biết trước các quy
tắc và ứng dụng.
o Quyết định bán cấu trúc hành xử của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến cách họ tiếp
thu thông tin ( phân tích hay phán đoán ), kinh nghiệm .
11. Mô hình 3 cấp độ ra quyết định:
S : cấp chiến lược
Quản lý những kế hoạch dài hạn của tổ chức.
Các quyết định thường là không cấu trúc ( doanh nghiệp nên kinh doanh trong
lĩnh vực nào, cấu trúc của doanh nghiệp sẽ như thế nào, nên sử dụng các kênh
phân phối nào, có nên mở rộng chi nhánh ra nước ngoài )
Tần suất ra quyết định là không thường xuyên.
Quyết định của cấp quản trị này có ảnh hưởng rộng lên tổ chức và khó thay đổi .
T : cấp chiến thuật
Quản lý những kế hoạch trung hạn của tổ chức.
Các quyết định thường hướng tới mục tiêu trung hạn góp phần hoàn thành mục
tiêu dài hạn của tổ chức.
Cấp chiến thuật thường theo dõi hiệu suất làm việc của tổ chức, kiểm soát ngân
quỹ, sắp đặt các nguồn lực và thiết lập chính sách.
Quyết định của cấp quản trị này có ảnh hưởng vừa lên tổ chức.
O : cấp tác nghiệp
Quản lý những kế hoạch ngắn hạn dạng theo từng ngày hay tuần và kiểm soát
hoạt động của tổ chức.
Các quyết định ở cấp tác nghiệp có tính cấu trúc cao ( quyết định thiết lập sản
lượng cho từng ngày hoặc từng tuần, lập kế hoạch tác nghiệp : xử lý đơn đặt hàng,
chiết khấu cho khách hàng, làm gì với máy móc bị hỏng.. )
Quyết định của cấp quản trị này ít ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức.
Quyết định Loại quyết định Cấp độ ra quyết định
Ngân sách cho năm tới Bán cấu trúc ( dựa vào việc phân tích, phán đoán, kinh
nghiệm ) Cấp chiến lược ( S )
Làm thế nào để nhắm tới khách hàng có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất, các
đặc điểm của họ Bán cấu trúc ( dựa vào việc phân tích, phán đoán, kinh nghiệm )
Cấp chiến thuật ( T )
Có nên thuê thêm nhân sự trong các trường hợp khẩn cấp Không cấu trúc ( tình
huống phức tạp, không biết trước các quy tắc và ứng dụng ) Cấp chiến thuật ( T )
Giá nào là giá tốt nhất cho sản phẩm Bán cấu trúc ( dựa vào việc phân tích, phán
đoán, kinh nghiệm ) Cấp chiến thuật ( T )
Doanh nghiệp có cần một chiến dịch quảng cáo Bán cấu trúc Cấp chiến thuật ( T )
Cần khoản vay ngắn hạn để giải quyết vấn đề tiền mặt Bán cấu trúc Cấp chiến
thuật ( T ) & chiến lược ( O )
Tấn công vào thị trường mới Không cấu trúc Cấp chiến thuật ( T ) & chiến lược (
O )
Cấp càng cao ra quyết định không cấu trúc. Cấp càng thấp thì ra quyết định có
cấu trúc nhiều hơn.
12. Quy trình ra quyết định:
Nhận thức ( nhận diện vấn đề + nhận thức cần đưa ra quyết định ) Thiết Chọn
lựakế ( xác định các giải pháp có thể + đánh giá các giải pháp ) Đánh giá ảnh
hưởng hay độ thành công. Hiện thực
13. Các công cụ hỗ trợ việc ra quyết định
Lý thuyết ra quyết định cung cấp một khung sườn để thể hiện các quyết định có
cấu trúc một cách có hệ thống. Thành phần quan trọng nhất trong lý thuyết ra
quyết định là quy tắc nghiệp vụ – một quy tắc mô tả hành động của doanh nghiệp
khi xảy ra một sự kiện.
CHƯƠNG II
1. Hệ thống là 1 tổng thể các thành phần cùng gắn kết với nhau, tương tác với
nhau để cùng thực hiện 1 chức năng hoặc đạt được mục đích chung.
Ví dụ: xe máy, cơ thể con người, Thái dương hệ, 1 doanh nghiệp.
Mục tiêu của hệ thống thường rất cụ thể và được thể hiện bằng 1 câu đơn.
Ví dụ: mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của xe máy :
vận chuyển được nhiều hàng hóa, dịch vụ.
Đầu vào của hệ thống: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, năng
lượng, sức lao động, dữ liệu
Đầu ra của hệ thống: sản phầm hoàn tất do hệ thống tạo ra (sản phẩm, dịch vụ,
thông tin )
Thành phần chịu trách nhiệm kiểm soát hiệu suất của hệ thống ( cung cấp thông
tin về hiệu suất hoạt động của hệ thống, chất lượng đầu vào và đầu ra, các vấn đề
trục trặc, sai sót, lỗi trong quá trình xử lý ) Cơ chế phản hồi.
Quá trình xử lý chuyển hóa đầu vào tạo thành đầu ra.
Quá trình điều khiển điều chỉnh hiệu suất của hệ thống.
Đường ranh giới xác định phạm vi của hệ thống
Môi trường chứa những gì bên ngoài của hệ thống.
Giao diện ( Interface ) : cách thức trao đổi giữa hệ thống với môi trường hoặc
với các hệ thống khác thông qua đường ranh giới. Nói cách khác, giao diện là thứ
dùng để trao đổi thông tin giữa 2 bên.
Ví dụ: đối với hệ thống của 1 doanh nghuệp
Các hệ thống con như tài chính, nhân sự, tiếp thị. nằm trong đường ranh giới
của hệ thống
Các yếu tố nằm bên ngoài đường ranh giới, như môi trường kinh doanh, khách
hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, chính phủ, luật pháp, nền
kinh tế.
Ranh giới của các hệ thống con là phạm vi, chức năng, quyền hạn của từng
phòng
2. Các hệ thống không hoạt động hoàn toàn độc lập mà nó có sự tương tác với môi
trường.
Hệ thống có thể tương tác với môi trường bên ngoài là hệ thống mở.
Hệ thống không có tương tác với môi trường bên ngoài là hệ thống khép kín.
Hệ thống mà kết quả đầu ra của nó trở thành dữ liệu đầu vào của hệ thống khác
hệ thống gắn kết.
Hệ thống con ít phụ thuộc, ít có liên quan đến hoạt động của hệ thống con khác
là hệ thống tách biệt. Hệ thống tách biệt có mức độ tự chủ cao, có khả năng đối
phó với các tình huống, sự kiện bất ngờ tính linh hoạt cao hơn, tính thích nghi cao
hơn so với hệ thống liện kết.
3. Các nguồn lực ( tài nguyên ) của hệ thống thông tin kinh doanh ( BIS )
Con người ( bao gồm người sử dụng, người xây dựng, người bảo trì )
Phần cứng : phương tiện, công cụ, máy móc, thiết bị
Phần mềm : những chương trình máy tính, các công cụ lưu trữ thông tin, các tài
liệu về quy trình, nghiệp vụ, thủ tục, tài liệu hướng dẫn
Truyền thông truyền dữ liệu giữa 2 hệ thống khác nhau ( điện thoại, mạng
Internet, mạng nội bộ )
Dữ liệu : hóa đơn, hợp đồng, báo cáo, số liệu, cơ sở dữ liệu trên máy tính
HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH DOANH ( BIS ) là hệ thống cung cấp thông tin
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào mô hình 3 cấp
độ quản trị ( STO ), BIS được phân loại thành MIS và OIS..
HỆ THỐNG THÔNG TIN TÁC NGHIỆP ( OPS )
hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động kinh doanh, được sử dụng trong các công
việc vận hành nghiệp vụ trong hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp ở cấp tác
nghiệp và cấp xử lý giao dịch OPS là then chốt cho sự thành công của việc kinh
doanh. Hệ thống tự động công việc văn phòng ( quản lý các chức năng hành chính
trong văn phòngOAS ) Quản lý làm việc theo nhóm ( Groupware )
Quản lý luồng công việc ( WFMS ) đảm bảo đúng lúc – đúng người – đúng trình
tự
Số hóa tài liệu in ấn ( DIP ) ứng dụng Word, Excel
Hệ thống kiểm soát tiến trình ( PCS ) è hỗ trợ và kiểm soát quá trình sản xuất. PCS
rất quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa. MRP ( số nguyên vật liệu
trong kho đáp ứngmaterials requirement planning ) nhu cầu sản xuất
CAD ( Computer – aided design ) trợ giúp thiết kế sản phẩm, dịch vụ.
CAM ( Computer – aided manufacture ) hỗ trợ vận hành sản xuất.
Hệ thống xử lý giao dịch ( TPS ) xử lý các giao dịch thường xuyên của doanh
nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối. TPS phân loại xử lý theo lô
hoặc theo từng ngày.
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ( MIS ) là hệ thống thông tin hỗ trợ quản
lý, giúp nhà quản trị ra quyết định ở cấp chiếncung cấp những phản hồi thuật và
chiến lược Hệ thống hỗ trợ ra quyết định ( DSS )
Kinh doanh thông minh ( BI )
Trí tuệ nhân tạo ( AI )
Hệ chuyên gia ( Expert system )
Mạng Neural : nghiên cứu các kỹ năng giải quyết vấn để bằng cách trải nghiệm
qua 1 phạm vi rộng lớn của các vấn đề
Hệ thống thông tin báo cáo ( IRS )
Hệ thống thông tin điều hành ( EIS ): cung cấp cho nhà quản trị cao cấp các thông
số về các nhân tố thành công then chốt ( CSFs ) hoặc chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt
động chủ chốt ( KPIs )
Hệ thống thông tin kinh doanh xây dựng trên máy tính
Thuận lợi Hạn chế
Tốc độ Phán xét / kinh nghiệm
Chính xác Tính ứng hoạt / ứng biến
Tin cậy Tính sáng tạo
Có thể lập trình được Trực giác
Có ích cho các công việc được lặp lại Không định tính được thông tin
HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH DOANH
HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP ( ENTERPRISE SYSTEM ) – 1 hệ thống hỗ trợ
cho các quy trình nghiệp vụ của 1 tổ chức chức năng như sản xuất, phân phối, bán
hàng, kế toán, tài chính, nhân sự. HỆ THỐNG KINH DOANH ĐIỆN TỬ
ERP – Enterprise Resource Planning ( Hệ thống hoạch định nguồn ngân lực )
CRM/ SRM ( Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng, nhà cung cấp ) SCM (
Supply Chain Management) – Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng EC ( E –
commerce ) Thương mại điện tử: các hoạt động tương tác của doanh nghiệp với
bên ngoài thông qua hệ thống thông tin. EB (E – business) Kinh doanh điện tử là
tất cả mọi trao đổi thông tin ( bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ) được thực
hiện thông qua phương tiện truyền thông/điện tử
ERP là 1 hệ thống duy nhất từ nhà cung cấp, giải quyết tất cả các hoạt động bên
trong DN. CRM / SRM và SCM hỗ trợ các hoạt động bên ngoài doanh nghiệp
4. Thương mại điện tử ( E – commerce ): các hoạt động tương tác của doanh
nghiệp với bên ngoài thông qua hệ thống thông tin.
Thương mại điện tử bên mua ( Buy – side e – commerce ) bao gồm tất cả các
giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp của mình.
Thương mại điện tử bên bán ( Sell – side e – commerce ) bao gồm tất cả các
giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình.
Trong thương mại điện tử, lòng tin của khách hàng và sự thanh toán tiện lợi dễ
dàng bằng thẻ ngân hàng là điều quan trọng nhất.
5. Kinh doanh điện tử ( E – business ) là tất cả mọi trao đổi thông tin ( bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp ) được thực hiện thông qua phương EBtiện truyền
thông/điện tử khác EC ở chỗ nó có thêm hoạt động kinh doanh bên trong của
doanh nghiệp.
Kinh doanh điện tử liên quan đến một số hoạt động chính như: Cải tiến quy trình
kinh doanh – Tăng cường truyền thông – Cung cấp các phương Kinh doanhtiện
để thực hiện các giao dịch mua bán một cách an toàn điện tử sẽ đưa doanh nghiệp
đến 1 thị trường toàn cầu, cho phép nhà sản xuất bán trực tiếp cho khách hàng (
được gọi là E – Tailing ) hoặc thiết lập quan hệ kinh doanh với các nhà bán lẻ ở
bất cứ nơi nào trên thế giới.
6. 6 lợi thế cạnh tranh khi ứng dụng Hệ thống thông tin:
Cải tiến hiệu quả hoạt động
Cản trở các đối thủ tham gia thị trường : Thông thường, các hệ thống thông tin
doanh nghiệp rất phức tạp và đòi hỏi phải liên tục duy trì và phát triển. Mức kinh
phí quá cao này đã tạo ra 1 rào cản ngăn chặn các đối thủ mới gia nhập thị trường .
Giữ chặt khách hàng và nhà cung cấp
Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng ( CRM ) có thể cung cấp cho các nhà
quản trị những thông tin về khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sở thích
khách hàng, thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, qua đó giữ được
lòng trung thành của khách hàng với công ty )
Hệ thống quản trị quản hệ nhà cung cấp ( SRM ) giúp doanh nghiệp nắm rõ tình
hình nguyên vật liệu của nhà cung cấp, tiết kiệm chi phí so với thương thảo bằng
phương pháp cổ điển, tạo điều kiện thuận lợi có thể thương lượng giá cả.
Khuyến khích các sáng kiến mới ( Nhân viên của công ty khi được tiếp cận và
làm việc trên các hệ thống thông tin hiện đại sẽ đặt ra vấn đề đòi hỏi học phải nâng
cao năng lực cá nhân, bổ sung kiến thức để thích nghi và đưa ra ý kiến để cải tiến
trong công việc ).
Tăng chi phí chuyển đổi : Ban đẩu khi triển khai hệ thống thông tin, đây là 1
điểm bất lợi của doanh nghiệp vì phải đầu tư thời gian, tiền bạc để mua phần cứng,
phần mềm mới, chuyển đổi dữ liệu để sử dụng hệ thống mới, đào tạo cán bộ, bị
gián đoạn các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong tương lai thì hệ thống
thông tin sẽ trở thành ưu thế cho doanh nghiệp, vì các nhà cung cấp hay khách
hàng khó lòng chuyển đổi để thiết lập lại hệ thống mới với một doanh nghiệp
khác, vì khi đó họ sẽ phải tốn chi phí chuyển đổi để thiết lập lại hệ thống mới với
doanh nghiệp khác. Mối quan hệ càng chặt chẽ thì khách hàng và nhà cung cấp
càng không muốn bỏ doanh nghiệp cũ.
Nâng tầm ảnh hưởng : doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm, dịch vụ mới
bằng cách tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực hiện có của nó. Ví dụ: 1 đại lý du
lịch có thể tạo ra 1 danh sách khách hàng từ cơ sở dữ liệu để gửi thư giới thiệu các
sản phẩm mới, dịch vụ mới như bảo hiểm du lịch hoặc cho thuê xe .
3 chiến lược cạnh tranh cơ bản Sự hỗ trợ của hệ thống thông tin kinh doanh (BIS)
Cạnh tranh về giá
Hệ thống thông tin kinh doanh hỗ trợ trực tiếp về giá ( giảm chi phí hoạt động )
Tạo sự khác biệt về sản phẩm BIS hỗ trợ trực tiếp bằng cách triển khai sản phẩm
mới trên nền tảng công nghệ thông tin.
BIS hỗ trợ gián tiếp bằng cách thu thập thông tin khách hàng, từ đó cung cấp sản
phẩm phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng.
Tập trung vào phân khúc thị trường
7. Mối quan hệ giữa Hệ thống thông tin ( IS ) và Công nghệ thông tin ( IT )
Trong các tổ chức phát triển và hiện đại, BIS được triển khai rộng rãi trên nền tảng
công nghệ thông tin.
Hệ thống thông tin ( IS ) = Quy trình ( process ) + Công nghệ thông tin ( IT )
IT có thể bị đuổi kịp, còn quy trình là cái riêng có của mỗi doanh nghiệp.
Cải tổ quy trình là yếu tố quan trọng nhất khi tạo ERP.
Như vậy, IS giúp nhà quản trị làm thế nào để quản lý và vận hành doanh nghiệp
1 cách hiệu quả và IT là công cụ hỗ trợ học thực hiện điếu đó IS tạo ra giá trị của
doanh nghiệp và IT tiêu tốn chi phí của doanh nghiệp ( mua phần cứng, phần mềm
.)
CHƯƠNG 3
1. Hệ thống thông tin cho phép doanh nghiệp xử lý các giao dịch thường xuyên (
giao dịch ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp) ở cấp độ tác nghiệp được gọi là
Hệ thống xử lý giao dịch ( TPS ). TPS quản lý việc giao dịch thông tin và tiền bạc
giữa 1 doanh nghiệp với đối tác thư ba như khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân
phối.
Ví dụ: đặt vé