Tính ưu việt của hoạt động đánh giá theo mô hình trường học mới so với mô hình trường học truyền thống ở Việt Nam

Tóm tắt. Bài viết phân biệt hoạt động đánh giá theo mô hình VNEN (mô hình trường học kiểu mới tại Việt Nam) với MHTHTT (mô hình trường học truyền thống), và tính ưu việt của hoạt động đánh giá theo mô hình VNEN mang lại. Ở MHTHTT giáo viên có vai trò quan trọng, quyết định trong hoạt động đánh giá dựa trên kết quả học tập của học sinh. Theo VNEN thì hoạt động đánh giá lại là hoạt động của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và của cả cộng đồng dựa trên quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, trong đó thì giáo viên là người giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh đó học sinh trong ngôi trường VNEN sẽ có kĩ năng hoạt động nhóm, tự học, tự rèn luyện, có lòng tự trọng, tự tôn và tư suy phê phán sâu sắc, phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính ưu việt của hoạt động đánh giá theo mô hình trường học mới so với mô hình trường học truyền thống ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp. 192-199 This paper is available online at TÍNH ƯU VIỆT CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌCMỚI SO VỚI MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM Đỗ Thị Phương Thảo1, Đỗ Thị Trinh2, Bùi Thị Hiền1 1Trường Đại học Hải Phòng; 2Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Bài viết phân biệt hoạt động đánh giá theo mô hình VNEN (mô hình trường học kiểu mới tại Việt Nam) với MHTHTT (mô hình trường học truyền thống), và tính ưu việt của hoạt động đánh giá theo mô hình VNEN mang lại. Ở MHTHTT giáo viên có vai trò quan trọng, quyết định trong hoạt động đánh giá dựa trên kết quả học tập của học sinh. Theo VNEN thì hoạt động đánh giá lại là hoạt động của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và của cả cộng đồng dựa trên quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, trong đó thì giáo viên là người giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh đó học sinh trong ngôi trường VNEN sẽ có kĩ năng hoạt động nhóm, tự học, tự rèn luyện, có lòng tự trọng, tự tôn và tư suy phê phán sâu sắc, phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Từ khóa:Mô hình trường học, VNEN, tự học và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 1. Mở đầu VNEN là mô hình trường học kiểu mới tại Việt Nam Viet Nam Escuela Nueva. Mô hình trường học mới (Escuela Nueva EN) khởi nguồn từ Colombia ở những năm 1995 - 2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh (HS) làm trung tâm. Ở Việt Nam dự án VNEN được triển khai thử nghiệm tại 6 tỉnh năm học 2011 - 2012, đến thời điểm năm học 2012 - 2013 thực hiện trên 63 tỉnh, thành phố và ở 1447 trường tiểu học. Năm học 2013 - 2014 tổ chức tổng kết đánh giá thực hiện mô hình VNEN năm học 2012 - 2013 và rà soát, chuẩn bị cho việc triển khai mô hình VNEN năm học 2013 - 2014. Tại Hải Phòng năm học 2012 - 2013 trường tiểu học Đằng Lâm (quận Hải An) được Bộ GD-ĐT chọn triển khai thí điểm mô hình VNEN. Kết thúc năm học, mô hình được đánh giá đạt hiệu quả đề ra. Từ những kết quả đó, năm học 2013 - 2014 Sở GD-ĐT chỉ đạo nhân rộng thí điểm 7 trường tiểu học trên thành phố triển khai mô hình VNEN. Đó là các trường tiểu học: Nguyễn Huệ (Hồng Bàng), Nguyễn Thượng Hiền (Ngô Quyền), Dư Hàng (Lê Chân), Nguyễn Văn Trỗi (Cát Hải), Tân Phong (Kiến Thụy), Phục Lễ (Thủy Nguyên) và trường tư thục Hai Bà Trưng. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống (MHTHTT), vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy - học, cách tổ chức quản lí lớp học, cách đánh giá, cơ sơ vật chất học tập. . . Những đổi mới căn bản ấy có làm thay đổi nhiều về cách đánh giá, xếp loại học sinh? Đây cũng là vấn đề đang được HS, phụ huynh HS (PHHS), giáo viên Liên hệ: Đỗ Thị Phương Thảo, e-mail: hoaphuongthao@yahoo.com. 192 Tính ưu việt của hoạt động đánh giá theo mô hình trường học... (GV) và các cấp quản lí giáo dục quan tâm. Đặc biệt, hoạt động đánh giá trong mô hình VNEN có nhiều điểm khác biệt và ưu việt so với hoạt động đánh giá trong MHTHTT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mục đích của đánh giá MHTHTT: Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục Tiểu học. Khuyến khích HS học tập chuyên cần; phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, khả năng tự học của HS; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam. VNEN: GV kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và những khó khăn không thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng từng kết quả đạt được, những ưu điểm nổi bật và những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. HS có khả năng tham gia đánh giá, tự đánh giá, rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh, bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ hơn. Cha mẹ HS, cộng đồng quan tâm và biết tham gia đánh giá quá trình học tập, rèn luyện; quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học / giáo dục, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Đánh giá chung: Mục đích đánh giá của MHTHTT là hoạt động của GV, HS nhằm đánh giá được năng lực phẩm chất của HS để khuyến khích HS học tập và rèn luyện. Theo VNEN thì mục đích đánh giá là hoạt động của GV, HS, PHHS, các cấp quản lí giáo dục và của cả cộng đồng, trong đó đánh giá của GV vẫn là quan trọng nhất. Nhằm thúc đẩy cộng đồng, PHHS, các cấp quản lí cùng quan tâm vào sự nghiệp giáo dục của đất nước; HS có tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện đạo đức của chính bản thân của các em. 2.2. Nội dung đánh giá MHTHTT đánh giá thông qua việc thực hiện 5 nhiệm vụ của HS tiểu học: 1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. 2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người có hoàn cảnh khó khăn. 3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân. 4. Tham gia các hoat động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện trật tự an toàn giao thông. 5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương. VNEN đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kêt quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục tiểu học theo từng môn và hoạt động giáo dục. Đánh theo 3 nhóm phát triển năng lực (1. Tự phục vụ, tự quản; 2. Giao tiếp, hợp tác; 3. Tự học và giải quyết vấn đề) và 4 nhóm phát triển phẩm chất (1. Yêu cha mẹ gia đình; yêu bạn bè trường lớp; yêu quê hương, đất nước, con người;. . . 2. Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; 3. Trung thực, kỉ luật; 4. Chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao). 193 Đỗ Thị Phương Thảo, Đỗ Thị Trinh, Bùi Thị Hiền Đánh giá chung: Nội dung đánh giá của MHTHTT và VNEN thì đều đánh giá dựa trên sự phát triển về năng lực, phẩm chất, nhân cách của HS. Nhưng VNEN thì hướng HS đến việc “Tự” và quan trọng hơn cả chính là tự học và giải quyết vấn đề của mình. Ở trong ngôi trường VNEN HS có kĩ năng làm việc theo nhóm rất cao, các em thường có tư duy phê phán sắc sảo, có lòng tự tôn; có thái độ bình đẳng và dân chủ, kỉ luật làm việc cao; có các kĩ năng học thuật cũng như kĩ năng đời sống phù hợp với tư cách một công dân, với môi trường và nền văn hóa; có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và tham gia tích cực vào các hoạt động. Đó chính là những thành quả to lớn mà một ngôi trường VNEN mang lại. 2.3. Các hình thức đánh giá 2.3.1. Đánh giá thường xuyên MHTHTT: Đánh giá thường xuyên (ĐGTX) được thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở HS học tập tiến bộ, đồng thời để GV đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục nhằm đạt được hiệu quả thiết thực. ĐGTX được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết (dưới 20 phút), quan sát HS qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng. VNEN: ĐGTX quá trình học tập, rèn luyện được thực hiện trên lớp học theo tiến trình các bài học, các hoạt động giáo dục ở nhà trường và trong cuộc sống hàng ngày của HS ở gia đình và cộng đồng. Tham gia đánh giá HS gồm: GV, HS (tự đánh giá và đánh giá bạn qua hoạt động của tổ, nhóm, hội đồng tự quản); PHHS. GV: Dựa trên đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài, GV thường xuyên quan sát, cá nhân, nhóm HS; hỗ trợ kịp thời đối với từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc của nhóm HS; nếu hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất thì chuyển sang nhiệm vụ thứ 2 cho đến khi hoàn thành bài học; chấp nhận sự khác nhau (nếu có) về thời gian, tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ học tập của các HS trong lớp. Trong quá trình ĐGTX, GV ghi vào nhật kí đánh giá của mình những điều đặc biệt cần lưu ý, giúp ích cho quá trình theo dõi của GV. HS: HS tự đánh giá việc làm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình và của bạn mình, chia sẻ kết quả hoặc khó khăn không thể vượt qua với bạn / nhóm bạn hoặc GV để giúp bạn hoặc được bạn hay GV giúp đỡ kịp thời; báo cáo kết quả cuối cùng với GV để được xác nhận hoàn thành hoặc được hướng dẫn thêm. Mỗi HS có nhật kí ghi lại những diều chưa làm được và đã làm được, những mòn muốn của HS. Nhật kí này là của riêng HS, HS có thể chia sẽ với người khác hoặc không. PHHS: được mời tham gia hoặc quan sát các hạt động dạy học / giáo dục của nhà trường, sử dụng tài liệu hướng dẫn học tập, đáp ứng các yêu cầu của HS trong quá trình học tập, nhất là những hoạt động học tập, sinh hoạt ở gia đình, ở cộng đồng và nên ghi nhận định vào phiếu đánh giá. Thông qua đó động viên, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, phát triển kĩ năng sống, vận dụng kiến thức vào cuộc sống và tham gia các hoạt động xã hội, tìm hiểu về những sự vật, hiện tượng tự nhiên và văn hóa, lịch sử, nghề truyền thống của địa phương. Đánh giá chung: Hoạt động ĐGTX theo MHTHTT là các bài kiểm tra, các bài thực hành do GV và HS tiến hành, dựa trên các kết quả đó thì GV có đánh giá nhất định. Còn VNEN thì khác, hoạt động đánh giá không chỉ là hoạt động của riêng GV, HS mà còn là hoạt động của PHHS, cộng 194 Tính ưu việt của hoạt động đánh giá theo mô hình trường học... đồng dựa trên các đánh giá đó mà GV có thể sẽ có thêm những lưu ý đặc biệt vào nhật kí đánh giá của mình. Đồng thời HS trong ngôi trường VNEN có khả năng tự đánh giá bản thân mình và bạn để cùng nhau phát triển nhờ có nhật kí đánh giá của chính HS. 2.3.2. Đánh giá định kì đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét (Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Tin học) MHTHTT: Đánh giá định kì (ĐGĐK) quả học tập của HS được tiến hành sau từng giai đoạn học tập, nhằm thu nhận thông tin cho GV và các cấp quản lí để chỉ đạo, điều chỉnh quá trình dạy học; thông báo cho gia đình nhằm mục đích phối hợp động viên, giúp đỡ HS. Bài kiểm tra định kì (KTĐK) được tiến hành dưới hình thức tự luận hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong thời gian 1 tiết. VNEN: ĐGĐK kết quả học tập được tiến hành vào cuối học kì I và cuối năm học bằng bài KTĐK. Đề KTĐK gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 3 mức độ: Mức 1: HS nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học khi được yêu cầu; diễn đạt chúng theo ngôn ngữ riêng của mình. Mức 2: HS kết hợp và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học. Mức 3: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được đưa ra hoặc được học. Đánh giá chung: ĐGĐK ở MHTHTT là các bài kiểm tra 1 tiết của từng giai đoạn học tập. Còn VNEN thì là bài KTĐK cuối kì I và cả năm với đề bài KTĐK được chia làm 3 mức theo từng khả năng của HS. Tuy nhiên cuối HKI và cuối năm học VNEN sẽ kết hợp giữa ĐGTX với ĐGĐK về cả quá trình học tập, rèn luyện, sự tiến bộ của HS mà không tính trung bình chung để xét học lực như MHTHTT. 2.4. Ví dụ minh họa Để nhận biết rõ được tính ưu việt trong hoạt động đánh giá theo VNEN. Chúng tôi xin nêu một ví dụ minh họa về hoạt động đánh giá của VNEN trong dạy học bài “Bảng nhân 8” ở môn Toán lớp 3 [5]. Bài 30. BẢNG NHÂN 8 Mục tiêu: Em học bảng nhân 8. Vận dụng bảng nhân 8 vào thực hiện tính và giải toán. A. Hoạt động cơ bản 1. Chơi trò chơi “Truyền điện”: Ôn lại bảng chia 7. 2. a) Thực hiện lần lượt các hoạt động sau và viết phép nhân vào vở: - Lấy ra 1 tấm bìa có 8 chấm tròn: 195 Đỗ Thị Phương Thảo, Đỗ Thị Trinh, Bùi Thị Hiền 8 được lấy 1 lần, ta viết: 8 × 1 = 8 - Lấy ra 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn: 8 được lấy 1 lần, ta có: 8 × 2 = 8 + 8 = 16 Vậy 8 × 2 = 16 - Lấy ra 3 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn: 8 được lấy 3 lần, ta có: 8× 3 = 8 + 8 + 8 = 24 Vậy 8× 3 = 24 8× 1 = 8 8× 2 = 16 8× 3 = 24 b) Em thực hiện tương tự như trên và viết phép nhân vào vở: 8× 4 = . . . 8× 7 = . . . 8× 9 = . . . 8× 5 = . . . 8× 8 = . . . 8× 10 = . . . 8× 6 = . . . 8× 9 = . . . c) Đọc và học thuộc bảng nhân 8. Bảng nhân 8 8× 1 = 8 8× 6 = 48 8× 2 = 16 8× 7 = 56 8× 3 = 24 8× 8 = 64 8× 4 = 32 8× 9 = 72 8× 5 = 40 8× 10 = 80 196 Tính ưu việt của hoạt động đánh giá theo mô hình trường học... 3. Chơi trò chơi: “Đếm thêm 8” a) Đếm thêm 8 từ 8 đến 80: 8, 16, . . . , . . . , . . . , . . . , . . . , . . . , . . . , 80 b) Viết số thích hợp vào ô trống 8 16 80 * Báo cáo với thầy / cô giáo kết quả những gì em đã làm. B. Hoạt động thực hành 1. Tính nhẩm 8× 5 = 8× 6 = 8× 7 =8× 1 = 8× 3 = 8× 2 = 8× 4 = 8× 10 =8× 9 = 8× 8 = 2. Giải bài toán Mỗi túi cam cân nặng 8 kg. Hỏi 5 túi cam như thế cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? 3. Tính: a) 8× 4 + 8 b) 8× 6 + 8 4. Viết phép nhân thích hợp vào chỗ chấm: A B C D a) Có 4 hàng, mỗi hàng có 8 ô vuông. Số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD là: . . . . . . . . . = 32 (ô vuông) b) Có 8 cột, mỗi cột có 4 ô vuông. Số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD là: . . . . . . . . . = 32 (ô vuông) Nhận xét: . . . . . . · · · = . . . . . . . . . Báo cáo với thầy / cô giáo kết quả những gì em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng Em đố mẹ: Lớp 3A có nhiều hơn 30 học sinh và ít hơn 35 học sinh. Số học sinh lớp 3A được chia thành 4 tổ thì vừa hết. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu học sinh? 1. Có 4 luống hoa, mỗi luống trồng 8 cây hoa, như hình vẽ dưới đây. Để tính tổng số cây hoa hai chị em tính như sau: 197 Đỗ Thị Phương Thảo, Đỗ Thị Trinh, Bùi Thị Hiền • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • - Chị tính: 8 × 4 = 32 (cây hoa) - Em đếm có 28 cây hoa Em hỏi mẹ xem ai tính đúng, vì sao? Thầy / cô giáo nhận xét và ghi nhận kết quả học tập của học sinh. Trên đây là nội dung bài 30: “Bảng nhân 8” trong tài liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong nội dung bài học, mục tiêu bài học được xác định rõ với 3 hoạt động: hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng. Trong từng hoạt động HS sẽ tự học, hoạt động theo cặp, theo nhóm trên lớp. Tính ưu việt của hoạt động đánh giá theo VNEN thể hiện thông qua hình thức đánh giá, công cụ đánh giá HS như sau: Hoạt động Hoạt động học tập của HS Hình thức đánh giá Công cụ đánh giá A. Hoạt động cơ bản - Tự học, kết hợp với làm việc theo cặp, theo nhóm - Làm việc cả lớp - Tự đánh giá - Đánh giá theo cặp, theo nhóm - Quan sát, nhận xét trên lớp - Hỏi đáp - Bảng đo tiến độ - Đánh giá bằng nhận xét (HS tự ghi lại nhận xét của mình vào bảng đo tiến độ hoặc GV ghi lại nhận xét) - Đánh giá bằng điểm số B. Hoạt động thực hành - Tự học, kết hợp với làm việc theo cặp, theo nhóm - Làm việc cả lớp - Tự đánh giá - Đánh giá theo cặp, theo nhóm - Quan sát, kiểm tra tiến độ, nhận xét trên lớp - Kiểm tra viết (HS chữa bài trên lớp) - Đánh giá bằng nhận xét - Đánh giá bằng điểm số C. Hoạt động ứng dụng - HS tự thực hiện hoạt động ứng dụng độc lập - PHHS và cộng đồng có thể giúp đỡ HS thực hiện để củng cố, mở rộng kiến thức hợp lí. Hoặc đưa ra các nhiệm vụ phù hợp với năng lực của HS. - Đánh giá tiến độ - Nghiệm thu và kiểm tra sản phẩm ứng dụng của HS - Đánh giá bằng nhận xét - Đánh giá bằng điểm số 198 Tính ưu việt của hoạt động đánh giá theo mô hình trường học... 3. Kết luận Tính ưu việt của hoạt động đánh giá theo VNEN được thể hiện ở chính mục đích, nội dung và hình thức đánh giá. Trong ngôi trường VNEN HS được đánh giá khách quan và toàn diện về mọi mặt. Đánh giá HS không chỉ GV đánh giá HS mà HS và PHHS, cộng đồng cũng tham gia vào quá trình đánh giá. Bên cạnh đó đánh giá HS không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào điểm số mà còn phụ thuộc vào cả quá trình học tập, rèn luyện của HS trong suốt năm học. Qua đó HS sẽ cố gắng, nỗ lực học tập, rèn luyện hoàn thiện bản thân hơn. Nhìn chung đây là mô hình trường học hiệu quả: “HS của trường học theo mô hình EN có kĩ năng làm việc nhóm rất cao; các em thường có tư duy phê phán sắc sảo; có lòng tự tôn; có thái độ bình đẳng và dân chủ, kỉ luật làm việc cao; có các kĩ năng học thuật cũng như kĩ năng đời sống phù hợp với tư cách một công dân, với môi trường và nền văn hóa; có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và tham gia tích cực vào các hoạt động” [4]. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thông tư số: 32/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT [2] Công văn số: 5737/BGDĐT-GDTH của Bộ GD-ĐT [3] Công văn số: 2764/BGDĐT-GDTH [4] Bộ GD-ĐT - Dự án giáo dục Tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (2010), Mô hình “Trường học kiểu mới” của Colombia. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Hướng dẫn học Toán (Sách thử nghiệm) lớp 3- 1B” [6] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục Tiểu học, dự án mô hình trường học mới Việt Nam - VNEN, “Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam lớp 2” - tập 1, Hà Nội 2012. ABSTRACT The advantages of evaluated activities comparing the new school model with the traditional school model Active Posts differentiate between activities of VNEN evaluated according with traditional school model and the advantages that assessment activities VNEN brings. In the traditional school model teachers have an important role in that it is they who assess student outcomes. According to VNEN, the assessment is made by teachers, students and parents of the community-based learning process, but the teacher’s assessment hold the most weight. VNEN students will have group activity skills, self-learning, self-discipline, self-esteem, self-respect, critical thinking and undergo comprehensive personality development. 199
Tài liệu liên quan