MTP là phần chung cho tất cả các UP khác nhau. Nó bao gồm
đường số liệu báo hiệu (MTP mức 1), để đấu nối giữa 2 tổng đài và
hệ thống báo hiệu bản tin.
Hệ thống điều khiển chuyển bản tin được chia làm 2 phần:
Chức năng đường báo hiệu (MTP mức 2) và chức năng mạng báo
hiệu (MTP mức 3).
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phần chuyển giao bản tin – MTP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: PHẦN CHUYỂN GIAO BẢN
TIN – MTP
MTP là phần chung cho tất cả các UP khác nhau. Nó bao gồm
đường số liệu báo hiệu (MTP mức 1), để đấu nối giữa 2 tổng đài và
hệ thống báo hiệu bản tin.
Hệ thống điều khiển chuyển bản tin được chia làm 2 phần:
Chức năng đường báo hiệu (MTP mức 2) và chức năng mạng báo
hiệu (MTP mức 3).
Hình 2.3. Cấu trúc chung của MTP
Chức năng đường báo hiệu: chức năng này thực hiện giám
sát đường báo hiệu như phát hiện các bản tin lỗi, điều khiển
việc gửi và nhận các bản tin một cách tuần tự, không để mất
hoặc lặp bản tin.
Chức năng mạng báo hiệu: bao gồm các chức năng xử lý
bản tin báo hiệu và quản lý mạng báo hiệu.
– Xử lý bản tin báo hiệu: bao gồm các chức năng tạo
tuyến cho các bản tin và phân phối chính xác các bản
tin nhận được cho các UP.
– Quản lý mạng báo hiệu: chức năng này có khả năng cấu
hình lại và hoạt hóa đường báo hiệu để duy trì các dịch
vụ trong các trường hợp có sự cố.
2.4.1. MTP mức 1 (đường số liệu báo hiệu)
Hình 2.4. Cấu trúc MTP 1
Đường số liệu báo hiệu là một đường truyền dẫn số liệu hai
chiều. Nó bao gồm 2 kênh số liệu hoạt động đồng thời trên hai
hướng ngược nhau với cùng một tốc độ (Hình 2.4).
Đường số liệu báo hiệu có thể là đường tín hiệu số hoặc tương
tự. Đường số liệu báo hiệu được xây dựng trên kênh truyền dẫn số
(64 kb/s) và tổng đài chuyển mạch số. Đường số liệu báo hiệu
tương tự được xây dựng trên kênh truyền dẫn tương tự tần số thoại
(4 kHz) và Modem.
2.4.2. MTP mức 2 (chức năng đường báo hiệu)
MTP mức 2 cùng với MTP mức 1 cung cấp 1 đường số liệu
cho chuyển giao tin cậy các bản tin báo hiệu giữa 2 điểm báo hiệu
được đấu nối trực tiếp. Chức năng đường báo hiệu bao gồm:
Chức năng điều khiển đường báo hiệu.
Các trường điều khiển được xử lý trong mức 2 để chuyển
chính xác các bản tin.
Sự phân định ranh giới các đơn vị báo hiệu.
Phát hiện lỗi.
Sửa sai.
Đồng chỉnh ban đầu.
Xử lý ngừng hoạt động.
Điều khiển lưu lượng mức 2.
Chỉ thị hiện tượng tắc nghẽn lên mức 3.
Giám sát lỗi đường báo hiệu.
2.4.3. MTP mức 3 (chức năng mạng báo hiệu)
Các chức năng của MTP mức 3 được phân chia thành 2 loại cơ
bản là các chức năng xử lý bản tin báo hiệu và các chức năng quản
trị mạng báo hiệu (Hình 2.5).
a. Xử lý bản tin báo hiệu
Mục đích của chức năng xử lý bản tin báo hiệu là đảm bảo cho
các bản tin báo hiệu bắt nguồn từ một UP tại một điểm báo hiệu
phát được chuyển đến UP tại điểm báo hiệu thu. Chức năng này
gồm:
Định tuyến bản tin báo hiệu.
Phân biệt bản tin báo hiệu.
Phân phối bản tin báo hiệu.
b. Quản trị mạng báo hiệu
Mục đích của các chức năng quản trị mạng báo hiệu là để hoạt
hóa các đường báo hiệu mới, để duy trì các dịch vụ báo hiệu, để
điều khiển lưu lượng khi xảy ra tắc nghẽn và để cấu hình lại mạng
báo hiệu nếu có sự cố. Trong trường hợp đường báo hiệu bị hư
hỏng, lưu lượng sẽ được chuyển đến các đường khác trong cùng
một nhóm kênh báo hiệu với đường hỏng. Các chức năng này gồm:
Quản trị mạng báo hiệu.
Quản trị tuyến báo hiệu.
Quản trị lưu lượng báo hiệu.
Hình 2.5. Các chức năng mạng báo hiệu
2.5. PHẦN ĐIỀU KHIỂN ĐẤU NỐI BÁO HIỆU – SCCP
2.5.1. Các dịch vụ của SCCP
Phiên dịch, đánh địa chỉ của SCCP.
Dịch vụ phi kết nối.
Dịch vụ hướng kết nối.
2.5.2. Cấu trúc chức năng của SCCP
Chức năng SCCP bao gồm 4 chức năng chính (Hình 2.6):
Điều khiển hướng kết nối SCCP (SCOC): cung cấp các thủ
tục cho thiết lập, chuyển giao và giải phóng 1 đấu nối báo
hiệu tạm thời. Nó cũng điều khiển công việc truyền số liệu
trên các đấu nối này.
Điều khiển phi kết nối SCCP (SCLC): cung cấp các thủ tục
chuyển giao số liệu phi kết nối giữa các người dùng; phân
phối và tiếp nhận các bản tin quản trị.
Định tuyến SCCP (SCR): là chức năng dựa vào MTP để tạo
tuyến vật lý từ điểm báo hiệu này đến điểm báo hiệu khác.
Quản trị SCCP (SCM): cung cấp các thủ tục đảm bảo duy
trì sự hoạt động của mạng bằng phương pháp định tuyến dự
phòng hoặc điều chỉnh lại lưu lượng nếu xảy ra sự cố, tắc
nghẽn,…
Hình 2.6. Cấu trúc chức năng của SCCP
2.5.3. Các thủ tục báo hiệu
a. Các thủ tục hướng kết nối – Giao thức mức 2 và 3
Các thủ tục hướng kết nối bao gồm các pha: thiết lập kết nối,
truyền số liệu và giải phóng đấu nối (Hình 2.7).
Thiết lập kết nối: bao gồm các chức năng yêu cầu thiết lập
kết nối báo hiệu tạm thời giữa 2 người sử dụng SCCP. Thủ
tục này được người sử dụng SCCP khởi tạo bằng cách đưa
ra yêu cầu kết nối (N – CONNECT REQUEST). Trước tiên,
SCCP gốc phát đi bản tin CR yêu cầu kết nối. Bản tin này
chứa một con số thứ tự (do SCCP gốc chọn), mức giao thức
và địa chỉ của SCCP nhận. Bản tin CR có thể chứa những
thông tin địa chỉ của SCCP phát và dữ liệu của người sử
dụng.
Khi nhận được bản tin CR, SCCP nhận trả lời bằng một bản
tin xác nhận CC. Bản tin này mang con số thứ tự đã được
chọn bởi SCCP phát, một con số thứ tự khác và mức giao
thức được chọn bởi SCCP nhận. Khi SCCP phát nhận được
bản tin CC, đường kết nối báo hiệu được thiết lập.
Truyền số liệu: số liệu được chuyển đi trong các bản tin số
liệu DT1 hoặc DT2.
Giải phóng kết nối: đường kết nối báo hiệu được giải phóng
bằng các bản tin giải phóng RLSD và giải phóng hoàn toàn
RLC.
b. Các thủ tục phi kết nối – Giao thức mức 0 và 1
Hình 2.7. Thủ tục hướng kết nối SCCP
Các thủ tục phi kết nối cho phép người sử dụng SCCP yêu cầu
truyền dẫn số liệu mà không cần thiết lập đường đấu nối.
Yêu cầu N – UNIT DATA được người sử dụng SCCP đưa ra
để yêu cầu thực hiện chức năng truyền số liệu. Yêu cầu này cũng
được SCCP thu sử dụng để phân phát các bản tin số liệu tới những
người sử dụng cuối cùng. Số liệu được truyền đi trong các bản tin
UDT.