Phân tích đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát sinh trượt lở đất ở tỉnh Quảng Nam

Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích hệ thống các bản đồ cơ sở, chồng xếp bản đồ thành phần với bản đồ hiện trạng trượt lở đất và phân tích thống kê, bài báo đã phân tích một cách tổng hợp các yếu tố tự nhiên (vị trí địa lí, địa chất, địa hình - địa mạo, khí hậu, thủy văn, vỏ phong hóa, lớp phủ thực vật) và các hoạt động kinh tế - công trình của con người (sản xuất nông - lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng) ảnh hưởng đến sự phát sinh trượt lở đất ở tỉnh Quảng Nam.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát sinh trượt lở đất ở tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
176 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0019 Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 176-185 This paper is available online at PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT SINH TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Thị Thu Hiền Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích hệ thống các bản đồ cơ sở, chồng xếp bản đồ thành phần với bản đồ hiện trạng trượt lở đất và phân tích thống kê, bài báo đã phân tích một cách tổng hợp các yếu tố tự nhiên (vị trí địa lí, địa chất, địa hình - địa mạo, khí hậu, thủy văn, vỏ phong hóa, lớp phủ thực vật) và các hoạt động kinh tế - công trình của con người (sản xuất nông - lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng) ảnh hưởng đến sự phát sinh trượt lở đất ở tỉnh Quảng Nam. Từ khóa: Nhân tố tự nhiên, hoạt động kinh tế - công trình, trượt lở đất, Quảng Nam. 1. Mở đầu Quảng Nam là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực miền Trung, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Là vùng đất có hai di sản thế giới và giàu truyền thống cách mạng, có địa hình đa dạng từ đồng bằng, trung du đến miền núi và khí hậu nhiệt đới ẩm, Quảng Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, địa hình với hơn 70% diện tích là đồi núi, độ dốc lớn, độ phân cắt sâu mạnh và khí hậu phân hóa thành hai mùa mưa và mùa khô sâu sắc rất dễ phát sinh, phát triển các tai biến tự nhiên, trong đó có trượt lở đất. Đặc biệt, trong một vài thập kỉ gần đây, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương đã có sự phát triển vượt bậc. Nhiều tuyến đường giao thông được làm mới, sửa chữa nâng cấp; các dự án thủy điện được xây dựng và vận hành; nhiều mỏ khoáng sản được mở rộng khai thác... Những hoạt động kinh tế - công trình của con người ngày càng gia tăng, làm cho môi trường tự nhiên bị biến đổi mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát sinh, phát triển các quá trình sườn, gây nguy cơ gia tăng trượt lở đất. Thực tiễn cho thấy, trượt lở đất ở Quảng Nam diễn ra hàng năm với quy mô khác nhau, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trượt lở đã khiến cho hàng ngàn mét khối đất đá đổ xuống vùi lấp ruộng vườn, phá hủy nhà cửa, công trình, vùi lấp và làm hư hỏng nặng nhiều đoạn đường, gây ách tắc giao thông. Trượt lở đất cũng cướp đi sinh mạng của nhiều người. Nghiên cứu trượt lở đất ở Quảng Nam đã được đề cập đến trong nhiều đề tài như: “Điều tra, h o s t hiện tư ng trư t lở đất ở c c hu ện iền n i tỉnh Qu ng Nam và các gi i pháp phòng tránh gi m nhẹ thiệt hại do ch ng gâ nên” của Nguyễn Trọng Yêm năm 2000; “Đ nh gi tai biến Ngày nhận bài: 19/2/2017. Ngày sửa bài: 20/3/2017. Ngày nhận đăng: 27/3/2017. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hiền. Địa chỉ e-mail: hienntt@hnue.edu.vn. Phân tích đặc điể c c nhân tố nh hưởng đến sự ph t sinh trư t lở đất ở tỉnh Qu ng Nam 177 địa chất ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Qu ng Bình đến Phú Yên - hiện trạng, nguyên nhân, dự b o và đề xuất biện pháp phòng tránh, gi m thiểu hậu qu ” do Trần Tân Văn và nnk thực hiện năm 2002; “Nghiên c u đ nh gi điều iện địa chất iến tạo và c c ếu tố liên quan đến tai biến địa chất i trường dọc ột số đoạn trên tu ến đường hí Minh” năm 2005 do Trần Tân Văn làm chủ nhiệm đề tài; "Sử dụng GIS để đ nh gi độ nhạy c m của trư t đất: Trường h p đoạn đi qua tỉnh Qu ng Nam của đường H Chí Minh" (2007) của Đặng Vũ Khắc; "Đ nh gi hiện trạng, khoanh vùng c nh báo chi tiết ngu cơ đề xuất các gi i pháp phòng tránh tai biến n t đất và trư t lở đất là cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Qu ng Nam” (năm 2010) của Phạm Văn Hùng. Trong đó phần lớn các đề tài tập trung nghiên cứu ở phạm vi hẹp: đường Hồ chí Minh, khu vực đồi núi. Một số nghiên cứu đi sâu vào phân tích, đánh giá các yếu tố địa chất, kiến tạo và chưa tính đến các yếu tố khác như khí tượng, thủy văn và đặc biệt hầu hết các đề tài này đều không xem xét đến các hoạt động kinh tế - kĩ thuật của con người. Dưới góc độ địa lí, nghiên cứu này phân tích một cách tổng hợp những yếu tố tự nhiên và các hoạt động kinh tế công trình của con người ở Quảng Nam ảnh hưởng đến sự phát sinh trượt lở đất tạo cơ sở cho việc xác định nhân tố gây trượt, đánh giá nguy cơ trượt lở cũng như đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ trượt lở đất ở tỉnh Quảng Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở dữ liệu và phương pháp Các dữ liệu được dùng cho nghiên cứu này bao gồm hệ thống các bản đồ: bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50.000; bản đồ địa chất tỉ lệ 1/200.000; bản đồ thủy văn tỉ lệ 1/100.000; bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tỉ lệ 1/100.000; bản đồ mạng lưới đường giao thông tỉ lệ 1/100.000. Hiện trạng trượt lở đất tỉnh Quảng Nam được xây dựng dựa trên kết quả điều tra thực địa của tác giả và tham khảo tài liệu [4]. Phân tích các bản đồ cơ sở cùng với sự hỗ trợ của công nghệ GIS, các bản đồ chuyên đề thành phần được thành lập. Chồng xếp bản đồ thành phần với bản đồ hiện trạng trượt lở đất trong GIS kết hợp với phương pháp phân tích thống kê là các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu. 2.2. Kết quả và bàn luận 2.2.1. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát sinh trượt lở đất ở tỉnh Quảng Nam * Vị trí địa lí Quảng Nam có diện tích 10.438,37 km2, nằm trong tọa độ địa lí từ 14057’10’’ đến 16003’50” vĩ độ bắc, từ 107012’40” đến 108044’20” kinh độ đông. Với vị trí ở rìa đông nam của lục địa - Âu, Việt Nam nói chung và uảng Nam nói riêng chịu tác động sâu sắc của chế độ gió mùa châu . Nằm trên dải duyên hải miền Trung, uảng Nam chịu ảnh hưởng mạnh bởi hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Những tác động này khiến cho thời tiết, khí hậu của uảng Nam mang nhiều nét đặc trưng riêng, trong đó đặc biệt là sự phân mùa của chế độ mưa. * Địa chất Lãnh thổ tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng có cấu tạo địa chất khá phức tạp. Bản đồ địa chất tỉ lệ 1/200.000 của Quảng Nam thể hiện 33 hệ tầng địa chất và phức hệ macgma với nhiều loại đá khác nhau, từ đá trầm tích đến magma xâm nhập, phun trào và đá biến chất, có tuổi từ Protezozoi đến Kainozoi [1, 2]. Trong đó đá biến chất chiếm 44,67% diện tích lãnh thổ với các hệ tầng như Sông Re, Tắc Pỏ, Khâm Đức, phân hệ dưới của các hệ tầng Núi Vú và A Vương, phân hệ tầng trên của hệ tầng A Vương. Thành phần thạch học bao gồm đá phiến, đá phiến thạch anh, cát kết Nguyễn Thị Thu Hiền 178 quarzit rất nhạy cảm với tai biến trượt lở đất [3, 4]. Đá magma với các đá xâm nhập và phun trào thuộc các phức hệ Hiệp Đức, Núi Ngọc, Bến Giằng - Quế Sơn, Đại Lộc, Hải Vân, Bà Nà... chiếm 19,61% diện tích tự nhiên. Đây cũng là loại đá có mức độ nhạy cảm cao với trượt lở đất [3, 4]. Hệ thống đứt gãy Ở Quảng Nam khá phát triển với ba hệ thống chính: á vĩ tuyến, tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam, bao gồm: đứt gãy Sông Bung - Trà Bồng, đứt gãy Sông Pô Cô, đứt gãy Đông Bắc Hiên, đứt gãy Trà My - Núi Thành, đứt gãy Điện Bàn - Nam Giang, đứt gãy Hội An - Phước Sơn, đứt gãy Hiệp Đức - Phước Sơn, đứt gãy Tam Kỳ - Hiệp Đức [5, 6]. Mật độ đứt gãy 400 – 800 m/km2 chiếm 15,9% diện tích lãnh thổ. Hệ thống đứt gãy làm cho việc thâm nhập của nước được dễ dàng, tạo nên các đới xung yếu trước các tác động của ngoại sinh và nhân sinh. Đồng thời một số đứt gãy như Sông Bung-Trà Bồng, đứt gãy Pô Cô có khả năng phát sinh động đất 5-7 độ Richter. Do đó những khu vực có hệ thống đứt gãy hoạt động mạnh, mật độ đứt gãy lớn khả năng xảy ra trượt lở cao hơn [3, 4]. * Địa hình - Địa mạo Địa hình uảng Nam khá đa dạng, phân hóa theo hướng thấp dần từ tây sang đông. Phía tây là vùng núi thuộc phía đông của dãy Trường Sơn Nam, có độ cao trên 1000 m, trong đó có một số đỉnh cao trên 1500 m như núi Lum-Heo (2045 m), núi Mang (1708 m), núi Căn Thước (1672 m), núi Mang Lau (1887 m), núi Ngọc Linh (2598 m). Phía đông là dải đồng bằng hẹp ven biển, thấp, bằng ph ng. Vùng chuyển tiếp giữa vùng núi ở phía tây và đồng bằng ở phía đông là vùng đồi cao 200 – 300 m. Khác với một số tỉnh ở miền Bắc, ở đây địa hình từ miền núi ở phía tây đột ngột đổ xuống vùng đồi thấp và đồng bằng phía đông do đó dải đồi trung du rất hẹp. Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến d ng chảy mặt. Địa hình núi ở thượng lưu thì quá dốc, đồng bằng hạ lưu quá thoải, còn dải đồi trung du lại rất hẹp, thậm chí nhiều nơi không có, nên đoạn trung lưu của các dòng sông ngắn. Với cấu trúc địa hình như vậy, khu vực nghiên cứu thực sự ẩn chứa nhiều hiểm hoạ của tai biến lũ lụt và trượt lở đất. Vùng đồi núi chiếm gần 3/4 diện tích của tỉnh với độ dốc và độ phân cắt sâu lớn. Khu vực có độ dốc trên 250 chiếm khoảng 28% diện tích lãnh thổ. Diện tích có độ phân cắt sâu từ 50 - 200 m/km2 và trên 200 m/km 2 chiếm khoảng 74,5%. Đặc điểm này tạo nên năng lượng địa hình lớn thúc đẩy quá trình dịch chuyển của đất đá xảy ra mạnh hơn. Đây là những khu vực có mức độ nhạy cảm trượt lở đất từ trung bình đến rất cao [3, 4, 7, 8]. Lãnh thổ có 39 dạng địa hình có nguồn gốc và tuổi khác nhau thuộc 7 nhóm nguồn gốc, bao gồm: nhóm dạng địa hình nguồn gốc núi lửa; nhóm dạng địa hình do quá trình bóc mòn tổng hợp; nhóm dạng địa hình do dòng chảy; nhóm dạng địa hình nguồn gốc hỗn hợp sông-biển; nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển, đầm phá - vũng vịnh; nhóm dạng địa hình do gió và địa hình nhân sinh [9]. Trong đó các dạng địa hình do quá trình bóc mòn tổng hợp chiếm diện tích lớn với các bề mặt san bằng và bề mặt sườn, phân bố rộng khắp các khu vực đồi núi của tỉnh. Dạng địa hình này phát triển trên khu vực có độ dốc từ 15 - 450, nhiều nơi quá trình phong hóa phát triển mạnh tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, do vậy rất dễ xảy ra trượt lở [3, 10]. * Khí hậu - Chế độ nhiệt Quảng Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển, có nền nhiệt cao, nắng nhiều và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông. Tổng giờ nắng trong năm là 2140 giờ ở vùng đồng bằng phía đông và 1774 giờ ở vùng núi phía tây. Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 26 oC. Ở vùng đồng bằng ven biển, nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 oC, vùng núi cao khoảng 22 - 23 oC. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình khoảng 21 oC ở vùng đồng bằng và 18 - 20 oC ở vùng núi. Tháng 6, 7, 8 là 3 tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 27 - 29 0C, nhiệt độ tối cao Phân tích đặc điể c c nhân tố nh hưởng đến sự ph t sinh trư t lở đất ở tỉnh Qu ng Nam 179 trong ngày có thể tới 39 - 40 oC. Biên độ nhiệt ngày đêm cũng như năm khoảng 7 - 8 oC. Độ ẩm tương đối ở mức cao 84 - 87% [11]. Như vậy Quảng Nam có khí hậu nhiệt đới, không có mùa đông lạnh. Nền nhiệt cao cùng với độ ẩm lớn thúc đẩy các quá trình phong hóa đá gốc phát triển mạnh, tạo tiền đề vật chất cho hoạt động trượt lở. - Mưa và chế độ ưa: + Lư ng ưa: Lượng mưa trung bình năm ở Quảng Nam khá cao so với các tỉnh khác trong cả nước và có xu hướng tăng dần từ đông sang tây (theo sự tăng dần của độ cao địa hình). Ở đồng bằng phía đông lượng mưa trung bình năm khoảng 2200 mm, vùng đồi và trung du khoảng 2500 mm và vùng núi phía tây trên 3000 mm, nhiều nơi ở phía tây và tây nam có thể đạt trên 4000 mm. Trung bình một năm ở Quảng Nam có từ 120 - 160 ngày mưa. Tại trạm Khâm Đức, lượng mưa trung bình năm là 3301,79 mm, với 136 ngày mưa, trong đó nhiều năm lượng mưa lớn hơn 4500 mm/năm như 1981: 4616,4 mm; 2011: 4707 mm, 1999: 5310,6 mm và lớn nhất là năm 2007, đạt 5817,8 mm. Vùng núi phía tây nam là nơi mưa nhiều nhất. Các số liệu quan trắc tại trạm Trà My cho thấy lượng mưa trung bình năm đo được là 4126,87 mm với 194 ngày mưa, trong đó có nhiều năm lượng mưa vượt quá 5000 mm/năm. Đặc biệt năm 1996, lượng mưa tại Trà My đạt mức kỉ lục, 7302,1 mm [3, 11]. Đây là một trong những tâm mưa lớn nhất cả nước. + Chế độ ưa Mưa ở uảng Nam phân hóa theo mùa khá r rệt. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 với lượng mưa thấp 500 – 800 mm, chiếm 20 - 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa kéo dài khoảng 5 tháng từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa chiếm tới 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mưa lớn thường tập trung vào 3 tháng mùa thu (tháng 9, 10,11). Trong 3 tháng này, lượng mưa chiếm tới 55 - 70% lượng mưa cả năm và 70 - 85% lượng mưa của mùa mưa; số ngày mưa lớn chiếm 70 - 80% và số ngày mưa rất lớn chiếm tới 80 - 95% của cả năm (Hình 1 và 2). Sự phân hóa sâu sắc giữa hai mùa mưa khô làm gia tăng tốc độ phong hóa, phá hủy đất đá, quá trình xâm thực, bóc m n do đó làm giảm độ bền của đất đá. Hình 1. Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại một số trạm Nguyễn Thị Thu Hiền 180 Vào mùa mưa ở Quảng Nam thường xảy ra mưa lớn. Theo số liệu thống kê từ năm 1981 đến 2015, lượng mưa ngày cực đại trung bình trên phạm vi toàn tỉnh đạt 190 – 300 mm/ngày, lượng mưa cực đại tối cao của các trạm ở mức 400 – 650 mm/ngày trong đó cá biệt ở Khâm Đức, Tiên Phước, Trà My đã quan trắc thấy những lượng mưa kỉ lục: Trà My 503,50 mm/ngày (11/11/2007), Khâm Đức 693,50 mm/ngày (11/1/1999), Hội An 666,6 mm/ngày (3/11/1999) [11]. Trung bình một năm ở Quảng Nam xảy ra từ 3 - 6 đợt mưa lớn, đặc biệt có những năm số đợt mưa lớn nhiều hơn như năm 2000 có 9 đợt, năm 2007 có 8 đợt. Lượng mưa trong mỗi đợt này thường từ 300 - 400 mm, thậm chí có thể đạt 600 - 700 mm trong thời gian 3 - 5 ngày. Mưa lớn ở Quảng Nam là do sự kết hợp của địa hình và hoàn lưu gió mùa đông bắc hoặc hoạt động của áp thấp nhiệt đới và bão trên biển Đông. Đặc biệt có thời kì xuất hiện cả hai hình thế gây mưa này đã tạo nên những đợt mưa rất lớn với lượng mưa ở nhiều nơi có thể đạt 600 - 700mm, thậm chí > 900 mm như đã thấy trong năm 2004, 2007, 2009. Lượng mưa lớn lại tập trung theo mùa với cường độ cao và kéo dài trong nhiều ngày gây ra lụt lội ở vũng trũng, vùng đồng bằng và trượt lở đất ở vùng núi. Thực tế phân tích hiện trạng trượt lở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho thấy hoạt động trượt lở chủ yếu xảy ra vào mùa mưa, trong hoặc sau các đợt mưa lớn và lượng mưa trong mùa mưa càng lớn thì khả năng xảy ra trượt lở càng cao [3]. * Thủy văn Quảng Nam có hệ thống sông ngòi khá phát triển với mật độ sông suối trong tỉnh đạt trên 1km/km 2 , tập trung trong 2 hệ thống sông chính là Thu Bồn - Vu Gia và sông Tam Kỳ. Hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia có diện tích lưu vực là 10.350 km2, chiếm trên 80% diện tích toàn tỉnh Quảng Nam và một phần tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi [12]. Đây là hệ thống sông lớn nhất khu vực Trung Trung Bộ và là một trong 9 hệ thống sông lớn ở nước ta. Hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia chảy qua khu vực có cấu trúc địa hình phức tạp gồm núi, đồi, đồng bằng và vùng ven biển, trong đó địa hình đồi núi chiếm 90% diện tích lưu vực, chuyển tiếp nhanh xuống vùng đồng bằng hạ lưu. Sông bắt nguồn từ các trung tâm mưa lớn và chảy qua khu vực có lượng mưa phong phú nên phát triển với 19 phụ lưu cấp 1 - 3 cùng nhiều chi lưu có chiều dài trên 10 km và lượng dòng chảy dồi dào. Ngoài hai hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia và sông Tam Kỳ, Quảng Nam còn có các sông nhỏ: sông Vĩnh Điện, sông Trường Giang, sông Quảng Huế, sông Bà Rén, sông An Tân, Ly Ly.... và hệ thống khe suối phân bố ở khu vực miền núi. Mạng lưới sông ngòi phát triển dày, mật độ sông suối từ trung bình đến lớn, chứa đựng lượng dòng chảy mặt hàng năm khá lớn khoảng 21,5 tỉ mét khối. Nếu tính trung bình cho toàn tỉnh sẽ được một lớp dòng chảy 2060 mm [12]. So với toàn lãnh thổ Việt Nam Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng nguồn nước mặt vào loại phong phú. Đây là tài nguyên cho phát triển kinh tế và phục vụ đời Hình 2. Biểu đồ số ngày mưa rất lớn ( 100 mm) tại một số trạm Hình 2.6: Lượng mưa trung bình tháng tại Quảng Nam tại Quảng Nam Phân tích đặc điể c c nhân tố nh hưởng đến sự ph t sinh trư t lở đất ở tỉnh Qu ng Nam 181 sống dân sinh nhưng đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy các tai biến ngoại sinh xảy ra mạnh mẽ ở khu vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khu vực có mật độ sông suối 1,075-2 km/km2 có mức độ nhạy cảm cao và rất cao đối với trượt lở đất. Khu vực này chiếm 36,1% diện tích lãnh thổ [3]. * Vỏ phong hóa Quảng Nam nằm trong vùng có đặc điểm địa chất, kiến tạo phức tạp, địa hình đa dạng từ đồng bằng đến vùng núi, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm với hai mùa mưa khô r rệt. Những điều kiện đó thúc đẩy quá trình phong hóa phát triển mạnh mẽ, hình thành các kiểu vỏ phong hóa khác nhau. Dựa trên những tài liệu nghiên cứu về vỏ phong hóa Việt Nam và khu vực lãnh thổ Quảng Nam có 4 kiểu vỏ phong hoá: ferosialit, silicit, sialferit, feralit và các trầm tích Đệ tứ hỗn hợp bở rời [4, 13]. Trong đó đáng chú ý là kiểu vỏ phong hóa Ferosialit (FeSiAl), chiếm 54,6% diện tích, phân bố rộng khắp từ vùng đồi thấp đến vùng núi phía tây, trong đó tập trung thành những vùng lớn ở Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn và Nam Trà My. Vỏ phong hóa Ferosialit phát triển trên nhiều loại đá: đá trầm tích lục nguyên, đá biến chất, đá magma axít, đá magma mafic và siêu mafic. Kiểu vỏ phong hoá ferosialit với đặc trưng tổ hợp khoáng vật kaolinit - gơtit - monmoriolit, linh động, độ dính kết kém do vậy khả năng chống trượt rất kém, mức độ nhạy cảm trượt lở đất rất cao [3, 4]. Kiểu vỏ phong hóa Sialferit (SiAlFe) phát triển khá phổ biến trên các đá granit, ryolit, đá phiến, lục nguyên xen phun trào axít, đá phiến kết tinh thạch anh felspat. Kiểu vỏ này chiếm 25,2% diện tích của tỉnh, phân bố thành các dải theo phương á vĩ tuyến: từ phía bắc huyện Đại Lộc qua Đông Giang đến Tây Giang; từ Nam Giang qua Nông Sơn đến phía tây các huyện Quế Sơn, Duy Xuyên, Thăng Bình và phần phía nam huyện Núi Thành và Bắc Trà My. Tổ hợp khoáng vật đặc trưng là thạch anh - kaolinit - hydromica - goethit, khả năng chống trượt kém nên mức độ nhạy cảm trượt lở cao [3, 4]. * Lớp phủ thực vật Lớp phủ thực vật ở Quảng Nam rất phong phú và đa dạng. Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 719.813 ha đất lâm nghiệp, chiếm 68,9% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất có rừng là 552.147 ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt 51,5%. Trong tổng diện tích đất có rừng, diện tích rừng tự nhiên là 409.840 ha, chiếm 74,2%, rừng trồng là 142.307 ha, chiếm 25,8% [3]. Rừng Quảng Nam thuộc loại rừng nhiệt đới lá rụng thường xanh quanh năm, rất phong phú, đa dạng về cấu trúc, tổ thành loài với nhiều loài thực vật qúy hiếm: kiền kiền, lim xanh, g , sao đen, ch đen, táu; nhiều loài dược liệu quý: sâm Ngọc Linh, sa nhân, ba kích, ngũ gia bì.... và các loại lâm sản khác: song, mây, đót, sặt.... Rừng giàu ở Quảng Nam hiện còn khoảng hơn 10 nghìn ha, phân bố ở các khu vực núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m 3 /ha. Bên cạnh diện tích rừng với độ che phủ lớn, quá trình canh tác của người dân đã tạo ra hàng loạt các kiểu thảm thứ sinh như rừng tre nứa, trảng cây bụi thứ sinh, trảng cỏ thứ sinh và thảm thực vật trồng như lúa, các loại rừng trồng, hoa màu, nương rẫy, cây công nghiệp, các cây trồng trong các khu dân cư. Tuy nhiên do bị tàn phá trong chiến tranh, do bị khai thác quá mức để lấy gỗ, lấy đất trồng cây lương thực, cây công nghiệp trong một thời gian dài nên diện tích rừng ở Quảng Nam giảm mạnh từ năm 1943 đến năm 1983, độ che phủ từ 69,89% xuống c n 20,5%. Đến năm 2005, độ che phủ rừng đạt 43,4% bằng 2/3 độ che phủ rừng năm 1943. Việc đẩy mạnh trồng rừng trong những năm gần đây đã tăng diện tích đất có rừng của Quảng Nam lên hơn 51,5% vào năm 2015. Tuy diện tích rừng tăng nhưng chủ yếu là rừng trồng, rừng tái sinh, khả năng trữ nước và điều tiết nước trong lưu vực kém, khiến cho đất đai bị xói mòn mạnh; đó cũng là nguyên nhân gây lũ lụt, trượt lở đất, làm suy kiệt nguồn nước mặt cũng như nước ngầm, làm gia tăng sự bồi lấp các lòng sông ở hạ du [3, 4]. Nguyễn Thị Thu Hiền 182 2.2.2. Các hoạt động phát triển kinh t
Tài liệu liên quan