Ôn tập môn chính luận

Câu hỏi 1: những đặc trưng của báo chí chính luận? Phân tích và lấy ví dụ của tác phẩm để chứng minh. Hiện nay, hệ thống báo chí nước ta chia làm 3 nhóm chính: Thông tấn: Tin, tường thuật, Phỏng vấn Chính luận báo chí: Xã luận, bình luận, chuyên luận Kí báo chí: Phóng sự, ghi nhanh, thư phóng viên và một số thể loại kí báo chí khác Trong đó, nhóm thông tấn chủ yếu thông tin bằng sự kiện. Nhóm chính luận báo chí thông tin chủ yếu bằng lý lẽ. Nhóm kí báo chí thông tin chủ yếu có tính thẩm mỹ. Chính luận là nhóm thể tài báo chí dùng lý lẽ để soi sáng sự kiện, giúp công chúng hiểu đúng sự thật, hướng họ đến hoạt động tích cực, theo đúng ý đồ của tác giả và phù hợp với quan điểm, tư tưởng chính trị của đảng và nn. Chính luận mang đặc điểm chung của báo chí. Tuy nhiên, chính luận có những đặc trưng sau: Chính luận báo chí là nhóm thể tài báo chí dùng lý luận để soi sáng sự kiện. Mục đích: nhằm thay đổi nhận thức, tư duy lý luận của công chúng chứ không chỉ để cung cấp thông tin. ( khác với nhóm thể tài thông tấn)

docx6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn chính luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP MÔN CHÍNH LUẬN Câu hỏi 1: những đặc trưng của báo chí chính luận? Phân tích và lấy ví dụ của tác phẩm để chứng minh. Hiện nay, hệ thống báo chí nước ta chia làm 3 nhóm chính: Thông tấn: Tin, tường thuật, Phỏng vấn Chính luận báo chí: Xã luận, bình luận, chuyên luận Kí báo chí: Phóng sự, ghi nhanh, thư phóng viên và một số thể loại kí báo chí khác Trong đó, nhóm thông tấn chủ yếu thông tin bằng sự kiện. Nhóm chính luận báo chí thông tin chủ yếu bằng lý lẽ. Nhóm kí báo chí thông tin chủ yếu có tính thẩm mỹ. Chính luận là nhóm thể tài báo chí dùng lý lẽ để soi sáng sự kiện, giúp công chúng hiểu đúng sự thật, hướng họ đến hoạt động tích cực, theo đúng ý đồ của tác giả và phù hợp với quan điểm, tư tưởng chính trị của đảng và nn. Chính luận mang đặc điểm chung của báo chí. Tuy nhiên, chính luận có những đặc trưng sau: Chính luận báo chí là nhóm thể tài báo chí dùng lý luận để soi sáng sự kiện. Mục đích: nhằm thay đổi nhận thức, tư duy lý luận của công chúng chứ không chỉ để cung cấp thông tin. ( khác với nhóm thể tài thông tấn) Chính luận báo chí được xem là một dạng văn nghị luận. Một dạng văn mà ở đó người ta dùng lý lẽ, dẫn chứng để bàn bạc, làm rõ vấn đề nào đó nhằm để cho người đọc người nghe hoạt động theo Trong chính luận, chủ đề tác phẩm được thể hiện qua hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng chặt chẽ, logic. Khác với trong văn học, chủ đề được thể hiện qua tình tiết, hành động, lời nói. Lối tư duy trong chính luận là lối tư duy logic, tư duy lý luận. Nó dựa trên những sự kiện, phán đoán để tư duy. Bài chính luận phải nhấn mạnh được hai yếu tố tại sao và như thế nào? Các yếu tố còn lại được khái quát-> tóm ý-> làm luận chứng, luận cứ. Chính luận BC là nhóm thể tài không phản ánh hình thức mà phản ánh bên trong, khái quát thông tin làm thay đổi nhận thức của công chúng về sự kiện ấy. Do đó, tác giả phải bày tỏ quan điểm, tư tưởng của mình trong đối với vấn đề. Đồng tình hay phản đối?, khen hay chê?. Chính luận thể hiện rõ nét, tập trung tư tưởng của tác giả . Thái độ của tác giả thể hiện bao nhiêu thì càng có khả năng định hướng bấy nhiêu. Mô tả vấn đề, sự kiện một cách dễ hiểu nhất. Ngôn ngữ mang màu sắc chính trị cao VD: khi bình luận về một sự kiện-> tác giả chủ yếu đi sau vào bản chất của vấn đề-> định hướng cho người dân hiểu theo quan điểm của Đảng và Nhà nước. Nhờ có BL mà công chúng hiểu rõ vấn đề và có niềm tin hơn. Trong tác phẩm “ Trung Quốc công khai âm mưu độc chiếm biển đông”-> đưa ra những luận cứ như việc thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc là sai trái-> lãnh đạo Khánh Hòa và Đà Nẵng lên tiếng phản đối Trung Quốc, đồng thời khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của Việt Nam-> Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), dưới sự cho phép của chính phủ nước này, đã ngang ngược thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Hơn nữa đây lại là vùng hoàn toàn không có tranh chấp từ trước đến nay->người dân nhận thức đúng hơn, không hoang mang-> thấy được đường lối bảo vệ tổ quốc của nước ta là đúng đắn. Câu hỏi 2: những đặc trưng cơ bản của thể loại bình luận, xã luận và chuyên luận. Lấy VD phân tích và lấy tác phẩm để chứng minh. Đặc trưng cơ bản của bình luận và xã luận ( tài liệu) Đặc trưng cơ bản của chuyên luận Chuyên luận là một bài nghị luận bàn chuyên sâu về một vấn đề, tư duy khoa học, tình cảm phải được chuyển hóa bằng những lập luận. Đặc trưng: bàn luận về những vấn đề cần bàn luận, những vấn đề được nhiều người quan tâm như những sự kiện quan trọng có diễn biến phức tạp: vấn đề trang trại, vấn đề biển đảo, Bàn luận có hệ thống và chuyên sâu về một lĩnh vực của đời sống xã hội, phải được đăng báo, đăng trên phương tiện thông tin địa chúng. VD: chuyên đề về thơ, thuật ngữ, toán học, văn học, Đòi hỏi có sự chuyên sâu-> tác giả phải am hiểu sâu rộng, hiểu nhiều, chuyên sâu về một vấn đề đang bàn luận. Lý lẽ có tính thuyết phục Đối tượng tiếp nhận hẹp Ngôn ngữ mang tính khoa học, khó hiểu VD: tác phẩm chuyên luận về cái đẹp của triết gia La Mã cổ đại Plotinus-> đòi hỏi tác giả phải có kiến thức chuyên sâu về kiến trúc. Câu hỏi 3: so sánh các đặc trưng của nhóm thể tài chính luận báo chí và các nhóm thể tài báo chí khác. SS các đặc điểm của các thể loại BC. Phân tích, lấy tác phẩm chứng minh. Nhóm thông tấn: Trong nhóm này tập hợp một số thể loại có nhiệm vụ thông tin (dưới sự chi phối của các yêu cầu củatính xác thực, thời sự) mà trong đó thể loại tin giữ vị trí hàng đầu. Bên cạnh tin còn có một số thể loại khác như bài thông tấn, tường thuật, điều tra, ghi nhanh, phỏng vấn sự kiện, phóng sự sự kiện v.v.. Đặc điểm nổi bật nhất của các thể loại trong nhóm này là chúng đều thể hiện rõ năng lực thông tin sự kiện thời sự. Sự kiện được thông tin trong các thể loại thuộc nhóm này được biểu hiện với những cấp độ khác nhau, nhưng dù ở cấp độ nào thì cũng phải đáp ứng các yêu cầu về tính thời sự và tính xác thực tối đa. Với mục đích rõ rang là ưu tiên tối đa cho nhiệm vụ thông tin sự kiện, TTBC cung cấp kịp thời cho công chúng những thông tin về những sự kiện mới. Nhóm các thể loại Chính luận báo chí Chính luận là nhóm thể tài báo chí dùng lý lẽ để soi sáng sự kiện, giúp công chúng hiểu đúng sự thật, hướng họ đến hoạt động tích cực, phù hợp với quan điểm, tư tưởng, ý đồ của tác giả. Đây là một nhóm bao gồm các thể loại có nhiệm vụ đánh giá, phân tích, giải thích, bàn luận về những sự thật của đời sống. Thế mạnh chủ yếu của các thể loại trong nhóm thể loại này biểu hiện ở năng lực thông tin lý lẽ. Tất nhiên lý lẽ phải gắn liền với những sự kiện thời sự. Nói cách khác, đây là nhóm không chỉ có nhiệm vụ thông tin về sự thật mà còn có nhiệm vụ phân tích, lý giải, bàn luận, đánh giá những sự thật đó trên cơ sở của một thái độ rõ ràng nhằm hướng dẫn, điều chỉnh dư luận. “Nội dung của tác phẩm chính luận báo chí tập trung một cách rõ nhất, nhiều nhất lập trường, quan điểm trong sứ mệnh định hướng tư tưởng và hành động theo mục đích của từng tờ báo”. Trong nhóm này có các thể loại như bình luận, xã luận, điều tra, bài phê bình, phỏng vấn vấn đề Trong đó, thể loại bình luận giữ vai trò là hạt nhân vì nó đã thể hiện sinh động nhất những đặc điểm cơ bản của cả nhóm. Chúng ta sẽ lần lượt điểm qua những nét tiêu biểu nhất của các thể loại đó. Nhóm các thể loại ký BC Không hoàn toàn giống với hai nhóm nêu trên, các thể loại trong nhóm này có nhiệm vụ mô tả, diễn tả một cách có hình ảnh, có cảm xúc và giọng điệu về những sự thật đời sống. Nói cách khác, vẫn trên cơ sở của những sự thật (xác thực, thời sự), các thể loại trong nhóm này có phương pháp phản ánh linh hoạt, sinh động do đã kết hợp được những đặc điểm của cả bên trong và bên ngoài hệ thống thể loại báo chí. Về hình thức thể hiện, trong các tác phẩm thuộc nhóm này thường có vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và sử dụng ngôn từ, bút pháp, giọng điệu giàu chất văn học. Nhóm các thể loại này là sự kết hợp yếu tố chính luận ( tư liệu, sự kiện, lý lẽ, hùng biện) với yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh, cảm xúc, thái độ, khái quát) để phản ánh và lý giải vấn đề. Nói cách khác, các sự kiện, hiện tượng, quá trình có thật của đời sống xã hội được phản ánh một cách sinh động hấp dẫn bằng cách sử dụng hình ảnh, cảm xúc và các thế mạnh khác nhau của ngôn từ ( ẩn dụ, ngoa dụ, tính ngữ, so sánh). Có thể nói thông tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ là tính trội của nhóm thể loại này. Đặc trưng: xuất hiện nhân vật trần thuật cùng với việc sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, bút pháp giàu chất văn học. Thể loại được coi là hạt nhân của nhóm này là phóng sự. Ngoài ra trong nhóm này còn có các thể loại có hình thức thể hiện sinh động, giàu tính chất văn học như phỏng vấn chân dung, ký chân dung, ký chính luận, thư phóng viên, sổ tay phóng viên, nhật ký phóng viên cùng với một vài biến thể khác nữa. Điều đáng lưu ý là một dạng của thể loại tiểu phẩm cũng có thể được xếp vào nhóm này. Tiểu phẩm, về bản chất là một thể loại văn học với nhiều dạng khác nhau (văn xuôi, đối thoại, văn vần hoặc là sự kết hợp giữa ba dạng đó). Tuy nhiên nếu tác phẩm tiểu phẩm lấy đối tượng phản ánh là người thật, việc thật và đáp ứng được yêu cầu thông tin xác thực, thời sự và tính định hướng trực tiếp (vốn là những đặc trưng cơ bản của tác phẩm báo chí) thì có thể coi nó như một dạng giao thoa giữa tiểu phẩm văn học với nhóm các thể Ký BC này. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, trong hệ thống hệ thống thể loại báo chí với ba nhóm như đã nêu ở trên, các thể loại có thể tồn tại độc lập nhưng cũng có thể giao thoa với các thể loại (và các loại thể) ở trong và ở bên ngoài hệ thống. Trong số đó, trừ một số thể loại tương đối ổn định, các thể loại khác ít nhiều đều có sự giao thoa, chuyển hoá lẫn nhau. Đó là một hiện tượng bình thường trong đời sống các thể loại báo chí. Có thể lấy ví dụ bằng thể loại phỏng vấn. Như đã trình bày ở trên, thể loại này là một ngoại lệ vì nó không hoàn toàn thuộc vào một nhóm thể loại nào. Tuỳ vào từng tác phẩm cụ thể, tác phẩm phỏng vấn sẽ thuộc vào một nhóm thể loại nào đó. Tương tự như vậy, thể loại phóng sự tuy được coi là hạt nhân của nhóm các thể Ký BC nhưng một dạng của nó là phóng sự sự kiện vẫn có thể được xếp vào nhóm các thể Thông tấn báo chí. VD: sự kiện Trung Quốc in đường lưỡi bò lên hộ chiếu-> Daan Việt có bài bình luận Hộ chiếu in hình lưỡi bò, không còn chỗ cho sự nhân nhượng ( trước đó chỉ đưa tin). -> sự hoang tưởng, sự áp đặt của TQ, âm mưu thâm độc. Câu hỏi 4: so sánh giữa thể loại bình luận và phản ánh. Giống nhau: Nội dung: Dù là bài bình luận hay bài phản ánh thì chúng đều là những tác phẩm báo chí, đều phải đảm bảo tính thời sự, tính xác thực và tính tư tưởng của thông tin. Đây là đặc trưng riêng không chỉ bình luận, phản ánh mà còn cả các tác phẩm báo chí trong tương quan so sánh với tác phẩm văn học. Tính thời sự: Phản ánh kịp thời những cái mới. Đó là sự việc, sự kiện, con người, hoàn cảnhxảy ra, vừa xảy ra và chắc chắn xảy ra Tính xác thực: Phản ánh sự thật một cách chính xác, khách quan Tính tư tưởng: thể hiện rõ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, có tư tưởng chính trị. Hình thức: Ngắn gọn: dung lượng nhỏ, từ vài trăm đến nghìn chữ Kết cấu: gắn liền sự kiện Ngôn ngữ: Gần gũi đời sống Cách thể hiện: Thể hiện cái tôi cá nhân trong bài viết Khác nhau: Phản ánh Bình luận -Hình thức: sử dụng lối kể, miêu tả sự kiện. Thông tin trong tác phẩm là thông tin sự kiện. -ngôn ngữ trong thể loại phản ánh là sự kết hợp giữa tính chất khách quan trực tiếp với tính chất logic chặt chẽ. -Hình thức: thông tin trong tác phẩm là thông tin lý lẽ thông qua luận điểm, luận cứ, luận chứng. Trên cơ sở lựa chọn khéo léo, chính xác, người viết trình bày quan điểm, ý nghĩa, sự đánh giá thẩm định sự kiện. -ngôn ngữ lý lẽ -Cách thể hiện: có 4 cách +Tam giác ngược +Tổng hợp +Thời gian +Chứng minh Cách thể hiện: Bình luận nói chung: +Phương pháp thông báo và giải thích +Phương pháp diễn dịch +Phương pháp tóm tắt Bình luận Phát thanh: Có 4 cách: +Theo chiều thẳng đứng: +Theo trục thời gian (Tổng hợp) +Đồng hồ cát +bóc hành -Dạng bài: Có 5 dạng: +Phản ánh sự kiện, sự việc +Phản ánh quang cảnh, hiện tượng +Phản ánh tình huống, vấn đề +Phản ánh người thật, viêc thật +Phản ánh suy nghĩ, cảm xúc -Dạng bài: Có 5 dạng: +Bình luận vấn đề +Bình luận sự kiện +Bình luận ngắn +Bình luận trong tuần +Bình luận trong ngày -Tít: Cần hấp dẫn. Tít phụ: từ 2è3 tít Tít: Không quá câu khách, rõ ràng, ngắn gọn. Duy nhất có 1 tít chính. Cái tôi trong bài thể hiện không rõ nét. Cái tôi trần thuật, chứng kiến, tham gia vào sự kiện. Quan điểm có thể nói về vấn đề chung Cái tôi thể hiện rõ nét, là cái tôi đại diện ( nếu có), là cái tôi của tòa soạn. Quan điểm của bài bình luận là quan điểm của Đảng, có khía cạnh riêng Câu hỏi 5: Phân biệt giữa xã luận và bình luận So sánh xã luận và bình luận để chỉ ra đặc điểm của từng thể loại. Xã luận và bình luận, hai thể loại đặc sắc thuộc nhóm chính luận, báo chí. Trong những thời điểm lịch sử nhất định của đất nước, đặc biệt là trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những bài xã luận và bình luận đã được sử dụng rất có hiệu quả và có sức tác động lớn. Giữa hai thể loại này, đề cập đến sự tương đồng, chúng ta có thể nhận thấy do đây là hai thể loại cùng thuộc nhóm chính luận báo chí nên sẽ cùng mang những đặc điểm chung của nhóm này như: xã luận và bình luận có cơ sở thực tiễn là các sự kiện, hiện tượng cụ thể của hiện thực khách quan; các sự kiện, hiện tượng đó được xem xét, đánh giá một cách có hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau. Trong xu hướng phát triển chung của đời sống xã hội. mặt khác với hai thể loại này, bút pháp chính luận được thể hiện rõ nét, thái độ, quan điểm chính kiến của bài báo cung được thể hiện nhất quán và công khai. Đối với những vấn đề xã hội phức tạp, có những đề xuất, hướng dẫn phương án tháo gỡ hoặc giải quyết vấn đề. Phạm vi bao quát rộng, có thể là toàn bộ các sự kiện, hiện tượng, quá trình của đời sống xã hội đương thời, một yêu cầu quan trọng với cả hai thể loại này là khi xem xét hay bình luận, đánh giá một sự kiện vấn đề nào đó. Nhà báo không thỉ nêu hiện tượng bên ngoài mà còn phải chỉ ra nguyên nhân và bản chất bên trong của vấn đề. Nói chung, đặc trưng chung nhất của hai thể loại xã luận và bình luận chính là ở chất trí tuệ, tư duy, lý luận, lý lẽ trong tác phẩm, hay chính là đặc điểm thông tin lý lẽ. Thêm vào đó, một đặc điểm chung giữa hai thể loại báo chí này có tính chất khác biệt so với những thể loại khác đó là khả năng tác động với đông đảo, rộng rãi quần chúng nhân dân, có tác dụng lớn trong việc định hướng dư luận, giúp công chúng hiểu biết về các vấn đề sự kiện theo một quan điểm nhất định. Cả hai đều sử dụng ngôn ngữ chính luận, mang sắc thái chính trị cao. Mặc dù có rất nhiều điểm tương đồng, song giữa bình luận và xã luận vẫn có nhữn khác biệt rõ rệt. Một khác biệt dễ thấy đầu tiên là một bài xã luận thường nêu ra những nhiệm vụ chính trị, “Xã luận có thể coi là ngọn cờ chỉ đạo, là pháp lệnh chính trị hàng ngày (hoặc trong thời gian trước mắt)” (Giáo trình nghiệp vụ báo chí - trường Tuyên huấn TW, Hà Nội). Như vậy, xã luận mang tính chất chỉ đạo, chỉ rõ đường lối, phương hướng hoạt động cơ bản của vấn đề nêu lên. Vì vậy, đọc xã luận, chúng ta có thể biết được hướng hành động trong hoàn cảnh này, sự việc này đồng thời cũng hiểu được cả luận điểm của Đảng về vấn đề đó. Trong khi đó, bài bình luận tuy có những kết luận rõ ràng, nhưng vấn đề đề cập đến không nhằm mục đích trở thành chỉ thị để hành động, mà nó chỉ mang tính chất định hướng cho suy nghĩ và nhận thức của công chúng. Có thể nói bài bình luận có nhiệm vụ tạo điều kiện cho độc giả đánh giá đúng đắn sự kiện nhất định đương thời. Từ đó, dẫn dắt độc giả rút ra được những kết luận xác đáng và hành động theo sự quyết định đó. Xã luận là công tác tuyên truyền còn bình luận là phương thức của công tác tuyên truyền. VD: Ví dụ sự việc Trung Quốc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu. XL: nói về hướng đối phó, xử lý của Nhà nước ta với hành động ngang ngược của Trung Quốc. BL: sẽ nói về hành động in bản đồ lưỡi bò là sái, thể hiện âm mưu độc chiếm của Trung Quốc. Điểm khác thứ hai giữa hai thể loại này là, từ các bài xã luận có tầm tư tưởng và mục đích chỉ đạo cao hơn hẳn các bài bình luận. Có ý kiến đã cho rằng: “người viết xã luận và người đọc xã luận không phải là những người cùng trao đổi thảo luận mà là định hướng chính trị”. Xã luận nêu lập trường quan điểm của một tờ bào cũng chính là quan điểm của chính đảng, hay đoàn thể mà tờ báo đó làm cơ quan ngôn luận) về một vấn đề quan trọng. Vì vậy, có thể nói xã luận có khả năng phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân những chủ trương, chính sách, tư tưởng của Đảng, nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước. Xét trên một khía cạnh, về phạm vi giới hạn, bình luận có phạm vi nhỏ hơn xã luận, đây chính là điểm khác biệt thứ ba. Thông thường các bài bình luận chỉ thể hiện sự nhất quán về chỗ đứng, cách nhìn nhận đánh giá của người bình luận trong khi các bài xã luận lại phản ánh đường lối chính trị của cơ quan báo chí, trình bày chính kiến của cơ quan ngôn luận của chính trị của Đảng, đoàn thể) đó về những vấn đề quan trọng nhất trong thời điểm hiện tại và phải được nâng lên tầm cao lý luận. Về cấu trúc, các bài xã luận thường có cấu trúc theo phương pháp diễn dịch còn bài bình luận chủ yếu đi theo phương pháp quy nạp. Xét cụ thể, với các bài xã luận, từ một vài luận điểm ban đầu, bằng lý lẽ và chứng cứ, hướng người đọc chú ý vào vấn đề mà tác giả sẽ trình bày và triển khai trong phần sau của bài xã luận, các luận điểm ban đầu được triển khai thành những nội dung lớn, có tính chất định hướng rộng. Khác với xã luận, bình luận theo phương pháp quy nạp, nó rút ra kết luận thông qua việc bàn luận những cái cụ thể một đặc điểm riêng biệt khá quan trọng là về nguyên tắc, bình luận bao giờ cũng luận giải trên cơ sở gắn liền với những vấn đề, sự kiện, tình huống, hoàn cảnh cụ thể, thông qua những chi tiết cụ thể. Tức là các chi tiết cụ thể của các sự kiện, tình huống, hoàn cảnh đóng vai trò chi phối trong việc luận giải của bài bình luận. Có thể thấy để làm một bài bình luận đầu tiên phải lựa chọn và phân tích các sự kiện, tiếp theo là sắp xếp các sự kiện trong mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau của chúng, trong các bài bình luận, điều quan trọng nhất là ta phải bám sát đề tài và làm nổi bật được chủ đề bằng những chi tiết tiêu biểu nhất của các sự kiện. Trong khi đó các bài xã luận trực tiếp dựa trên cơ sở những Nghị quyết của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Vì vậy, việc xem xét và đánh giá tình hình trong bài xã luận phải dựa trên tinh thần những Nghị quyết tương ứng của Đảng, của Đại hội Đảng trên cơ sở phân tích các tư liệu cụ thể. Xã luận đi từ khoái quát đến đặc trưng. Còn BL rút ra kết luận có tính chính trị, tổng quát sự kiện. VD: sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 2. XL: Nói về việc này trong bối cảnh VN bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. BL: Đặt vấn đề trong bối cảnh ý đồ của Trung Quốc mở rộng phạm vi lãnh thổ. Một chú ý đối với bài xã xã luận, tạo ra điểm khác biệt của nó so với bình luận là trong bài xã luận tuyệt đối không được có dấu ấn cá nhân của người viết, không bao giờ được sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (tôi). Tuy nhiên, với bình luận, người viết có thể nêu ý kiến quan điểm của mình về vấn đề nào đó và thuyết phục bạn đọc rằng quan điểm này là đúng đắn. Có sự khác biệt là do tầm quan trọng và vị trí của bài xã luận là bài mở đầu cho một tờ báo, là tiếng nói của tòa soạn vừa trình bày ở trên là những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai thể loại báo chí: xã luận và bình luận. Bài xã luận thể hiện quan điểm của tòa soạn một cách trực tiếp, còn bình luận mang dấu ấn cá nhân. Bài bình luận có tính chiến đấu cao. Tính chiến đấu đòi hỏi bình luận phải được xây dựng bằng hệ thống lý lẽ sắc sảo, chính xác. Đó có thể là những lý lẽ để vạch trần bộ mặt của kẻ thù, cũng có thể là những lời tố cáo, lên án gay gắt những tệ nạn mới trong xã hội hiện đại. Đặc trưng này đòi hỏi ở nhà báo- nhà bình luận phải có tinh thần dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, dám viết và biết đấu tranh bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình. Đặc trưng “ tính chiến đấu” còn yêu cầu người viết không thể hiện thái độ mơ hồ, không rõ ràng đồng thời không chấp nhận một kết luận mang tính chất chung chung. Một bài bình luận thiếu tính chiến đấu là một tác phẩm báo chí thất bại, không có tính thông tin và không định hướng được dư luận xã hội. Đặc trưng của bình luận phát thanh: Viết bình luận Phát thanh là viết cho người nghe, chính vì vậy cần lưu ý: Về dung lượng: ngắn ngọn Lựa chọn một chủ đề cho một lần phát thanh èCấu trúc thường ngắn gọn, giản dị, sử dụng chủ yếu bằng mô hình thẳng đứng. Ngôn ngữ dễ hiểu: Sử dụng khẩu ngữ Diễn đạt mỗi ý một câu, sử dụng câu chủ động Hình thức: độc thoại hoặc đối thoại ( phỏng vấn, tọa đàm) Áp dụng các hình thức hỗ trợ khác: Tiếng động, âm nhạcĐể tăng giá trị bài bình
Tài liệu liên quan