Mục đích:Chẩn đoán và phân loại chuyển sản ruột ở dạ dày.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Thiết kế nghiên cứu mô tả
cắt ngang. Khảo sát trên bệnh phẩm sinh thiết dạ dày từ 2075 trường hợp.
Chẩn đoán và phân loại chuyển sản ruột trên các tiêu bản nhuộm HE, PAS,
AB.
Kết quả: Qua nghiên cứu 2075 trường hợp sinh thiết dạ dày, trong
đó có 326 (15,71%) trường hợp có chuyển sản ruột. 173 (56,5%) trường
hợp chuyển sản ruột loại I, 118 (38,6%) trường hợp chuyển sản ruột loại II,
15 (4,9%) trường hợp chuyển sản ruột loại III.
18 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3065 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân loại chuyển sản ruột ở dạ dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN LOẠI CHUYỂN SẢN RUỘT Ở DẠ DÀY
TÓM TẮT
Mục đích: Chẩn đoán và phân loại chuyển sản ruột ở dạ dày.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả
cắt ngang. Khảo sát trên bệnh phẩm sinh thiết dạ dày từ 2075 trường hợp.
Chẩn đoán và phân loại chuyển sản ruột trên các tiêu bản nhuộm HE, PAS,
AB.
Kết quả: Qua nghiên cứu 2075 trường hợp sinh thiết dạ dày, trong
đó có 326 (15,71%) trường hợp có chuyển sản ruột. 173 (56,5%) trường
hợp chuyển sản ruột loại I, 118 (38,6%) trường hợp chuyển sản ruột loại II,
15 (4,9%) trường hợp chuyển sản ruột loại III.
Kết luận: Tỉ lệ chuyển sản ruột là 15,71%. Tỉ lệ chuyển sản ruột
tăng theo tuổi. Mức độ nặng của rối loạn cấu trúc tuyến tăng dần từ chuyển
sản ruột loại I đến chuyển sản ruột loại III. Chuyển sản ruột loại I chiếm tỉ
lệ cao nhất (56,5%) và chuyển sản ruột loại III chiếm tỉ lệ thấp nhất (4,9%).
Tỉ lệ các loại chuyển sản ruột có sự tương quan các vị trí khác nhau của dạ
dày. Loại III xảy ra chủ yếu ở hang vị.
ABSTRACT
SUBTYPES OF INTESTINAL METAPLASIA OF GASTRIC
MUCOSA
Le Minh Huy, Hua Thi Ngoc Ha, Nguyen Sao Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 - No 3 - 2007: 132 – 136
Aims: To evaluate the types of intestinal metaplasia of gastric
mucosa.
Methods: Gastric biopsies from 2075 patients were analysed.
Hematoxylin-eosin staining, were used for histogical diagnosis of gastric
glandular intestinal metaplasia. Biopsies with intestinal metaplasia were
stained with Periodic acid Schiff staining and Alcian Blue staining to
determine whether they expressed neutral mucins, sialomucins, or
sulphomucins.
Results: Intestinal metaplasia was present in 326 of 2075 patients.
Subtyping by mucin histochemistry showed that 173 (56.5%) were of Type
I, 118 (38.6%) of type II, and 15 (4.9%) of type III.
Conclusions: Intestinal metaplasia was present in 15.71% of
patients. The prevalence of intestinal metaplasia increased with age. The
degree of glandular distortion increased from type I to type III. Type I was
most common (56.5%) and type III was least common. Subtypes of
intestinal metaplasia and the region of stomach were associated. Type III
was commonly located in the antrum.
* Bộ môn Giải phẫu bệnh - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
Quá trình sinh ung ở dạ dày là một quá trình gồm nhiều giai đoạn,
diễn ra theo thứ tự: viêm – teo đét – chuyển sản – nghịch sản – ung thư.
Trong quá trình này, chuyển sản ruột được xem là một trạng thái tiền ung
thư làm gia tăng nguy cơ ung thư và nghịch sản là tổn thương tiền ung thư
– một bất thường mô bệnh học dẫn đến ung thư. Do đó, ung thư dạ dày có
thể dự đoán trước, phòng ngừa được theo quá trình này thông qua việc xác
định và xử lý các tổn thương tiền ung thư: chuyển sản ruột và nghịch
sản(5,7,17,19).
Theo Jass và Filipe(14,16,19) chuyển sản ruột được chia thành 3 loại I, II, III
trong đó loại II, III là có khả năng diễn tiến thành ung thư cao nhất.
Tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu tiến hành phân loại
chuyển sản ruột(1,2,3). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm các mục
tiêu sau:
Mục tiêu nghiên cứu
1. Khảo sát các đặc điểm giải phẫu bệnh của chuyển sản ruột
2. Xác định tỉ lệ chuyển sản ruột
3. Phân loại chuyển sản ruột
VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
2075 bệnh phẩm sinh thiết dạ dày được chẩn đoán tại Bộ môn Giải
phẫu bệnh Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 7-2004 đến tháng
03-2006.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Được xác định bằng công thức:
N = p(1-q)t2x1,96 / d2
= 0,23 x 0,77x 1,962 / 0,052
= 272
t = 1,96 với độ tin cậy 95%.
p = 23% (theo nghiên cứu của Filipe và cs)(27)
q = 1-p = 77%, d: sai số cho phép 5%
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này là nghiên cứu phân tích cắt ngang tiền cứu.
Khảo sát mô bệnh học
Các mẫu bệnh phẩm được cố định trong Formalin 10%. Sau đó, các
mẫu bệnh phẩm được cắt lọc, xử lý mô và vùi trong paraffin. Nhuộm
thường qui với Hematoxylin- Eosin (HE) và Giemsa, sau đó được chẩn
đoán dưới kính hiển vi quang học.
Các trường hợp đã được chẩn đoán có chuyển sản ruột trên mẫu
nhuộm HE sẽ được nhuộm đặc biệt với Periodic acid Schiff (PAS) và
Alcian Blue (AB). Dựa vào các đặc điểm quan sát thấy được trên nhuộm
HE và nhuộm PAS, AB mà chúng tôi sẽ phân loại của các trường hợp
chuyển sản ruột.
Số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích và xử lý bằng phần mềm
SPSS 13.0.
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 2075 trường hợp sinh thiết dạ dày, trong đó có 326
trường hợp có chuyển sản ruột. Tuy nhiên, 20 trường hợp chuyển sản ruột
có mẫu sinh thiết quá nhỏ nên không thể tiến hành nhuộm tiếp tục các
phương pháp đặc biệt nhằm phân loại chuyển sản ruột ở dạ dày. Việc phân
loại chuyển sản ruột được thực hiện trên 306 trường hợp còn lại.
Một số đặc điểm cơ bản của các trường hợp có chuyển sản ruột ở
dạ dày
Tuổi
Biểu đồ 1: Phân bố tỉ lệ chuyển sản ruột ở dạ dày theo tuổi
Trong 326 trường hợp có hiện tượng chuyển sản ruột ở dạ dày có độ
tuổi trung bình là 61. Tuổi lớn nhất là 94 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi.
Bảng 1: Tương quan giữa tuổi với các loại chuyển sản ruột ở dạ dày
Độ tuổi
20-
49
50-
59
60-
69
70-
79
80-
99
Tổng
Loại
I
47
(70,1%)
37
(62,7%)
43
(54,4%)
32
(43,8%)
14
(50,0%)
173
(56,5%)
Loại
II, III
20
(29,9%)
22
(37,3%)
36
(45,6%)
41
(56,2%)
14
(50,0%)
133
(43,5%)
Theo kiểm định 2 (p<0,05)
Giới
Trong 306 trường hợp có hiện tượng chuyển sản ruột ở dạ dày có
107 nữ, 199 nam, tỉ lệ nam/nữ là 1,85/1.
Đặc điểm giải phẫu bệnh của chuyển sản ruột
Vị trí sinh thiết
Bảng 2. Phân bố các loại chuyển sản ruột theo vị trí sinh thiết
Chuyển sản ruột Vị
trí sinh
thiết Loại I Loại II Loại III
Tổng
Khôn
g xác định
được vị trí
58(33,5
%)
35(29,7
%)
4(26,7
%)
97(31,7%
)
Hang
vị
90(52,0
%)
52(44,1
%)
7(46,7
%)
149(48,7
%)
Thân
vị
6(3,5%) 2(1,7%) 0(0,0%) 8(2,6%)
Góc
BCN
19(11,0
%)
27(22,9
%)
4(26,7
%)
50(16,3%
)
Tâm
vị
0(0,0%) 2(1,7%) 0(0,0%) 2(0,7%)
Tổng
173(100
%)
118(100
%)
15(100
%)
306(100
%)
Mức độ rối loạn cấu trúc tuyến
Bảng 3. Rối loạn cấu trúc tuyến ở các loại chuyển sản ruột khác
nhau
Rối loạn cấu trúc tuyến Loại
chuyển
sản ruột Nhẹ Vừa Nặng
Loại
I
122
(81,3%)
51
(33,8%)
0(0%)
Loại
II
25
(16,7%)
92
(60,9%)
1
(20%)
Loại
III
3
(2,0%)
8
(5,3%)
4
(80%)
Tổng
số ca
150
(100%)
151
(100%)
5
(100%)
Kiểm định theo 2, p <0,05, cho thấy sự khác biệt về mức độ rối
loạn cấu trúc tuyến giữa các loại có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4. Mức độ rối loạn cấu trúc tuyến theo vị trí sinh thiết
Mức độ rối loạn cấu trúc tuyến
Vị trí
sinh thiết
Nhẹ Vừa Nặng
Tổng
số
Không
xác định
được vị trí
51
(52,6%)
45 (46,4%) 1 (1%)
97
(100%)
Hang
vị
74
(49,7%)
73 (49%)
2
(1,3%)
149
(100%)
Thân 2 (25%) 6 (75%) 0 (0%) 8
Mức độ rối loạn cấu trúc tuyến
Vị trí
sinh thiết
Nhẹ Vừa Nặng
Tổng
số
vị (100%)
Góc
BCN
23 (46%) 25 (50%) 2 (4%)
50
(100%)
Tâm
vị
0 (0%) 2 (100%) 0 (0%)
2
(100%)
Tổng 150(49%) 151(49,3%) 5(1,6%) 306
Tỉ lệ chuyển sản ruột ở dạ dày
Trong 2075 trường hợp sinh thiết dạ dày ở lô nghiên cứu có 326
trường hợp là chuyển sản ruột, chiếm tỉ lệ là 15,71%.
Phân loại chuyển sản ruột
Bảng 5. Mối tương quan các loại chuyển sản ruột và mức độ rối loạn
cấu trúc tuyến
Rối lọan cấu trúc tuyến Loại
chuyển
sản ruột Nhẹ Vừa Nặng
Tổng
số
Loại
I
122
(70,5%)
51
(29,5%)
0 (0%)
173
(56,5%)
Loại
II
25
(21,2%)
92
(78,0%)
1(0,8%)
118
(38,6%)
Loại
III
3
(20,0%)
8
(53,3%)
4
(26,7%)
15
(4,9%)
Tổng
số ca
150
(49,0%)
151
(49,3%)
5
(1,7%)
306
(100%)
Qua kiểm định theo 2, p <0,05, cho thấy có sự liên quan giữa mức
độ rối loạn cấu trúc tuyến và loại chuyển sản ruột.
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm cơ bản của các trường hợp có chuyển sản ruột ở
dạ dày
Tuổi
Tỉ lệ chuyển sản ruột ở dạ dày tăng dần theo tuổi từ thập niên 20 cho
đến thập niên 70 sau đó giảm dần ở thập các thập niên 80, 90. Đặc điểm
này đã được xác nhận qua nhiều nghiên cứu trên thế giới(4,10,12,18,20,23,24,25,26),
như qua nghiên cứu của tác giả Ming đăng trên tạp chí Gastric Cancer năm
1998(22) hay gần đây là nghiên cứu của tác giả Rubio và cs năm 2005(26).
Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng ghi nhận có sự tương quan
giữa tuổi và loại chuyển sản ruột ( 2, p <0,05). Tần suất chuyển sản ruột
của dạ dày loại I thường xảy ra ở người có độ tuổi trẻ hơn chuyển sản ruột
loại II, loại III. Tuổi trung bình của chuyển sản ruột loại I là 55 tuổi, loại II
là 60 tuổi và loại III là 65 tuổi.
Giới
Không có mối tương quan giữa các loại chuyển sản ruột với giới tính
( 2, p <0,05).
Đặc điểm giải phẫu bệnh của chuyển sản ruột
Vị trí sinh thiết
Vị trí các mẫu sinh thiết dạ dày lấy từ hang vị, góc bờ cong nhỏ, thân
vị và tâm vị lần lượt chiếm tỉ lệ 48,7%, 16,3%. 2,6% và 0,7%. Sự khác biệt
về tỉ lệ chuyển sản ruột tại các vị trí khác nhau ở dạ dày có ý nghĩa thống
kê ( 2, p <0,05).
Số liệu từ nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ chuyển sản ruột ở
vùng hang vị có tỉ lệ chuyển sản ruột cao nhất(9,12,21,23,26,Error! Reference source not
found.). Đây cũng là vị trí có xuất độ ung thư cao nhất ở dạ dày theo các
nghiên cứu của các tác giả khác nhau trên thế giới. Điều này cũng góp phần
nói lên sự liên hệ giữa chuyển sản ruột và ung thư dạ dày.
Mức độ rối loạn cấu trúc tuyến
Tỉ lệ rối loạn cấu trúc tuyến giảm dần từ nhẹ đến nặng. So sánh với
nghiên cứu của Chen X.Y và cs, tỉ lệ rối loạn cấu trúc tuyến của chúng tôi
có sự khác biệt không đáng kể ở mức độ nhẹ và vừa, nhưng thấp hơn nhiều
ở mức độ nặng(4).
Nghiên cứu cho thấy không có sự tương đồng tuyệt đối giữa mức độ
rối loạn cấu trúc tuyến được đánh giá trên tiêu bản nhuộm H.E thường qui
so với phân loại chuyển sản ruột được đánh giá qua tiêu bản nhuộm hoá
mô. Đây cũng chính là lí do vì sao phải đánh giá loại chuyển sản ruột ở dạ
dày nhờ phương pháp hóa mô để có thể xác định một cách chính xác hơn.
Tỉ lệ chuyển sản ruột ở dạ dày
Nghiên cứu trên 2075 trường hợp sinh thiết dạ dày có 326 trường
hợp là chuyển sản ruột, chiếm tỉ lệ là 15,71%. Tỉ lệ chuyển sản ruột ở
nghiên cứu của chúng tôi tương tự các nghiên cứu ở Việt Nam
(1,2,3,4,6,11,12,18,23,25,26,27,Error! Reference source not found.) và các nghiên cứu khác ở các
dân tộc, các vùng có nguy cơ ung thư dạ dày thấp như các nước Châu Au,
Mỹ, Mexicô... Tỉ lệ này thấp hơn ở các dân tộc, các vùng có nguy cơ ung
thư dạ dày trung bình và cao như Trung Quốc, Nhật Bản,
Chilê...(12,13,20,25,26,Error! Reference source not found.).
Phân loại chuyển sản ruột
Loại chuyển sản ruột ở dạ dày không phải luôn luôn có sự tương
đồng với hình ảnh rối loạn cấu trúc tuyến. Điều này xảy ra có thể do hình
ảnh rối loạn cấu trúc của các tuyến dạ dày bị chuyển sản ruột được đánh
giá một cách tương đối chủ quan, đồng thời việc đánh giá cấu trúc tuyến có
thể gặp khó khăn ở những mẫu sinh thiết dạ dày quá nhỏ hay chỉ có vài
tuyến chuyển sản. Trong khi đó, qua nhuộm hóa mô chất nhầy trong các tế
bào giúp chúng ta đánh giá một cách khách quan hơn, chính xác hơn.
Phương pháp nhuộm hóa mô chất nhầy cũng giúp chúng ta phân loại
chuyển sản ruột không phụ thuộc vào số lượng tuyến dạ dày bị chuyển sản
ruột trên mẫu sinh thiết nhiều hay ít, chỉ cần có tuyến trên mẫu sinh thiết dạ
dày có hiện tượng chuyển sản ruột là chúng ta có thể phân loại được chính
xác.
Tỉ lệ các loại chuyển sản ruột cũng khác nhau ở các vị trí khác nhau
của dạ dày. Đặc biệt, loại III xảy ra chủ yếu ở hang vị, không có trường
hợp nào ở tâm vị và thân vị. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( 2, p
<0,05). Điều này cũng được nhiều ghi nhận trong nhiều nghiên cứu của các
tác giả khác nhau trên thế giới(9,15,23).
KẾT LUẬN
- Tỉ lệ chuyển sản ruột tăng theo tuổi.
- Tỉ lệ nam: nữ của chuyển sản ruột là 1,85:1.
- Mức độ nặng của rối loạn cấu trúc tuyến tăng dần từ chuyển sản
ruột loại I đến chuyển sản ruột loại III.
- Tỉ lệ chuyển sản ruột là 15,71%.
- Chuyển sản ruột loại I chiếm tỉ lệ cao nhất (56,5%), tiếp theo là loại
II (38,6%) và chuyển sản ruột loại III chiếm tỉ lệ thấp nhất (4,9%).
- Tỉ lệ các loại chuyển sản ruột có sự tương quan các vị trí khác nhau
của dạ dày. Trong đó, loại III xảy ra chủ yếu ở hang vị.
- Đề nghị nhuộm hóa mô để phân loại chính xác các trường hợp có
chuyển sản ruột ở dạ dày.