Ôn thi đại học Môn vật lý (phần dao động cơ học) hình thức trắc nghiệm

CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ HỌC Vấn đề 1: Dao động - Dao động tuần hoàn - Dao động điều hoà. 1. Dao động Dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng (vị trí cân bằng thường là vị trí của vật khi nó đứng yên). 2. Dao động tuần hoàn • Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. • Khoảng thời gian T ngắn nhất sau đó trạng thái dao động (vị trí và chiều vận tốc) lặp lại như cũ gọi là chu kì của dao động tuần hoàn.

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn thi đại học Môn vật lý (phần dao động cơ học) hình thức trắc nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN VẬT LÝ (phần dao động cơ học) Hình thức trắc nghiệm CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ HỌC Vấn đề 1: Dao động - Dao động tuần hoàn - Dao động điều hoà. 1. Dao động Dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng (vị trí cân bằng thường là vị trí của vật khi nó đứng yên). 2. Dao động tuần hoàn Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. Khoảng thời gian T ngắn nhất sau đó trạng thái dao động (vị trí và chiều vận tốc) lặp lại như cũ gọi là chu kì của dao động tuần hoàn. Đại lượng chỉ rõ số lần dao động (tức là số lần trạng thái dao động lặp lại như cũ) trong một đơn vị thời gian được gọi là tần số của dao động tuần hoàn. Đơn vị tần số là hec (kí hiệu Hz) 3. Dao động điều hoà * ĐN: Dao động điều hoà là một dao động được mô tả bằng một định luật dạng sin (hoặc cosin) đối với thời gian: , trong đó là những hằng số. Chu kì của dao động điều hoà: . Tần số của dao động điều hoà: Tần số góc: Li độ( Toạ độ) của dao động: x là độ lệch của vật khỏi vị trí cân bằng. Biên độ của dao động: A là giá trị cực đại của li độ. Pha ban đầu của dao động: j là đại lượng trung gian cho phép xác định trạng thái dao động ban đầu của vật (tức là vị trí và vận tốc ban đầu của vật). Pha của dao động: (wt + j) là đại lượng trung gian cho phép xác định trạng thái dao động của vật tại thời điểm t. 4. Mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều Xét một điểm M chuyển động tròn đều trên một đường tròn tâm O, bán kính A, với vận tốc góc w (rad/s) Chọn C làm điểm gốc trên đường tròn. Tại thời điểm ban đầu , vị trí của điểm chuyển động là , xác định bởi góc j. Tại một thời điểm bất kỳ, vị trí của điểm chuyển động là , xác định bởi góc . Hình chiếu của M xuống trục x'x là điểm P, có toạ độ : . Vậy, một dao động điều hoà có thể coi như là hình chiếu của một điểm chuyển động tròn đều xuống một trục nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. 5. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà . . . Công thức liên hệ: Vấn đề 2 : Con lắc lò xo 1. Cấu tạo Con lắc xo là hệ gồm một hòn bi kích thước nhỏ khối lượng m, gắn vào một lò xo khối lượng không đáng kể, có hệ số đàn hồi k. (Con lắc dao động điều hoà khi bỏ qua mọi ma sát, sức cản). 2. Phương trình dao động Phương trình dao động: Con lắc lò xo dao động điều hoà với tần số góc , Chu kỳ: (Không phụ thuộc vào sự kích thích ban đầu – Dao động tự do) Biên độ A, pha ban đầu : phụ thuộc vào sự kích thích ban đầu và cách chọn gốc toạ độ, mốc thời gian. Lực hồi phục(Hợp lực): :Là lực duy trì dao động. Biến thiên điều hoà. Lực đàn hồi: Vấn đề 3: Con lắc đơn 1. Cấu tạo: Con lắc đơn gồm: Dây không dãn và có khối lượng không đáng kể. Hòn bi nhỏ, kích thước không đáng kể(coi là một chất điểm) Con lắc chỉ dao động điều hoà khi bỏ qua mọi ma sát, sức cản, góc lệch nhỏ(): 2.Phương trình dao động: , , , 3.Dao động của con lắc đơn được coi là dao động tự do khi: Bỏ qua mọi ma sát sức cản, biên độ dao động nhỏ Dao động xảy ra tại một vị trí cố định trên mặt đất. 4. Con lắc vật lý: I: Mômen quán tính đối với trục quay d = OG: Khoảng cách từ trong tâm vật rắn đến trục quay.\ ứng dụng của con lắc vật lý: - Đo gia tốc trọng trường bằng cách đo chu kỳ T. - Biết g ta có thể biết sự phân bố lượng khoáng vật ở dưới mặt đất trong vùng đó: giúp cho việc tìm mỏ dầu nguồn nước. Vấn đề 3: Năng lượng dao động điều hoà Năng lượng của con lắc lò xo: Ban đàu kéo con lắc lệch khỏi VTCB đoạn A thả nhẹ không vận tốc đầu. Cơ năng ban đầu truyền cho con lắc: Tại thời điểm bất kỳ: - Thế năng: - Động năng: Định Luật BT cơ năng: Nhận xét: - Động năng, thế năng biến thiên tuần hoàn với tần số góc, chu kỳ: - Trong quá trình vật dao động có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng. Nhưng tổng của chúng, tức cơ năng luôn không đổi, bằng năng lượng ban đầu cung cấp cho nó: , (: Luôn tỉ lệ với bình phương tần số , biên độ dao động.) - Cơ năng phụ thuộc vào sự kích thích ban đầu. 2. Năng lượng dao động con lắc đơn Chọn mốc tính thế năng hấp dẫn ứng vói VTCB. Ban đầu kéo con lắc lệch khỏi VTCB góc thả nhẹ: Thời điểm bất kỳ: - Thế năng: - Động năng: Định luật BT cơ năng: Nhận xét: - Động năng, thế năng biến thiên tuần hoàn với tần số góc, chu kỳ: - Trong quá trình vật dao động có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng. Nhưng tổng của chúng, tức cơ năng luôn không đổi, bằng năng lượng ban đầu cung cấp cho nó: , (: Luôn tỉ lệ với bình phương tần số, biên độ dao động.) - Cơ năng phụ thuộc vào sự kích thích ban đầu. Vấn đề 4: Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số 1. Phương pháp biểu diễn dao động điều hoà bằng vectơ quay Một dao động điều hoà: có thể được biểu diễn bằng véctơ quay : Hình chiếu đầu mút (M) của véctơ lên trục là một dao động điều hoà . 2. Sự lệch pha dao động Hai dao động: Độ lệch pha: + Nếu ta nói dao động 2 sớm pha hơn dao động 1 + Nếu ta nói dao động 2 trễ pha hơn dao động 1 + Nếu ta nói 2 dao động cùng pha. + Nếu ta nói 2 dao động ngược pha. + Nếu ta nói 2 dao động vuông pha. Đồ thị : Cùng pha Ngược pha Vuông pha 3. Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số bằng phương pháp vectơ quay Hai dao động: Phương trình dao động tổng hợp: Biểu diễn hai dao động bằng hai véctơ: Cho hai véctơ quay theo chiều ( + ) với vận tốc góc . Hình bình hành , véctơ không đổi cùng quay với vận tốc góc . véctơ là véctơ biểu diễn dao động tổng hợp.Cho thấy dao động tổng hợp là một dao động điều hoà: Nếu hai dao động: Cùng pha: Ngược pha: Vuông pha: Lệch pha nhau một góc bất kỳ: Vấn đề 5: Dao động tự do. Dao động tắt dần. Dao động duy trì. Dao động cưỡng bức. Cộng hưởng 1. Dao động tự do a. Định nghĩa Dao động tự do là dao động mà chu kì , tần số chỉ phụ thuộc các đặc tính của hệ, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài. b. Đặc điểm Chu kì (tần số) chỉ phụ thuộc các đặc tính của hệ. Biên độ, pha ban đầu, cơ năng phụ thuộc cách kích thích ban đầu. 2. Dao động cơ tắt dần a. Định nghĩa Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. b. Nguyên nhân - Nguyên nhân làm tắt dần dao động của con lắc là lực ma sát của môi trường trong đó con lắc dao động. Lực này luôn hướng ngược chiều chuyển động nên sinh công âm làm cơ năng của con lắc giảm dần, chuyển hoá thành nhiệt năng. - Tuỳ theo lực ma sát lớn hay nhỏ mà dao động sẽ ngừng lại (tắt) nhanh hay chậm. Thí dụ: Vật dao động tắt dần chậm thì vị trí vật dừng lại thường là VTCB. c. Dao động tắt dần vừa có lợi, vừa có hại Dao động tắt dần là có lợi, ví dụ dao động tắt dần của khung xe ô tô nhờ bộ giảm xóc. Dao động tắt dần có hại, ví dụ dao động tắt dần của con lắc đồng hồ. d. Các phương pháp để duy trì dao động, không cho nó tắt dần Cung cấp cho một năng lượng để bù vào phần năng lượng đã tiêu hao do lực ma sát một cách đều đặn sau mỗi nửa chu kì. Tác dụng ngoại lực tuần hoàn vào hệ. 3. Dao động duy trì (Sự tự dao động) a. Định nghĩa Dao động có biên độ không thay đổi theo thời gian gọi là dao động duy trì, còn gọi là tự dao động. b. Nguyên tắc Muốn có dao động duy trì thì về nguyên tắc phải cung cấp cho hệ ngay sau mỗi nửa chu kì, một năng lượng đúng bằng phần năng lượng tiêu hao trong mỗi nửa chu kì. Tác dụng ngoại lực tuần hoàn có tần số bằng tấn số riêng của hệ 4. Dao động cưỡng bức a. Định nghĩa Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn (gọi là lực cưỡng bức). : Tần số của lực cưỡng bức, khác với tần số riêng , của hệ. b.Đặc điểm Trong thời gian rất nhỏ ban đầu, dao động của con lắc là sự tổng của dao động riêng và dao động do ngoại lực. Sau khoảng thời gian dao động riêng tắt hẳn, hệ chỉ dao động dưới tác dụng của ngoại lực Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực cưỡng bức Biên độ phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng của hệ. Nếu tần số ngoại lực càng gần tần số riêng thì càng thuận lợi cho sự cưỡng bức biên độ của dao động cưỡng bức càng tăng. Khi thì biên độ dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại. Dao động cưỡng bức là dao động điều hoà. Biên độ dao động cưỡng bức tỉ lệ với biên độ F0 của ngoại lực c. Phân biệt dao động cưỡng bức dao động duy trì: Dao động cưỡng bức xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số bất kỳ. Dao động duy trì ngoại lực điều khiển phải có tần số góc bằng tần số riêng của hệ Dao động cưỡng bức khi có cộng hưởng có điểm giống với dao động duy trì: cả 2 đều có tần số góc bằng tần số riêng của hệ. Nhưng dao động cưỡng bức gây bởi ngoại lực độc lập với hệ, còn dao động duy trì được bù thêm năng lượng do một lực được điều khiển bởi chinh hệ ấy qua một cơ cấu nào đó. 5.Sự cộng hưởng a. Định nghĩa: Cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng nhanh đột ngột đến một giá trị cực đại khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động. b. Đặc điểm: - Nếu ma sát nhỏ hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ nét: Cộng hưởng rõ, cộng hưởng nhọn. - Nếu ma sát lớn hiện tượng cộng hưởng thể hiện không rõ nét: Cộng hưởng mờ, cộng hưởng tù. ứng dụng: - Cộng hưởng có lợi: Một em nhỏ chỉ cần dùng một lực nhỏ để đưa võng cho người lớn bằng cách đẩy nhẹ chiếc võng mỗi khi nó lên tới độ cao nhất gần chỗ em đứng. Như thế, em bé đã tác dụng lên võng một lực cưỡng bức có tần số bằng tần số riêng của võng làm cho võng dao động cộng hưởng với biên độ cực đại. - Cộng hưởng có hại: Chiếc cầu, bệ máy, khung xe v.v... là những hệ dao động có tần số riêng. Nếu vì một nguyên nhân nào đó chúng dao động cộng hưởng với một dao động khác thì chúng sẽ dao động với biên độ cực đại và có thể bị gẫy, bị đổ. A. CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH BÀI 1: DAO ĐỘNG. DAO ĐỘNG TUẦN HOÀN. DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ. CON LẮC LÒ XO. CON LẮC ĐƠN Vấn đề 1: Dao động. Dao động tuần hoàn. Dao động điều hoà.Con lắc lò xo: Câu 1: Chọn câu SAI. Biểu thức li độ của dao động điều hòa: x = Acos(wt+ j) A. Tần số góc w tùy thuộc đặc điểm của hệ B. Biên độ A tùy thuộc cách kích thích C. Pha ban đầu phụ thuộc vào cách chọn gốc thời gian và chiều dương của trục toạ độ D. Pha ban đầu chỉ phụ thuộc vào gốc thời gian. Câu 2: Chọn câu SAI A. Vận tốc của vật dao động điều hòa có giá trị cực đại khi qua vị trí cân bằng. B. Lực phục hồi (hợp lực) tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn luôn hướng về vị trí cân bằng. C. Lực phục hồi (hợp lực) tác dụng lên vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số với hệ. D. Khi qua vị trí cân bằng, lực phục hồi có giá trị cực đại vì vận tốc cực đại. Câu 3: Vận tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi A. Cùng pha với li độ B. Ngược pha với li độ C. sớm pha p/2 so với li độ D. Lệch pha p/4 so với li độ Câu 4: Gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi A. Cùng pha với li độ B. Ngược pha với li độ C. sớm pha p/2 so với li độ D. Lệch pha p/4 so với li độ Câu 5: Trong dao động điều hoà, giá trị gia tốc của vật: A. Tăng khi giá trị vận tốc tăng B. Không thay đổi C. Giảm khi giá trị vận tốc tăng D. Tăng hay giảm tuỳ thuộc vào giá trị vận tốc ban đầu của vật Câu 6: Dao động cơ học đổi chiều khi: A. Hợp lực tác dụng có độ lớn cực tiểu B. Hợp lực tác dụng có độ lớn cực đại C. Hợp lực tác dụng bằng không D. Hợp lực tác dụng đổi chiều Câu 7: Khi gắn quả cầu khối lượng m1 vào lò xo thì nó dao động với chu kỳ T1. Khi gắn quả cầu khối lượng m2 vào lò xo trên thì nó dao động với chu kỳ T2. Nếu gắn đồng thời cả hai quả cầu vào lò xo thì nó dao động với chu kỳ T có giá trị là : A. B. C. D. Câu 8: Cho con lắc lò xo dao động điều hoà treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật m, lò xo độ cứng k. Khi quả cầu cân bằng, độ giãn lò xo là Dl, gia tốc trọng trường g. Chu kỳ dao động là: A. B. C. D. Câu 9: Một con lắc lò xo nằm ngang. Con lắc đang dao động với biên độ A. Khi qua VTCB theo chiều dương thì điểm giữa của dây bị giữ chặt. Biên độ dao động sau đó của con lắc: A. B C.A/2 D . A Câu 10 : Cho con lắc lò xo dao động không ma sát trên mặt phẳng nghiêng 1 góc α so với mặt phẳng nằm ngang, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật m, lò xo độ cứng k. Khi quả cầu cân bằng, độ giãn lò xo là Dl, gia tốc trọng trường g. Chu kỳ dao động là: A. B. C. D. Câu 11: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về năng lượng trong dao động điều hoà của con lắc lò xo A. Cơ nắng của con lắc tỉ lệ với bình phương biên độ dao động. B. Động năng của con lắc biến thiên tuần hoàn với tần số bằng tần số dao động của con lắc. C. Cơ năng tỉ lệ với độ cứng của lò xo. D. Cơ năng không biến thiên điều hoà. Câu 2: Chọn câu đúng :Đối với một chất điểm dao động điều hoà với chu kỳ T : A .Động năng và thế năng luôn biến thiên tuần hoàn theo thời gian nhưng không điều hoà. B. Động năng và thế năng luôn biến thiên tuần hoàn với chu kỳ T. C. Động năng và thế năng luôn biến thiên tuần hoàn với chu kỳ 2T D. .Động năng và thế năng luôn biến thiên tuần hoàn với chu kỳ T/2. Câu 12: Điều nào sau đây là Sai khi nói về năng lượng trong dao động điều hoà của con lắc lò xo A. Động năng và thế năng biến thiên điều hoà theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa của chu kỳ dao động. B. Động năng cực đại bằng thế năng cực đại và bằng với cơ năng. C. Động năng và thế năng biến thiên theo thời gian với tần số bằng với tần số dao động D. Cơ năng tỉ lệ với bình phương biên độ dao động và độ cứng của lò xo Câu 13: Năng lượng của con lắc lò xo gắn với quả nặng m thì tỷ lệ với bình phương : A. Tần số góc ω và biên độ dao động B. Biên độ dao động và độ cứng lò xo C. Biên độ dao động và khối lượng m D. Tần số góc ω và khối lượng m Câu 14: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự biến đổi năng lượng của con lắc lò xo A. Tăng 16/9 lần khi tần số góc ω tăng 5 lần và biên độ A giảm 3 lần. B. Giảm 4 lần khi tần số dao động f tăng 2 lần và biên độ A giảm 3 lần. C. Giảm 9/4 lần khi tần số góc ω tăng lên 3 lần và biên độ A giảm 2 lần. D. Tăng 16 lần khi tần số dao động f và biên độ A tăng lên 2 lần. Câu 15 Khi thay đổi cách kích thích dao động (không thay đổi gốc thời gian) của con lắc lò xo thì: A. Cơ năng, biên độ thay đổi, còn tần số chu kì, pha ban đầu không đổi B. Cơ năng thay đổi, còn biên độ, tần số chu kì, pha ban đầu không đổi C. Biên độ thay đổi, còn Cơ năng, tần số chu kì, pha ban đầu không đổi D. Cơ năng, biên độ, pha ban đầu thay đổi, còn tần số chu kì không đổi Câu 16. Điều nào sau đây là SAI khi nói về năng lượng trong dao động điều hoà của con lắc lò xo ? A.Cơ năng của con lắc tỷ lệ với bình phương của biên độ dao động. B. Có sự chuyển hoá qua lại giữa động năng và thế năng. C. Cơ năng biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số bằng tần số dao động của con lắc. D. Cơ năng tỷ lệ với bình phương của tần số dao động. Vấn đề 2: Con lắc đơn Câu 1: Một con lắc đơn dài L có chu kỳ T. Nếu tăng chiều dài con lắc thêm một đoạn nhỏ DL. Tìm sự thay đổi DT của chu kỳ con lắc theo các lượng đã cho. A. DT = DL; B. DT = ; C. ; D. Câu2: Dao động của con lắc đơn là dao động điều hoà khi A. Con lắc dao động với góc lệch của dây treo so với vị trí cân bằng là nhỏ B . Tác dụng ngoại lực tuần hoàn lên con lắc. C. Góc lệch của dây treo so với vị trí cân bằng biến thiên theo định luật dạng sin theo thời gian. D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 3: Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ được treo vào một sợi dây nhẹ không giãn.Con lắc đang dao động với biên độ A và khi đi qua vị trí cân bằng thì điểm giữa của sợi dây bị giữ lại .Tìm biên độ sau đó (coi các dao động đều là dao động nhỏ ) A. A B. , .C. A D. A/2 Câu 4: Khi chiều dài dây treo giảm 1/4 thì chu kỳ con lắc đơn thay đổi như thế nào A. Giảm 25% B. Tăng 25% C. Giảm 50% D. Tăng 50% Câu 5 Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc đơn không phụ thuộc vào A. chiều dài dây treo B. gia tốc trọng trường C. khối lượng quả nặng D. vĩ độ địa lí BÀI 2: CÁC HỆ DAO ĐỘNG KHÁC. Câu 1. Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về dao động tắt dần ? A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. B. Trong dầu, thời gian dao động của vật kéo dài hơn so với khi vật dao động trong không khí. C. Nguyên nhân của dao động tắt dần là do ma sát. D. Dao động tắt dần không có tính điều hoà. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là SAI ? Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào ? A. Quan hệ giữa tần số f của ngoại lực và tần số riêng f0 của hệ. B. Biên độ của ngoại lực. C. Biên độ của dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại khi tần số của ngoại lực bằng tần số dao động riêng của hệ dao động. D. Khối lượng của vật dao động. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai ? A.Tần số của vật dao động cưỡng bức bằng tần số riêng của vật dao động. B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn. C. Sự cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi lực ma sát của môi trường ngoài là nhỏ. D. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ. Câu 4: Tần số của dao động cưỡng bức : A. Bằng tần số của ngoại lực B. Phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực C. Khác tần số của ngoại lực D. Phụ thuộc vào ma sát Câu 5 : Một hệ dao động cưỡng bức và một hệ tự dao động giống nhau ở chỗ: A. Cùng chịu tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn. B. Cùng được duy trì biên độ dao động nhờ một nguồn năng lượng từ bên ngoài. C. Cùng có biên độ dao động được duy trì. D. Cùng có biên độ phụ thuộc tần số của ngoạïi lực. Câu 6: Chọn phương án sai. A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ và tần số giảm dần theo thời gian. B. Nguyên nhân làm tắt dần dao động của con lắc là lực ma sát của môi trường trong đó con lắc dao động. C. Lực này luôn hướng ngược chiều chuyển động nên sinh công âm làm cơ năng của con lắc giảm dần, chuyển hoá thành nhiệt năng. D. Tuỳ theo lực ma sát lớn hay nhỏ mà dao động sẽ ngừng lại (tắt) nhanh hay chậm. Câu 7: Chọn phương án sai. A. Sự tự dao động được duy trì do hệ tích lũy được một thế năng trước đó. B. Dao động cưỡng bức được duy trì do ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên hệ. C. Tần số và biên độ sự tự dao động vẫn giữ nguyên như hệ dao động tự do. D. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực, và biên độ dao động cưỡng bức không đổi. Câu 8: Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào: A. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng B. Biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật C. Tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật D. Hệ số lực cản tác dụng lên vật Câu 9 : Độ lệch pha giữa 2 dao động là êj = 5p , hai dao động này là : A. Cùng pha B. Ngược pha C. Vuông pha D. Sớm pha 5p Câu 10 : Cho 3 dao động điều hoà có các phương trình là: , , . Chọn câu đúng: A. x1 và x2 ngược pha B. x1 và x3 cùng pha C. x1 cùng pha x2 D. x2 và x3 cùng pha Câu 11: Tìm kết luận sai về biên độ của dao động tổng hợp A của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số: A. Hai dao động thành phần cùng pha thì A = A1 + A2 B. Hai dao động thành phần ngược pha thì A = A1 - A2 C. Hai dao động thành phần vuông pha nhau thì D. Hai dao động thành phần lệch pha nhau một góc Dj thì ĐỒ THỊ : Câu 1: Đồ thị vận tốc - thời gian của dao động điều Chọn câu đúng: Tại vị trí 1 li độ của vật có thể âm hoặc dương. Tại vị trí 2 li đồ của vật âm Tai vị trí 3 gia tốc của vật âm Tai vị trí 4 gia tốc của vật dương Câu 2: Đồ thị biểu diễn hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có đô lệch pha φ = π/2. Nhìn vào đồ thị (hình 1) hãy cho biết hai vật chuyển động như thế nào với nhau : A. Hai vật luôn chuyển động ngược chiều nhau. B. Vật (1) ở vị trí biên dương thì vật (2) ở vị trí biên âm. C. Vật (1) ở vị trí biên thì vật (2) ở vị trí cân bằng. D. Vật (1) đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương thì vật (2) đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Câu 12 Đồ thị biểu diễn hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ A và ngược pha nhau như hình vẽ. Điều nào sau đây là đúng khi nói về hai dao động này A. Có li độ luôn đối nhau. B. Cùng đi qua vị trí cân bằng theo một hướng. C. Độ lệch pha giữa hai dao động là
Tài liệu liên quan