Phân tích tương quan - 2 biến định lượng
- Mối liên quan giữa hai biến định lượng có thể được biểu thị dưới dạng biểu đồ chấm và hệ số tương quan
- Nếu cả hai biến đều có phân bố chuẩn, thì hệ số tương quan Pearson’s là có giá trị
- Nếu không, cần phải sử dụng hệ số tương quan Spearman’s
- Từ thực đơn dọc chọn: Analyse/Correlate/Bivariate
31 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích dữ liệu - Kiểm định giả thuyết, hồi quy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT,
HỒI QUY
# Phân tích tương quan - 2
biến định lượng
- Mối liên quan giữa hai biến định lượng có thể
được biểu thị dưới dạng biểu đồ chấm và hệ số
tương quan
- Nếu cả hai biến đều có phân bố chuẩn, thì hệ số
tương quan Pearson’s là có giá trị
- Nếu không, cần phải sử dụng hệ số tương quan
Spearman’s
- Từ thực đơn dọc chọn:
Analyse/Correlate/Bivariate
# Hệ số tương quan
Kiểm định trung bình tổng thể
# Kiểm định giả thuyết về trung bình
của một tổng thể:
Nếu muốn so sánh giá trị trung bình của
một tổng thể với một giá trị cụ thể nào đó,
sử dụng One-sample T-test
- Vào menu, chọn Analyze/Compare
Means/ One-sample T-test
- Chọn biến đưa vào khung Test Variable
- Khai báo Test Value
# Ví dụ: Kiểm định One-sample
T-test
One-sample T-test
- Điều kiện áp dụng:
Mẫu phải được chọn ngẫu nhiên hoặc tương
đương
Mẫu phải có phân phối xấp xỉ chuẩn hoặc
chuẩn
Kiểm định trung bình tổng thể
# Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau
giữa hai trung bình tổng thể:
Nếu muốn so sánh hai giá trị trung bình của
hai tổng thể dựa trên hai mẫu độc lập, sử
dụng Independent-Samples T-test
- Vào menu, chọn Analyze/Compare
Means/ Independent-Samples T-test
Independent-Samples T-test
- Chọn biến định lượng đưa vào khung Test
Variable
- Chọn biến định tính (chia số quan sát thành 2
nhóm mẫu độc lập) đưa vào Grouping
Variable
- Nhấn nút Define Groups để chỉ định hai
nhóm cần so sánh với nhau
- Nhấn nút Continue
Independent-Samples T-test
- Dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của
hai phương sai (Levene’s Test)
+ Nếu giá trị Sig. <0,05: sử dụng kết quả kiểm
định t ở cột Equal variances not assumed
+ Nếu giá trị Sig. >0,05: sử dụng kết quả kiểm
định t ở cột Equal variances assumed
Independent-samples T-test
- Điều kiện áp dụng:
2 mẫu phải được chọn ngẫu nhiên, có phân
phối chuẩn hoặc xấp xỉ phân phối chuẩn;
không có các giá trị bất thường (outliers)
- Ví dụ
Kiểm định trung bình tổng thể
# Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau
giữa hai trung bình tổng thể:
Nếu muốn so sánh hai giá trị trung bình của
hai tổng thể dựa trên hai mẫu phụ thuộc hay
mẫu phối hợp từng cặp, sử dụng Paired-
samples T-test
- Vào menu, chọn Analyze/Compare
Means/ Paired-Samples T-test
Paired-samples T-test
- Điều kiện áp dụng:
Kích cỡ 2 mẫu so sánh bằng nhau hoặc tương
đương
Chênh lệch giữa các giá trị trung bình của 2
mẫu phải có phân phối chuẩn hoặc xấp xỉ
phân phối chuẩn
Kiểm định trung bình tổng thể
# Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau
giữa các trung bình tổng thể:
Nếu muốn so sánh giá trị trung bình của nhiều
nhóm tổng thể độc lập, sử dụng phân tích
phương sai ANOVA
- Phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way
ANOVA): trường hợp sử dụng 1 biến yếu tố
để phân loại các quan sát thành các nhóm
khác nhau
Phân tích phương sai một yếu
tố - One-way ANOVA
- Điều kiện áp dụng:
+ Các nhóm so sánh phải độc lập và được
chọn một cách ngẫu nhiên
+ Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn
hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để xem như xấp xỉ
phân phối chuẩn
+ Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng
nhất (bằng nhau)
One-way ANOVA (tt)
- Cách tiến hành:
Từ menu, chọn Analyze/ Compare Means/
One-way ANOVA
Chọn biến định lượng đưa vào khung
Dependent List
Chọn biến phân loại xác định các nhóm cần so
sánh đưa vào khung Factor
Chọn Options; đánh dấu vào Descriptive và
Homogeneity-of-variance
- Ví dụ
- Phân tích sâu ANOVA
Kiểm định tỷ lệ tổng thể
- Sử dụng Chi-bình phương
hoặc/và Binomial Test
- Điều kiện:
+ Mẫu được chọn ngẫu nhiên
+ Biến nhị phân (chỉ có 2 tình huống). Nếu
có nhiều hơn, nên dùng lệnh Recode để
chuyển thành biến có 2 lựa chọn
Ví dụ: Sử dụng Binomial Test
• Ho: Tỷ lệ đánh giá hài lòng trở lên đối
với chuyến tham quan Đại Nội của toàn
bộ khách nội địa là 80%
• H1: Tỷ lệ này nhỏ hơn 80%
- Chọn Analyze/ Nonparametric
tests/Binomial
- Ví dụ
Hồi quy tuyến tính
- Dùng để suy rộng cho mối quan hệ giữa
các biến trong tổng thể
- Dùng để dự báo được mức độ của biến
phụ thuộc (Y) (với độ chính xác trong
một phạm vi giới hạn) khi biết trước giá
trị của biến độc lập (X)
Hồi quy đơn tuyến tính
• Mô hình xây dựng từ dữ liệu mẫu có
dạng: Y = Bo + B1 * X
Trong đó:
X: biến độc lập
Y: biến phụ thuộc
Bo & B1: Hệ số hồi quy
- Ví dụ: Doanh số = Bo + B1* Chi phí chào
hàng
Hồi quy đơn tuyến tính
• Cách xây dựng trong SPSS:
- Vào menu, chọn Analyze/ Regression/Linear
- Chọn biến phụ thuộc, đưa vào ô Dependent
- Chọn biến độc lập, đưa vào ô Independents
- Bấm OK
Ví dụ
Đánh giá độ phù hợp của mô
hình
• Để biết mô hình hồi quy tuyến tính đã
xây dựng trên dữ liệu mẫu phù hợp đến
mức độ nào với dữ liệu: sử dụng hệ số
xác định R2
• Hệ số này càng gần 1: mô hình càng
thích hợp; càng gần 0: mô hình càng
kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu
Đánh giá độ phù hợp của mô
hình
• Hệ số xác định R2 còn đo lường mối
tương quan giữa X và Y
• Ví dụ: R2 = 0,818: mô hình hồi quy
tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập
dữ liệu đến mức 81,8%. Hay 81,8%
khác biệt của các giá trị Y quan sát
được có thể được giải thích bởi sự khác
biệt giữa các giá trị X
Kiểm định giả thuyết
• Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi
quy tổng thể, sử dụng đại lượng F từ bảng
phân tích phương sai ANOVA
• Giả thuyết Ho:
Hệ số R2 của tổng thể = 0
Đọc kết quả: nếu p < mức ý nghĩa: bác bỏ
Ho và kết luận mô hình hồi quy tuyến tính
xây dựng phù hợp với tổng thể
Kiểm định giả thuyết
• Để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi
quy:
• Ho: độ dốc của mô hình tổng thể B1 =0
• Cách đọc kết quả: sử dụng giá trị p-
value (Sig.) của kiểm định t
• Nếu p-value < mức ý nghĩa: bác bỏ Ho,
kết luận giữa hai biến trong tổng thể có
liên hệ tuyến tính
Ví dụ
Các giả định cần tuân thủ
• Các giá trị quan sát của X & Y có liên hệ
tuyến tính
• Phương sai của sai số không đổi
• Phần dư phân phối chuẩn
• Tính độc lập của sai số (không có tương
quan giữa các phần dư)