Phân tách nguyên âm: một quy luật biến đổi ngữ âm phổ biến trong tiếng Việt

1. Dẫn nhập Là phương tiện giao tiếp của con người, ngôn ngữ không nằm ngoài quy luật vận động và phát triển. Sự biến đổi của ngôn ngữ bao gồm sự biến đổi của ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và thậm chí cả văn tự. Ngữ âm là vỏ âm thanh của ngôn ngữ, vì vậy nhắc đến sự biến đổi của ngôn ngữ, người ta thường nghĩ ngay đến sự biến đổi của ngữ âm. Ngữ âm biến đổi theo những quy luật nhất định chứ không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên. Sự biến đổi của ngữ âm không phải diễn ra ở một vài từ, một vài âm đơn lẻ mà nóảnh hưởng đến cả một loạt âm, thậm chí kéo theo sự biến đổi của cả hệ thống ngữ âm. Phân tách nguyên âm là hiện tượng một nguyên âm bị phân tách, biến đổi thành hai nguyên âm. Do sự khác nhau về điều kiện địa lý, xã hội, sự phát triển của kinh tế, giao thông, nên sự biến đổi ngữ âm của các ngôn ngữ hay phương ngôn ở những vùng khác nhau diễn ra không cân bằng với nhau. Chính sự không cân bằng này giúp chúng ta có thể tìm ra diện mạo khác nhau của cùng một hình thức ngôn ngữ, từ đó tìm ra được quy luật đối ứng và quy luật biến đổi ngữ âm. Bài viết sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học so sánh lịch sử, ngôn ngữ học địa lý, ngôn ngữ học xã hội, phương ngôn học, Hán Nôm học, dựa trên một số mô hình biến đổi ngữ âm của các nguyên âm a, i, u, êđể chứng minh phân tách nguyên âm là một quy luật biến đổi ngữ âm phổ biến trong tiếng Việt. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sử dụng tổng hợp các tư liệu tiếng Việt, âm Hán Việt (HV), chữ Nôm, phương ngôn, các ngôn ngữ thân tộc của tiếng Việt. Tư liệu tiếng Việt bao gồm tiếng Việt hiện đại và tiếng Việt cổ (tham khảo Từ điển Việt- Bồ- La, Phép giảng tám ngày, ). Tư liệu phương ngôn của tiếng Việt chúng tôi tham khảo Từ điển phương ngữ tiếng Việt do Phạm Văn Hảo chủ biên. Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo tư liệu của các học giả đi trước như: Henri Maspéro, A.G.Haudricourt, Vương Lực, Nguyễn Tài Cẩn, Tư liệu âm HV chủ yếu được lấy từ Từ điển Việt Hán do Hà Thành chủ biên, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu của Âm vận học để xử lý ngữ liệu. Tư liệu chữ Nôm dùng để nghiên cứu là các chữ Nôm trong hai tác phẩm Quốc âm thi tập (254 bài thơ, 12.466 chữ) của Nguyễn Trãi vàTruyện Kiều (3.254 câu thơ, 22.778 chữ) của Nguyễn Du.

pdf15 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tách nguyên âm: một quy luật biến đổi ngữ âm phổ biến trong tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Phân tách nguyên âm: một quy luật biến đổi ngữ âm phổ biến trong tiếng Việt Nguyễn Đình Hiền Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt. Với tư cách là vỏ âm thanh của ngôn ngữ, ngữ âm luôn luôn vận động và biến đổi theo những quy luật nhất định. Phân tách nguyên âm chính là một trong những quy luật đã được các học giả chứng minh ở nhiều ngôn ngữ. Bài viết dựa trên cơ sở nghiên cứu một số mô hình biến đổi ngữ âm của các nguyên âm a, i, u, ê để chứng minh phân tách nguyên âm cũng là một quy luật biến đổi ngữ âm phổ biến trong tiếng Việt. Từ khóa. Phân tách nguyên âm, biến đổi ngữ âm, tiếng Việt, âm Hán Việt, chữ Nôm, phương ngôn, ngôn ngữ thân tộc. 1. Dẫn nhập Là phương tiện giao tiếp của con người, ngôn ngữ không nằm ngoài quy luật vận động và phát triển. Sự biến đổi của ngôn ngữ bao gồm sự biến đổi của ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và thậm chí cả văn tự. Ngữ âm là vỏ âm thanh của ngôn ngữ, vì vậy nhắc đến sự biến đổi của ngôn ngữ, người ta thường nghĩ ngay đến sự biến đổi của ngữ âm. Ngữ âm biến đổi theo những quy luật nhất định chứ không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên. Sự biến đổi của ngữ âm không phải diễn ra ở một vài từ, một vài âm đơn lẻ mà nó ảnh hưởng đến cả một loạt âm, thậm chí kéo theo sự biến đổi của cả hệ thống ngữ âm. Phân tách nguyên âm là hiện tượng một nguyên âm bị phân tách, biến đổi thành hai nguyên âm. Do sự khác nhau về điều kiện địa lý, xã hội, sự phát triển của kinh tế, giao thông, nên sự biến đổi ngữ âm của các ngôn ngữ hay phương ngôn ở những vùng khác nhau diễn ra không cân bằng với nhau. Chính sự không cân bằng này giúp chúng ta có thể tìm ra diện mạo khác nhau của cùng một hình thức ngôn ngữ, từ đó tìm ra được quy luật đối ứng và quy luật biến đổi ngữ âm. Bài viết sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học so sánh lịch sử, ngôn ngữ học địa lý, ngôn ngữ học xã hội, phương ngôn học, Hán Nôm học, dựa trên một số mô hình biến đổi ngữ âm của các nguyên âm a, i, u, ê để chứng minh phân tách nguyên âm là một quy luật biến đổi ngữ âm phổ biến trong tiếng Việt. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sử dụng tổng hợp các tư liệu tiếng Việt, âm Hán Việt (HV), chữ Nôm, phương ngôn, các ngôn ngữ thân tộc của tiếng Việt. Tư liệu tiếng Việt bao gồm tiếng Việt hiện đại và tiếng Việt cổ (tham khảo Từ điển Việt- Bồ- La, Phép giảng tám ngày,). Tư liệu phương ngôn của tiếng Việt chúng tôi tham khảo Từ điển phương ngữ tiếng Việt do Phạm Văn Hảo chủ biên. Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo tư liệu của các học giả đi trước như: Henri Maspéro, A.G.Haudricourt, Vương Lực, Nguyễn Tài Cẩn, Tư liệu âm HV chủ yếu được lấy từ Từ điển Việt Hán do Hà Thành chủ biên, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu của Âm vận học để xử lý ngữ liệu. Tư liệu chữ Nôm dùng để nghiên cứu là các chữ Nôm trong hai tác phẩm Quốc âm thi tập (254 bài thơ, 12.466 chữ) của Nguyễn Trãi và Truyện Kiều (3.254 câu thơ, 22.778 chữ) của Nguyễn Du. 2 2. *i → ai, ay, ơi, ây 2.1 Tư liệu âm HV và chữ Nôm Ở địa hạt âm HV chúng tôi tìm được một số ví dụ như bảng sau (bảng 1): Chữ Hán 寄 时 移 骑 痢 围 迟 尸 纸 眉 痴 飞 Cách đọc 1 kí thì di kị lỵ vi trì thi chỉ mi si phi Cách đọc 2 gởi/gửi thời dời cưỡi lợi vây chầy thây giấy mày say bay Chúng ta nhận ra ngay rằng những chữ trên đây đều thuộc nhiếp chỉ. Âm HV của nhiếp chỉ thông thường khai khẩu đọc là [i], hợp khẩu đọc là [ui]. Ngoài ra, chúng tôi tìm thấy “杞 绮起” của nhiếp chỉ đọc là “khởi”, “利蜊” đọc là “lợi”. Có thể lấy ví dụ để chứng minh một số từ trong bảng trên đây là cùng nguồn gốc về mặt ý nghĩa như: lúa đang thì/ thời con gái; bao vây, chu vi; trì hoãn, chẳng chóng thì chầy; thi thể, da ngựa bọc thây; si mê, say mê. Ngoài ra một số từ có thể kết hợp với nhau để tạo thành từ ghép như: di dời, ký gửi/gởi. Về tư liệu chữ Nôm, trong Quốc âm thi tập và Truyện Kiều có 10 mô hình [ɑi] ([i]), 29 mô hình [ɑ i] ([i]), 18 mô hình [ɤi] ([i]), 41 mô hình [ɤ i] ([i]), ví dụ xin xem bảng 2 dưới đây: Xuất sứ Chữ Nôm Âm đọc Âm HV Quốc âm thi tập bài 20, chữ 9 掑 cài kỳ bài 48, chữ 12 捤 vãi vĩ Truyện Kiều dòng 2305 娓 vãi vĩ dòng 2597 cãi chi Quốc âm thi tập bài 138, chữ 4 ngay nghi bài 213, chữ 46 nhảy dĩ Truyện Kiều dòng 2953 仕 xảy (nghe) sỹ dòng 2058 chày trì Quốc âm thi tập bài 10, chữ 13 唏 hơi hi bài 10, chữ 25 tơi tư Truyện Kiều dòng 69 尼 nơi ni dòng 204 (vẽ) vời vi Quốc âm thi tập bài 23, chữ 17 忌 cậy kỵ bài 1, chữ 21 gầy kỳ Truyện Kiều dòng 471 dây di dòng 1094 đẩy dĩ 2.2 Tư liệu phương ngôn và ngôn ngữ thân tộc của tiếng Việt Dựa trên những nghiên cứu về phương ngôn và ngôn ngữ thân tộc, các học giả Nguyễn Tài Cẩn (1997), Nguyễn Ngọc San (2003) đều chỉ ra rằng có một bộ phận các âm [ɑi], [ɑ i], [ɤi], [ɤ i] trong tiếng Việt hiện đại tương ứng với [i] của tiếng Mường hay phương ngôn Trung bộ, bảng 3 dưới đây là một số ví dụ: 3 Tiếng Việt đấy vây (cá) chấy Tiếng Việt gầy mày này mới với Tiếng Mường tỉ pì chí PN Trung bộ ghì mi ni mí ví Trong Từ điển phương ngữ tiếng Việt do Phạm Văn Hảo chủ biên, chúng tôi tìm thấy một số ví dụ cho thấy tiếng Việt toàn dân đọc là “ây, ay, ai”, trong khi đó phương ngôn Trung bộ đọc là “i”, ví dụ: Bao vây/ bao vi①; chấy/ chí; dạ dầy/ dạ dì; dây lang/ di lang; gậy/ ghị; vây cá/ vi cá; gãy/ ghị; hoa giấy/ hoa dí; sai/ si; trai gái/ trai ghí. Ngược lại, chúng tôi cũng tìm thấy một số từ tiếng Việt toàn dân đọc là “i”, trong khi đó phương ngôn Trung bộ đọc là “ây, ay”, ví dụ: Bao bì/ bao bầy; kỳ nhông/ cầy nhông; chứ lị/ chớ lậy; dì ghẻ/ dầy ghẻ; đĩ/ đậy; mộc nhĩ/ mộc nhẩy; nghỉ/ ngẩy; thi/ thây; thì/ thầy; nì/ này. Từ “chị” của tiếng Việt toàn dân ở phương ngôn Thanh Hóa, Hải Phòng đọc là “chậy”. Trong tiếng Việt từ “chí mé” có thể đọc là “chấy mé”. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn cho rằng một bộ phận các chữ đọc là ai, ay, ây ở tiếng Việt hiện đại ngày nay có nguồn gốc là */i/. Bảng 4 dưới đây là một số ví dụ chúng tôi trích dẫn từ bảng 30, 31 và 34 của Giáo sư (1997: 192- 195): Tiếng Việt tay say chày chấy sấy gấy nai gái trái Arem ei i i i ɛ ɛ ɛ ɛ Sách i i i i i i i i i Rục i i i i i i i i i Mày i i i i i Mã Liềng i i e əi e i e Khạ Phọng i i e i e e Maleng i i e, ɛ i ɛ i ɛ ɛ 2.3 Quá trình biến đổi ngữ âm Dựa vào tư liệu âm HV, chữ Nôm, phương ngôn, ngôn ngữ thân tộc, chúng ta biết được rằng [i] đối ứng với [ɑi], [ɑ i], [ɤi], [ɤ i]. [ɑi], [ɑ i], [ɤi], [ɤ i] là các vận mẫu phức, [i] là vận mẫu nguyên âm đơn, chúng có âm trị hoàn toàn khác nhau. Sự đối ứng của chúng chỉ có thể giải thích từ góc độ biến đổi ngữ âm. Vậy quá trình biến đổi ngữ âm xảy ra thế nào? Chúng ta có thể cho rằng [i] biến đổi thành [ɑi], [ɑ i], [ɤi], [ɤ i]; cũng có thể [ɑi], [ɑ i], [ɤi], [ɤ i] biến đổi thành [i]; thậm chí cả [i] và [ɑi], [ɑ i], [ɤi], [ɤ i] do âm đọc khác biến đổi thành; Sở dĩ chúng tôi cho rằng [i] biến đổi thành [ɑi], [ɑ i], [ɤi], [ɤ i] là vì: 1. [i] là một nguyên âm cao, dòng trước, không tròn môi, theo giáo sư Chu Hiểu Nông (2008: 98-121), do [i] nằm ở đỉnh biểu đồ vị trí lưỡi của nguyên âm nên [i] có xu hướng vượt ra khỏi biểu đồ này (高顶 出位). Phân tách thành 2 nguyên âm chính là một phương thức biến đổi để [i] có thể vượt ra khỏi biểu đồ đó. Như vậy, hiện tượng [i] phân tách thành hai nguyên âm là phù hợp với lý thuyết của ngữ âm học thực nghiệm. Ngược lại, không có cơ sở khoa học để khẳng định các nguyên âm đôi [ɑi], [ɑ i], [ɤi], [ɤ i] có thể biến đổi thành nguyên âm đơn [i]; 2. Những chữ đọc là [i] ở bảng 1 đại đa số thuộc nhiếp chỉ (止摄), âm HV trung cổ của ① Âm đọc trước dấu / là của tiếng Việt toàn dân, âm đọc sau dấu / là của phương ngôn Trung bộ. 4 nhiếp chỉ là [i] (khai khẩu) và [ui] (hợp khẩu), xét về nguồn gốc, ở tiếng Hán trung cổ và tiếng Hán thượng cổ nhiếp chỉ đều không có cách đọc là [ɑi], [ɤi], [ɤ i]. Do vậy, ở âm HV trung cổ không thể nào xảy ra quá trình biến đổi ngữ âm [ɑ i], [ɤi], [ɤ i] thành [i]; 3. Những chứng cứ từ ngôn ngữ thân tộc của tiếng Việt ủng hộ phương án [i] biến đổi thành [ɑi], [ɑ i], [ɤi], [ɤ i]. Do ngữ âm tiếng Việt biến đổi nhanh hơn ngữ âm của các ngôn ngữ thân tộc nên một số từ đọc là [ɑi], [ɑ i], [ɤi], [ɤ i] ở tiếng Việt vẫn được đọc là [i] ở các ngôn ngữ thân tộc (xem bảng 4 ở trên). Cũng chính vì vậy một số âm đọc là ai, ay, ây ở tiếng Việt hiện đại ngày nay được giáo sư Nguyễn Tài Cẩn phục nguyên lại là */i/ hay */e/ ở thời Proto Việt Chứt. Giáo sư đưa ra một số ví dụ như bảng 5 dưới đây: Tiếng Việt tay say chấy sấy chày nai đái gái trái Proto Việt Chứt *si *phri *ciʔ *c(ə)ri *k(n)re *kɗe *ateʔ *keʔ *pleʔ Đối với hiện tượng một số từ ở tiếng Việt toàn dân đọc là [ɑi], [ɑ i], [ɤ i], trong khi đó phương ngôn Trung bộ đọc là [i] và ngược lại, có thể giải thích là quá trình [i] biến đổi thành [ɑi], [ɑ i], [ɤ i] diễn ra ở cả tiếng Việt toàn dân và phương ngôn Trung bộ, song quá trình biến đổi này diễn ra không đồng nhất ở các từ. Có từ ở tiếng Việt toàn dân biến đổi trong khi đó ở phương ngôn Trung bộ lại không biến đổi và ngược lại. Chính sự không đồng nhất trong biến đổi đã giúp chúng ta tìm ra quy luật biến đổi ngữ âm. 4. Sự biến đổi ngữ âm từ [i] thành [ɑi] là hiện tượng phổ biến, nó không chỉ diễn ra ở tiếng Việt mà còn diễn ra ở cả tiếng Hán và các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn Âu. Điển hình nhất là ở tiếng Anh, Jespersen (1949) trong cuốn sách Ngữ pháp tiếng Anh hiện đại (Modern English Grammar) đưa ra một số ví dụ như bảng 6 dưới đây: Chữ viết bite (danh từ) mice tide wine Tiếng Anh trung cổ biːtə miːs tiːd wiːn Tiếng Anh hiện đại bait mais taid wain Ở tiếng Hán, Giáo sư Chu Hiểu Nông (2008: 111) đưa ra các ví dụ như: 1. Các từ “死 tử, 四 tứ” ở tiếng Hán trung cổ đọc là *i, ở tiếng Quảng Châu ngoại thành đọc là [ij], trong khi đó tiếng Quảng Châu nội thành đọc là ei[ej], quá trình biến đổi ngữ âm này là *i→[ij]→[ej]/ [ɐj]; 2. Theo Ôn Đoan Chính (1993: 158) khai khẩu nhiếp giải ở những chữ có thanh mẫu tinh hệ (精系) của tiếng Tấn (晋语) khu phía tây huyện Lâm có hiện tượng phân tách này (ví dụ西洗 sei), nhiếp chỉ ở những chữ có thanh mẫu hệ tri chương (知章系) cũng xảy ra quá trình biến đổi này (ví dụ迟 tʂhei); 3. Những chữ vận tề có thanh mẫu tinh hệ và ni lai ở phương ngôn Khách Gia, Cán có quá trình biến đổi ngữ âm i> ei> ɛi> ɐi/ ai. Ở Định Nam phân tách thành ei, ở Phong Tân phát triển xuống thấp hơn thành ɛi, ở Thượng Cao biến đổi thành ai.② [i] biến đổi thành [ɑi], [ɑ i], [ɤi], [ɤ i], song quá trình biến đổi ngữ âm đã xảy ra thế nào? Chúng tôi cho rằng trước tiên nguyên âm cao [i] phân tách thành [ɑ i], [i] là nguyên âm dài, nguyên âm [ɑ ] trong vận mẫu [ɑ i] là nguyên âm ngắn, như vậy mặc dù [i] phân tách thành 2 nguyên âm nhưng độ dài của âm tiết vẫn được bảo đảm như cũ. Một số vận mẫu [ɑ i] tiếp tục ② Dẫn theo Chu Hiểu Nông (2008: 111). 5 biến đổi thành [ɑi]③, trong khi đó một số vận mẫu [ɑ i] biến đổi thành [ɤ i]. Trong tiếng Việt hiện nay có một số từ có thể đọc là [ɑ i], cũng có thể đọc là [ɤ i], ví dụ: gẫy/ gãy; gầy/ gày; thầy/ thày; dầy/ dày; giầy/ giày Trong Từ điển Việt- Bồ- La của Alexandre De Rhodes ở thế kỷ thứ 17 có hiện tượng lẫn lộn giữa ă[ɑ ] và â[ɤ ], ví dụ: dơ dáy (dơ dấy), gà gáy (gà gấy), mày (mầy), sau gáy (sau gấy); Ở nhập thanh vận, từ “mặt trời” có hai cách viết là “mật blời” (trang 250) và “mặt blời” (trang 147). Nguyễn Đình Hiền (2014) chỉ ra rằng trong lịch sử phát triển của tiếng Việt đã xảy ra quá trình biến đổi ngữ âm từ [ɑ] sang [ɤ], trong đó bao gồm [ɑi] biến đổi thành [ɤi]. Như vậy quá trình biến đổi ngữ âm này có thể khái quát như sau: *[i] *[ɑ i] *[ɑi] [ɤi] [ɤ i] 3. *u →*ưu → âu 3.1. Tư liệu âm HV và chữ Nôm Các nhà Hán ngữ học thường căn cứ vào vận thư của các thời kỳ để nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Hán. Vận thư thực chất là một loại sách công cụ được xếp theo vận (韵), phục vụ cho việc tìm chữ hiệp vần trong sáng tác thơ ca. Các chữ cùng một vận có âm chính và âm cuối hoàn toàn giống nhau, chúng có thể khác nhau về âm đệm hoặc thanh mẫu (âm đầu). Song, theo thống kê của chúng tôi âm đọc HV của vận vưu u (尤幽韵) tương đối phức tạp, có tất cả 228 âm đọc, trong đó 85 chữ đọc là [ɯu], chiếm 37.28%; 83 chữ đọc là [u], chiếm 36.40%; 41 chữ đọc là [ɤ u], chiếm 17.98%; ngoài ra còn có 19 chữ có cách đọc khác, chiếm 8.33%. Bảng 7 dưới đây là một số ví dụ: [ɤ u] 缶 phẫu, 矛牟 mâu, 求球 cầu, 謬繆 mậu [u] 富 phú, 授 thụ, 負 phụ, 宙 trụ, 仇 thù, 手 thủ, 朽 hủ, 幽 u [ɯu] 抽 trừu, 丑 sửu, 就 tựu, 究 cứu, 九 cửu, 流 lưu, 謀 mưu, 休 hưu, 彪 bưu Âm HV trung cổ của vận ngu (虞韵) thường đọc là [u], các chữ thuộc trang tổ đọc là [o], một số ngoại lệ đọc là [ɤ u], ví dụ: 朱 chu, châu; 輸 thâu; 拘痀駒俱 câu; 珠 châu; 諏 trâu; 釜 phẫu. Ngoài ra, ở âm HV hiện nay có một số chữ có hai cách đọc (bảng 8): Chữ Hán 周 收 由 油 句 朱 舅 忧 Cách đọc 1 châu thâu dầu dầu câu châu cậu âu Cách đọc 2 chu thu dù du cú chu cữu ưu Một số ví dụ cho thấy có sự liên quan về mặt ý nghĩa của các từ trên đây, ví dụ: thu lượm, thâu tóm; mặc dầu, mặc dù; âu lo, ưu phiền. “Câu” và “cú” ghép với nhau tạo thành từ ghép “câu cú”. Về tư liệu chữ Nôm, trong Quốc âm thi tập và Truyện Kiều có 9 mô hình [ɤ u] ([u]), ví dụ xin xem bảng 9 dưới đây: ③ Quan hệ giữa [ ] và [ ] trong tiếng Việt xem Nguyễn Đình Hiền (2014). 6 Xuất sứ Chữ Nôm Âm đọc Âm HV Quốc âm thi tập bài 4, chữ 17 油 dầu du bài 99, chữ 34 鬚 râu tu bài 105, chữ 36 醜 xấu xú Truyện Kiều dòng 1056 句 câu cú dòng 1463 妯 dâu du 3.2. Tư liệu phương ngôn và ngôn ngữ thân tộc của tiếng Việt Dựa vào Từ điển phương ngữ tiếng Việt do Phạm Văn Hảo chủ biên, chúng tôi tìm thấy một số ví dụ cho thấy tiếng Việt toàn dân đọc là “âu”, trong khi đó phương ngôn Trung bộ đọc là “u”, ví dụ: Con trâu/ con tru; bầu đất/ bù đất; trầu không/ trù không; bâu/ bu; bầu bán/ bù bán; bầu bạn/ bù bạn; cỏ gấu/ cỏ gú; chị em dâu/ chị em du; cây dâu/ cây du; dầu cá/ dù cá; giấu/ giú; gầu/ gù; mẫu/ mũ; cậu/ cụ; râu/ ru; xấu/ xú; rầu rầu/ rù rù; sơn dầu/ sơn dù; sâu/ su; củ nâu/ củ nu; vịt bầu/ vịt bù; chim sâu/ chim su; Ngược lại, chúng tôi cũng tìm thấy một số từ tiếng Việt toàn dân đọc là “u”, phương ngôn Trung bộ đọc là “âu”, ví dụ: Chu vi/ châu vi; chu đáo/ châu đáo; mũ/ mẫu; nụ hoa/ nậu hoa; tù trốn trại/ tầu trốn trại; hội tụ/ hội tậu; mùa thu/ mùa thâu; trụ nhà/ trậu nhà. Ở tiếng Việt có một số từ có hai cách đọc như: cu liêm/ câu liêm; bu/ bâu. Từ “tịch thu” ở phương ngôn miền Nam đọc là “tịch thâu”. Theo bảng Việt- Mường 47 B của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (1997: 190), ngoài một vài âm đọc khác ở Giáp Lai, Nật Sơn, các từ “trâu, trầu, sâu, gấu” của tiếng Việt đều đọc là “u” ở các thổ ngữ Mường. Từ “nấu” của tiếng Việt đều đọc là “ô” ở các thổ ngữ Mường, từ “chấu” của tiếng Việt đại đa số đọc là “ô” ở các thổ ngữ Mường. Theo bảng Pọng Chứt 34 của Giáo sư (1997: 145), các từ “trâu, trầu, sâu, gấu” của tiếng Việt đa số đọc là “u” ở các ngôn ngữ thân tộc, cụ thể xem trong bảng 10 dưới đây: Tiếng Việt Arem Sách Rục Mày Mã Liềng Khạ Phọng Maleng Thà Vựng Ahơ Pọng Hung Khong Kheng trâu u u u ow u u u u u trầu aw u u ow u u u u u sâu u u u u u u u gấu u u u u ow u u u u u 3.3 Quá trình biến đổi ngữ âm Theo giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (1997: 178), âm “â” trong các từ thuần Việt có 5 nguồn gốc khác nhau: 1. Nguồn gốc là *ə trong các từ như “sấp, gấp, cây, mây, cấy, dấy”; 2. Nguồn gốc là * trong các từ như “sấm, dậy, mật”; 3. Nguồn gốc là trong các từ như “rận, chân”; 4. Nguồn gốc là *u trong các từ có vần “âu” như “trâu, trầu, sâu, gấu”; 5. Nguồn gốc là *i trong một bộ phận các từ có vần “ây” như “chấy, sấy”. Như vậy, Giáo sư đã chỉ ra các từ có vần “âu” trong tiếng Việt có nguồn gốc từ u, hay nói cách khác “âu” do u biến đổi thành. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của Giáo sư bởi [u] là vận mẫu nguyên âm đơn còn [ɤ u] 7 là vận mẫu phức, chúng hoàn toàn khác nhau về âm trị, mối quan hệ tương ứng giữa [u] và [ɤ u] ở các tư liệu trên đây chỉ có thể giải thích bằng sự biến đổi ngữ âm. Cũng giống như [i], do [u] là nguyên âm cao, nằm ở đỉnh biểu đồ vị trí lưỡi của nguyên âm nên [u] có xu hướng phân tách thành hai nguyên âm để vượt ra khỏi biểu đồ này. Bước đầu tiên [u] sản sinh ra một giới âm [ɯ] có cùng vị trí phát âm (chỉ khác về tính chất tròn môi), [u] biến đổi thành [ɯu] (chính vì vậy vận vưu u có một số âm đọc là [ɯu]). Do [ɯ] và [u] phát âm khá giống nhau, chỉ khác nhau về tính chất tròn môi, nên dưới tác động của quy luật dị hóa, [ɯu] phát triển về phía trước biến đổi thành [ieu] (廖绺liêu, 柳绺liễu, 蝥miêu), hoặc [iu] (về hưu/ về hiu; cứu/ kíu; mưu mẹo/ miu mẹo; ). Song, đại đa số các âm [ɯu] do ảnh hưởng của nguyên âm dòng sau [u] nên phát triển xuống phía dưới biến đổi thành [ɤu] và cuối cùng thành [ɤ u]. Quá trình biến đổi này được diễn ra như sau: *[u] *[ɯu] *[ɤu] [ɤ u] Âm HV trung cổ của nhiếp lưu tam đẳng (流摄三等) vốn đọc là [u] nhưng hiện nay có 3 cách đọc là [u], [ɤ u] và [ɯu] (xem bảng 7), điều này góp phần chứng minh cho những suy luận của chúng tôi trên đây. Những chứng cứ từ ngôn ngữ thân tộc của tiếng Việt cũng ủng hộ phương án [u] biến đổi thành [ɤ u]. Do ngữ âm tiếng Việt biến đổi nhanh hơn ngữ âm của các ngôn ngữ thân tộc nên một số từ đọc là [ɤ u] ở tiếng Việt vẫn được đọc là [u] ở các ngôn ngữ thân tộc (xem bảng 10). Đối với hiện tượng một số từ ở tiếng Việt toàn dân đọc là [ɤ u], trong khi đó phương ngôn Trung bộ đọc là [u] và ngược lại, có thể được giải thích là quá trình [u] biến đổi thành [ɤ u] diễn ra ở cả tiếng Việt toàn dân và phương ngôn Trung bộ, song quá trình biến đổi này diễn ra không đồng nhất ở các từ. Có từ ở tiếng Việt toàn dân biến đổi trong khi đó ở phương ngôn Trung bộ lại không biến đổi và ngược lại. Hiện tượng nguyên âm cao [u] phân tách thành hai nguyên âm không chỉ xảy ra ở tiếng Việt mà ở cả những ngôn ngữ khác. Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Anh hiện đại (Modern English Grammar) của Jespersen (1949) có một số ví dụ về tiếng Anh như bảng 11 dưới đây: Chữ viết Tiếng Anh trung cổ Tiếng Anh hiện đại mouse muːs maʊs house huːs haʊs Ngoài ra, ở tiếng Hán và các phương ngôn Hán cũng có hiện tượng [u] phân tách thành hai nguyên âm. Chu Hiểu Nông (2008: 111) phát hiện ra rằng do ngôn ngữ ở nội thành của Quảng Châu phát triển nhanh hơn ngoại thành vì vậy mà [ou] ở nội thành hiện nay vẫn còn được đọc là [u] ở thôn Hoàng, ngoại ô thành phố Quảng Châu. Cũng theo Chu Hiểu Nông (2008: 99) ở tiếng Ngô (吴语) cũng có hiện tượng [u] → [əu]/ [ou]. Ở Đơn Dương, các chữ thuộc vận ngư ngu (鱼虞韵) đã biến đổi từ [u] sang [əu]. Lý Vinh (1956: 146) chỉ ra sự biến đổi ngữ âm ở vận vưu hầu: “Trong tài liệu dịch cũ, các chữ vận bộ vưu hầu dùng để đối âm u, Tây vực ký thay bằng các chữ vận bộ ngu mô, đồng thời trong chú thích nói đó là dịch sai. Sở 8 dĩ như vậy là vì [o] thời nhà Tùy đến thời nhà Đường đã biến thành [u], [u] thời nhà Tùy đến thời nhà Đường biến thành [əu]”. Như vậy, hiện tượng [u] phân tách, biến đổi thành [ɤ u] (hay [əu]/ [ou]) là quy luật phổ biến, không chỉ xảy ra ở tiếng Việt mà còn xảy ra ở cả tiếng Anh và tiếng Hán. Ngoài ra, một số tư liệu cho thấy trong tiếng Việt dường như “ô” cũng biến đổi thành “âu”, ví dụ: 模 có âm HV là “mô” và “mẫu”; trong tiếng Việt “đỗ/ đậu”, “vổ/ vẩu” có liên quan về mặt ngữ nghĩa. Chúng tôi chưa rõ “ô” trực tiếp biến đổi thành “âu”, hay “ô” biến đổi thành “u”, rồi “u” mới biến đổi thành “âu”, vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu. 4. *a- →*ươ- → iê- 4.1. Tư liệu âm HV và chữ Nôm Âm HV trung cổ của vận dương khai khẩu có cách đọc là [ɯɤ-], song có nhiều ngoại lệ đọc là [ɑ-], ví dụ: 庄妝装trang, 创sáng, 床sàng, 爽sảng, 状trạng, 恙炀漾樣dạng, 奘tráng. Một số chữ có hai cách đọc [ɑŋ] và [ɯɤŋ]: 伥trành, xương; 苌trành, trường; 长trường, tràng; 抢sang, thảng, thương; 枪sang, thương. Hợp khẩu của vận dương thường đọc là [uo-], song có
Tài liệu liên quan