Câu 1 CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 8. Nguyên tắc công khai, minh bạch trong phân bổ và sử dụng
ngân sách nhà nước.
1. Các nội dung có liên quan đến căn cứ, nguyên tắc, số liệu phân bổ chi
ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý phải được công
khai, minh bạch, đảm bảo công bằng, dân chủ.
2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công
khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc ngành nông nghiệp và PTNT phải phải
công khai, minh bạch trong phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước, trừ
những tài liệu và số liệu thuộc bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của
Bộ Nông nghiệp và PTNT được thực hiện theo các quy định của pháp luật
về bảo vệ bí mật nhà nước.
22 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập tài chính công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập tài chính công
Câu 1 CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 8. Nguyên tắc công khai, minh bạch trong phân bổ và sử dụng
ngân sách nhà nước.
1. Các nội dung có liên quan đến căn cứ, nguyên tắc, số liệu phân bổ chi
ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý phải được công
khai, minh bạch, đảm bảo công bằng, dân chủ.
2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công
khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc ngành nông nghiệp và PTNT phải phải
công khai, minh bạch trong phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước, trừ
những tài liệu và số liệu thuộc bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của
Bộ Nông nghiệp và PTNT được thực hiện theo các quy định của pháp luật
về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 9. Hình thức công khai
1. Việc công khai, minh bạch trong phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước
do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý được thực hiện theo các hình thức
được quy định tại Điều 12 Luật phòng, chống tham nhũng; bao gồm:
a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên
quan;
d) Phát hành ấn phẩm;
đ) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
e) Đưa lên trang thông tin điện tử;
g) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
h) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về hình thức công khai thì
phải áp dụng hình thức công khai đó.
3. Ngoài hình thức công khai mà pháp luật bắt buộc áp dụng, người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình
thức công khai quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 10. Công khai phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư.
Các đơn vị quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn
ngân sách nhà nước thực hiện công khai minh bạch về tài chính theo quy
định tại Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế công khai tài chính đối với việc
phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn
ngân sách nhà nước. Cụ thể các nội dung và thời điểm công khai như sau:
1. Nội dung công khai:
a) Tổng mức vốn đầu tư được Nhà nước giao theo kế hoạch trong dự toán
ngân sách nhà nước hàng năm và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự
án thuộc Bộ quản lý;
b) Tổng mức đầu tư, tổng dự toán được duyệt của dự án đầu tư;
c) Kế hoạch vốn đầu tư ( kể cả điều hoà, điều chỉnh, bổ sung ) được cơ quan
cấp trên của chủ đầu tư giao trong năm cho từng dự án đầu tư;
d) Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
e) Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của dự án
đầu tư. Đối với dự án có yêu cầu kiểm toán thì phải công khai kết quả kiểm
toán chi tiêu hàng năm;
f) Số liệu quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Thời điểm công khai:
- Các nội dung công khai quy định tại tiết a, b, c, e, f điểm 1, Điều 10 của
Quy định này phải được công khai chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự án
đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; ký quyết định phân
bổ, điều hoà, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư; quyết toán niên độ ngân sách
và quyết toán vốn đầu tư hoàn thành;
- Nội dung công khai theo tiết d, điểm 1. Điều 10 của Quy định này được
thực hiện chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được
phê duyệt.
3. Biểu mẫu công khai: lập theo hệ thống biểu mẫu quy định tại phụ lục kèm
theo Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Quy chế công khai tài chính đối với việc phân
bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách
nhà nước.
Điều 11. Công khai phân bổ dự toán chi thường xuyên.
Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ
trợ thực hiện công khai, minh bạch về tài chính theo quy định tại Thông tư
số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng 03 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân
sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Cụ thể, các nội dung và
thời điểm công khai như sau:
1. Nội dung công khai:
a) Công khai các căn cứ, nguyên tắc phân bổ;
b) Công khai dự toán thu-chi ngân sách nhà nước, kể cả phần điều chỉnh
giảm hoặc bổ sung ( nếu có) được cấp có thẩm quyền giao; nguồn kinh phí
khác và phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc;
c) Công khai quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thời điểm công khai: Chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có
thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm ( nếu
có ).
3. Biểu mẫu công khai: lập theo hệ thống biểu mẫu quy định tại phụ lục kèm
theo Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng 03 năm 2005 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự
toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Điều 12. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ phải công khai các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ dự kiến thực hiện trong năm tài chính tiếp
theo, điều kiện, thủ tục để mọi tổ chức, các nhân đăng ký tham gia tuyển
chọn trong khoảng thời gian 60 ngày kể từ ngày công bố.
2. Việc xét, tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ phải công khai. Kết quả tuyển chọn phải được thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
3. Các đơn vị quản lý, các tổ chức chủ trì đề tài, dự án thực hiện công khai
minh bạch theo quy định tại Điều 11 của Quy định này; đồng thời thực hiện
công khai nội dung đề tài, dự án (trừ các đề tài, dự án có nội dung cần bảo
mật, do cơ quan có thẩm quyền quy định) được quy định tại khoản 10 mục II
của Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/TC-BKHCN ngày 04/10/2006 của
Bộ Tài chính, Bộ Khoa học, Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí
của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước như
sau:
a) Nội dung công khai:
- Tên đề tài, dự án được giao;
- Tên chủ nhiệm đề tài, dự án ( các thành viên chính tham gia thực hiện đề
tài, dự án đối với trường hợp công khai tại đơn vị );
- Mục tiêu của đề tài, dự án;
- Các nội dung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chính phải thực
hiện;
- Thời gian thực hiện đề tài, dự án;
- Các kết quả chính phải đạt được sau khi đề tài, dự án kết thúc;
- Tổng số kinh phí thực hiện đề tài, dự án, trong đó tổng kinh phí từ nguồn
ngân sách nhà nước ( có ghi chi tiết theo các nội dung chi chủ yếu được cấp
có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp công khai tại đơn vị );
- Các kết quả thực hiện đề tài, dự án đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu,
đánh giá và công nhận;
- Quyết toán kinh phí đã chi để thực hiện đề tài, dự án ( chi tiết theo các nội
dung chi chủ yếu và tổng kinh phí tiết kiệm của đề tài, dự án đối với trường
hợp công khai tại đơn vị );
b) Phương thức công khai và thời gian công khai :
- Công khai tại đơn vị, tổ chức chủ trì dự án:
+ Niêm yết tại nơi dễ nhận biết;
+ Công khai tại các cuộc họp thường niên của tổ chức chủ trì;
+ Thời gian công khai: chậm nhất là 30 ngày sau khi đề tài, dự án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và việc công khai phải được duy trì trong suốt thời
gian thực hiện. Riêng về quyết toán kinh phí sau khi được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt, các kết quả thực hiện đề tài, dự án đã được cấp có thẩm
quyền đánh giá, nghiệm thu và công nhận phải thực hiện công khai ngay sau
khi được phê duyệt và được duy trì trong thời hạn 90 ngày.
- Công khai ngoài phạm vi đơn vị, tổ chức chủ trì đề tài, dự án:
+ Trên trang Web của tổ chức chủ trì (nếu có) và đăng trên các Tạp chí và
Báo chuyên ngành trong 03 số liên tiếp;
+ Thời gian công khai: chậm nhất là 30 ngày sau khi đề tài, dự án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và ngay sau khi đề tài, dự án được cấp có thẩm
quyền nghiệm thu, đánh giá và công nhận;
Trường hợp tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi tổ chức chủ trì muốn tìm hiểu
chi tiết hơn thì tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án có trách nhiệm cung cấp
những nội dung của đề tài, dự án đã được công khai tại tổ chức chủ trì cho tổ
chức, cá nhân đó;
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công khai
minh bạch phân bổ chi ngân sách nhà nước.
1. Vụ Kế hoạch:
- Công khai các căn cứ phân bổ chi đầu tư phát triển;
- Công khai Tổng mức vốn đầu tư được Nhà nước giao theo kế hoạch trong
dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho
từng dự án thuộc Bộ quản lý.
2. Vụ Tài chính:
- Công khai các căn cứ, nguyên tắc phân bổ chi thường xuyên;
- Công khai Số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước do Bộ Tài
chính thông báo; phân bổ số kiểm tra cho các cơ quan, đơn vị để xây dựng
dự toán ngân sách hàng năm;
- Công khai dự toán thu chi ngân sách nhà nước giao cho các đơn vị;
- Công khai số liệu quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt; công khai số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ
ngân sách hàng năm của dự án đầu tư và số liệu quyết toán vốn đầu tư dự án
hoàn thành.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
- Công khai các căn cứ, nguyên tắc phân bổ vốn cho các đề tài, dự án nghiên
cứu khoa học công nghệ;
- Công khai dự toán và phân bổ kinh phí chi sự nghiệp khoa học- công nghệ;
sự nghiệp bảo vệ môi trường ; kinh phí khuyến nông, khuyến ngư;
- Công khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ dự kiến thực hiện; điều
kiện, thủ tục để mọi tổ chức, các nhân đăng ký tham gia tuyển chọn; kết quả
quả tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
4. Các Chủ đầu tư:
- Công khai tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt của từng dự án
đầu tư; kế hoạch vốn đầu tư ( kể cả điều hoà, điều chỉnh, bổ sung ) được cơ
quan cấp trên của Chủ đầu tư giao trong năm cho từng dự án đầu tư;
- Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng
dự án;
- Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng
dự án và số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
5. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ:
- Công khai dự toán thu- chi ngân sách nhà nước ( kể cả điều hoà, điều
chỉnh, bổ sung ) đã được cấp có thẩm quyền giao;
- Công khai quyết toán một số nội dung chi chủ yếu đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt như: chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi
sửa chữa lớn TSCĐ, chi hội nghị;
- Công khai nội dung đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ do đơn
vị chủ trì thực hiện quy định tại khoản 10 mục II của Thông tư liên tịch số
93/2006/TTLT/TC-BKHCN ngày 04/10/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa
học, Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học
và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;
- Công khai kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ do Nhà nước đầu tư
phục vụ công ích do đơn vị chủ trì thực hiện để các tổ chức, cá nhân ứng
dụng vào sản xuất và đời sống; công khai tiêu chí và tổ chức tuyển chọn
nhân lực khoa học và công nghệ.
Câu 2: chính phủ sử dụng thuế trực thu hơn thuế gián thu
Thuế trực thu có đặc điểm là đối tượng nộp thuế theo luật quy định đồng
nhất với người phải chịu thuế tức là thuế thu trực tiếp vào thu nhập của
người nộp thuế. Về nguyên tắc loại thuế này có tính đến khả năng của người
nộp thuế, người có thu nhập cao hơn phải nộp thuế nhiều hơn, còn người có
thu nhập thấp thì nộp thuế ít hơn. Thuế trực thu thường bao gồm các sắc
thuế điều tiết vào thu nhập của pháp nhân kinh doanh, thể nhân và các cá
nhân. Ở nước ta thuế trực thu bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu
nhập cá nhân, thuế chuyển quyền sử dụng đất...
Thuế gián thu: Là loại thuế không trực tiếp điều tiết vào thu nhập hay tài sản
của người nộp thuế mà điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch
vụ.
Thuế gián thu có đặc điểm là người nộp thuế theo luật và người trả thuế
không đồng nhất với nhau: người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ là người chịu
thuế (giá mua hàng đã bao gồm thuế gián thu) còn người nộp thuế là người
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Về nguyên tắc việc điều tiết thuế
gián thu mang tính chất bình quân, không tính đến khả năng thu nhập của
người chịu thuế, người có thu nhập cao hay thấp đều chịu thuế như nhau nếu
cùng mua một loại hàng hoá, dịch vụ. Ví dụ: một ti vi giá bán chưa có thuế
là 2 triệu, thuế giá trị gia tăng 10% là 200.000 đồng, tổng giá bán là
2.200.000 đồng. Khi mua chiếc ti vi trên mọi người đều trả tiền mua hàng là
2.200 000đ; không phân biệt người mua hàng có thu nhập cao hay thu nhập
thấp. Mặt khác khi mua hàng chính bản thân người mua đã trả 200.000 đ
tiền thuế GTGT nhưng mọi ngưòi không mấy quan tâm, thậm chí đôi khi
không biết mình đã trả thuế.
Thuế gián thu thưòng là các sắc thuế điều tiết thuế vào người tiêu dùng hàng
hoá dịch vụ. Ở nước ta thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Do đặc điểm trên, nên ở các nước đang phát triển thường có tỷ trọng điều
tiết về thuế gián thu cao hơn thuế trực thu. Việc tổ chức thu nộp thuế gi&
Câu 3: giải thích sự khác nhau của giữa 3 nguồn thu ngân sách thuế,
phí, lệ phí:
Thuế, phí và lệ phí giống nhau là nộp vào Ngân sách nhà nước.
I. THUẾ:
Là một khoản thu chủ yếu của ngân sách mang tính chất nghĩa vụ bắt buộc
mà mọi tổ chức, cá nhân phải đóng góp theo đúng qui định của pháp luật.
Thuế không được hoàn trả trực tiếp, ngang giá cho người nộp thuế. Một
phần số thuế đã nộp cho ngân sách Nhà nước trả về cho người dân một cách
gián tiếp dưới những hình thức hưởng thụ về giáo dục, y tế, phúc lợi công
cộng, an ninh quốc phòng và xây dựng cơ sở hạ tầng: đường xá, cầu cống,
đê điều
Cơ cấu hệ thống chính sách thuế của nước ta bao gồm: các luật thuế và pháp
lệnh thuế áp dụng chung cho các thành phần kinh tế như sau:
1. Luật thuế GTGT
2. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
3. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
5. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.
6. Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất
7. Pháp lệnh thuế tài nguyên
8. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
9. Pháp lệnh thuế nhà đất
Ngoài ra còn có những loại khác như: thuế môn bài, tiền thu sử dụng đất,
tiền thu sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển, chế độ thu sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
II. PHÍ:
Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân
khác cung cấp dịch vụ được qui định trong Danh mục phí ban hành kèm
theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí.
Theo Danh mục Phí và Lệ phí được áp dụng ban hành kèm theo Pháp lệnh
Phí và Lệ phí.
Theo Danh mục Phí và Lệ phí được áp dụng ban hành kèm theo Pháp lệnh
phí và Lệ phí.
Các loại phí chia ra:
1. Phí thuộc lãnh vực nông nhiệp, lâm nghiệp, thủy sản: thủy lợi phí
2. Phí thuộc lãnh vực công nghiệp, xây dựng: phí xây dựng
3. Phí thuộc lãnh vực thương mại, đầu tư: phí chợ
4. Phí thuộc lãnh vực lưu thông vận tải: phí sử dụng đường bộ
5. Phí thuộc lãnh vực thông tin, liên lạc: phí sử dụng và bảo vệ tần số vô
tuyến điện
6. Phí thuộc lãnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: phí trông giữ xe
7. Phí thuộc lãnh vực văn hóa xã hội: phí tham quan
8. Phí thuộc lãnh vực giáo dục và đào tạo: học phí
9. Phí thuộc lãnh vực y tế: viện phí
10. Phí thuộc lãnh vực khoa học, công nghệ và môi trường: phí vệ sinh
11. Phí thuộc lãnh vực tài chính, ngân hàng, hải quan: phí hoạt động chứng
khoán
12. Phí thuộc lãnh vực tư pháp: án phí
Ngoài ra cũng cần phân biệt:
- Phí thu từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư là khoản thu thuộc Ngân sách
nhà nước, được Nhà nước quản lý và sử dụng.
- Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước
đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc
hạch toán là khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước, tổ chức cá nhân
thu phí có quyền quản lý, sử dụng số tiền được qui định của pháp luật.
Một điểm nữa cũng cần phân biệt: các loại phí bảo hiểm xã hội, phí bảo
hiểm y tế và các loại phí bảo hiểm khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Pháp lệnh phí và Lệ phí.
III. LỆ PHÍ:
Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc
tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước được qui định
trong danh mục Lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí.
Theo danh mục Phí và Lệ phí, được áp dụng ban hành kèm theo Pháp lệnh
Phí và Lệ phí, các loại phí chia ra:
1. Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân:
lệ phí tòa án..
2. Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài
sản: lệ phí trước bạ
3. Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh, cung cấp
thông tin về Lệ phí Đăng ký kinh doanh.
4. Lệ phí quản lý Nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia: lệ phí ra vào
cảng
5. Lệ phí quản lý Nhà nước trong các lãnh vực khác: lệ phí hải quan, lệ phí
chứng thực, lệ phí công chứng.
Theo Pháp Lệnh phí và Lệ phí: tổ chức cá nhân được thu phí và lệ phí bao
gồm:
1. Cơ quan thuế Nhà nước.
2. Cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức kinh tế , đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ
trang nhân dân, tổ chức khác và cá nhân cung cấp dịch vụ, thực hiện công
việc mà pháp luật quy định được thu phí, lệ phí
Tổ chức, cá nhân thu phí,lệ phí phải lập và cấp chứng từ thu cho đối tượng
nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Trường hợp không được cấp chứng từ hoặc cấp chứng từ không đúng quy
định thì đối tượng nộp phí, lệ phí có quyền yêu cầu tổ chức cá nhân thu phí,
lệ phí cấp chứng từ thu hoặc khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải niêm yết hoặc thông báo công khai tại
địa điểm thu về về tên phí, lệ phí, mức thu, phương thức thu và cơ quan quy
định thu.
Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải thực hiện chế độ kế toán, qui định kỳ
báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí, thực hiện chế độ công khai
tài chính theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân thu các loại phí, lệ phí khác nhau phải hạch toán riêng từng
loại phí, lệ phí.
Phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước không phải chịu thuế
Phí thuộc ngân sách Nhà nước do các tổ chức, cá nhân phải chịu thuế theo
quy định pháp luật.
Tổ chức, cá nhân không nộp hoặc nộp không đủ số tiền phí, lệ phí thì không
được phục vụ công việc, dịch vụ hoặc bị xử lý theo quy định pháp luật.
1. Người nào không thực hiện đúng những quy định về việc ban hành, tổ
chức thực hiện, quản lý và sử dụng phí, lệ phí theo tính chất, mức độ vi
phạm thì phải bồi thường theo quy định pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí không đúng quy định của pháp luật về phí
và lệ phí thì bị xử lý theo quy định của pháp luật, số tiền đã thu sai phải
được trả lại cho đối tượng nộp phí, lệ phí, trường hợp không xác định được
đối tượng nộp phí thì số tiền đã thu sai phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Câu 11: Trình bày các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước?
.khái niêm chi thường xuyên
-chi thường xuyên là 1 bộ phận cảu chi NSNN, phản ánh quá trình phân phối
vầ sử dụng quỹ để thuc hiện các nhiệm vụ thường xuyen về quản lý kinh tế
xh của nhà nước
- chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cho những lĩnh vực: chi sựu
nghiệp kinh tế , gd, y tế, văn hóa xh , quản lý hành chính ,an ninh quốc
phòng.
. nguyên tắc chi thường xuyên
-nguyên tắc quản lý theo dự toán
-nguyên tắc hiệu quả
-nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ tìa chính của đơn vị sử dụng NS
-nguyên tắc chi trả trực tiếp qua kho bạc NN
Câu 4: Tại sao quản lý ngân sách nhà nước lại phải đảm bảo