Phân tích hoạt động tài chính: Nội dung và phương pháp

Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đượclập theo định kỳ, phản ảnh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ,kết quả kinh doanh bằng các chỉ tiêu giá trị, nhằm mục đích thông tin về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng nhà nước, công chúng, v.v tuỳ theo mối quan hệ nhất định mỗi cá nhân hay tổ chức có được các thông tin thích hợp trong mối quan hệ với doanh nghiệp.

pdf19 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hoạt động tài chính: Nội dung và phương pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAN TICH HOAT DONG TAI CHINH 1 I. PHẦN LÝ THUYẾT 1. Nội dung và phương pháp phân tích hoạt động tài chính 1.1Ý nghĩa và nội dung phân tích hoạt động tài chính Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập theo định kỳ, phản ảnh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả kinh doanh bằng các chỉ tiêu giá trị, nhằm mục đích thông tin về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng nhà nước, công chúng, v.v tuỳ theo mối quan hệ nhất định mỗi cá nhân hay tổ chức có được các thông tin thích hợp trong mối quan hệ với doanh nghiệp. Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được các quyết định chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các qụyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp theo những mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm. Chính điều này đã tạo điều kiện để phân tích ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính. Tham khảo (tuỳ mọi người, thấy đoạn nào tâm đắc thì học đoạn đấy) Phân tích tài chính là quá trình sử dụng các kĩ thuật phân tích thích hợp để xử lí tài liệu từ báo cáo tài chính và từ các tài liệu khác, hình thành hệ thống các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai. Như vậy, phân tích tài chính trước hết là việc chuyển các dữ liệu tài chính trên báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích. Quá trình này có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích. Phân tích tài chính được sử dụng như là công cụ khảo sát cơ bản trong lựa chọn quyết định đầu tư. Nó còn được sử dụng như là công cụ dự đoán các điều kiện và kết quả tài chính trong tương lai, là công cụ đánh giá của các nhà quản trị doanh nghiệp. Phân tích tài chính sẽ tạo ra các chứng cứ có tính hệ thống và khoa học đối với nhà quản trị. Các nội dung phân tích tài chính: Xuất phát từ mục tiêu phân tích tài chính cũng như bản chất và nội dung các quan hệ tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp được chia thành những nhóm sau: 1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 4. Phân tích các tỷ số về doanh lợi 5. Phân tích điểm hòa vốn và ra quyết định kinh doanh 1.2 Những phương pháp chủ yếu sử dụng trong phân tích hoạt động tài chính: 1.2.1 Phương pháp so sánh PHAN TICH HOAT DONG TAI CHINH 2 So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Do vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định điều kiện so sánh, xác định số gốc để so sánh, và xác định kỹ thuật so sánh. Thứ nhất: Điều kiện so sánh Phải tồn tại ít nhất 02 đại lượng (2 chỉ tiêu) -Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. Thứ hai: xác định gốc để so sánh Kỳ gốc so sánh tuỳ thuộc vào mục đích của phân tích. Cụ thể: -Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước, năm này với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước. -Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch của chỉ tiêu. -Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh là giá trị trung bình ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh. Thứ ba: Kỹ thuật so sánh Kỹ thuật so sánh được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối. -So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích. -So sánh bằng số tương đối để thấy được thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %. 1.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn Khái niệm: Phương pháp thay thế liên hoàn (còn gọi là phương pháp thay thế kiểu mắt xích) là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi bằng cách lần lượt thay thế từng nhân tố từ kì gốc sang kì phân tích. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đối với đối tượng nghiên cứu. Điều kiện áp dụng: -Khi nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích phải xắp xếp nhân tố ảnh hưởng theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, trường hợp có nhiều nhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không đảo lộn tình tự này. Phương pháp: - Trước hết phải biết được số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính của chỉ tiêu. - Thứ 2, cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định: Nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau. - Thứ 3, tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nói trên - Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, còn các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó, lấy kết quả này so với (trừ đi) kết quả của bước trước đó thì chênh lệch tính được là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế. - Cuối cùng, có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích (chính là chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch hoặc kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích). 1.2.3 Phương pháp cân đối: PHAN TICH HOAT DONG TAI CHINH 3 Khác với phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch, phương pháp cân đối được sử dụng để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi chúng có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích, cho nên mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là độc lập với nhau và việc tính toán cũng đơn giản hơn. Cụ thể, để tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó cũng chỉ cần tính ra chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch (kỳ gốc) của bản thân nhân tố đó không cần quan tâm đến các nhân tố khác. 1.2.4 Phương pháp phân tích chi tiết Các hiện tượng và kết quả kinh tế thường rất đa dạng và phức tạp. Để nhận thức được chúng cần thiết phải phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo những tiêu thức khác nhau, như theo yếu tố cấu thành, theo địa điểm phát sinh và theo thời gian. - Phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo yếu tố cấu thành nhằm giúp cho việc đánh giá chúng được chính xác và cụ thể, qua đó xác định được nguyên nhân cũng như chỉ ra được trọng điểm của công tác quản lý. Ví dụ người ta có thể phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp thành lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác, hoặc phân chia giá thành theo khoản mục người ta sẽ biết được cụ thể giá thành tăng giảm thuộc khoản mục nào, từ đó đi sâu nghiên cứu giá thành theo từng khoản mục. - Phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo địa điểm phát sinh nhằm phát hiện được nơi (nguồn gốc) hình thành của chúng, có vậy mới xác định được trọng điểm của công tác quản lý. - Phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo thời gian. Ví dụ kết quả của năm theo quý, của quý theo tháng là để biết nhịp điệu cũng như chỉ ra được chu kỳ hoạt động có hiệu quả của đơn vị, để từ đó các biện pháp điều chỉnh thích hợp, nhằm giúp đơn vị đạt hiệu quả cao hơn. 1.2.5 Phương pháp hồi qui: Là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ, những dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là phương trình hồi qui. Có hai phương pháp hồi qui để đánh giá và dự báo kết qủa tài chính trong doanh nghiệp: phương pháp hồi qui đơn và phương pháp hồi qui bội. -Phương pháp hồi qui đơn: được dùng để xem xét mối quan hệ giữa một chỉ tiêu là kết quả vận động của một hiện tượng kinh tế. Phương trình hồi qui đơn có dạng: Y = a + bx Y: Biến phụ thuôc, x: biến độc lập a: tung độ gốc b: Hệ số góc -Phương pháp hồi qui bội: Là phương pháp được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc. Ví dụ phân tích và dự báo doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, phân tích tổng chi phí với nhiều nguyên nhân tác động. Phương trình hồi qui đa biến có dạng: Y = b0 + b1x1 + b2x2 + …..+ bixi + …+ bnxn + e Y: biến phụ thuộc xi: các biến độc lập b0: tung độ gốc e: các sai số bi: các độ dốc các phương trình theo biến xi Ngoài ra để phân tích và dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp quy hoạch tuyến tính, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng… 1.3.Sự khác biệt và mối quan hệ giữa phân tích tài chính với phân tích kinh doanh với thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính: Các khái niệm, sự giống nhau, khác nhau và mối liên hệ PHAN TICH HOAT DONG TAI CHINH 4 (đây là những suy nghĩ cá nhân, hoàn toàn không có trong một giáo trình nào cả, mọi người nếu ai có ý gì hay thì bổ sung vào nhé) a/ Sự khác biệt giữa phân tích tài chính, phân tích kinh doanh với thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC: - Thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC chỉ nhằm phát hiện ra những khác thường, hay đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở một góc cạnh nào đấy để kiểm toán viên có những cơ sở ban đầu trong việc lập kế hoạch thực hiện công việc kiểm toán của mình. - Đối với nghề phân tích, thì việc phân tích lại nhằm giải quyết một số mục tiêu nào đó của một số đối tượng quan tâm. Đó là nhà đầu tư, ngân hàng, hay chính chủ DN, người lao động…. Qua đó, họ có cơ sở ra quyết định liên quan đến các vấn đề về tài chính ở DN. Mối liên hệ: Thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC sử dụng các chỉ tiêu phân tích để thực hiện. b/Sự khác biệt giữa phân tích tài chính với phân tích kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được các quyết định chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các qụyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Phân tích tài chính cũng khác với phân tích kinh doanh ở góc cạnh có xem xét đến vấn đề tài trợ hay không. Phân tích tài chính luôn xem xét đến vấn đề huy động vốn như thế nào, việc sử dụng các nguồn vốn hiệu quả như thế nào, tác động ra sao đến hiệu quả cuối cùng. Phân tích kinh doanh không xem đến vấn đề này. 1.4 Các loại hình phân tích hoạt động tài chính: • Căn cứ theo giai đoạn hoạt động tài chính, Phân tích hoạt động tài chính bao gồm: + Phân tích trước hoạt động tài chính: là phân tích khi chưa tiến hành kinh doanh như phân tích các dự án, kế hoạch, dự toán v.v Các bản luận chứng, các bản lý thuyết trình về hiệu quả các dự án, kế hoạch .. là những hình thức cụ thể của loại hình phân tích này. + Phân tích trong quá trình hoạt động tài chính là phân tích đồng thời quá trình kinh doanh nhằm xác minh tính đúng đắn của các dự án, kế hoạch dự toán .. và điều chỉnh kịp thời bất hợp lý trong bản dự án, kế hoạch .. đó. + Phân tích sau là khi hoạt động tài chính đã hoàn thành là phân tích kết quả thực hiện toàn bộ dự án, kế hoạch hay dự toán đó. • Căn cứ vào thời điểm lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động tài chính bao gồm: + Phân tích thường xuyên nhằm đánh giá sơ bộ kết quả kinh doanh theo tiến độ thực hiện hàng ngày, phục vụ kịp thời cho lãnh đạo nghiệp vụ kinh doanh của đơn vị. Phân tích thường xuyên là một bộ phận phân tích hiện hành. PHAN TICH HOAT DONG TAI CHINH 5 + Phân tích định kỳ: là việc phân tích theo thời hạn ấn định trước (theo lịch) không phụ thuộc vào thời hạn và tiến độ kinh doanh. Phân tích định kỳ giúp ích cho việc đánh giá chất lượng kinh doanh trong từng khoảng thời gian cụ thể. • Căn cứ theo nội dung phân tích, phân tích tài chính gồm: + Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp là phân tích tất cả các mặt của kết quả kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới tác động của các yếu tố, nguyên nhân bên ngoài. + Phân tích chuyên đề, phân tích chi tiết: là việc phân tích tập trung vào một bộ phận hay một khía cạnh của kết quả kinh doanh như phân tích về sử dụng lao động, tiền vốn, phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 2. Tổ chức phân tích hoạt động tài chính 2.1. Ý nghĩa và nội dung tổ chức phân tích 2.1.1. Khái niệm chung về tổ chức phân tích Tổ chức phân tích tài chính trong doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích tài chính. 2.1.2. Nội dung của tổ chức phân tích Để phân tích tài chính trong doanh nghiệp thực sự phát huy tác dụng trong quá trình ra quyết định, phân tích tài chính phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế tài chính của doanh nghịêp và phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng. Mỗi đối tượng quan tâm với những mục đích khác nhau nên việc phân tích đối với mỗi đối tượng có những nét riêng. Tuy nhiên, phân tích tài chính chính nói chung đều phải qua các giai đoạn sau: -Lập kế hoạch phân tích: -Giai đoạn chuẩn bị -Giai đoạn tiến hành phân tích -Giai đoạn kết thúc, lập báo cáo 2.2. Trình tự tổ chức công tác phân tích 2.2.1. Công tác chuẩn bị Chuẩn bị là một khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích kinh doanh đối với việc cải tiến và hoàn thiện chế độ quản lý kinh doanh. Công tác chuẩn bị bao gồm việc xây dựng chương trình (kế hoạch) phân tích và thu thập, xử lý tài liệu. Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích (toàn bộ hoạt động kinh doanh hay chỉ một vấn đề cụ thể), phạm vi phân tích (toàn đơn vị hay một vài bộ phận), thời gian tiến hành phân tích (kể cả thời gian chuẩn bị), phân công trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận và xác định hình thức hội nghị phân tích (Ban giám đốc hay toàn thể công nhân viên chức). Bên cạnh việc lập kế hoạch phân tích, cần phải tiến hành sưu tầm và kiểm tra tài liệu, bảo đảm yêu cầu đủ không thiếu, không thừa. Nếu thiếu, kết luận phân tích sẽ không xác đáng, nếu thừa sẽ lãng phí thời gian, công sức và tiền của. Tùy theo yêu cầu, nội dung, phạm vi và nhiệm vụ từng đợt phân tích cụ thể để tiến hành thu thập, lựa chọn, xử lý tài liệu. Tài liệu phục vụ cho việc phân tích bao gồm tài liệu kế hoạch, dự đoán, định mức, tài liệu hạch toán (thống kê, kế toán, nghiệp vụ) các biên bản kiểm tra, xử lý v.v. Các tài liệu trên cần được kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp, kiểm tra các điều kiện có thể so sánh được rồi mới sử dụng để tiến hành phân tích. 2.2.2. Tiến hành công tác phân tích Đánh giá khái quát tình hình, các định đối tượng cần phân tích. Dựa vào chỉ tiêu phân tích đã xác định theo từng nội dung, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung tình hình. Có thể so sánh trên tổng PHAN TICH HOAT DONG TAI CHINH 6 thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc. Từ đó, xác định chính xác kết quả, xu hướng phát triển và mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động kinh doanh với nhau. *.Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích: Trong hoạt động kinh doanh, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình và kết quả kinh doanh, trong đó có thể có những nguyên nhân xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng. Những nguyên nhân đó trong phân tích kinh doanh gọi là nhân tố. Nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích có nhiều. Tuy nhiên tùy theo yêu cầu của công tác quản lý và điều kiện cung cấp thông tin để xác định nhân tố sử dụng trong phân tích. • Ví dụ chỉ tiêu Gía trị tổng sản lượng có thể được phân tích theo nhiều góc độ như theo năng suất lao động của công nhân hay theo công suất máy móc, thiết bị … mỗi góc độ có thể bao hàm nhiều nhân tố, chẳng hạn: Giá trị tổng sản lượng năm của DN = Số công nhân sản xuất bình quân x Năng suất lao động bình quân năm của 1 CNSX Hay: Giá trị tổng sản lượng năm của DN = Số công nhân sản xuất bình quân x Số ngày làm việc bình quân năm của 1 CNSX x Năng suất lao động bình quân ngày của 1 CNSX Hoặc: Giá trị tổng sản lượng năm của DN = Số công nhân sản xuất bình quân x Số ngày làm việc bình quân năm của 1 CNSX x Số giờ làm việc bình quân ngày của 1 CNSX x Năng suất lao động bình quân giờ của 1 CNSX Sau khi đã xác định nhân tố cần thiết, sẽ vận dụng phương pháp thích hợp (loại trừ, liên hệ cân đối, so sánh, toán kinh tế …) để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích. Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp: Trên cơ sở tính toán ở các phần trên, cần liên hệ, tổng hợp lại để khắc phục tính rời rạc, tản mạn. Đồng thời rút ra các nhận xét, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót sai lầm. Mặt khác vạch ra các tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng để có biện pháp sử dụng trong kỳ kinh doanh tới. Viết báo cáo và trình bày báo cáo phân tích trước hội nghị: Báo cáo phân tích là văn bản thể hiện nội dung và kết quả phân tích bằng lời văn, thường chia làm 3 phần: - Phần đặt vấn đề: Nêu đặc điểm, tình hình chung của doanh nghiệp và sự cần thiết của vấn đề được phân tích. - Phần giải quyết vấn đề: Phần này bao gồm việc đánh giá chung tình hình, xác định nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như chỉ ra những tồn tại, những khiếm khuyết trong quản lý kinh doanh. Đồng thời vạch rõ những tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng. - Phần kết luận vấn đề: Nêu kiến nghị và biện pháp cải tiến công tác quản lý sản xuất kinh doanh, động viên, khai thác khả năng tiềm tàng để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Báo cáo phân tích được trình bày trước hội nghị phân tích (Ban Giám đốc, toàn thể Cán bộ công nhân viên …) để mọi người nắm được tình hình, phát hiện thêm nguyên nhân, bổ sung biên pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Khi trình bày báo cáo cần có minh hoạ cụ thể, rõ ràng về thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp. PHAN TICH HOAT DONG TAI CHINH 7 2.3. Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết trong phân tích tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Cũng như phân biệt PTTC & PTHĐKD, đây là những ý kiến chủ quan, mọi người có gì thì bổ sung hoặc chỉnh sửa nhé) Những vấn đề đặt ra trong phân tích tài chính DN ở VN hiện nay - Việc phân tích chưa được coi trọng ở các doanh nghiệp. Các chỉ tiêu dùng để phân tích chưa thống nhất, đồng bộ. - Tính tin cậy của
Tài liệu liên quan