Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội và vận dụng lí luận đó trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu liên quan trực tiếp đến đường lối chính trị của Đảng, phương hướng phát triển của đất nước. Đó là vấn đề trung tâm, cốt lỗi trong đường lối cách mạng nước ta, nó chi phối toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng của Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên đây là một vấn đề rất rộng và phức tạp nhiều cách tiếp cận khác nhau và hiện vẫn không ít nội dung phải tiếp tục nghiêm cứu, cắt nghĩa, lí giải, trả lời. Cuộc đấu tranh tư tương diễn ra gây gắt trong nhiều năm nay chủ yếu cũng trên vấn đề này. Thực tiễn chứng minh trong cuộc cộng xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Những thành tựu đó luôn gắn liền với qúa trình vận dụng sáng tạo, bổ xung phát triển lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, những thành tựu to lớn và quan trọng đó là cơ sở khẳng định sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đổi mới của Đảng. Bất chấp thực tiễn hùng hồn đó, trong những năm qua và hiện nay vẫn có một số người hoặc do thông tin không đầy đủ hoặc do sự bất cập trong nhận thức lý luận và thực tiễn, bị những kẻ phản động dụ dỗ đã ra sức tấn công, xuyên tạc chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng. Họ phủ nhận, xuyên tạc những thành quả đổi mới, tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta, phủ nhận vai trò của Đảng, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta. Để chống lại những luận điệu xuyên tạc đó Đảng và nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách tuyên truyền, giáo dục đường lối của Đảng, tư tưởng của Hồ Chí Minh và lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội và khẳng định sự lựa chọn con đường đúng đắn của Đảng ta. Là sinh viên, lớp trí thức trẻ, nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đồng thời muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình vào chính sách tuyên truyền đường lối của Đảng, tư tưởng của Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lênin để xây dựng niềm tin trong nhân dân và đánh bại mọi âm mưu “diễn biến hoà bình” của những kẻ phản động. Đó là lí do chính để em chọn đề tài này. Mặc dù đây là đề tài không mới, nhưng với các tiếp cận cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, hy vọng đây là nguồn tư liệu cho sinh viên ĐH Quảng Nam học tốt môn học “những nguyên lí cơ bản Mác

docx32 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội và vận dụng lí luận đó trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lí do chọn đề tài Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu liên quan trực tiếp đến đường lối chính trị của Đảng, phương hướng phát triển của đất nước. Đó là vấn đề trung tâm, cốt lỗi trong đường lối cách mạng nước ta, nó chi phối toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảngcủa Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên đây là một vấn đề rất rộng và phức tạp nhiều cách tiếp cận khác nhau và hiện vẫn không ít nội dung phải tiếp tục nghiêm cứu, cắt nghĩa, lí giải, trả lời. Cuộc đấu tranh tư tương diễn ra gây gắt trong nhiều năm nay chủ yếu cũng trên vấn đề này. Thực tiễn chứng minh trong cuộc cộng xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Những thành tựu đó luôn gắn liền với qúa trình vận dụng sáng tạo, bổ xung phát triển lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, những thành tựu to lớn và quan trọng đó là cơ sở khẳng định sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đổi mới của Đảng. Bất chấp thực tiễn hùng hồn đó, trong những năm qua và hiện nay vẫn có một số người hoặc do thông tin không đầy đủ hoặc do sự bất cập trong nhận thức lý luận và thực tiễn, bị những kẻ phản động dụ dỗ đã ra sức tấn công, xuyên tạc chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng. Họ phủ nhận, xuyên tạc những thành quả đổi mới, tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta, phủ nhận vai trò của Đảng, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta. Để chống lại những luận điệu xuyên tạc đó Đảng và nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách tuyên truyền, giáo dục đường lối của Đảng, tư tưởng của Hồ Chí Minh và lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội và khẳng định sự lựa chọn con đường đúng đắn của Đảng ta. Là sinh viên, lớp trí thức trẻ, nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đồng thời muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình vào chính sách tuyên truyền đường lối của Đảng, tư tưởng của Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lênin để xây dựng niềm tin trong nhân dân và đánh bại mọi âm mưu “diễn biến hoà bình” của những kẻ phản động. Đó là lí do chính để em chọn đề tài này. Mặc dù đây là đề tài không mới, nhưng với các tiếp cận cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, hy vọng đây là nguồn tư liệu cho sinh viên ĐH Quảng Nam học tốt môn học “những nguyên lí cơ bản Mác – Lênin”. II/ Mục đích nghiên cứu Nhằm trang bị cho chúng ta những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Liên hệ những quan điểm đó qua công cuộc tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trang bị cơ sở phương pháp luận giúp chúng ta biết vận dụng, phân tích cơ sở khoa học và quán triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Góp phần giáo dục tư tưởng chính trị, định hướng cho mọi người dân nhận thức rõ nét hơn về quan niệm của Mác – Lênin và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ đó biết tránh được sự dụ dổ của bọn phản động, chống phá, xuyên tác chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. III/ Giới hạn đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội và vận dụng lí luận đó trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. IV/ Phương pháp nghiên cứu · Phương pháp phân tích và xử lý tài liệu · Phương pháp lôgic · Phương pháp tổng hợp · Phương pháp tra cứu trông tin trên các trang web. · Phương pháp biện chứng duy vật B/ NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1/ Một số quan điểm về chủ nghĩa xã hội a) Qua điểm của Mác - Lênin Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế - xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn. Để có cái nhìn một cách chính xác và đầy đủ chúng ta có thể cảm nhận về Chủ nghĩa xã hội qua các quan điểm sau: Chủ nghĩa xã hội với nghĩa là phong trào đấu tranh Cách mạng của quần chúng nhân dân chống chế độ tư hữu, bóc lột áp bức, bất công để đòi giải phóngỞ ý nghĩa này nó được ghi nhận bởi lịch sử đấu tranh giai cấp của nhân loại. Chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là nhu cầu hoạt động thực tiễn của nhân dân lao động trong quá trình sản xuất ngày càng xã hội hóa và thực thi dân chủ. Chủ nghĩa xã hội với tư cách là ước mơ, lý tưởng về một xã hội tốt đẹp: không còn tư hữu, giai cấp, áp bức bóc lộtNó được xuất hiện khi những cuộc khởi nghĩa của nô lệ bị thất bại và đàn áp dã man. Nói đến chủ nghĩa xã hội là nói đến một xã hội bênh vực người lao động, một xã hội không còn tình trạng người bốc lộc người, một xã hội mà mỗi con người đều có quyền tự do. Chủ nghĩa xã hội đêm lại cho con người những điều tốt đẹp nhất cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Với ý nghĩa này, chủ nghĩa xã hội là một triển vọng tất yếu của nhân loại. Dù thăng trầm, chủ nghĩa xã hội vẫn là mục tiêu phát triển của tiến bộ xã hội trong mọi thời đại. Nếu như cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII - XIX đã quyết định thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với phong kiến, thì cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tạo ra những tiền đề vật chất để thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội gắn liền với sự phát triển của hình thái kinh tế. Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác thì lực lượng sản xuất, xét đến cùng, bao giờ cũng là cái đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi phương thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội, thay đổi một chế độ xã hội mà Mác gọi là hình thái kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, Mác đi đến kết luận: xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với mỗi giai đoạn của sự phát triển đó là một hình thái kinh tế - xã hội. Và tiến bộ xã hội chính là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến bộ hơn. Vận dụng quan điểm này của Mác chúng ta có thể lý giải sự ra đời của chủ nghĩa xã hội. Khi hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời, sau một thời gian quá độ lâu dài với sự chuẩn bị cần thiết về cơ sở vật chất kỉ thuật, mang sắc thái chủ nghĩa xã hội và đáp ứng mọi yêu cầu của chủ nghĩa xã hội thì chủ nghĩa xã hội – giai đoạn phát triển thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời. b) Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội: Kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nếu nói một cách vắn tắt, mộc mạc, thì chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân thoát khỏi nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và có cuộc sống hạnh phúc. Nói cách khác, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân khỏi nghèo nàn, lạc hậu; là một xã hội không có chế độ người bóc lột người, mọi người được hưởng quyền bình đẳng – nghĩa là ai cũng phải lao động. Ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, có sức lao động mà không làm thì không được ăn”. Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, là xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên sở hữu xã hội đối với tư liệu sản xuất chủ yếu. Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, còn là xã hội có văn hoá, khoa học - kỹ thuật phát triển cao; người với người là bạn; loại trừ mọi tha hoá, bất công, cường quyền... Con người trong chủ nghĩa xã hội có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để mọi khả năng của con người đều được thể hiện và thực hiện một cách đầy đủ vì hạnh phúc của mình và của cả xã hội, nhân cách con người với tất cả tính đa dạng của nó được tôn trọng. Hồ Chí Minh cho rằng: “...chỉ có trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình”. Chủ nghĩa xã hội là xã hội do chính nhân dân xây dựng nên, là sản phẩm nỗ lực chung của chính nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhấn mạnh đặc trưng này, Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân tự mình xây dựng nên”, đó là công trình tập thể của quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó cho thấy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, tính xã hội chủ nghĩa thâm nhập và thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, các phương diện cơ bản của một chế độ xã hội - từ kinh tế đến chính trị, văn hoá, con người trong đó, điểm then chốt nhất là con người, mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc, phồn vinh về vật chất và tinh thần cho tất cả mọi người. Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng. Việc Đảng ta luôn luôn kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta. 2/ Đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa Trong quá trình xây dựng học thuyết của mình các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã phát thảo một số nét cơ bản về xã hội tương lai, trong đó có nêu những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa – giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Thứ nhất, xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội được xây dựng trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu chủ nghĩa xã hội về tư liệu sản xuất bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ sở hữu này thường xuyên được cũng cố và hoàn thiện, bảo đảm luôn thích ứng với tích chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội do nhân dân làm chủ, quyền làm chủ của nhân dân lao động là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Đây là đặt trưng được đặt lên hàng đầu và có ý nghĩa bao trùm. Đặc trưng này thể hiện rõ nhất sự khác nhau về chất giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội trước. Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất. Xây dựng nền kinh tế pháp triển cao là đặc trưng không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội trong đó cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghiệp. Đây là điều kiện căn bản nhất để phục vụ con người và cũng chỉ khi có kinh tế cao thì chủ nghĩa xã hội mới chiến thắng được chủ nghĩa tư bản, mới đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân của xã hội. Đặc trưng không thể thiếu khi nói đến chủ nghĩa xã hội đó là xã hội có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, con người phải được giải phóng khỏi áp bức bất công có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Con người được đặt vào trung tâm của đời sống xã hội, được xem là chủ thể chân chính của mọi quá trình xã hội. Chủ nghĩa xã hội phải là xã hội tạo ra được những điều kiện cho sự phát triển tự do của mỗi người là cơ sở cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đở nhau cùng tiến bộ. Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân tấc cả các nước trên thế giới. Các đặc trưng nói trên bao quát một cách toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội - từ chính trị đến kinh tế, văn hoá, xã hội, con người; từ đối nội lẫn đối ngoại. Các đặc trưng đó có mối liên hệ gắn bó hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất; chúng vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau, được hoàn thiện dần từng bước. Mọi hoạt động lãnh đạo và quản lý đều phải chú ý đến các đặc trưng đó, làm cho những đặc trưng đó được biến thành hiện thực. Đó chính là định hướng chính trị cơ bản trong hoạt động của mọi cấp, mọi ngành. Các đặt trưng trên đã thể hiện được bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Như vậy, đặc trưng, lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản là đối trọng để chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh, học hỏi để xây dựng một xã hội công bằng hơn, dân chủ hơn, ổn định hơn và trở nên tốt đẹp hơn để được xã hội loài người chấp nhận. II/ CON ĐƯỜNG TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM 1/ Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa – đích nhắm trong xây dựng kinh tế - xã hội của Việt Nam. Triết học Mác Lênin đã chỉ rõ: "Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy". Hình thái kinh tế - xã hội là những nấc thang kế tiếp nhau trong quá trình phát triển của nhân loại như một quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. C.Mác đã nghiên cứu sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử: từ nguyên thủy đến nô lệ, phong kiến, tư bản, cộng sản chủ nghĩa, trong đó C.Mác đã nghiên cứu rất kỹ mô hình xã hội tư bản, vạch ra các quy luật phát sinh, phát triển và diệt vong tất yếu của nó, đồng thời dự báo về sự ra đời của một hình thái kinh tế- xã hội cao hơn – hình thái cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Nguyên nhân cơ bản của sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội suy tới cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Trong các hình thái kinh tế xã hội nói trên hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là một hình thái kinh tế “tốt đẹp” nhất mà con người đang hướng tới. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ ra quá trình phát triển từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế - xã hội tất yếu dẫn tới sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, với sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp của khoa học va công nghệ ngày càng hiện đại, lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá cao vượt ra ngoài khuôn khổ của quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Sự phát triển đó của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải xoá bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mặt khác nó tạo ra tiền đề vật chất kỹ thuật cho sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội mới dựa trên chế độ sở hữu xã hội – hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trên cơ sở khái niệm chung về hình thái kinh tế - xã hội, chúng ta có khái niệm cụ thể hơn về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa: Hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa cộng sản là chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá ngày càng cao. Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời khi những lực lượng sản xuất, đặc biệt là nền công nghiệp hiện đại, dựa trên các thành tựu khoa học - kỹ thuật đã phát triển cao của chủ nghĩa tư bản, càng phát triển cao thì trình độ xã hội hoá cũng càng cao. Sự phát triển đó tất yếu tạo ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu, đồng thời sự phát triển đó làm cho mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa càng thêm sâu sắc. Chủ thể làm ra những thành quả lực lượng sản xuất chủ yếu là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, trong khi đó chủ thể chiếm hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm của sản xuất lại chủ yếu là giai cấp tư sản thống trị xã hội. Chủ nghĩa đế quốc xuất hiện đưa tới những mâu thuẫn mới: đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Mâu thuẫn chủ nghĩa đế quốc với các quốc gia dân tộc bị xâm lược và đô hộ. Mâu thuẫn giữa các đế quốc với nhau. Trong chủ nghĩa tư bản có hai giai cấp cơ bản, tiêu biểu nhất, đối lập nhau về lợi ích cơ bản đó là giai cấp công nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hoá cao và giai cấp tư sản thống trị xã hội, đại biểu cho quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau ngày càng rõ rệt, sâu sắc và gay gắt. Các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân (gắn với nhân dân lao động bị áp bức bóc lột) chống giai cấp tư sản áp bức bóc lột phát triển từ trình độ thấp, quy mô nhỏ, tự phát tiến tới trình độ cao hơn, quy mô lớn hơn và tính tự giác ngày càng thể hiện rõ hơn. Đến độ chín muồi của sự phát triển, phong trào công nhân hình thành đảng chính trị của mình với hệ tư tưởng và tổ chức tiên phong để lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản. Khi đảng cộng sản ra đời, toàn bộ hoạt động của đảng đều hướng đến lật đổ nhà nước của giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Việc thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là sự mở đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Với những đặc trưng trên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là hình thái kinh tế - xã hội ưu việt là cái đích nhắm tới của tấc cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. 2/ Tính tất yếu, khách quan xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Việt Nam đã đi theo con đường XHCN, nhưng đến năm 1954, Việt Nam mới thật sự xây dựng CNXH ở miền Bắc. Sau 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH. Xét vấn đề từ góc độ lý luận, chúng ta cũng thấy vấn đề bộc lộ ra hết sức rõ ràng. Sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam là sự lựa chọn duy nhất đúng. Phải thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển kỳ diệu, là thành tựu của văn minh nhân loại. Chủ nghĩa tư bản vẫn đang có không ít những cám dỗ và sự hấp dẫn bề ngoài của nó. Mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường, song nó không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Qua trình quá độ lên chủ nghĩa luân phù hợp với mọi thời đại. Theo quy luật phát triển của xã hội, chủ nghĩa tư bản không thể không bị phủ định. Đó là su thế khách quan, là dòng chảy của lịch sử. Bản chất của chủ nghĩa tư bản là hoang sơ, là dồn dân cướp đất, tướt đạt giá trị thặng dư của người lao động nghèo khổ. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của lòai người, nó không phù hợp với nguyện vọng của loài người với quy luật phát triển của xã hội. Chính vì thế quá độ lên chủ nghĩa là xu hướng khách quan thích hợp với lịch sử. Ở Việt Nam, Lịch sử đã minh chứng rõ ràng và cụ thể con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn là đúng đắn và phù hợp với đất nước với tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Bởi lẽ: chỉ có CNXH mới giải phóng được nhân dân lao động khỏi mọi áp bức, bất công, mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Toàn bộ lịch sử c