Analysis of methods to determine buoyancy pressure in soft soils in
District 2, Ho Chi Minh City
Abstract: The East Saigon area, especially District 2, is currently a highly
developed area of the real estate market in Ho Chi Minh City in terms of
both transport infrastructure and new residential areas. However,
according to many geotechnical investigations, the geological structure in
District 2 has a thick layer of soft soil on average 15-30m. The monitoring
results using Piezometer and Standpipe method showed that there was
buoyancy force in soft soil. This observation data is consistent with the
results of the analysis using a finite element method. Research results
show that from the start of water rebound, the buoyancy pressure will
increase over time, along with the dissipation of the excess pore pressure.
This process is positively correlated with each other. The buoyancy force
increased rapidly in the beginning and tended to increase slowly in the
following years.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các phương pháp xác định áp lực nước đẩy nổi trong đất bùn sét tại Quận 2, TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 27
PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ÁP LỰC NƯỚC
ĐẨY NỔI TRONG ĐẤT BÙN SÉT TẠI QUẬN 2, TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ BÁ VINH
*
HOÀNG LONG HẢI
HOÀNG THẾ THAO
Analysis of methods to determine buoyancy pressure in soft soils in
District 2, Ho Chi Minh City
Abstract: The East Saigon area, especially District 2, is currently a highly
developed area of the real estate market in Ho Chi Minh City in terms of
both transport infrastructure and new residential areas. However,
according to many geotechnical investigations, the geological structure in
District 2 has a thick layer of soft soil on average 15-30m. The monitoring
results using Piezometer and Standpipe method showed that there was
buoyancy force in soft soil. This observation data is consistent with the
results of the analysis using a finite element method. Research results
show that from the start of water rebound, the buoyancy pressure will
increase over time, along with the dissipation of the excess pore pressure.
This process is positively correlated with each other. The buoyancy force
increased rapidly in the beginning and tended to increase slowly in the
following years.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ *
Quan điểm thiết kế kết cấu hiện nay đối
với các dự án có tầng hầm đƣợc xây dựng
trong vùng đất bùn sét, chia làm 2 hƣớng:
Một là xem cao độ mực nƣớc ngầm nằm bên
dƣới lớp đất bùn sét, tức bỏ qua tác động của
áp lực nƣớc đẩy nổi lên sàn hầm. Quan điểm
này gây ra thiếu an toàn trong thiết kế, dẫn
đến thực tế đã xảy ra các sự cố nứt sàn hầm
do áp lực nƣớc đẩy nổi làm phát sinh ứng
suất kéo ở thớ trên của sàn. Hai là xem cao
độ mực nƣớc ngầm nằm ngay tại mặt đất, tức
kể đến ảnh hƣởng của áp lực lỗ rỗng lên sàn
hầm. Quan điểm này quá thiên về an toàn
trong thiết kế, dẫn đến chi phí xây dựng tăng,
gây phí phạm.
* Bộ môn Địa cơ - Nền móng, khoa K Thuật Xây
Dựng, Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc
Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Email: lebavinh@hcmut.edu.vn
H. B. Seed, I. M. Idriss, and I. Arango (1983)
đã nghiên cứu về tác động của hóa lỏng đến áp
lực nƣớc lỗ rỗng trong đất cát. Theo đó, áp lực
nƣớc lỗ rỗng gia tăng đột ngột khi xảy ra hiện
tƣợng hóa lỏng trong đất cát.
Ji-wen Zhang et al (2019) đã đƣa ra mô hình
thí nghiệm trong phòng để khảo sát lực đẩy nổi
tác động lên kết cấu ngầm trong điều kiện xuất
hiện dòng chảy. Kết quả nghiên cứu cho thấy
lực đẩy nổi khi xuất hiện dòng chảy lớn hơn
trƣờng hợp nƣớc tĩnh.
Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện
các phƣơng pháp quan trắc thực nghiệm và
phƣơng pháp phần tử hữu hạn để xác định
áp lực nƣớc đẩy nổi trong đất bùn sét. Mục
đích là để phân tích kết quả của các phƣơng
pháp thực nghiệm với nhau cũng nhƣ so
sánh với phƣơng pháp phần tử hữu hạn
(PLAXIS). Để từ đó khẳng định sự tồn tại
áp lực nƣớc đẩy nổi trong đất bùn sét tại
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 28
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh, làm cơ sở để có
phƣơng án thiết kế kết cấu hợp lý cho sàn
hầm trong khu vực này.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC
PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ÁP LỰC
NƢỚC ĐẨY NỔI
2.1. Phƣơng pháp Piezometer
Phƣơng pháp quan trắc bằng đầu đo
Piezometer nhằm xác định trực tiếp áp lực đẩy
nổi của nƣớc tự do trong lớp đất bùn sét tại vị trí
thí nghiệm.
Hình 1: Đầu đo Piezometer (GK-4500S)
Đầu đo sử dụng một màng chắn áp lực
(diaphragm) gắn với một dây rung (vibrating
wire). Áp lực nƣớc tác động vào mặt ngoài
của màng chắn này gây nên dịch chuyển của
tấm màng và làm thay đổi sức căng cũng
nhƣ tần số của dây rung. Sự thay đổi này sẽ
đƣợc truyền đến đầu đọc để ghi nhận thông
tin. Một lớp đá thấm đƣợc gắn vào đầu đầu
đo để chỉ cho phép dòng nƣớc đi qua và
ngăn cản các hạt đất đi vào bên trong. Khi
đầu đo đƣợc hạ xuống nƣớc, áp lực nƣớc sẽ
ép vào bộ lọc ở đầu đầu đo, nén không khí
trong không gian giữa đá lọc và màng ngăn.
Sau một thời gian, không khí này sẽ hòa tan
vào nƣớc, làm đầy bộ lọc và không gian bên
trên hoàn toàn bằng nƣớc. Do đó, để có đƣợc
kế quả chính xác, cần bảo hòa đầu đo trƣớc
khi lắp đặt.
Hình 2: Giếng quan trắc bằng
phương pháp Piezometer
Hãng Geokon đƣa ra công thức xác định áp
lực nƣớc đẩy nổi khi sử dụng thiết bị GK-4500S
nhƣ sau:
P = G(R1-R0)+K(T1-T0), kPa (1)
Trong đó:
G - hệ số hiệu chuẩn tuyến tính (Linear Gage
Factor) của thiết bị trên 1 đơn vị đo tính bằng
(kPa/digit);
K - hệ số điều chỉnh nhiệt độ (Thermal
Factor) tính bằng kPa/0C;
R0 - số đọc ―Initial Zero Reading‖ đƣợc cung
cấp trong giấy Certificate of Quality &
Conformity bởi nhà sản xuất;
K0 - số đọc ―Initial Zero Temperature‖ đƣợc
cung cấp trong giấy Certificate of Quality &
Conformity bởi nhà sản xuất;
R1 - số đọc tần số trên đầu đọc GK – 404 tại
thời điểm đo;
K1 - số đọc nhiệt độ trên đầu đọc GK – 404
tại thời điểm đo.
2.2. Phƣơng pháp Standpipe
Phƣơng pháp quan trắc bằng giếng Standpipe
nhằm xác định cao độ mực nƣớc tự nhiên trong
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 29
đất bùn sét để từ đó xác định áp lực đẩy nổi
thông qua việc tính toán áp lực do độ chênh cột
nƣớc gây ra thế năng thủy tĩnh.
Hình 3: Thước đo mực nước ngầm
Yamayo WL50
Khoan, lắp đặt 01 giếng quan trắc SP2 có độ
sâu 9,5m. Sử dụng thƣớc đo mực nƣớc ngầm
Yamayo WL50 - Nhật Bản, độ chia mặt thƣớc
1cm, sử dụng đầu đo Stainless đƣờng kính 19mm.
Hình 4: Giếng quan trắc bằng
phương pháp Standpipe
Áp lực nƣớc đẩy nổi trong trƣờng hợp không
xuất hiện dòng chảy, xác định theo công thức:
P = w(hw – hz), kPa (2)
Trong đó:
w - là trọng lƣợng riêng của nƣớc
(10kN/m
3
);
hw - là cao độ mực nƣớc ngầm (m);
hz - là cao độ tại vị trí thí nghiệm (m);
2.3. Phƣơng pháp phần tử hữu hạn
Phƣơng pháp phần tử hữu hạn nhằm xác định
áp lực nƣớc đẩy nổi thông qua mô phỏng tổng
thể công trình, gồm nền đất và kết cấu bằng
phần mềm PLAXIS. PLAXIS sử dụng lý thuyết
―groundwater flow‖ làm nền tảng cho các công
thức phần tử hữu hạn liên quan đến dòng chảy
của nƣớc trong đất. Áp lực nƣớc đẩy nổi đƣợc
định nghĩa:
Pactive = Seff.Pwater (3)
Pwater = Psteady + Pexcess (4)
Trong đó:
Psteady - là áp lực thủy tĩnh;
Pexcess - là áp lực thặng dƣ bị ảnh hƣởng bởi
sự thay đổi ứng suất do gia tải hoặc dở tải, do sự
thay đổi của điều kiện thủy lực cũng nhƣ quá
trình cố kết.
Seff – là độ bão hòa có hiệu trong mô hình
Van Genuchten (1980).
3. XÁC ĐỊNH ÁP LỰC NƢỚC ĐẨY
NỔI TRONG ĐẤT BÙN SÉT TẠI QUẬN 2,
TP. HỒ CHÍ MINH
Công trình đƣợc sử dụng trong quan trắc tọa
lạc tại phƣờng An Lợi Đông, Quận 2, TP.HCM.
Quy mô xây dựng gồm 2 tầng hầm, 4 tầng lầu,
tầng kỹ thuật và tầng mái. Hoàn thành phần thô
vào cuối năm 2015.
Hình 1: Mặt bằng tổng thể hầm 2
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 30
Hình 2: Mặt cắt tổng thể công trình
Hình 3: Mặt cắt địa chất điển hình
Trong đó, lớp 1: Đất san lấp; lớp 2a: Bùn sét
màu xám xanh, xám đen, trạng thái chảy; lớp
2c: Cát pha sét màu xám xanh, trạng thái rời;
lớp 2b: Bùn sét xánh xanh, xám đen, trạng thái
chảy – dẻo chảy; lớp 4: Cát pha bụi sét màu
xám xanh, xám đen, trạng thái chặt vừa; lớp 5:
Sét dẻo cao màu nâu vàng, trạng thái cứng.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng nhƣ các
tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời
tiết TP.HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và
có hai mùa mƣa - khô rõ ràng làm tác động chi
phối môi trƣờng cảnh quan sâu sắc, đặc biệt là
mực nƣớc dƣới đất. Mùa mƣa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Do đó, để có đánh giá về áp lực nƣớc trong
trƣờng hợp bất lợi nhất, tác giả lựa chọn mùa
mƣa để thực hiện công tác quan trắc.
3.1. Xác định áp lực nƣớc đẩy nổi bằng
phƣơng pháp Piezometer
Căn cứ vào bản vẽ của công trình, tác giả lựa
chọn 04 vị trí đo áp lực nƣớc lỗ rỗng tại đáy sàn
hầm 2 (cao độ -8,2m so với sàn Trệt) nhƣ sau:
Hình 4: Mặt bằng bố trí 04 vị trí quan trắc áp
lực nước đẩy nổi tại tầng hầm 2
Hình 5: Mặt cắt chi tiết giếng quan trắc
Piezometer
Thời gian quan trắc diễn ra vào mùa mƣa từ
tháng 09÷12/2019. Trích lƣợt kết quả quan trắc
đƣợc trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Trích lƣợt kết quả quan trắc
theo phƣơng pháp Piezometer
Vị
trí
Thời
gian
quan
trắc
Số đọc
tần số
(R1)
Số đọc
nhiệt
độ (T1)
Áp lực
nƣớc lỗ
rỗng P
(kPa)
2 13-Sep 8354,4 27,2 43,4
4 13-Sep 8644,3 27,3 43,5
4 2-Oct 8651,3 27,2 42,4
2 7-Oct 8354 27 43,4
4 7-Oct 8644,6 26,9 43,4
1
2 3
4
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 31
Vị
trí
Thời
gian
quan
trắc
Số đọc
tần số
(R1)
Số đọc
nhiệt
độ (T1)
Áp lực
nƣớc lỗ
rỗng P
(kPa)
1 9-Oct 8400,9 27,2 38,3
4 9-Oct 8680,1 27,1 38,0
1 12-Oct 8407,3 27,3 37,6
4 12-Oct 8685 27,2 37,2
3 21-Oct 8694,5 27,4 35,8
1 23-Oct 8442,2 27,1 33,8
3 23-Oct 8712,5 27,6 33,1
1 25-Oct 8445,9 27,2 33,4
3 25-Oct 8715,4 27,6 32,6
1 28-Oct 8450,5 27,2 32,9
3 28-Oct 8718,6 27,6 32,1
1 30-Oct 8393,2 27 39,1
3 30-Oct 8677,1 27,6 38,5
1 31-Oct 8391,1 26,9 39,4
3 31-Oct 8674,5 27,5 38,9
2 9-Nov 8453,1 27,3 32,6
3 9-Nov 8717,6 26,7 32,3
2 3-Dec 8370,2 26,5 41,7
3 3-Dec 8657,4 26,5 41,4
2 5-Dec 8369 26,6 41,8
3 5-Dec 8656,2 26,6 41,6
2 7-Dec 8368,1 26,7 41,9
3 7-Dec 8655,3 26,7 41,8
Hình 10: Áp lực nước đẩy nổi theo phương
pháp Piezometer tại cao độ thí nghiệm (-8,2m)
Kết luận: Với phƣơng pháp Piezometer, áp
lực nƣớc đẩy nổi bên trong tƣờng hầm có giá trị
dao động từ 30,4 kPa đến 46,8 kPa, trung bình
đạt 39.1kPa tại độ sâu thí nghiệm.
3.2. Xác định áp lực nƣớc đẩy nổi bằng
phƣơng pháp Standpipe
Tác giả lựa chọn vị trí trên mặt bằng xung
quanh ranh tầng hầm để tiến hành quan trắc cao
độ mực nƣớc ngầm bằng giếng Standpipe (SP2).
Những vị trí này nằm gần 04 vị trí quan trắc áp
lực đẩy nổi bằng đầu đo Piezometer.
Hình 11: Mặt bằng bố trí giếng Standpipe
quan trắc mực nước ngầm
Sau khi quá trình lắp đặt giếng SP2 hoàn tất,
tiến hành công tác xác định chênh cao giữa đỉnh
ống và sàn tầng Trệt bằng phƣơng pháp đo cao
hình học từ giữa, sử dụng máy thủy bình đặt
khoảng giữa 2 điểm, mia dựng tại 2 điểm. Quy
ƣớc cao độ sàn Trệt là ±0.000m. Chênh cao giữa
đỉnh giếng SP2 với sàn Trệt là -0,300m.
Thời gian quan trắc diễn ra vào mùa mƣa từ
tháng 10÷12/2019. Kết quả quan trắc đƣợc trình
bày trong bảng 2.
Bảng 2: Kết quả quan trắc theo
phƣơng pháp Standpipe
Thời
gian
quan
trắc
Cao độ mực
nƣớc so với
cao độ đỉnh
giếng (m)
Áp lực nƣớc tại
cao độ thí
nghiệm P (kPa)
Chu
kỳ
7-Oct -2.492 53,0 1
9-Oct -2.516 52,8 2
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 32
Thời
gian
quan
trắc
Cao độ mực
nƣớc so với
cao độ đỉnh
giếng (m)
Áp lực nƣớc tại
cao độ thí
nghiệm P (kPa)
Chu
kỳ
12-Oct -2.540 52,5 3
15-Oct -2.556 52,4 4
19-Oct -2.596 52,0 5
21-Oct -2.616 51,8 6
23-Oct -2.640 51,5 7
25-Oct -2.662 51,3 8
28-Oct -2.695 51,0 9
30-Oct -2.722 50,7 10
31-Oct -2.725 50,7 11
2-Nov -2.740 50,6 12
5-Nov -2.777 50,2 13
7-Nov -2.798 50,0 14
9-Nov -2.810 49,9 15
11-Nov -2.816 49,8 16
13-Nov -2.816 49,8 17
15-Nov -2.814 49,8 18
19-Nov -2.814 49,8 19
21-Nov -2.814 49,8 20
23-Nov -2.812 49,9 21
25-Nov -2.812 49,9 22
27-Nov -2.814 49,8 23
29-Nov -2.812 49,9 24
3-Dec -2.812 49,9 25
5-Dec -2.812 49,9 26
7-Dec -2.812 49,9 27
Hình 12: Cao độ mực nước ngầm theo chu kỳ
Hình 13: Áp lực nước đẩy nổi theo phương
pháp Standpipe tại cao độ thí nghiệm (-8,2m)
Kết luận: Với phƣơng pháp Standpipe, áp lực
nƣớc đẩy nổi bên ngoài tƣờng hầm có giá trị dao
động từ 49,8 kPa đến 53,0 kPa, trung bình đạt
50,7 kPa tại độ sâu thí nghiệm.
3.3. Phân tích kết quả quan trắc của 02
phƣơng pháp thực nghiệm
Xác định áp lực đẩy nổi bằng đầu đo
Piezometer là phƣơng pháp cho kết quả trực
tiếp ngay tại vị trí thí nghiệm. Xác định áp lực
đẩy nổi bằng cao độ mực nƣớc ngầm thông
qua công tác quan trắc mực nƣớc dƣới đất sử
dụng giếng Standpipe là phƣơng pháp cho kết
quả bán gián tiếp thông qua việc tính toán áp
lực do độ chênh cột áp nƣớc gây ra thế năng
h.
Hình 14: Sơ đồ bố trí 02 phương pháp quan
trắc áp lực nước tại hiện trường
Có thể thấy, giá trị áp lực nƣớc đo đƣợc từ
phƣơng pháp Piezometer nhỏ hơn phƣơng pháp
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 33
Standpipe. Điều này đƣợc lý giải nhƣ sau:
Trong quá trình thi công phần ngầm, các giếng
bơm giữ vai trò hạ thấp cao độ mực nƣớc ngầm,
phục vụ công tác đào đất và thi công kết cấu
tầng hầm. Khi thi công xong, các giếng bơm
này sẽ ngừng hoạt động, nƣớc đƣợc trả về trạng
thái tự nhiên, điều này gây ra sự chuyển dịch
nƣớc tự do trong lỗ rỗng của đất từ nơi có áp lực
cao hơn (bên ngoài tƣờng hầm) đến nơi có áp
lực thấp hơn (bên trong tƣờng hầm), sự thấm
này kết thúc khi áp lực nƣớc đƣợc trả về trạng
thái cân bằng. Vì hệ số thấm trong lớp bùn sét là
rất nhỏ nên cần một khoảng thời gian rất dài cho
quá trình thấm xảy ra hoàn tất để đạt đến trạng
thái cân bằng áp lực nƣớc lỗ rỗng bên trong và
ngoài tƣờng hầm công trình.
3.4. Xác định áp lực nƣớc đẩy nổi bằng
phƣơng pháp phần tử hữu hạn
Cao độ mực nƣớc ngầm vào mùa mƣa đƣợc
tác giả quan trắc từ tháng 10-12.2019 tại mục
3.2, giá trị trung bình là -2.000m so với mặt đất
tự nhiên.
Áp lực nƣớc đo đƣợc bằng phƣơng pháp
Piezometer là áp lực nƣớc tổng, nghĩa là tổng
của áp lực nƣớc thủy tĩnh (Psteady) và áp lực
nƣớc thặng dƣ (Pexcess). Theo công thức (3 và
(4) thì PLAXIS gọi áp lực này là Pactive. Áp
lực nƣớc thủy tĩnh xác định theo wh, áp lực
nƣớc thặng dƣ xác định từ Kwv/n (v là
biến dạng thể tích).
Công trình đƣợc thi công hoàn tất vào cuối
năm 2015, do đó thời gian chạy bài toán cố kết
đến thời điểm hiện tại là 4 năm (1460 ngày). Trình
tự khai báo các Phase trong PLAXIS nhƣ sau:
Phase 1: Thi công cọc và tƣờng vây (Plastic
analysic).
Phase 2: Hạ mực nƣớc ngầm, đào đất và thi
công phần ngầm công trình (Plastic analysic).
Phase 3: Cố kết cho giai đoạn thi công phần
ngầm: 6 tháng (Consolidation analysic).
Phase 4: Trả nƣớc về cao độ ban đầu, thi
công phần thân, cố kết 4 năm (Consolidation
analysic).
Bảng 3: Bảng thống số vật liệu sử dụng
trong PLAXIS
Hardening
Soil
Soft Soil
Hardening
Soil
Soft Soil
Hardening
Soil
Soft Soil
Drained Undrained (A) Drained Undrained (A) Drained Undrained (A)
unsat (kN/m
3
) 17.36 14.75 18.75 15.74 19.46 20.12
sat (kN/m
3
) 18 15.04 19.33 16.05 20 20.63
einit 0.5 2.181 0.802 1.667 0.682 0.602
E50
ref
(kN/m
2
) 1000 2000 30000
Eoed
ref
(kN/m
2
) 1000 2000 30000
Eur
ref
(kN/m
2
) 3000 6000 90000
CC 1.39 0.92 0.23
Cs 0.09 0.05 0.06
c' (kN/m2) 5 7.35 7.5 6.59 6.4 58.67
' Deg 15 23.65 24.28 24.93 26.38 28.52
y Deg 0 0 0 0 0 0
Model
Van
Genuchten
Van
Genuchten
Van
Genuchten
Van
Genuchten
Van
Genuchten
kz (m/day) 1 0.00063 0.108 0.000998 0.5996 0.000216
kx,y (m/day) 1 0.00126 0.108 0.001996 0.5996 0.000431
Lớp đất
Thông số
Mô hình
Ứng xử
2b 4 51 2a 2c
Phân tích với PLAXIS 3D:
Hình 15: Mô phỏng trong PLAXIS 3D
Hình 16: Áp lực nước Pactive sau 4 năm
cố kết (bên ngoài tường hầm: 50 kPa,
bên trong tường hầm trung bình đạt 44 kPa)
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 34
Phân tích với PLAXIS 2D:
Vì công trình sử dụng móng cọc, đáy đài và
sàn hầm đặt trong tầng đất bùn sét có sức chịu
tải rất nhỏ, nên có thể xem toàn bộ tải trọng
công trình truyền xuống cọc đi vào lớp đất tốt
bên dƣới. Do đó, về cơ bản có thể bỏ qua ảnh
hƣởng của tải trọng công trình trong mô hình
PLAXIS 2D.
Hình 17: Mô phỏng trong PLAXIS 2D
Xét mặt cắt A-A đi qua đáy sàn hầm 2, tại
cao độ -7.000m so với mặt đất tự nhiên.
Hình 18: Áp lực nước Pexcess sau 4 năm
cố kết tại mặt cắt A-A
Nhƣ vậy, sau 4 năm cố kết, tồn tại áp lực
nƣớc lỗ rỗng thặng dƣ (Pexcess) có chiều có
chiều ngƣợc với áp lực thủy tĩnh (Psteady),
cùng với đó cũng cho thấy có sự tƣơng giao
giữa độ gia tăng áp lực đẩy nổi và độ tiêu tán áp
lực thặng dƣ theo thời gian. Khi áp lực thặng dƣ
bị tiêu tán hết, áp lực đẩy nổi (Pactive) sẽ bằng
áp lực thủy tĩnh.
Hình 19: Áp lực nước Pactive sau 4 năm cố kết
tại mặt cắt A-A (bên ngoài tường hầm: 50 kPa,
bên trong tường hầm trung bình đạt 41.45 kPa)
Kết luận: Với phƣơng pháp phần tử hữu
hạn, áp lực nƣớc đẩy nổi bên trong tƣờng hầm
có giá trị dao động từ 41.45 kPa (PLAXIS 2D)
đến 44 kPa (PLAXIS 3D), bên ngoài tƣờng
hầm là 50 kPa.
3.5. Nhận xét và thảo luận
Phƣơng pháp xác định áp lực nƣớc đẩy nổi
bằng PLAXIS cho kết quả tƣơng đối phù hợp
với 02 phƣơng pháp thực nghiệm (Piezometer
và Standpipe). Khi phân tích bằng phƣơng pháp
phần tử hữu hạn, có thể giải thích thêm cho sự
khác biệt giữa kết quả của hai phƣơng pháp thực
nghiệm nhƣ sau: phƣơng pháp Standpipe cho
kết quả là áp lực thủy tĩnh (Psteady). Trong khi
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 35
đó phƣơng pháp Piezometer là áp lực nƣớc tổng
(Pactive), có xét đến giá trị thặng dƣ chƣa đƣợc
tiêu tán hết tại thời điểm quan trắc (sau 4 năm).
Trình tự thi công phần ngầm, đặc biệt là quá
trình trả nƣớc nhƣ đã phân tích ở trên, gây ra áp
lực nƣớc thặng dƣ có chiều ngƣợc với áp lực
thủy tĩnh. Điều này đã đƣợc chứng minh thông
qua mô phỏng PLAXIS ở trên. Vì vậy, áp lực
nƣớc đo đƣợc từ phƣơng pháp Piezometer có
phần nhỏ hơn phƣơng pháp Standpipe vì áp lực
nƣớc thặng dƣ tại thời điểm đo chƣa đƣợc tiêu
tán hết.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phƣơng pháp xác định áp lực nƣớc đẩy nổi
bằng đầu đo Piezometer cho kết quả trực tiếp
ngay tại vị trí thí nghiệm, giá trị thu đƣợc là áp
lực nƣớc tổng (bao gồm áp lực nƣớc thủy tĩnh
và áp lực nƣớc thặng dƣ). Phƣơng pháp xác
định áp lực nƣớc đẩy nổi bằng giếng Standpipe
cho kết quả bán gián tiếp thông qua việc tính
toán áp lực do độ chênh cột áp nƣớc gây ra thế
năng thủy tĩnh h, giá trị thu đƣợc là áp lực
thủy tĩnh. Phƣơng pháp xác định áp lực nƣớc
đẩy nổi bằng PLAXIS cho kết quả tƣơng đối
phù hợp với 02 phƣơng pháp thực nghiệm
(Piezometer và Standpipe).
Đối với các công trình có tầng hầm thi công
trong đất bùn sét, biện pháp thi công thƣờng sử
dụng giếng bơm để hạ mực nƣớc ngầm bên
trong hố đào nhằm phục vụ cho công tác đào
đất, sau khi thi công xong phần ngầm các giếng
bơm này sẽ ngừng hoạt động. Khi ấy áp lực
nƣớc đẩy nổi sẽ tăng trở lại. Trong đất dính đặc
biệt là bùn sét, quá trình gia tăng áp lực nƣớc
đẩy nổi cần một khoảng thời gian tƣơng đối dài.
Tính từ thời điểm bắt đầu trả nƣớc (giếng
bơm ngừng hoạt động), áp lực nƣớc đẩy nổi sẽ
gia tăng theo thời gian, cùng với đó là sự tiêu
tán áp lực nƣớc lỗ rỗng thặng dƣ. Qúa trình này
có sự tƣơng quan đồng biến với nhau. Nói cách
khác, quá trình trả nƣớc hình thành chênh lệch
áp lực nƣớc giữa trong và ngoài tƣờng hầm gây
ra sự chuyển dịch nƣớc tự do trong lỗ rỗng của
đất từ nơi có áp lực cao hơn đến nới có áp lực
thấp hơn, sự thấm này kết thúc khi áp lực nƣớc
trong và ngoài tƣờng hầm đƣợc trả về trạng thái
cân bằng.
Tóm lại, thông qua các phƣơng pháp thực
nghiệm cũng nhƣ mô phỏng, khẳng định rằng
tồn tại áp lực nƣớc đẩy nổi trong đất bùn sét tại
khu vực Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Tác động
của áp lực đẩy nổi đối với dầm sàn tầng hầm vô
cùng nguy hiểm vì làm đổi thớ căng của
moment, do đó phải đƣợc xét đến trong thiết kế
kết cấu để tính toán bố trí cốt thép hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Châu Ngọc Ẩn, ―Cơ học đất‖, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2016.
[2] H. B. Seed, I. M. Idriss, and I. Arango,
―Evaluation of liquefaction potential using feld
performance data,‖ Journal of Geotechnical
Engineering, 1983.
[3] Ji-wen Zhang et al, ―Buoyancy Force
Acting on Underground Structures considering
Seepage of Confined Water‖, Hindawi, 2019
[4] Instruction Manual Model 4500 series
Vabrating Wire Piezometer, Geokon, 2019
[5] PLAXIS 2D Reference Manual 2019
[6] PLAXIS 3D Reference Manual 2019
Người phản biện: PGS,TS. ĐẬU VĂN NGỌ