Ôn tập kinh tế môi trường

Bài 1: Một doanh nghiệp sản xuất có hàm chi phí biên là MC = 16 + 0,04Q, hàm lợi ích biên là MB = 40 – 0,08Q. Hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường và người ta xác định được hàm chi phí biên ngoại ứng là MEC = 8 + 0,04Q, trong đó Q là sản lượng tính bằng tấn và chi phí tính bằng USD. 1. So sánh mức sản lượng và mức giá đạt hiệu quả cá nhân với mức sản lượng và mức giá hiệu quả xã hội? 2. Xác định phúc lợi xã hội đạt được tại từng mức sản lượng. Xác định tổn thất phúc lợi xã hội? 3. Xác định mức thuế cần áp dụng để điều chỉnh hoạt động sản xuất về mức tối ưu xã hội? Tính tổng doanh thu thuế? 4. Xác định thặng dư của người sản xuất trước và sau khi áp dụng thuế? 5. Thể hiện kết quả tính toán bằng đồ thị?

doc6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kinh tế môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Bài 1: Một doanh nghiệp sản xuất có hàm chi phí biên là MC = 16 + 0,04Q, hàm lợi ích biên là MB = 40 – 0,08Q. Hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường và người ta xác định được hàm chi phí biên ngoại ứng là MEC = 8 + 0,04Q, trong đó Q là sản lượng tính bằng tấn và chi phí tính bằng USD. So sánh mức sản lượng và mức giá đạt hiệu quả cá nhân với mức sản lượng và mức giá hiệu quả xã hội? Xác định phúc lợi xã hội đạt được tại từng mức sản lượng. Xác định tổn thất phúc lợi xã hội? Xác định mức thuế cần áp dụng để điều chỉnh hoạt động sản xuất về mức tối ưu xã hội? Tính tổng doanh thu thuế? Xác định thặng dư của người sản xuất trước và sau khi áp dụng thuế? Thể hiện kết quả tính toán bằng đồ thị? Bài 2: Hoạt động trồng rừng của một lâm trường có hàm chi phí cận biên là MPC = 25 + Q, hàm lợi ích cá nhân cận biên là MB = 45 - 3Q. Hoạt động trồng rừng mang lại lợi ích cho xã hội và người ta xác định được hàm lợi ích xã hội cận biên là MSB = 85 - 5Q. (Q là diện tích rừng tính bằng ha và P là giá tính bằng trăm USD). Xác định diện tích và giá trồng rừng tối ưu cá nhân và tối ưu xã hội? Xác định phúc lợi xã hội ứng với từng mức sản xuất hiệu quả cá nhân và xã hội. Xác định tổn thất phúc lợi xã hội khi lâm trường sản xuất ở mức tối ưu cá nhân? Để đạt được mức sản xuất tối ưu xã hội cần phải trợ cấp cho mỗi ha rừng bao nhiêu? So sánh tổng mức trợ cấp với tổng lợi ích ngoại ứng lâm trường tạo ra cho xã hội tại mức sản xuất tối ưu xã hội? Thể hiện kết quả bằng đồ thị? Bài 3: Có hai hãng sản xuất nhựa hạt cùng thải ra chất thải gây ô nhiễm môi trường. Người ta xác định được hàm chi phí giảm thải cận biên của hai hãng lần lượt là: MAC1 = 200 - 2/3Q1 và MAC2 = 600 – Q2 Trong đó, Q là lượng chất thải tính bằng tấn, P là mức chi phí tính bằng USD cho một tấn chất thải. Xác định tổng lượng chất thải của 2 hãng khi không có sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường? Giả sử cơ quan quản lý môi trường quy định cho mỗi hãng chỉ được thải ở mức 150 tấn thì chi phí giảm thải của mỗi hãng để tuân thủ quy định là bao nhiêu? Nếu cơ quan quản lý môi trường quy định một mức phí thải đồng đều, f = 100 USD/ tấn thì mỗi hãng sẽ thải bao nhiêu? Chi phí giảm thải của mỗi hãng là bao nhiêu? Cơ quan quản lý nên sử dụng chuẩn thải hay phí thải trong trường hợp này? Thể hiện các kết quả trên bằng đồ thị? Bài 4: Hai hãng sản xuất hoạt động trong một khu vực có cùng loại chất thải làm ô nhiễm môi trường. Người ta xác định được hàm chi phí giảm thải cận biên của hãng 1 là MAC1 = 480 – 4Q1 và hàm chi phí giảm thải của hãng 2 là MAC2 = 320 – 2Q2 (trong đó Q là lượng thải tính bằng tấn và chí phí giảm thải tính bằng USD). Tính tổng lượng chất thải mà hai hãng thải vào môi trường khi không có sự quản lý của cơ quan quản lý môi trường? Giả sử cơ quan quản lý muốn giảm tổng lượng thải của hai hãng còn 190 tấn bằng cách ban hành một mức phí thải đồng đều. Xác định mức phí thải đó và chi phí giảm thải của từng doanh nghiệp. Giả sử mỗi hãng ban đầu có 95 giấy phép, giá mỗi giấy phép trên thị trường là 120 USD. Hỏi: Mỗi hãng sẽ có nhu cầu sử dụng bao nhiêu giấy phép? Nếu hai hãng trao đổi giấy phép cho nhau thì chi phí giảm thải của mỗi hãng là bao nhiêu? So với chi phí giảm thải trước khi mua bán giấy phép, mỗi hãng đã tiết kiệm được bao nhiêu? Thể hiện kết quả bằng đồ thị? Bài 5: Có 3 doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm và thải ra cùng loại chất thải. Hàm chi phí xử lý chất thải cận biên của 3 doanh nghiệp này lần lượt là: MAC1 = 150 - W MAC2 = 75 - 0,5W MAC3 = 100 - 2/3 W Trong đó W là lượng chất thải tính bằng tấn, chi phí tính bằng USD. a. Xác định lượng thải của mỗi doanh nghiệp khi không có qui định của cơ quan quản lý môi trường. b. Cơ quan quản lý môi trường quyết định phân phối miễn phí cho mỗi doanh nghiệp 75 giấy phép xả thải tương đương với quyền được thải 75 tấn chất thải và các giấy phép này có thể được mua bán trên thị trường. Giả sử giá giấy phép trên thị trường là P = 50 USD/giấy phép. - Với mức giá này, những doanh nghiệp nào sẽ tiến hành mua bán giấy phép với nhau? - Doanh nghiệp nào sẽ bán giấy phép và bán bao nhiêu? Doanh nghiệp nào sẽ mua giấy phép và mua bao nhiêu? - Việc mua và bán giấy phép đó mang lại lợi ích là bao nhiêu cho mỗi doanh nghiệp? c. Thể hiện các kết quả trên đồ thị. Bài 6: Giả sử đường chi phí giảm thải cận biên thực tế của một doanh nghiệp là MACt = 60 - 0,5W và đường chi phí thiệt hại cận biên do ô nhiễm gây ra trên thực tế là MDCT = 0,7W. Cơ quan quản lý môi trường có đầy đủ thông tin về đường MDC thực nhưng không có đầy đủ thông tin về MAC thực nên chỉ ước tính được MACes = 48 - 0,5W (W là lượng ô nhiễm tính bằng tấn, chi phí tính bằng USD). 1. Xác định và so sánh mức ô nhiễm tối ưu đối với xã hội với mức chuẩn thải mà cơ quan quản lý môi trường áp dụng. 2. Xác định và so sánh chi phí của ô nhiễm gây ra đối với xã hội tại mức ô nhiễm tối ưu và tại mức chuẩn thải được áp dụng. 3. Xác định và so sánh chi phí môi trường của doanh nghiệp tại mức ô nhiễm tối ưu và tại chuẩn mức thải được áp dụng. 4. Thể hiện các kết quả tính toán trên đồ thị. Bài 7: Một doanh nghiệp sản xuất trước khi áp dụng sản xuất sạch có hàm chi phí phí giảm thải biên MACT = 240 – 2Q. Doanh nghiệp đã thực hiện sản xuất sạch hơn và hàm chi phí giảm thải biên sau khi áp dụng là MACS = 180 – 2Q. Cơ quan quản lý đang xem xét để áp dụng chính sánh đối với doanh nghiệp. Họ đã biết thông tin về hàm MAC của doanh nghiệp trước khi áp dụng SXSH mà không có thông tin về hàm chi phí giảm thải sau khi áp dụng SXSH. Hàm thiệt hại môi trường được xác định là là MDC = 4Q (Q là lượng chất thải tính bằng tấn và chi phí tính bằng triệu đồng) Xác định mức thải tối đa của doanh nghiệp vào môi trường trước và sau khi áp dụng SXSH. Xác định mức chuẩn thải cơ quan quản lý sẽ áp dụng cho doanh nghiệp? Tại mức chuẩn thải đó hãy so sánh chi phí giảm thải của doanh nghiệp trước và sau khi áp dụng SXSH. Xác định mức thải tối ưu cần điều chỉnh để đạt hiệu quả xã hội sau khi doanh nghiệp áp dụng SXSH? Tại mức thải đó chi phí giảm thải của doanh nghiệp bằng bao nhiêu? Thể hiện kết quả tính toán bằng đồ thị? Bài 8: Các nhà quản lý môi trường đang xem xét để ban hành chính sách quản lý. Giả sử họ có đầy đủ thông tin về hàm thiệt hại môi trường MDC = 0,5W song không có đủ thông tin về hàm chi phí giảm thải của doanh nghiệp. Hàm MAC thực tế của doanh nghiệp là MACT = 45 – 0,75W, hàm MAC ước đoán của các nhà quản lý là MACE = 15 – 0,75W (W là lượng thải tính bằng tấn và chi phí giảm thải tính bằng triệu đồng) So sánh mức ô nhiễm tối ưu với mức chuẩn thải mà cơ quan quản lý sẽ áp dụng? So sánh mức phí thải cơ quan quản lý áp dụng với mức phí thải tối ưu? So sánh chi phí do ô nhiễm gây ra đối với xã hội tại mức ô nhiễm tối ưu và mức chuẩn thải được áp dụng? So sánh tổn thất phúc lợi xã hội khi áp dụng công cụ chuẩn thải với tổn thất phúc lợi xã hội khi áp dụng phí thải? Công cụ nào nên được áp dụng trong trường hợp này? Thể hiện kết quả tính toán bằng đồ thị Bài 9: Hoạt động sản xuất giấy có hàm chi phí giảm thải thực tế là MACt = 24 – W. Cơ quan quản lý môi trường không có đủ thông tin về hàm giảm thải của doanh nghiệp nên ước tính hàm chi phí giảm thải là MACes = 18 – W. Hoạt động sản xuất gây thiệt hại cho môi trường và xác định được hàm thiệt hại là MDC = 0,4W.( trong đó W là luợng thải tính bằng tấn, chi phí giảm thải tính bằng USD). Xác định mức ô nhiễm tối ưu? Tại mức thải đó chi phí của ô nhiễm gây ra cho xã hội bao gồm những khoản nào và bằng bao nhiêu? Xác định mức chuẩn thải và phí thải cơ quan quản lý sẽ áp dụng cho hoạt động sản xuất giấy Xác định chi phí của ô nhiễm gây ra cho xã hội tại mức chuẩn thải và phí thải được áp dụng? Cơ quan quản lý sẽ sử dụng chuẩn thải hay phí thải trong trường hợp này. Thể hiện kết quả tính toán bằng đồ thị? Bài 10: Một doanh nghiệp có đường chi phí giảm thải biên là MAC = 10 – 2Q, hàm lợi ích ròng cận biên MNPB = 16 – 4Q. Giả sử mỗi đơn vị sản lượng tạo ra một đơn vị ô nhiễm. Cơ quan quản lý yêu cầu doanh nghiệp giảm 3 đơn vị thải. Xác định tổng chi phí giảm thải của doanh nghiệp nếu áp dụng phương pháp giảm sản lượng. Xác định tổng chi phí giảm thải của doanh nghiệp nếu áp dụng công nghệ giảm thải Xác định mức chi phí tối thiểu để đạt được mục tiêu trên? Bài 11: Giả sử có 2 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Hàm chi phí giảm thải cận biên được cho bởi: MAC1=100 – 2Q1 MAC2=100 – 2/3Q2 trong đó q là lượng thải tính bằng tấn, chi phí giảm thải tính bằng đô la Xác định hàm chi phí giảm thải cận biên của xã hội Giả sử hàm chi phí thiệt hại cận biên được cho bởi MDC = 40+Q, xác định mức ô nhiễm tối ưu trong xã hội Q*. Xác định mức phí cần áp dụng để đạt được mức độ ô nhiễm tối ưu Q*. Xác định lượng thải của mỗi doanh nghiệp trong trường hợp áp dụng phí. Xác định chi phí môi trường của mỗi doanh nghiệp trong trường hợp trên. Nếu cơ quan quản lý sử dụng công cụ chuẩn thải đồng đều để đạt được mức ô nhiễm tối ưu Q* thì chi phí giảm thải của mỗi doanh nghiệp là bao nhiêu? Cơ quan quản lý nên chọn chuẩn thải hay phí thải? Thể hiện kết quả trên đồ thị. Bài 12: Một mỏ khoáng sản có trữ lượng 2500 tấn với chất lượng như nhau được khai thác trong hai giai đoạn. giả sử hàm cầu đối với khoáng sản này là pt = 700 – 0,25qt và không thay đổi trong mỗi giai đoạn khai thác. Chi phí khai thác đơn vị là 200$. Tỷ lệ chiết khấu r = 5%. Xác định mức khai thác tối ưu của mỗi giai đoạn, nhận xét? Xác định mức giá của khoáng sản qua mỗi giai đoạn? Nhận xét sự thay đổi giá, sự thay đổi thặng dư theo thời gian? Bài 13: Một mỏ khoáng sản có trữ lượng 20 tấn với chất lượng như nhau được khai thác trong hai giai đoạn. giả sử hàm cầu đối với khoáng sản này là pt = 8 – 0,4qt và không thay đổi trong mỗi giai đoạn khai thác. Chi phí khai thác đơn vị là 2$. Tỷ lệ chiết khấu r = 10%. Xác định mức khai thác tối ưu của mỗi giai đoạn, nhận xét? Xác định mức giá của khoáng sản qua mỗi giai đoạn? Nhận xét sự thay đổi giá, sự thay đổi thặng dư theo thời gian? Bài 14: Giả sử đường cầu về cá Ngừ đại dương được cho bởi phương trình P = 400 – 3H, trong đó P là giá cá và H là lượng khai thác tính bằng ngàn tấn. Cho lượng đánh bắt bền vững là H = a1E + a2E2= 0,6E + 0,0015E2, trong đó E là mức nỗ lực. Chi phí đơn vị được giả định là không đổi và được ước tính khoảng 200$ cho mỗi mức nỗ lực. Hãy xác định lượng khai thác và mức nỗ lực trong điều kiện tự do tiếp cận và sở hữu tư nhân? Bài 15: Một lâm trường đang xem xét một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc. Các số liệu về chi phí và lợi ích ước tính qua các năm như sau (đơn vị: triệu đồng) Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Chi phí đầu tư ban đầu 1200 Chi phí hàng năm 0 600 650 700 750 800 850 Doanh thu hàng năm 0 700 800 900 1000 1100 1200 Lợi ích ngoại ứng môi trường 100 150 200 250 300 350 400 a. “Lợi ích ngoại ứng môi trường” mà dự án này tạo ra có thể là những lợi ích nào? b. Dựa vào việc tính toán chỉ tiêu NPV, hãy cho biết: - Nếu được vay vốn với lãi suất 10%/năm, lâm trường có thực hiện dự án này không? Hãy cho biết? y nghĩa của giá trị NPV trong trường hợp này? - Dự án này có hiệu quả đối với xã hội không nếu chi phí cơ hội của tiền trong giai đoạn này là 12%? Hãy cho biết? y nghĩa của giá trị NPV trong trường hợp này? c. Nếu muốn dự án này thực hiện, nhà nước cần áp dụng những chính sách gì? Bài 15: Một doanh nghiệp đang xem xét một dự án xây dựng một khu du lịch ở vùng ven biển. Các số liệu về chi phí và lợi ích ước tính qua các năm như sau (đơn vị: triệu đồng) Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Chi phí đầu tư Ban đầu 1200 0 0 0 0 0 0 0 Chi phí hoạt động hàng năm 0 500 600 700 800 900 1000 1100 Doanh thu hàng năm 0 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 Chi phí ngoại ứng (thiệt hại môi trường) 200 250 300 350 400 450 500 550 a. “Chi phí ngoại ứng môi trường” mà dự án này tạo ra là những chi phí gì? b. Nếu được vay vốn với lãi suất 10%/năm, doanh nghiệp có thực hiện dự án này không? c. Trên quan điểm xã hội, dự án này có hiệu quả không nếu chi phí cơ hội của tiền trong giai đoạn này là 12%. d. Trong trường hợp để dự án này thực hiện, nhà nước cần áp dụng những chính sách gì? Bài 16: Có hai dự án đầu tư với số liệu về lợi ích và chi phí như sau: Đơn vị tính: triệu đồng I. Chi phí năm đầu Dự án A Dự án B 1. Xây dựng cơ bản 1500 1000 2.Mua máy móc thiết bị 500 400 3. Đền bù giải phóng mặt bằng 600 0 4. Dự phòng - Dự phòng vật chất - Dự phòng trượt giá chung 45 30 30 20 II. Chi phí hoạt dộng hàng năm 1. Mua nguyên vật liệu 800 600 2. Lương - Lương SX khi dự án chạy hết công suất - Lương quản lý 300 50 250 20 3. Thuế (%doanh thu) 10% 10% 4. Trả lãi vay - Vay trong nước - Vay nước ngoài 100 40 60 40 40 0 5. Bảo dưỡng hàng năm 30 20 6. Sửa chữa lớn năm thứ 5 100 80 7. Chi phí môi trường 400 200 III. Lợi ích của dự án 1. Công suất hoạt động năm đầu 80% 80% 2. Công suất từ năm 2 đến năm thứ 8 100% 100% 3. Công suất hoạt động 2 năm cuối 70% 100% 4. Thanh lý tài sản(năm cuối) 300 10 Hãy xác định NPV tài chính và NPV kinh tế của hai dự án. Theo anh chị thì nên chọn dự án nào để đạt hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế? Biết rằng: Cả 2 dự án đều được thực hiện trong 10 năm, Công suất thiết kế của dự án A là 40000 sản phẩm/năm, dự án B l à 30000 sản phẩm/năm. Giá mỗi sản phẩm dự án A là 50 và của dự án B là 80. Chi phí về lao động được tính chuyển sang giá kinh tế bằng hệ số 0,7, Chi phí về nguyên v ật liệu và các khoản chi phí khác được tính chuyển sang giá kinh tế bằng hệ số 0,8. Năm có sửa chữa lớn thì chi phí bảo dưỡng bằng 0. Tỷ lệ chiết khấu là 10%.
Tài liệu liên quan