Tóm tắt
Học và sử dụng được ngoại ngữ với mục tiêu định hướng nghề nghiệp đồng nghĩa với việc tạo ra cơ hội
việc làm, cơ hội thăng tiến trong công việc của mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp. Chính vì vậy, sinh viên
cần nâng cao năng lực ngoại ngữ của mình ngay từ khi bắt đầu học ở trường đại học.
Bài báo này trình bày kết quả phân tích, đánh giá nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học
Sao Đỏ nhằm cung cấp thông tin dự báo xu thế phát triển của việc học ngoại ngữ của sinh viên trong
bối cảnh hội nhập và phát triển. Kết quả phân tích, đánh giá này là bước khởi đầu quan trọng nhằm giúp
đưa ra các quyết định liên quan đến việc xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra, xây dựng nội dung chương
trình đào tạo, giáo trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích, đánh giá nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ trong xu thế hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
111Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
Phân tích, đánh giá nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên
Trường Đại học Sao Đỏ trong xu thế hội nhập
Ananalysis and evaluation on the demand for foreign language
learning among Sao Do University students
in the international integration
Nguyễn Thị Lan
Email: nguyenlan8078@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 9/2/2019
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 26/3/2019
Ngày chấp nhận đĕng: 28/3/2019
Tóm tắt
Học và sử dụng được ngoại ngữ với mục tiêu định hướng nghề nghiệp đồng nghĩa với việc tạo ra cơ hội
việc làm, cơ hội thĕng tiến trong công việc của mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp. Chính vì vậy, sinh viên
cần nâng cao nĕng lực ngoại ngữ của mình ngay từ khi bắt đầu học ở trường đại học.
Bài báo này trình bày kết quả phân tích, đánh giá nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học
Sao Đỏ nhằm cung cấp thông tin dự báo xu thế phát triển của việc học ngoại ngữ của sinh viên trong
bối cảnh hội nhập và phát triển. Kết quả phân tích, đánh giá này là bước khởi đầu quan trọng nhằm giúp
đưa ra các quyết định liên quan đến việc xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra, xây dựng nội dung chương
trình đào tạo, giáo trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ.
Từ khóa: Đánh giá nhu cầu; ngoại ngữ; Ngôn ngữ Anh; xu thế hội nhập.
Abstract
Acquiring a foreign language plays a vital role in determining career goals, creating employment
opportunities and offering promotion chances for graduates. Therefore, improving foreign language
competence is one of the key tasks that every student needs to implement in their academic years.
The paper presents the results of analysis and assessment on Sao Do students’ demand for foreign
language learning for the purpose of providing data forecasting the tendency in foreign language learning
among undergraduates in the global integration. The research findings will be serving as the foundations
for making decision on identifying the objectives, outcomes; designing the teaching syllabi and learning
materials; selecting teaching and evaluation and assessment in foreign language training.
Keywords: Evaluation on demand; foreign English; integration tendency; language.
Chính phủ đưa ra chỉ tiêu phấn đấu 5% số cán bộ,
công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước
có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên và đạt 30% vào
nĕm 2020 [1].
Đối với Trường Đại học Sao Đỏ, mục tiêu cũng
như chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo các
ngành nghề đều xác định rõ những yêu cầu về
nĕng lực ngoại ngữ đối với sinh viên tốt nghiệp và
khẳng định vai trò quan trọng của ngoại ngữ trong
nâng cao chất lượng đào tạo cũng như xây dựng
thương hiệu.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng, ngoại ngữ có vai trò và vị
trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo
và trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngoại ngữ là điều kiện cần thiết, đồng thời cũng là
công cụ, phương tiện đắc lực, hữu hiệu để chúng
ta hội nhập và phát triển trong thời đại ngày nay.
Người phản biện: 1. TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên
2. GS.TS. Nguyễn Vĕn Độ
112
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
Để hoạt động dạy và học ngoại ngữ trong Trường
Đại học Sao Đỏ có những chuyển biến tốt và phù
hợp với điều kiện thực tiễn, việc đánh giá nhu
cầu học và sử dụng ngoại ngữ là rất hữu ích và
cần thiết nhằm cung cấp thông tin dự báo các
xu thế phát triển trong thời gian sắp tới. Kết quả
phân tích, đánh giá nhu cầu học ngoại ngữ trong
sinh viên giúp Nhà trường có những định hướng
chung cũng như cụ thể trong thiết kế chương trình
đào tạo.
2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khách thể nghiên cứu
Mẫu của nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên
từ các sinh viên nĕm thứ nhất đại học khóa 09.
Để đảm bảo tính đại diện, đối tượng lựa chọn
điều tra phải đại diện cho các ngành học trong
Trường (trừ ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ
Trung Quốc).
Bảng 1. Số lượng và tỉ lệ sinh viên được khảo
sát theo các khoa đào tạo
Responses Percent
of CasesN Percent
Khoa_dao_taoa
C1A 104 30.4% 30.4%
C1B 41 12.0% 12.0%
C1C 108 31.6% 31.6%
C1D 37 10.8% 10.8%
C1G 10 2.9% 2.9%
C1H 25 7.3% 7.3%
C1F 17 5.0% 5.0%
Total 342 100.0% 100.0%
Percent of Cases: phần trĕm trên tổng số sinh viên
được khảo sát (342 sinh viên).
Percent of Responses: phần trĕm trên tổng số đáp
án được lựa chọn (vì mỗi sinh viên có thể chọn
nhiều đáp án trong một câu hỏi khảo sát nên tổng
số đáp án sẽ ≥342).
Các sinh viên được lựa chọn đến từ 7 khoa đào
tạo và với số lượng 342 sinh viên được khảo sát
đã đảm bảo được độ tin cậy và tính giá trị của
nghiên cứu hay kết quả nghiên cứu (bảng 1).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - phương
pháp hay dùng nhất trong nghiên cứu ngoại ngữ
để thu thập thông tin. Bảng hỏi gồm 13 câu hỏi
được thiết kế và xây dựng để thu thập dữ liệu từ
các sinh viên tham gia khảo sát. Các thông tin
khảo sát thu thập liên quan đến nghiên cứu gồm:
thông tin cá nhân; môi trường học tập ngoại ngữ;
những nhân tố có thể tác động đến việc học ngoại
ngữ; phương tiện học tập, nhu cầu chủ quan;
nĕng lực ngoại ngữ hiện tại của người học; những
mong muốn của người học; đề xuấtNgoài ra còn
thu thập thông tin từ các tài liệu khác.
2.3. Công cụ phân tích số liệu
Tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS phiên bản
20.0 để phân tích thống kê số liệu mà chúng tôi
điều tra được. Bảng hỏi được mã hóa và nhập vào
phần mềm SPSS 20.0 để tính toán các đại lượng
thống kê mô tả.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
* Sinh viên xác định tầm quan trọng của học
ngoại ngữ
Kết quả khảo sát tầm quan trọng của việc học
ngoại ngữ hiện nay theo 4 mức độ từ Rất quan
trọng đến Không quan trọng. Trong tổng số 342
sinh viên được hỏi về tầm quan trọng của việc học
tập ngoại ngữ, phần lớn (73,7%) trả lời là rất quan
trọng và 25,7% cho là quan trọng (bảng 2). Kết
quả này khảng định nhận thức của sinh viên về
vai trò, tầm quan trọng của ngoại ngữ, bên cạnh
đó cũng thể hiện rõ được mục tiêu phấn đấu trong
học tập tại môi trường đại học.
Bảng 2. Số lượng và tỉ lệ đánh giá tầm quan trọng
của ngoại ngữ
Responses Percent
of CasesN Percent
Tamquantronga
C2A 252 73.7% 73.7%
C2B 88 25.7% 25.7%
C2C 1 0.3% 0.3%
C2D 1 0.3% 0.3%
Total 342 100.0% 100.0%
* Các ngoại ngữ sinh viên đã được học
Đối với sinh viên đại học khóa 09, trước khi nhập
học vào Trường Đại học Sao Đỏ đều đã được học
ngoại ngữ ở các trường THPT theo chương trình
phổ thông cũng như một số sinh viên đã tự học
thêm các ngoại ngữ thông dụng hiện nay. Theo
số liệu khảo sát, tất cả các sinh viên đã được học
Ngôn ngữ Anh ở trường THPT (100%). Ngoài ra,
kết quả cũng cho thấy có 48 lựa chọn cho các
ngoại ngữ khác như Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ
Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật Trong tổng số 390
đáp án lựa chọn, tỉ lệ đã học Ngôn ngữ Anh chiếm
87,7%, Ngôn ngữ Nhật (4,9%), Ngôn ngữ Hàn
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
113Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
Quốc (3,6%), Ngôn ngữ Trung Quốc (2,3%) và
một số ngoại ngữ khác, tuy nhiên số lượng và tỉ
lệ không cao (bảng 3). Kết quả khảo sát này đã
phản ánh đúng bức tranh thực tế, trước khi vào
trường đại học, sinh viên đã được học ngoại ngữ
theo chương trình THPT (Ngôn ngữ Anh) và một
số sinh viên đã tham gia tự học các ngoại ngữ
khác như Ngôn ngữ Trung Quốc, Hàn Quốc và
Nhật Bản.
Bảng 3. Số lượng và tỉ lệ đã được học theo các
ngoại ngữ
Responses Percent
of CasesN Percent
Ngoaingudahoca
C3A 342 87.7% 100.0%
C3B 9 2.3% 2.6%
C3C 14 3.6% 4.1%
C3D 19 4.9% 5.6%
C3E 6 1.5% 1.8%
Total 390 100.0% 114.0%
* Sinh viên tự đánh giá trình độ ngoại ngữ
Trong tự đánh giá trình độ ngoại ngữ của sinh viên
với 4 mức độ từ Rất tốt đến Kém. Kết quả khảo sát
cho thấy, trong 342 sinh viên khảo sát với tổng số
342 đáp án lựa chọn có 64,6% sinh viên tự đánh
giá mình ở mức Kém, 29,2% ở mức Trung bình.
Mức đánh giá Rất tốt và Tốt chỉ chiếm 6,1% (bảng
4). Kết quả thống kê đã phản ánh, trình độ ngoại
ngữ của sinh viên đại học khóa 09 nĕm thứ nhất là
trung bình và kém mặc dù sinh viên đã xác định rõ
được vai trò và tầm quan trọng của học ngoại ngữ
trong thời kỳ hiện nay. Kết quả khảo sát này là cơ
sở cho Nhà trường/giảng viên dạy ngoại ngữ lựa
chọn nội dung cũng như phương pháp giảng dạy
phù hợp với trình độ của đối tượng.
Bảng 4. Số lượng và tỉ lệ tự đánh giá trình độ
ngoại ngữ
Responses Percent
of CasesN Percent
Trinhdongoaingua
C4A 7 2.0% 2.0%
C4B 14 4.1% 4.1%
C4C 100 29.2% 29.2%
C4D 221 64.6% 64.6%
Total 342 100.0% 100.9%
* Sinh viên xác định mục đích học ngoại ngữ
Đối với việc xác định mục đích học ngoại ngữ,
kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có nhiều mục
đích khác nhau. Tổng số 342 sinh viên khảo sát
nhưng có tới 427 sự lựa chọn theo 4 mục đích,
trong đó 42,9% xác định học ngoại ngữ để nâng
cao nĕng lực và cạnh tranh của bản thân, 31,9%
xác định học ngoại ngữ để giao tiếp cơ bản, 16,4%
lựa chọn mục đích học ngoại ngữ là do yêu cầu
của chương trình học ở trường và 8,9% học ngoại
ngữ vì sở thích. Xét về tỉ lệ số lựa chọn so với tổng
số sinh viên được khảo sát các tỉ lệ đó lần lượt là:
53,5%, 39,8%, 20,5%,11,1% (bảng 5).
Bảng 5. Số lượng và tỉ lệ lựa chọn mục đích học
ngoại ngữ
Responses Percent of
CasesN Percent
Mucdichhoc
ngoaingua
C5A 38 8.9% 11.1%
C5B 70 16.4% 20.5%
C5C 183 42.9% 53.5%
C5D 136 31.9% 39.8%
Total 427 100.0% 124.9%
Kết quả phân tích thống kê có thể xác định, mục
đích học ngoại ngữ của sinh viên ngay từ nĕm thứ
nhất chủ yếu là để nâng cao nĕng lực cạnh tranh
của bản thân và để giao tiếp cơ bản. Kết quả khảo
sát đã khẳng định nhận thức của sinh viên trong
xác định rõ mục đích học ngoại ngữ của mình và
cũng phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan
cũng như chuẩn đầu ra trong các chương trình
đào tạo của Nhà trường.
* Sinh viên lựa chọn các ngoại ngữ
Hiện nay trong xu thế hội nhập, nền kinh tế có sự
tham gia của nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến
từ nhiều nước khác nhau. Do vậy, nhu cầu và việc
lựa chọn ngoại ngữ để học của sinh viên cũng đa
dạng hơn. Hiện tại có hơn 7 ngoại ngữ đang được
dạy trong các trường đại học và cao đẳng, trong
đó Ngôn ngữ Anh chiếm tỉ lệ cao nhất (97,7%).
Tiếp đến là Ngôn ngữ Trung với tỉ lệ 61,7% [2]. Số
lượng ngoại ngữ được dạy ở mỗi trường cũng rất
khác nhau, trường dạy một ngoại ngữ, trường dạy
tám ngoại ngữ. Đối với Trường Đại học Sao Đỏ,
trong chương trình đào tạo một số ngành học đã
đưa 2 ngoại ngữ vào giảng dạy là Ngôn ngữ Anh
và Ngôn ngữ Trung Quốc. Ngoài ra, do nhu cầu
phát triển, Nhà trường có thể tổ chức giảng dạy
một số ngoại ngữ khác như Ngôn ngữ Hàn Quốc,
Nhật Bản
114
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
Bảng 6. Số lượng và tỉ lệ lựa chọn các ngoại ngữ
Responses Percent
of CasesN Percent
Luachonnguoingua
C6A 272 57.4% 79.5%
C6B 59 12.4% 17.3%
C6C 52 11.0% 15.2%
C6D 80 16.9% 23.4%
C6E 11 2.3% 3.2%
Total 474 100.0% 138.6%
Theo kết quả điều tra và phân tích thống kê (bảng
6), gần 80% số lượng sinh viên trả lời khảo sát lựa
chọn học Ngôn ngữ Anh. Kết quả này phù hợp với
đặc điểm chung ở các trường cũng như đặc điểm
chương trình đào tạo, yêu cầu của xã hội. Bên
cạnh đó, 23,4% sinh viên còn muốn lựa chọn học
Ngôn ngữ Nhật Bản, 17,3% học Ngôn ngữ Trung
Quốc và 15,2% học Ngôn ngữ Hàn Quốc. Kết quả
khảo sát này cũng cho thấy, Ngôn ngữ Anh vẫn là
ngôn ngữ phổ biến nhất. Tuy nhiên, do nhu cầu
của thực tiễn cũng như xu thế hội nhập phát triển
đã chi phối trong việc lựa chọn ngoại ngữ của
sinh viên.
* Những khó khĕn của sinh viên trong học ngoại ngữ
Những khó khĕn trong học ngoai ngữ của sinh
viên bao gồm yếu tố không tự tin, vấn đề về tài
chính, môi trường học tập Kết quả khảo sát về
các khó khĕn trong việc học tập ngoại ngữ, 71,1%
người trả lời khó khĕn do không tự tin và do môi
trường học tập, 20,5% khó khĕn về tài chính, còn
lại là các khó khĕn khác (bảng 7).Tỉ số giữa tổng
số câu trả lời với số lượng khảo sát (436/342) cho
thấy, một số sinh viên có rất nhiều khó khĕn trong
học ngoại ngữ. Kết quả này là cơ sở cho giảng
viên thay đổi phương pháp, dạy cần phù hợp với
đối tượng, cần truyền cảm hứng cho sinh viên
khi dạy ngoại ngữ. Nhà trường cũng cần tạo
ra một một môi trường học tập ngoại ngữ phù
hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên trong
học ngoại ngữ.
Bảng 7. Tỉ lệ lựa chọn những khó khĕn trong học
ngoại ngữ
Responses Percent of
CasesN Percent
Khokhanhoc
ngoaingua
C7A 133 30.5% 38.9%
C7B 70 16.1% 20.5%
C7C 110 25.2% 32.2%
C7D 123 28.2% 36.0%
Total 436 100.0% 127.5%
* Yếu tố người dạy ảnh hưởng đến học ngoại ngữ
của sinh viên
Để học tốt ngoại ngữ, yếu tố người dạy cũng vô
cùng quan trọng. Theo khảo sát, sinh viên cảm
thấy mình sẽ học tập tốt ngoại ngữ khi được dạy
bởi đội ngũ giảng viên là người Việt Nam (57,6%)
và giảng viên là người nước ngoài (49,1%), còn lại
trên 30% học từ bạn bè và đối tượng khác (bảng
8). Với tổng số 484 đáp án được lựa chọn trên
342 lượt khảo sát có thể thấy, sinh viên muốn có
sự kết hợp giữa các yếu tố người dạy, đặc biệt là
giữa giảng viên Việt Nam và giảng viên bản ngữ.
Kết quả này cũng đã xác định để học tốt ngoại ngữ
vai trò của giảng viên ngoại ngữ là rất quan trọng,
đặc biệt có sự hiện diện của các giảng viên người
nước ngoài. Kết quả là cơ sở cho Nhà trường có
những định hướng trong xây dựng đội ngũ giảng
viên sao cho phù hợp với những nguyện vọng của
sinh viên.
Bảng 8. Tỉ lệ lựa chọn người dạy ngoại ngữ
Responses Percent of
CasesN Percent
Nguoidaya
C8A 197 40.7% 57.6%
C8B 168 34.7% 49.1%
C8C 72 14.9% 21.1%
C8D 47 9.7% 13.7%
Total 484 100.0% 141.5%
* Các kỹ nĕng sinh viên cần khi học ngoại ngữ
Bảng 9. Tỉ lệ lựa chọn các kỹ nĕng trong học
ngoại ngữ
Responses Percent
of CasesN Percent
Phattrienkynanga
C9A 51 12.1% 14.9%
C9B 63 15.0% 18.4%
C9C 24 5.7% 7.0%
C9D 17 4.0% 5.0%
C9E 265 63.1% 77.5%
Total 420 100.0% 122.8%
Kết quả khảo sát và phân tích số liệu thống kê cho
thấy (bảng 9), tổng số đáp án được lựa chọn là
420/342 lượt khảo sát, kết quả này thể hiện sinh
viên mong muốn được phát triển nhiều kỹ nĕng
ngoại ngữ. Tỉ lệ số đáp án lựa chọn so với số
lượng khảo sát cũng cho thấy, 77,7% số sinh viên
được khảo sát muốn phát triển cả bốn kỹ nĕng.
Bên cạnh đó, nghe - nói là kỹ nĕng được chú trọng
với trên 30% sinh viên lựa chọn. Các kỹ nĕng đọc
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
115Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
- viết được lựa chọn ít hơn chiếm trên 10% lựa
chọn. Kết quả khảo sát này có thể dự đoán, ngữ
pháp không được nhấn mạnh so với các kỹ nĕng
giao tiếp như nghe, nói. Kết quả này cũng phù hợp
với thực tế khách quan về những yêu cầu của các
doanh nghiệp sau khi sinh viên tốt nghiệp.
* Các hình thức học ngoại ngữ sinh viên quan tâm
Khảo sát về hình thức học tập, phần đông sinh
viên (54,4%) lựa chọn học theo chương trình
khung của trường. Bên cạnh đó, 43,3% số sinh
viên muốn học tại các trung tâm ngoại ngữ, 31,0%
muốn học từ các câu lạc bộ ngoại ngữ, còn lại là
tự học ở nhà và học trực tuyến trên mạng (bảng
10). So sánh kết quả tổng số lựa chọn các đáp áp
trên số lượng khảo sát (564/342) đã cho thấy, rất
nhiều sinh viên muốn kết hợp các hình thức học
ngoại ngữ. Như vậy, kết quả này cũng là cơ sở để
tổ chức các hoạt động học ngoại ngữ, ngoài học
ngoại ngữ theo chương trình đào tạo chính khóa
của trường cũng cần tổ chức thêm hoạt động dạy/
học tại các trung tâm và phát huy hoạt động của
câu lạc bộ ngoại ngữ trong Nhà trường cũng như
tổ chức tốt các hoạt động tự học của sinh viên.
Bảng 10. Tỉ lệ lựa chọn các hình thức học ngoại ngữ
Responses Percent
of CasesN Percent
Hinhthuchoca
C10A 186 33.0% 54.4%
C10B 148 26.2% 43.3%
C10C 67 11.9% 19.6%
C10D 57 10.1% 16.7%
C10E 106 18.8% 31.0%
Total 564 100.0% 164.9%
* Các khóa học ngoại ngữ mà sinh viên có nhu cầu
Về nhu cầu lựa chọn các khóa học ngoại ngữ
(bảng 11), kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ lựa chọn
các khóa học trên số lượng sinh viên khảo sát
như sau: 72,2% lựa chọn các khóa học giao tiếp
(kết quả này cũng phù hợp với việc sinh viên lựa
chọn rèn luyện và phát triển các kỹ nĕng nghe - nói
(bảng 9); 34,5% nhu cầu lựa chọn các khóa học cơ
bản; 28,9% nhu cầu lựa chọn ngoại ngữ chuyên
ngành và 17% nhu cầu luyện thi các chứng chỉ
quốc tế. Kết quả thống kê có 522 lựa chọn/342
khảo sát cho thấy nhiều sinh viên có nhu cầu được
tham gia trên 2 khóa học, trong đó các tỉ lệ lựa
chọn như ở bảng 11.
Như vậy, kết quả phân tích thống kê nhu cầu tham
gia các khóa học của sinh viên cho thấy, đại đa
số sinh viên muốn tham gia các lớp ngoại ngữ
cơ bản, lớp ngoại ngữ giao tiếp để rèn luyện các
kỹ nĕng nghe - nói. Đặc biệt, sinh viên cũng đã
quan tâm đến ngoại ngữ chuyên ngành. Kết quả
này cũng đã thể hiện được mục đích học ngoại
ngữ của sinh viên với những mục tiêu nắm được
kiến thức cơ bản, có thể giao tiếp và phù hợp với
chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu của các doanh
nghiệp sau khi ra trường. Kết quả này cũng là cơ
sở cho Nhà trường tổ chức các khóa học ngoại
ngữ cho phù hợp với các nhu cầu của sinh viên
hiện nay.
Bảng 11. Tỉ lệ lựa chọn các khóa học ngoại ngữ
Responses Percent
of CasesN Percent
Luachon
khoahoca
C11A 247 47.3% 72.2%
C11B 118 22.6% 34.5%
C11C 58 11.1% 17.0%
C11D 99 19.0% 28.9%
Total 522 100.0% 152.6%
Trong phần khảo sát những ý kiến đề xuất đối với
khoa/Nhà trường trong học ngoại ngữ, sinh viên
chủ yếu đề xuất theo các nội dung sau: tạo điều
kiện về thời gian và việc lựa chọn các ngoại ngữ
phù hợp với ngành nghề và phù hợp với yêu cầu
thực tiễn của doanh nghiệp, cần kết hợp giữa
học và chơi, dạy giao tiếp cơ bản, mở các lớp
bồi dưỡng ngoại ngữ (Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ
Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản), mời người bản
địa trong dạy ngoại ngữ và mở lớp học ngoại ngữ
trực tuyến
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu học
ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ
cho thấy, sinh viên đã có những nhận thức đúng
đắn phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của
xã hội như nhận thức về vị trí, vai trò của ngoại
ngữ, xác định rõ mục đích của việc học ngoại ngữ
là đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp chủ yếu là giao
tiếp; có sự lựa chọn ngoại ngữ theo nhu cầu thực
tế khách quan, ngoài Ngôn ngữ Anh còn có sự
lựa chọn Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn
Quốc và Ngôn ngữ Nhật Bản; những khó khĕn cản
trở đến hiệu quả học ngoại ngữ như thiếu tự tin,
không có môi trường học tập, kinh phí học tập; các
nhu cầu về phát triển các kỹ nĕng, các khóa học
và các hình thức dạy học. Kết quả phân tích và
đánh giá là cơ sở để khoa/Nhà trường có những
116
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
hướng đi, những thay đổi phù hợp với yêu cầu
thực tiễn.
4.2. Đề xuất
Trên cơ sở các kết quả phân tích, đánh giá nhu
cầu học ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học
Sao Đỏ, chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau:
- Tổ chức tốt hoạt động CLB Ngoại ngữ trong
Nhà trường.
- Mở các lớp học ngoại ngữ phù hợp với đối tượng,
kinh phí, cần sự hỗ trợ từ nhiều phía, đặc biệt là
giảng viên.
- Mời người nước ngoài tham gia công tác giảng
dạy. Trao đổi giáo viên giữa các trường, các trung
tâm. Mời các tình nguyện viên nước ngoài tham
gia tình nguyện tại trường.
- Giảng viên cần luôn đổi mới phương pháp, hình
thức giảng dạy cho phù hợp với nĕng lực của
sinh viên.
- Khoa tổ chức các lớp dạy thêm ngoại ngữ (Ngôn
ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc), phối hợp tổ
chức các lớp ngoạ