Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả của cuộc khảo sát 57 sinh viên (SV) năm thứ
tư và 164 SV năm thứ 3 đang học tại Khoa Địa lí – Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội (ĐHSPHN). Mục đích của cuộc điều tra nhằm hiểu rõ hiện trạng kĩ năng dạy
học của SV sư phạm và những đánh giá của các em về quá trình rèn luyện kĩ năng.
Từ kết quả thu được, tác giả thấy rằng hầu hết SV tham gia điều tra đều chưa có
kĩ năng dạy học tốt mà theo các em nguyên nhân chủ yếu là do phương pháp và
mức độ rèn luyện kĩ năng chưa hoàn toàn phù hợp. Các em cũng cho rằng cần thay
đổi phương pháp rèn luyện kĩ năng. Trong quá trình rèn luyện kĩ năng dạy học, cần
chú trọng vào một số kĩ năng “chìa khóa” như kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ, kĩ năng
sử dụng câu hỏi, kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học bởi vì những kĩ năng này
có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các kĩ năng khác. Từ những kết quả thu thập
được, chúng tôi đưa ra một vài gợi ý về cách thức rèn luyện kĩ năng dạy học nhằm
mục đích nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở Khoa Địa lí, Trường ĐHSP HN.
Từ khóa: Kĩ năng dạy học, quá trình đào tạo giáo viên, rèn luyện kĩ năng dạy học.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích dữ liệu điều tra hiện trạng kỹ năng giảng dạy của sinh viên Sư phạm địa lí – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 4, pp. 140-147
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG
KỸ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
– TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI
Trần Thị Thanh Thủy
Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: thuyppdl@gmail.com
Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả của cuộc khảo sát 57 sinh viên (SV) năm thứ
tư và 164 SV năm thứ 3 đang học tại Khoa Địa lí – Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội (ĐHSPHN). Mục đích của cuộc điều tra nhằm hiểu rõ hiện trạng kĩ năng dạy
học của SV sư phạm và những đánh giá của các em về quá trình rèn luyện kĩ năng.
Từ kết quả thu được, tác giả thấy rằng hầu hết SV tham gia điều tra đều chưa có
kĩ năng dạy học tốt mà theo các em nguyên nhân chủ yếu là do phương pháp và
mức độ rèn luyện kĩ năng chưa hoàn toàn phù hợp. Các em cũng cho rằng cần thay
đổi phương pháp rèn luyện kĩ năng. Trong quá trình rèn luyện kĩ năng dạy học, cần
chú trọng vào một số kĩ năng “chìa khóa” như kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ, kĩ năng
sử dụng câu hỏi, kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học bởi vì những kĩ năng này
có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các kĩ năng khác. Từ những kết quả thu thập
được, chúng tôi đưa ra một vài gợi ý về cách thức rèn luyện kĩ năng dạy học nhằm
mục đích nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở Khoa Địa lí, Trường ĐHSP HN.
Từ khóa: Kĩ năng dạy học, quá trình đào tạo giáo viên, rèn luyện kĩ năng dạy học.
1. Mở đầu
Điều tra hiện trạng kỹ năng dạy học (KNDH) của SV sư phạm là một công việc có
ý nghĩa thực tiễn. Thông qua phân tích kết quả điều tra, chúng ta có thể biết được hiện
trạng KNDH của SV, nguyên nhân của tình trạng đó để đưa ra kế hoạch rèn luyện kỹ năng
(KN) phù hợp hơn. Kết quả điều tra còn giúp các nhà quản lý xây dựng được chương trình
đào tạo phù hợp với mục tiêu của các trường Sư phạm và của ngành sư phạm Địa lí.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đối tượng điều tra
Tác giả xác định đối tượng tìm hiểu là SV sư phạm Địa lí K56 và K57. Tại thời điểm
điều tra (06/2010), SV K56 vừa tốt nghiệp và SV K57 bắt đầu bước vào năm học thứ 4.
Lí do lựa chọn đối tượng điều tra này là do tại thời điểm điều tra, những SV này đã được
tham gia thực hành tất cả các phương pháp rèn luyện KNGD của Khoa Địa lí nói riêng và
của Trường ĐHSPHN nói chung. Khi đó, SV mới có thể đánh giá và nhận xét toàn diện về
140
Phân tích dữ liệu điều tra hiện trạng kỹ năng dạy học của sinh viên Sư phạm Địa lí...
phương pháp rèn luyện KNGD cho SV cũng như có cơ sở để đánh giá hiện trạng KNGD
của bản thân.
2.2. Mục đích và phương pháp điều tra
2.2.1. Mục đích
Tác giả thực hiện cuộc điều tra này với các mục đích sau đây:
- Biết được hiện trạng KNGD của SV dựa trên những đánh giá tổng quát về KNGD
và việc đánh giá chi tiết những KN bộ phận.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện trạng KNGD của SV.
- Xem xét những đánh giá khách quan của SV về quá trình rèn luyện KNGD tại
Khoa Địa lí trong thời điểm hiện tại.
- Tìm hiểu những đánh giá của SV về những yếu tố tham gia vào quá trình rèn luyện
KNGD (Thời điểm rèn luyện, nội dung rèn luyện, phương pháp rèn luyện, tài liệu hướng
dẫn, cơ sở vật chất – kỹ thuật...).
- Từ kết quả điều tra, xác định hướng đi cho việc thay đổi phương pháp rèn luyện
KNGD cho SV sư phạm tại Khoa Địa lí, Trường ĐHSP HN.
Việc thiết kế bảng hỏi SV sẽ nhằm làm sáng tỏ các khía cạnh được nêu trên.
2.2.2. Phương pháp điều tra
Do đối tượng điều tra tập trung, nhưng số lượng điều tra tương đối lớn nên tác giả
sẽ xây dựng một bảng hỏi và tiến hành điều tra trực tiếp đối tượng nghiên cứu.
Bảng hỏi được thiết kế gồm 5 câu hỏi mở và 22 câu hỏi đóng chia làm 2 phần: Phần
điều tra thông tin chung và Phần điều tra thông tin chi tiết. Các câu hỏi mở yêu cầu người
được điều tra điền một số thông tin cá nhân, một số quan điểm cá nhân về những vấn
đề khái quát của việc rèn luyện KNGD. Các câu hỏi đóng được xây dựng với mục đích
tìm hiểu chi tiết về những đánh giá, quan điểm của cá nhân về hiện trạng, nguyên nhân,
phương hướng giải quyết về quá trình rèn luyện KNGD cho SV tại Khoa Địa lí – Trường
ĐHSPHN.
Dữ liệu điều tra được phân tích, đánh giá nhằm đưa ra các nhận xét, kết luận với sự
trợ giúp của phần mềm SPSS.
2.3. Phân tích kết quả điều tra
Khi yêu cầu SV tự đánh giá KNGD của bản thân theo 5 mức độ: 1 - Rất tốt, 2 - Tốt,
3 - Bình thường, 4 - Không tốt và 5 - Rất không tốt, tác giả đã thu được kết quả dưới đây.
Bảng 1. SV tự đánh giá về hiện trạng KNGD của bản thân
Khoá Số lượng SV Giá trị trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (SD)
56 57 2,67 0,664
57 164 2,87 0,497
Như vậy, tác giả thấy rõ khuynh hướng lựa chọn của SV thiên về mức 3 (Bình
141
Trần Thị Thanh Thủy
thường), trong đó SV K57 có mức đánh giá thấp hơn K56. Cơ cấu đánh giá được thể hiện
ra qua biểu đồ dưới đây:
Hình 1. Tỉ lệ đánh giá của SV về KNGD của bản thân theo thang đo 5 mức
Trong khi chỉ có 31,6% SV K56 và 17,7% SV K57 có KNGD đạt mức tốt, tỉ lệ SV
có KN đạt mức rất tốt lại chỉ có 3,5% SV K56 và 0,6% SV K57. Kết quả điều tra xác nhận
rằng quá trình rèn luyện KNGD hiện nay tại Khoa Địa lí cũng đã đạt được những hiệu
quả nhất định. Tuy nhiên, đa số SV lại cho rằng KN của mình chỉ đạt mức trung bình, cho
thấy sự tự tin vào năng lực nghề nghiệp chưa thể hiện rõ.
SV cũng tự đánh giá mức độ tự tin đối với từng KNGD độc lập với 5 mức như sau:
1 - Rất tự tin, 2 - Tự tin, 3 - Tương đối tự tin, 4 - Không tự tin và 5 - Rất không tự tin.
Kết quả thu được cho thấy phần lớn SV K56 đều cho rằng mình cảm thấy không hoàn
toàn tự tin khi sử dụng những KN này trong quá trình giảng dạy, trong đó có thể kể đến
những KN có mức độ tự tin thấp như: KN sử dụng câu hỏi (Mean=2,65), giải thích (Mean
= 2,58), quản lý lớp học (Mean = 2,7) hay diễn đạt ngôn ngữ (Mean = 2,53). Đối với SV
K57, những KN có mức độ tự tin thấp là: KN phối hợp các phương pháp dạy học (Mean =
2,89), KN kiểm tra – đánh giá (Mean = 2,87), KN giải thích (Mean = 2,82); KN sử dụng
các phương tiện dạy học (Mean = 2,73). Số lượng SV cảm thấy không tự tin đối với các
KNGD riêng biệt đối với SV K57 có phần cao hơn SV K56.
Chúng tôi cũng đã đối chiếu với số liệu tổng hợp kết quả đánh giá của những SV
này trong đợt TTSP tại trường phổ thông. SV tự đánh giá kết quả của các tiết TTSP với
5 mức (1 - Rất thành công, 2 - Thành công, 3 - Tương đối thành công, 4 - Bình thường,
5 - Không thành công). Kết quả, giá trị trung bình của K56 là 2,49 (độ lêch chuẩn SD
= 0,656), của SV K57 là 2,46 (SD = 0,6). Không có SV K56 nào nhận thấy mình đã rất
thành công trong những tiết TTSP trong khi con số này là 1,2% đối SV K57. Có 36,8%
SV K56 cho rằng các tiết TTSP của mình chỉ đạt mức độ bình thường, con số này là 38,4%
đối với SV K57. Số lượng cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau:
Về các yếu tố (được chia thành 5 nhóm) ảnh hưởng đến sự thành công hay không
thành cộng của các tiết TTSP, ý kiến của SV được tóm tắt về mặt thống kê như Bảng 2
dưới đây.
Số liệu điều tra cho thấy, đa số SV cho rằng những tiết dạy thành công chủ yếu do
SV có kiến thức và KN tốt. SV cũng cho rằng những tiết dạy không thành công chủ yếu
là do SV chưa có KN tốt và do đối tượng HS. Không có nhiều khác biệt giữa SV K56 và
K57. Như vậy, hầu hết SV đều cho rằng KNGD là một yếu tố quan trọng góp phần vào
thành công hay thất bại của một tiết TTSP.
142
Phân tích dữ liệu điều tra hiện trạng kỹ năng dạy học của sinh viên Sư phạm Địa lí...
Hình 2. Số lượng SV tự đánh giá kết quả các tiết TTSP phân theo 5 mức độ
Bảng 2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công
hoặc không thành công của các tiết TTSP của SV (Đơn vị: %)
Các yếu tố Kết quả K56 K57 Tổng
Kiến thức Thành công 80,7 58,5 64,3
Không thành công 24,6 26,2 25,8
Kĩ năng Thành công 73,7 68,9 70,1
Không thành công 57,9 57,3 57,5
Cơ sở vật chất, kĩ thuật Thành công 19,3 7,30 10,4
Không thành công 24,6 19,5 20,8
Chuẩn bị giáo án Thành công 42,1 37,8 38,9
Không thành công 24,6 20,1 21,3
Đặc điểm học sinh Thành công 14,0 25,6 22,6
Không thành công 59,6 42,7 47,1
Bảng hỏi cũng yêu cầu SV tự đánh giá mức độ thành công khi thực hiện từng KNGD
trong các tiết TTSP với 5 mức độ (1 - Rất thành công, 2 - Thành công, 3 - Tương đối thành
công, 4 - Bình thường, 5 - Không thành công). Tác giả đã thu được kết quả cụ thể như sau:
Tỉ lệ SV cho rằng mình đã rất thành công khi thực hiện từng KN rất khiêm tốn, thường chỉ
đạt trên dưới 10%, tỉ lệ thấp nhất thuộc về sử dụng KN liên quan đến câu hỏi của SV K57
(0,6%), diễn đạt ngôn ngữ (3,5%) SV K56. Trong khi đa số SV cảm thấy mình đã thực
hiện các KN này ở mức độ tương đối thành công. Giá trị trung bình đạt được với SV K56
là 2,62, còn đối với SV K57 là 2,87. Con số đáng bàn ở đây là có tới 13,5% SV K56 cảm
thấy mình đã thực hiện các KN trên ở mức trung bình, và con số này là 23,3% SV K57.
Tuy nhiên tác giả cũng cảm thấy không quá tồi tệ với kết quả 0,45% SV K56 và 3,04%
SV K57 cho rằng mình thực hiện không thành công các KN. Trong những KNGD trên có
những KN như: Sử dụng câu hỏi, giải thích, sử dụng các PTDH, phối hợp các PPDH, diễn
đạt ngôn ngữ, quản lý lớp học là những KN có mức độ thực hiện thành công thấp nhất.
Đây cũng chính là những KN có mức độ tự tin thấp nhất.
143
Trần Thị Thanh Thủy
Phân tích mối quan hệ giữa việc thực hiện thành công một KN này với việc thực
hiện thành công một KN khác, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson (r) để đo đạc.
Tác giả nhận thấy với mức ý nghĩa dưới 0,0005, các KNGD có mối quan hệ khá chặt chẽ.
Trong đó có thể kể đến mối quan hệ giữa việc thực hiện thành công KN ngôn ngữ với việc
thực hiện thành công KN mở bài (r = 0,517), giữa KN tổ chức hoạt động nhóm với KN sử
dụng câu hỏi (r = 0,682), KN sử dụng phương tiện dạy học với KN sử dụng câu hỏi (r =
0,556)....
Rõ ràng việc thực hiện thành công các KN trong một bài giảng trên lớp của SV có
tác động lẫn nhau, trong đó phải kể đến tác động mạnh của các KN “chìa khóa” như KN
diễn đạt ngôn ngữ, KN sử dụng câu hỏi và KN sử dụng phương tiện dạy học...
Để trả lời được câu hỏi: Tại sao KNGD của SV không tốt? Tác giả yêu cầu SV tự
đánh giá mức độ được rèn luyện KNGD tại Trường ĐHSPHN với 5 mức độ (1 - Rất chi
tiết; 2 - Chi tiết; 3 - Tương đối chi tiết; 4 - Sơ lược; 5 - Không đề cập). Hầu hết SV đều
cho rằng các KN đã được rèn luyện ở mức độ tương đối chi tiết.
Một câu hỏi lại được đặt ra: Trong khi đa số các KNGD được rèn luyện ở mức độ
tương đối chi tiết thì tại sao SV lại không thấy tự tin khi thực hiện những KN này? Ví dụ
với KN giao tiếp sư phạm có mức độ rèn luyện của K56 là Mean = 2,32, của K57 là Mean
= 2,4 nhưng đây lại là KN có mức độ tự tin và thành công không cao. Khi tác giả tiến hành
phỏng vấn sâu một số đối tượng SV K56 và K57 để tìm hiểu nguyên nhân của mâu thuẫn
này, các SV cho biết những KN này không được rèn luyện trực tiếp nhưng được đề cập
gián tiếp trong các học phần liên quan đến phương pháp dạy học. Như vậy có thể kết luận
rằng, hầu hết các KN đã được đề cập đến ở một mức độ nào đó chứ không thể kết luận là
đã được rèn luyên rất chi tiết hoặc chi tiết. Trên thực tế, bộ môn Phương pháp giảng dạy
chưa hề tiến hành rèn luyện các KN này một cách trực tiếp mà chỉ gián tiếp đề cập ở các
mức độ khác nhau (về mặt lý thuyết) hoặc có tiến hành rèn luyện tổng hợp qua các tiết
thực hành.
Ngoài yếu tố mức độ rèn luyện, SV được yêu cầu đánh giá sự phù hợp của các
phương pháp rèn luyện KNGD đang được sử dụng hiện nay với 4 mức độ (1 - Rất phù
hợp, 2 - Phù hợp, 3 - Tương đối phù hợp, 4 - Chưa phù hợp). SV K56 cho giá trị Mean
= 2,56 (SD = 0,692), SV K57 cho giá trị Mean = 2,48 (SD = 0,747), nghĩa là xu hướng
chung là nghiêng về đánh giá các phương pháp rèn luyện chỉ tương đối phù hợp.
Từ kết qủa điều tra trên, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu vì sao số lượng SV muốn
thay đổi biện pháp rèn luyện lại rất cao. Giá trị Mean đạt được của K56 là 2,04 (SD =
0,499), K 57 là 1,84 (SD = 0,474). Bảng dữ liệu cụ thể như sau:
Bảng 3. Thống kê ý kiến của SV về việc thay đổi quá trình rèn luyện KNGD
Khoá 1 - Rất nên 2 - Nên 3 - Không nên 4 - Rất không nên
Số lượng
(SV)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(SV)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(SV)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(SV)
Tỉ lệ
(%)
K 56 5 8,8 46 80,7 5 8,8 1 1,8
K 57 34 20,7 123 75,0 7 4,3 0 0
Khi được hỏi Nếu phải thay đổi quá trình giảng dạy, theo em Trường ĐHSPHN cần
144
Phân tích dữ liệu điều tra hiện trạng kỹ năng dạy học của sinh viên Sư phạm Địa lí...
thay đổi những yếu tố nào? với 7 yếu tố lựa chọn. Tác giả đã thu được kết quả như Bảng
4.
Nhìn vào Bảng 4 chúng ta thấy, trừ yếu tố thứ 6, tất cả các yếu tố liên quan đến
quá trình rèn luyện KNGD đều có tỉ lệ SV muốn thay đổi tương đối cao. Trong đó có đến
64,3% tổng số SV được điều tra muốn thay đổi yếu tố thời lượng rèn luyện.
Bảng 4. Tỉ lệ % SV muốn thay đổi các yếu tố trong quá trình rèn luyện KNGD
Các yếu tố cần thay đổi K56 K57 Tổng
1. Phương pháp rèn luyện 49,1 54,3 52,9
2. Số lượng SV trong nhóm rèn luyện 63,2 48,2 52,0
3. Phòng rèn luyện 50,9 56,7 55,2
4. Tài liệu hướng dẫn 57,9 44,5 48,0
5. Thời lượng rèn luyện 52,6 68,3 64,3
6. Điều kiện hỗ trợ quá trình tự rèn luyện 33,3 41,5 39,4
7. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên 47,4 58,5 55,7
Các yếu tố khác có tỉ lệ SV muốn thay đổi cao là rèn luyện NVSP thường xuyên,
phòng rèn luyện, phương pháp rèn luyện. So sánh giữa hai khối SV, chúng ta thấy có một
số thay đổi. Trong khi yếu tố có tỉ lệ muốn thay đổi cao nhất của SV K56 là số lượng SV
trong nhóm rèn luyện thì ở SV K57 là yếu tố thời lượng rèn luyện. Sự khác biệt giữa hai
khối còn thể hiện ở các yếu tố: Rèn luyện NVSP thường xuyên, tài liệu hướng dẫn rèn
luyện, điều kiện hỗ trợ cho khâu tự rèn luyện. Tác giả cho rằng, những khác biệt trên phản
ánh đánh giá chủ quan của SV về tầm quan trọng của các yếu tố trên trong quá trình rèn
luyện KNGD cho SV. Tác giả cũng yêu cầu SV lựa chọn các cách thức rèn luyện KN cho
SV với 3 phương án được đưa ra (Rèn luyện từng kỹ năng; Rèn luyện tổng hợp nhiều kỹ
năng; Rèn luyện từng kỹ năng đến tồng hợp nhiều kỹ năng). Kết quả thu được như sau:
Bảng 5. Số lượng và tỉ lệ SV lựa chọn cách thức rèn luyện kĩ năng
Cách thức rèn luyện K56 K57 Tổng số
Số lượng
(SV)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(SV)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(SV)
Tỉ lệ
(%)
Rèn luyện từng kĩ năng 2 3,5 13 7,9 15 6,8
Rèn luyện nhiều kĩ năng 10 17,5 17 10,4 27 12,2
Rèn luyện từng kĩ năng đến
tổng hợp nhiều kĩ năng 45 78,9 134 81,7 179 81,0
Tổng số 57 100 164 100 221 100
Rõ ràng đa số SV đều muốn quá trình rèn luyện đi từ rèn luyện tách biệt đến tổng
hợp từng kĩ năng. Các SV được phỏng vấn sâu đều cho rằng mỗi SV cần phải có kĩ năng
đơn lẻ tốt trước khi tiến hành rèn luyện tổng hợp nhiều kĩ năng, quá trình rèn luyện tổng
hợp nhiều kĩ năng sẽ giúp cho SV có điều kiện rèn luyện giống với tình huống lớp học
thực tế. Quan điểm này của SV rất phù hợp với quy trình rèn luyện kĩ năng về mặt lý
thuyết.
145
Trần Thị Thanh Thủy
Khi trả lời câu hỏi mở: Em hãy cho biết những ý kiến khác liên quan đến vấn đề
rèn luyện KNGD cho SV ngành sư phạm Địa lí? Đa số SV ở cả hai khối đều là muốn tăng
thời lượng thực hành rèn luyện, tiến hành rèn luyện KN thường xuyên, tạo điều kiện cho
quá trình tự rèn luyện.
3. Kết luận
Thông qua phân tích kết quả điều tra, tác giả rút ra một số kết luận sau:
• Phương pháp rèn luyện KN hiện nay tại Khoa Địa lí đã có hiệu quả nhất định
trong việc hình thành KNDH cho SV ngành sư phạm.
• Nên xem xét lại cách thức đánh giá các tiết TTSP hiện nay tại Trường ĐHSPHN.
Dường như kết quả đánh giá các tiết TTSP thể hiện ở các phiếu chấm của GV hướng dẫn
thực tập có tính chất khích lệ, trong khi đa số SV lại cho rằng các tiết TTSP của mình chỉ
đạt mức tương đối thành công.
• Tỉ lệ SV có KNDH chưa tốt tương đối cao mà nguyên nhân chủ yếu là do thời
gian rèn luyện ít, các KNDH chưa được rèn luyện cẩn thận, phương pháp rèn luyện chưa
phù hợp.
• Cần chú ý đặc biệt đến quá trình rèn luyện một số KN chìa khóa vì những KN này
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện thành công các KN khác.
• Các phương pháp rèn luyện KNDH hiện nay chưa thực sự phù hợp và cần có sự
thay đổi. Các yếu tố cần thay đổi là Phương pháp rèn luyện; Số lượng SV trong một nhóm
rèn luyện; Thời lượng rèn luyện; Phòng rèn luyện; Tài liệu hướng dẫn; Rèn luyện NVSP
thường xuyên; Điều kiện cho khâu tự rèn luyện.
• Thay vì rèn luyện tổng hợp nhiều KNDH, các nhà đào tạo nên chọn cách thức tiến
hành rèn luyện từng KN đến nhiều KN.
Muốn thực hiện tốt mục tiêu đào tạo SV sư phạm, một trong những yếu tố cần thay
đổi trong khâu rèn luyện KNDH nói riêng và các KN khác nói chung là cách thức rèn
luyện. Những thay đổi này cần được thực hiện đồng bộ từ chương trình đào tạo, hệ thống
cơ sở vật chất – kĩ thuật; cơ sở hạ tầng đến nguồn nhân lực. Vấn đề này cần được nghiên
cứu một cách thực sự nghiêm túc để Trường ĐHSP Hà Nội có thể đào tạo ra những thầy,
cô giáo có đầy đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao phó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Huy Bá (chủ biên), 2007. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
[2] Dự án Phát triển giáo viên THPT và TCCN, 8/2010. Tài liệu hướng dẫn tăng cường
năng lực sư phạm cho cán bộ giảng dạy của các cơ sở đào tạo giáo viên THPT và
TCCN. Padeco Co.Ltd liên doanh với SMEC International (Pvt) Ltd, Ôxtrâylia.
[3] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Đặng Văn Đức, 1991. Lí luận dạy học Địa lí.
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Đặng Văn Đức, 2005. Lí luận dạy học Địa lí – Phần đại cương. Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội.
146
Phân tích dữ liệu điều tra hiện trạng kỹ năng dạy học của sinh viên Sư phạm Địa lí...
[5] Nguyễn Văn Liệu, Nguyễn Đình Cử, Nguyễn Quốc Anh, 2000. SPSS - Ứng dụng phân
tích dữ liệu trong quản trị kinh doanh và khoa học tự nhiên - xã hội. Nxb Giao thông
vận tải.
[6] Hoàng Trọng, Chu NguyễnMộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.
Nxb Thống kê.
[7] Phạm Viết Vượng, 2000. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[8] Phạm Viết Vượng, 2001. Báo cáo kết quả nghiên cứu (2001): Hình thành kĩ năng
giảng dạy và giáo dục cho SV đại học sư phạm thông qua thâm nhập thực tế các
trường phổ thông. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
ABSTRACT
Analysis investigation data of Geography-teachers’ teaching-skills
in the Geography Faculty in Hanoi national University of Education
The article shows the results of a survey from 164 the third-year students and 57 the
fourth-year students in the Geography Faculty in Ha Noi National University of Education.
The statistics from the survey showed that almost students who were investigated did not
have good teaching-kills because the level of the training process and the training methods
are not appropriate. The factors which students want to be changed are the number of
students in a practising group; training time; the training rooms; the guide documents; and
conditions for self-training. They aslo said that it is necessary to change some methods
of training skills. During skill-training process, we need to pay attention to train some
key-skills such as language skill, skill of using questions and skill of using teaching-aids
because these skills will help to do better in other skills. From the results obtained, we
gave some suggestions for teaching-skills training with the aim to improve the qualities of
teacher-students in Geography Faculty, HNUE.
147