Cho đến nay người ta vẫn cho rằng có quá nhiều cacbon dioxide trong không khí là do đốn hạ cây xanh quá mức là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ mới đây đã cho biết, hiệu ứng nhà kính đã bắt đầu cách đây khoảng 5.000 năm. Kết quả dựa trên những nghiên cứu các di vật được khai quật từ những tàn tích thuộc vùng Neolithic – Sơn Đông, Trung Quốc trong vòng 10 năm qua. Cho dù vậy hiện nay hàm lượng của khí nhà kính đang ngày một gia tăng mà nguyên nhân sâu xa không ai khác chính là do những hoạt động của con người. Việc sử dụng quá lớn các nhiên liệu hóa thạch, phục vụ cho các quá trình công nghiệp, các hoạt động giao thông, cho sinh hoạt và do các hoạt động thiếu ý thức của con người đã gây ra thảm họa đối với môi trường sinh thái hiện nay. Rất nhiều loài sinh vật trên thế giới đang bị thu hẹp và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, môi trường tự nhiên bị xáo trộn và các ảnh hưởng do thiên tai liên tiếp xảy ra với cường độ lớn. Và trong tương lai, con người sẽ phải trả giá cho những hành động mà họ đã gây ra. Hiện nay con người đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khắc phục, cải tạo môi trường tự nhiên. Tuy nhiên môi trường tự nhiên sẽ có những chuyển biến như thế nào thì đó phải là một quá trình lâu dài và phụ thuộc không ai khác ngoài những hành động có ý thức của chúng ta.
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phần khung xương của bài thuyết trình về hiệu ứng nhà kính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN KHUNG XƯƠNG
CỦA BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Phần 1: HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Các khái niệm cơ bản
Khái quát về khí quyển
Khái niệm hiệu ứng nhà kính
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Các khái niệm cơ bản
Để hiểu và biết về hiệu ứng nhà kính trước tiên chúng ta cần nắm được một số khái niệm về các vấn đề liên quan
Môi trường: là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.
Một định nghĩa rõ ràng hơn: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Khí hậu: Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi toạ độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa.
Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Khí quyển Trái Đất: Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), cacbon điôxít (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm.
Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh. Tại Mỹ, những người có thể lên tới độ cao trên 80,5 km được coi là những nhà du hành vũ trụ. Độ cao 120 km được coi là ranh giới do ở đó các hiệu ứng khí quyển có thể nhận thấy được khi quay trở lại. Đường Cacman, tại độ cao 100 km, cũng được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng không vũ trụ.
Bức xạ mặt trời: Bức xạ mặt trời là dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời phát ra. Đây chính là nguồn năng lượng chính cho các quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ trên Trái Đất, cũng như chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Bức xạ mặt trời gồm 2 thành phần là bức xạ hạt và bức xạ điện từ
Bức xạ hạt hay còn gọi là gió Mặt Trời chủ yếu gồm các proton và electron. Đa phần thì chúng có hại cho các sinh vật, nhưng Trái Đất đã có tầng ozon bao phủ ngăn được phần nào ảnh hưởng có hại.
Năng lượng bức xạ hạt của Mặt Trời thường thấp hơn năng lượng bức xạ nhiệt 107 lần, và thâm nhập vào tầng khí quyển không quá 90 km. Khi đến gần Trái Đất, nó có vận tốc tới 300-1.525 km/s và mật độ 5-80 ion/cm³
Bức xạ điện từ có hai dạng: bức xạ trực tiếp và bức xạ khuếch tán. Có bước sóng khá rộng từ bức xạ gamma đến sóng vô tuyến với năng lượng cực đại ở vùng quang phổ khả kiến. Đây chính là nguồn năng lượng chủ yêu để chiếu sáng và duy trì các hoạt động sinh hóa trên Trái Đất. Khi qua khí quyển Trái Đất, các bức xạ sóng ngắn có hại cho sự sống gần như bị tầng ozon hấp thụ hoàn toàn. Ngày nay do công nghiệp phát triển, các chất CFC thải vào khí quyển đang huỷ hoại dần dần tầng ozon, tạo ra nguy cơ bức xạ sóng ngắn sẽ tiêu diệt sự sống trên Trái Đất.
Đơn vị Dobson: Đơn vị Dobson là đơn vị đo lường ôzôn trong khí quyển, đặc biệt là trong tầng bình lưu. Một đơn vị Dobson bằng 2,69 × 1020 phân tử ôzôn trên một mét vuông, tương đương với một lớp ôzôn dày 0,001 cm trong điều kiện tiêu chuẩn
Đơn vị này được đặt theo họ của Gordon Dobson, là một nhà nghiêng cứu tại Đại học Oxford. Vào thập niên 1920 ông đã tạo ra thiết bị đầu tiên (ngày nay gọi là máy đo ảnh phổ ôzôn Dobson) để đo tổng lượng ôzôn từ mặt đất.
Khí nhà kính: Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính.[1] Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Trong hệ mặt trời, bầu khí quyển của sao Kim, sao Hỏa và Titan cũng chứa các khí gây hiệu ứng nhà kính. Khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33 °C.
Khái quát về thành phần khí quyển
Thành phần trái đất khá ổn định theo phương nằm ngang và phân dị theo phương thẳng đứng. Phần lớn toàn bộ khối lượng khí quyển tập trung ở tầng đối lưu và tầng bình lưu. Thành phần khí quyển trái đất bào gồm chủ yếu là ni tơ, ôxi, hơi nước, hidro, ozon và các khí trơ…
Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, ở đó luôn có chuyển động đối lưu của khối không khí bị nung từ mặt đất, thành phần khí khá đồng nhất. Ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7 - 8 km ở hai cực và 16 - 18 km ở vùng xích đạo. Tầng đối lưu là nơi tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, mưa đá, bão...Trong tầng đối lưu, thành phần các chất khí chủ yếu tương đối ổn định nhưng nồng độ CO2 và hơi nước dao động mạnh. Lượng hơi nước thay đổi theo thời tiết khí hậu, từ 4% thể tích vào mùa nóng ẩm đến 0,4% thể tích vào mùa khô lạnh.
Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Không khí tầng bình lưu loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết. Trong không khí tầng bình lưu luôn tồn tại một quá trình hình thành và phá hủy khí ozon, dẫn tới việc xuất hiện một lớp ozon mỏng, với chiều dày trong điều kiện mật độ không khí bình thường khoảng vài chục centimet. Lớp khí này có tác dụng ngăn cản các tia tử ngoại chiếu xuống bề mặt trái đất.
Hiện nay, do hoạt động của con người, lớp khí ozon có xu hướng mỏng dần, đe dọa tới sự sống của con người và sinh vật trên trái đất. Vào cuối những năm 1980, các nhà khoa học đã quan sát và phát hiện một lỗ hổng lớn xuất hiện ở vùng Nam Cực.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết, năm 2006 tầng ozon ở Nam cực bị tổn thương nghiêm trọng nhất. Kết quả khảo sát của vệ tinh Envisat cho thấy tầng ozon ở Nam cực đã bị hao hụt tới 40 triệu tấn trong tháng 10 năm 2006 vượt kỷ lục 39 triệu tấn được ghi nhận năm 2000. Năm 2006, lỗ hổng tầng ozon có diện tích tới 28 triệu km2 và dày 100 đơn vị Dobson.
Tầng trung lưu nằm ngay phía trên tầng bình lưu và ngay phía dưới tầng nhiệt. Tầng trung lưu nằm ở cao độ từ khoảng 50 km tới 80–90 km phía trên bề mặt Trái Đất. Trong tầng này, nhiệt độ giảm xuống theo sự gia tăng của cao độ do nhiệt từ sự hấp thụ tia cực tím đến từ mặt trời của ôzôn bị biến mất và hiệu ứng làm lạnh của CO2 (ở lượng dấu vết) do nó toả nhiệt vào không gian. Điều này ngược lại với hiệu ứng nhà kính trong tầng đối lưu khi CO2 hấp thụ bức xạ nhiệt toả ra từ bề mặt Trái Đất. Vùng có nhiệt độ tối thiểu ở đỉnh của tầng trung lưu gọi là khoảng lặng trung lưu và nó là nơi lạnh nhất trong khí quyển Trái Đất. Đặc trưng động lực học chính trong khu vực này là các dao động khí quyển, các sóng hấp dẫn nội khí quyển (thường gọi là "sóng trọng lực") và sóng hành tinh. Phần lớn các loại sóng và dao động này được kích thích trong tầng đối lưu hay phần dưới của tầng bình lưu và truyền lên phía trên tới tầng bình lưu. Trong tầng bình lưu, biên độ của các sóng trọng lực có thể trở thành đủ lớn làm cho các sóng này trở nên không ổn định và bị tiêu tan. Sự tiêu tan này chuyển xung lượng vào tầng trung lưu và là động lực chính trong lưu thông tại tầng trung lưu ở quy mô toàn cầu.
Tầng điện li (tầng nhiệt): nằm từ 80–85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000°C hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện li. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái đất phải qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới. Tại đây, do bức xạ môi trường, nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với ôxy, nitơ, hơi nước, CO2...chúng bị phân tách thành các nguyên tử và sau đó ion hóa thành các ion và nhiều hạt bị ion hóa phát xạ sóng điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử ngoại xa.
Tầng ngoài là lớp trên cùng nhất của khí quyển Trái Đất. Trên Trái Đất, ranh giới dưới của nó với rìa trên của tầng nhiệt, ước tính theo các nguồn khác nhau, là khoảng 500 tới 1.000 km phía trên bề mặt Trái Đất, và ranh giới trên của nó là khoảng 10.000 km, tuy nhiên ranh giới trên này không được định nghĩa rõ ràng do mật độ khí giảm liên tục nhưng không bao giờ đạt tới 0. Phần lớn vật chất trong tầng ngoài nằm ở trạng thái ion hóa. Chỉ từ tầng ngoài thì các loại khí của khí quyển (gồm các nguyên tử, phân tử) có thể, ở một mức độ nhất định, thoát ra để bay vào không gian liên hành tinh. Các khí chính trong tầng ngoài là các khí nhẹ nhất, chủ yếu là hidro, với một ít heli, điôxít cacbon, ôxy nguyên tử gần đáy của tầng ngoài. Tầng ngoài là lớp cuối cùng trước khi tiến vào vũ trụ.
Khái niệm hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.
Khi bức xạ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, một phần bức xạ này sẽ phản xạ lại vào vũ trụ tại biên ngoài khí quyển, phần còn lại xuyên qua bầu khí quyển truyền đến bề mặt Trái Đất dưới dạng bước sóng ngắn. Tại đây, một phần bức xạ sóng ngắn phản xạ lại, xuyên qua lớp khí nhà kính vào không gian vũ trụ và một phần đốt nóng Trái Đất. Trái Đất hấp thu phần năng lượng bước sóng ngắn và trở thành vật bức xạ nhiệt vào khí quyển( bức xạ sóng dài). Một phần bức xạ hồng ngoại sóng dài do Trái Đất phát ra được hấp thụ bởi các khí trong khí quyển( hơi nước, CO2, CH4, NOx…)tạo thành một lưới nhiệt bao trùm toàn bộ bề mặt Trái Đất, giữ cho khí quyển và bề mặt Trái Đất ở một nhiệt độ nhất định. Hiện tượng này giống như hiện tượng nhà kính trồng rau khi mà bức xạ Mặt Trời xuyên qua kính bị giữ lại làm cho nhiệt độ của nhà kính tăng lên. Vì vậy, các khí có tính chất trên được gọi là khí nhà kính. Lớp khí bao gồm các khí nhà kính được gọi là lớp khí nhà kính.
Qua đó ta có thể rút ra định nghĩa về hiệu ứng nhà kính: “ Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trong khí quyển tầng thấp (tầng đối lưu) tồn tại một lớp khí chỉ cho bức xạ sóng ngắn xuyên qua và giữ lại bức xạ nhiệt của mặt đất dưới dạng sóng dài, nhờ đó bề mặt trái đất luôn có nhiệt độ thích hợp đảm bảo duy trì sự sống trên Trái Đất”.
Bản chất của hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Nhiệt độ bề mặt trái đất, được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình 16oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC... Kết quả của sự trao đổi cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, tạo nên bề mặt trái đất luôn có một nhiệt độ nhất định. Quá trình này có bản chất tự nhiên nên vẫn gọi là “ Hiệu ứng nhà kính tự nhiên”
Hiệu ứng nhà kính nhân loại : là Hiệu ứng nhà kính xuất hiện do các hoạt động của con người tạo ra từ khoảng 100 năm nay. Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885-1940, do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5- 4,5oC vào năm 2050. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự CO2, CFC, CH4, O3, NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất. Kể từ những năm 1860, công nghiệp hóa đã tăng và những cánh rừng bị thu hẹp làm mức CO2 trong khí quyển tăng lên tới mức 100 phần triệu và nhiệt độ ở Bắc bán cầu cũng tăng lên. Nhiệt độ và các khí nhà kính gia tăng, thậm chí còn nhanh hơn kể từ những năm 1950.
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Để đến được bề mặt trái đất, năng lượng mặt trời phải đi qua lớp không khí dày. Một phần năng lượng mặt trời đến trái đất bị giữ lại nhờ các quá trình vật lý, hóa học, sinh học. Một phần được phản xạ về vũ trụ. Bức xạ nhiệt từ trái đất phản xạ lại co bước sòng dài, kho xuyên qua được lớp khí quyển và bị giữ lại bởi các khí nhà kính. Nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ trái đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là trái đất nóng lên. Sự gia tăng của CO2, CFC, CH4, O3, N2O và các khí khác trong khí quyển là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra còn có những loại khí nhân tạo do con người tạo ra như các freon, và một số các chất phóng xạ tự nhiên cúng “góp phần” gây nên hiệu ứng nhà kính.
Chúng ta hãy cùng xem một sơ đồ đơn giản nhất về ảnh hưởng của các khí nhà kính dẫn đến hiệu ứng nhà kính:
“Bình thường tia nắng mặt trời chiếu đến trái đất
Phản xạ lên bề mặt trái đất phát tán vào khí quyển
Nhưng do các khí nhà kính tạo thành một “bẫy nhiệt”
Tia nắng mặt trời chiếu đến bị giữ lại trong khí quyển”
Các hoạt động phát thải khí nhà kính
Hoạt động công nghiệp
Trong số các hoạt động của con người thì hoạt động công nghiệp là tác nhân quan trọng gây ra sự thải các khí nhà kính. Các ngành công nghiệp là nới sử dụng một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt). Ngoài CO2, các ngành công nghiệp cũng tạo ra các loại khí nhà kính khác như trong quá trình sản xuất phân bón, hóa chất, khai thác khoáng sản..
Nhà máy nhiệt diện thải vào không khí một lượng khổng lồ khí CO2, NOx, CH4.. vào năm 2005, số lượng kênh thải ra khí gaz gây hiệu ứng nhà kính tại các nước công nghiệp phát triển đã tăng quá cao, gần “đánh đổ” kỷ lục của năm 1990 mặc dù trên phạm vi toàn thế giới, cuộc đấu tranh chống lại sự nóng lên của khí hậu toàn cầu đã bắt đầu có những bước chuyển biến tốt đẹp.
Văn phòng phụ trách về sự thay đổi khí hậu toàn cầu thuộc Liên hợp quốc cho biết vào năm 2005, các kênh phát tán khí gaz ô nhiễm của 40 quốc gia công nghiệp phát triển nhất đã lên tới con số 18,2 tỷ tấn, cao hơn so với 18,1 tỷ tấn vào năm trước đó. Cũng theo cơ quan này, mức độ khí ô nhiễm thải ra lên đến mức đỉnh điểm là vào năm 1990 với 18,7 tỷ tấn khí gaz gây hiệu ứng nhà kính thải ra bầu khí quyển.
Sự gia tăng lượng khí thải vào năm 2005 khẳng định xu hướng biến động tăng lên của các kênh phát tán khí gaz gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới, mặc dù hầu hết các quốc gia đều nỗ lực hành động để cố gắng giảm các kênh này. Phần lớn trong số họ đều nhận thức rõ ràng rằng đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên của khí hậu toàn cầu – một hiện tượng thiên nhiên không hề được trông đợi.
Theo những số liệu Liên hợp quốc thu thập được trong thời gian qua, “kể từ năm 2000, các kênh thải ra khí gaz gây hiệu ứng nhà kính đã tăng thêm 2,6%”.
Chỉ trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2005, riêng số kênh thải ra khí gaz gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ đã vượt qua 7,19 tỷ tấn lên 7,24 tỷ tấn.
Mặt khác, cũng theo những điều tra, nghiên cứu của Cơ quan phụ trách vấn đề thay đổi khí hậu thuộc Liên hợp quốc, trong giai đoạn này, sự gia tăng số lượng các kênh thải ra loại khí độc hại này trên phạm vi toàn cầu một phần lớn bắt nguồn từ sự phục hồi kinh tế của các nước thuộc hệ thống Liên bang Xô Viết.
Các kênh thải khí gaz ô nhiễm của Nga đã vượt qua 2,09 tỷ tấn vào năm 2004 lên 2,13 tỷ tấn vào năm 2005. Tuy vậy, các kênh phát tán khí độc hại của Nga vẫn còn ở mức độ rất xa so với “kỷ lục” của nước này vào năm 1990 với 3 tỷ tấn khí thải, chính xác là trước khi Nga ra lệnh đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp.
Giao thông vận tải
Sự phát triển nhanh các phương tiện giao thông vận tải của thế giới là nguyên nhân tiềm tàng gây tăng Hiệu ứng nhà kính .
Trong quá trình hoạt động các phương tiện giao thông phát thải vào không khí một khối lượng lớn các loại khói, khí độc như CO, CO2, hidro cacbon, NO2, SO2, khói đen, chì và các dạng hạt khác. Tùy theo loại động cơ và loại nhiên liệu mà khối lượng các chất thải độc hại chiếm tỷ lệ khác nhau trong khí xả. Trong những năm gần đây người ta chú ý nhiều đến giao thông vận tải vì nó góp phần thải ra CO2 – khí nhà kính quan trọng nhất. Trên toàn thế giới khoảng 15% CO2 trong không khí là do các phương tiện giao thông vận tải thải ra.
Khi dòng xe lưu thông trên đường, đặc biệt là khi hãm phanh, các lốp xe sẽ ma sát mạnh với mặt đường làm mòn đường, mòn các lốp xe và tạo ra bụi đá, bụi cao su và bụi sợi. Các bộ phận ma sát của phanh bị mòn cũng thải ra bụi kẽm, đồng, niken, crom, sắt và cadimi. Ngoài ra quá trình cháy không hết nhiên liệu cũng thải ra bụi cacbon. Bên cạnh các nguồn bụi sinh ra từ xe, còn có bụi đất đá, cát tồn đọng trên đường do chất lượng đường kém, do đường bẩn và do chuyên chở các vật liệu xây dựng, chuyên chở rác.
Khai thác rừng
Việc gia tăng khai thác gỗ và ô nhiễm môi trường không khí ở các nước đang phát triển là cho diện tích rừng suy giảm nhanh chóng. Tính trung bình, tốc độ mất rừng hàng năm của thế giới vào khoảng 20 triệu ha. Bên cạnh suy giảm về diện tích, chất lượng rừng cũng bị suy giảm. Những nguyên nhân trên đang làm giảm khả năng hấp thụ khí C02 của rừng thế giới theo thời gian.
Sự mất rừng: chủ yếu là do chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, vẫn ở một tốc độ nhanh: khoảng 13 triệu ha mỗi năm.
Trong giai đoạn 2000-2005 thì tỉ lệ mất rừng toàn cầu giảm còn 7,3 triệu ha mỗi năm (so sánh với tỉ lệ mất 8,9 triệu ha mỗi năm trong giai đoạn 1990 -2000).
Hoạt động nông nghiệp
Dân số ngày càng tăng làm cho nhu cầu về lương thực, thực phẩm của con người tăng lên. Con người