1. Vấn đề nguồn gốc của ý thức
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác thì ý thức của con người được bắt
nguồn từ 2 nguồn gốc: Tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó nguồn
gốc tự nhiên là điều kiện cần còn nguồn gốc xã hội mới là điều kiện đủ
cho sự hình thành ý thức.
a) Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
- Ý thức của con người là sản phẩm tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên
cho nên nó có nguồn góc tự nhiên cụ thể là:
Thứ nhất: Ý thức của con người là do bộ óc người sinh ra, bộ óc người
là một dạng vật chất phức tạp, là sản phẩm tiến hoá cao nhất của tự
nhiên, chính là nơi sản sinh ra ý thức. Bộ óc người phải thông qua hoạt
động sinh lý thần kinh
Thứ hai: Bộ có người cũng không tự sinh ra được ý thức, để ý thức
được sinh ra thì cần phải có sự tác động của thế giới khách quan lên các
cơ quan cảm giác của con người, cho nên ý thức còn có nguồn gốc từ thế
giới khách quan.
4 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 6440 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phạm trù ý thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẠM TRÙ Ý THỨC
1. Vấn đề nguồn gốc của ý thức
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác thì ý thức của con người được bắt
nguồn từ 2 nguồn gốc: Tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó nguồn
gốc tự nhiên là điều kiện cần còn nguồn gốc xã hội mới là điều kiện đủ
cho sự hình thành ý thức.
a) Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
- Ý thức của con người là sản phẩm tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên
cho nên nó có nguồn góc tự nhiên cụ thể là:
Thứ nhất: Ý thức của con người là do bộ óc người sinh ra, bộ óc người
là một dạng vật chất phức tạp, là sản phẩm tiến hoá cao nhất của tự
nhiên, chính là nơi sản sinh ra ý thức. Bộ óc người phải thông qua hoạt
động sinh lý thần kinh
Thứ hai: Bộ có người cũng không tự sinh ra được ý thức, để ý thức
được sinh ra thì cần phải có sự tác động của thế giới khách quan lên các
cơ quan cảm giác của con người, cho nên ý thức còn có nguồn gốc từ thế
giới khách quan.
Thứ ba: Ý thức của con người chỉ là một hình thức phản ánh đặc biệt
của thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người, bộ óc người chỉ
là một cơ quan phản ánh đặc bịêt cho nên ý thức của con người là kết
quả tiến hoá từ thuộc tính phản ánh chung của vật chất. Phản ánh là
thuộc tính của một hệ vật chất, có thể tái tạo lại những đặc điểm nào đó
cua một hệ vật chất khác khi có sự tác động của 1 hệ vật chất thứ 2 lên
nó. Trong quá trình tiến hoá củavật chất năng lực phản anh cũng có sự
tiến hoá dần dần từ thấp đến cao, từ phản ánh vật lý thông thường tiến
hoá thành phản ánh sinh vật với 2 dạng tính kích thích của động vật và
tính cảm ứng thông qua phản xạ tự nhiên của động vật. Từ cảm ứng
động vật sau đó tiến hoá thành tâm lý động vật dựa trên phản xạ có điều
kiện và từ tâm lý động vật mới tiến hoá thành ý thức của con người.
b) Nguồn gốc xã hội của ý thức:
Ý thức của con người chỉ hình thành được trong môi trường xã hội cho
nên nó là một sản phẩm mang tính xã hội. Theo Angghen lao động và
ngôn ngữ chính là 2 sức kích thích chủ yếu cho sự hình thành và phát
triển ý thức của con người.
Thứ nhất là vai trò của lao đông: Lao động là 1 hoạt động có ý thức
của con người, tác động lên tự nhiên để cải biến tự nhiên nhằm thỏa mãn
nhu cầu lợi ích của con người, nhờ lao động mà cơ thể của con người
dần dần hoàn thiện như có dáng đi thẳng, đôi tay linh động, bộ óc phát
triển.
Trong lao động con người giao tiếp với nhau, và tác động lên tự nhiên,
để cải tạo tự nhiên làm cho tự nhiên phải bộc lộ ra những thuộc tính,
những mối liên hệ của nó nhờ đó con người nhận thức tự nhiên, làm
hình thành lên ý thức về thế giới tự nhiên. Thông qua quá trình giao tiếp
mà dần dần hình thành nhu cầu về ngôn ngữ, từ đó tiếng nói xuất hiện
Thứ hai: Về vai trò của ngôn ngữ: Ngôn ngữ (tiếng nói) là một hệ
truyền tin thứ 2 của con người, hệ truyền tin gián tiếp.
Sau khi tiếng nói xuất hiện thì nó lập tức trở thành cái vỏ vật chất của
ý thức hay nói như Mác ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy, bởi
vì tư duy hay ý thức chỉ có thể tồn tại và biểu hiện được thông qua ngôn
ngữ khi suy nghĩ (tư duy) người ta sử dụng hệ ngôn ngữ bên trong, và
khi diễn đạt ý nghĩ thì người ta sử dụng ngôn ngữ bên ngoài.
Phải có đủ 2 điều kiện trên thì mới tồn tại ý thức của con người.
2. Bản chất của ý thức
Ý thức là sự phản ánh tích cực sáng tạo của hiện thực khách quan vào
bộ óc của con người, được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của
họ.
Bản chất ý thức được thể hiện ở 3 mặt sau:
a) Mặt phản ánh của ý thức:
Ý thức của con người là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc
con người do đó nó là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan. Vì
vậy nếu ta xét ý thức theo phương thức tồn tại thì nó là chủ quan bởi nó
chỉ tồn tại một cách chủ quan trong đầu óc con người.
Nhưng nếu ta xét ý thức teo nội dung phản ánh thì nó là khách quan vì
nó mang nội dung về hiện thực khách quan, vì vậy Lênin khẳng định
phản ánh bao giờ cũng là phản ánh của tồn tại khách quan.
b) Mặt sáng tạo của ý thức:
Ý thức không phản ánh thụ động thế giới khách quan mà phản ánh một
cách chủ động, tích cực và sáng tạo thế giới, tính sáng tạo của ý thức
được thể hiện ở các phương diện sau:
Một là: Thông qua quá trình trao đổi thông tin 1 cách có chọn lọc giữa
chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể giữ vao trò chủ động.
Hai là: Thông qua quá trình mã hoá các đối tượng vật chất bên ngoại
thành các loại hình ảnh tinh thần tương ứng. Mác gọi đậy là hoạt động
cải biến, ông nói ý thức chẳng qua chỉ là cái vật chất được đem chuyển
vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở đó. Hoạt động này có
thể dẫn đến thứ nhất là sự phản ánh sai lệch, xuyên tạc hiện thực , làm
hình thành lên những hình ảnh không có thật. Thứ 2: Làm hình thành lên
những loại hình ảnh đúng đắn phản ánh bản chất hiện thực khách quan
như là khái niệm, phạm trù, quy luật, học thuyết
Ba là: Ý thức sau khi được hình thành có thể chỉ là hoạt động thực tiễn
của con người, để chuyển hoá các ý tưởng trong đầu óc con người thành
hiện thực vật chất tương ứng đây được gọi là hoạt động đối tượng hoá.
c) Mặt xã hội của ý thức:
Ý thức tuy phải tồn tại thông qua đầu óc cá nhân của mỗi người nhưng
con người luôn luôn sống trong một mối trường xã hội nhất định và toàn
bộ ý thức tư duy của họ chịu sự chi phối của môi trường xã hội ấy , do
đó con người ta sống trong những thời đại lịch sử khác nhau thì ý thức
của họ cũng khác nhau. Vì vậy xét cả về nguồn gốc lẫn phương thức
thực hiện thì ý thức của con người đều mang tính xã hội, nó có nguồn
gốc từ xã hội và nó tồn tại trong xã hội như là 1 sản phẩm chung của mọi
người.
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Quan hệ giữa vật chất và ý thức được xem xét trên 2 phương diện:
Một là: Trong khuôn khổ vấn đề cơ bản của triết học thì ý thức và vật
chất được đặt đối lập nhau. Theo Lê nin sự đối lập trên chỉ là trương đối