Phân tích tương quan cung cấp những tín hiệu cảnh báo sớm vềtiềm năng của thịtrường. Những cảnh báo
sớm này tỏgiúp cho các nhà đầu tưnhanh chóng đưa ra quyết định mua và bán phù hợp. Phân tích xu thế
tuy không đưa ra được các tín hiệu nhanh chóng nhưphân tích tương quan nhưng phân tích xu thếlà một
công cụxác thực tính đúng đắn của phân tích tương quan. Phân tích tương quan chỉcó thểcảnh báo chính
xác nhất nếu được kết hợp với phân tích xu thế, giảm thiểu các tín hiệu không chính xác, giảm rủi ro cho
nhà đầu tư. Chi tiết hơn vềviệc sửdụng phối hợp phân tích tương quan và phân tích xu thếsẽ được nêu
trong các phần sau.
14 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán phần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57
sử dụng phân tích xu thế cần chú ý khi thị trường biến động dập dềnh sẽ làm mất tác dụng của phân tích xu
thế. Chi tiết hơn về sử dụng phân tích xu thế sẽ được nên trong các phần sau.
c. Phối hợp sử dụng phân tích tương quan và phân tích xu thế
Phân tích tương quan cung cấp những tín hiệu cảnh báo sớm về tiềm năng của thị trường. Những cảnh báo
sớm này tỏ giúp cho các nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra quyết định mua và bán phù hợp. Phân tích xu thế
tuy không đưa ra được các tín hiệu nhanh chóng như phân tích tương quan nhưng phân tích xu thế là một
công cụ xác thực tính đúng đắn của phân tích tương quan. Phân tích tương quan chỉ có thể cảnh báo chính
xác nhất nếu được kết hợp với phân tích xu thế, giảm thiểu các tín hiệu không chính xác, giảm rủi ro cho
nhà đầu tư. Chi tiết hơn về việc sử dụng phối hợp phân tích tương quan và phân tích xu thế sẽ được nêu
trong các phần sau.
7. Nghịch lý
Mong đợi của nhà đầu tư là có một phân tích nhạy cảm ánh xạ kịp thời các biến động của thị trường, đồng
thời phải mô tả chính xác ý nghĩa của các biến động đó. Tuy nhiên hai yếu tố nhạy cảm và chính xác không
bao giờ song hành. Nếu một phương pháp càng nhạy bén với các biến động của thị trường thì nó càng phản
ánh thiếu chính xác trạng thái của thị trường. Sử dụng phân tích kỹ thuật quá nhạy và thiếu chính xác, nhà
đầu tư sẽ nhận được các kết luận sai lầm dẫn đến các quyết định sai lầm. Ngược lại một phương pháp nếu
muốn mô tả thị trường càng ít sai sót bao nhiêu thì nó càng phải ít nhạy với các biến động thị trường nghĩa
là luôn đi sau sự biến động của thị trường. Nếu sử dụng phân tích quá chính xác lại không nhạy cảm, nhà
đầu tư sẽ chậm chân để mất cơ hội làm ăn vì kết luận chính xác được rút ra là quá muộn.
Xét ví dụ về đường trung bình động Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre
Nhấn để xem kích thước thật
Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn
Hình trên mô tả hai phân tích sử dụng trung bình động: đường màu tím (SMA – 5) là trung bình động trong
5 kỳ nhạy cảm với thị trường, đường màu đỏ (SMA – 20) là trung bình động trong 20 kỳ ít nhạy cảm hơn
với thị trường.
(1) Cho thấy SMA – 5 quá nhạy với xu thế của thị trường khi mô tả xu thế tăng của thị trường trong ngắn
58
hạn, tuy nhiên xu thế đúng của thị trường lúc này là “dập dềnh” tăng nhẹ và SMA – 20 đã phản ánh chính
xác.
(2) Cho thấy SMA – 20 tuy đúng nhưng không kịp phản ánh xu thế tăng của thị trưởng: phải sau 12 phiên
tăng giá liên tiếp SMA – 20 mới cho thấy xu thế tăng, trong khi SMA – 5 đã chỉ ra điều này từ phiên thứ
tăng thứ 3. Lúc này nhà đầu tư đã để vượt mất quá nhiều cơ hội.
8. Máy hiển thị giao động và phân tích tương quan
Do phân tích tương quan đóng vai trò phát sinh các tín hiệu mua và bán chủ đạo, vì vậy cần nghiên cứu chi
tiết hơn về phân tích tương quan với công cụ phổ biến của nó là máy hiển thị dao động.
Máy hiển thị dao động là đồ thị các giá trị của một phân tích tương quan theo thời gian. Mục này sẽ nêu các
yếu tố phân tích sử dụng trong máy hiển thị dao động để phát hiện và củng cố các quyết định mua và bán
của nhà đầu tư.
Nhấn để xem kích thước thật
Các yếu tố phân tích sử dụng trong máy dao động
Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn
a. Phân kỳ
Phân kỳ đóng vai trò phát sinh các tín hiệu mua và bán hoặc giữ vai trò là một cảnh báo về sự thay đổi xu
thế. Có 2 loại phân kỳ là phân kỳ dương và phân kỳ âm. Phân kỳ dương là phân kỳ mà giá trị của phân tích
tăng nhưng giá của chứng khoán đang có xu hướng giảm; phân kỳ dương báo hiệu về sự thay đổi xu hướng
sắp tới của giá là tăng giá. Phân kỳ âm là phân kỳ mà giá trị của phân tích giảm nhưng giá của chứng khoán
tăng; phân kỳ âm báo hiệu về sự thay đổi xu thế sắp tới sẽ là giảm giá.
Điều này không có nghĩa là tại thời điểm mà nhà đầu tư nhìn thấy chu kỳ dương hoặc chu kỳ âm thì xu thế
giá sẽ thay đổi trong tương lai gần, rất khó xác định khi nào sự thay đổi xu thế sẽ xảy ra. Vì vậy không thể
ra quyết định mua hoặc bán chỉ dựa vào phân kỳ mà phải sử dụng với vai trò củng cố bổ trợ với các tín hiệu
59
khác.
b. Siêu mua /Siêu bán
Siêu mua và siêu bán là hai ngưỡng giá trị của phân tích. Mọi giá trị nằm trên ngưỡng siêu mua thì tại đó nó
thể hiện phe bò tót đang thắng thế áp đảo trên thị trường, giá CP tăng. Mọi giá trị nằm dưới ngưỡng siêu bán
là giá trị mà tại đó nó thể hiện phe gấu đang thắng thế áp đảo khiến giá CP giảm.
Phân tích việc xuyên phá các ngưỡng giá trị này nhằm chỉ ra khi giá CP đang biến động dập dềnh nhằm chỉ
ra xu thế sắp tới của giá CP sẽ là tăng giá hay giảm giá. Trong trường hợp giá CP biến động có xu thế, sử
dụng các ngưỡng siêu mua hoặc siêu bán thường hay cho tín hiệu không phù hợp nếu việc mua và bán đi
ngược lại xu thế của thị trường. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng các tín hiệu mua hoặc bán khi giá trị siêu mua
hoặc siêu bán bị xuyên phá nhưng phải thuận theo xu thế chung thị trường mà không được đi ngược lại. Cụ
thể nếu có tín hiệu mua và biến động là tăng thì có thể mua, nếu có tín hiệu bán và biến động là giảm thì có
thể bán; xu thế càng mạnh mẽ thì tín hiệu càng đáng tin cậy. Nếu đi ngược lại xu thế: mua khi đang biến
động giảm hoặc bán khi biến động tăng thì nhiều khả năng các tín hiệu mua hoặc bán được sinh ra do sự
xuyên phá các ngưỡng siêu mua hoặc siêu bán này không đáng tin cậy.
c. Đường trung bình
Đường trung bình là ngưỡng trung bình giá trị của phân tích. Sự xuyên phá ngưỡng này báo hiệu sự đổi
chiều phần thắng thuộc về phe bò tót hay gấu. Nếu sự xuyên phá là vượt ngưỡng trung bình, thế trận đổi
chiều nghiêng phần thắng về phe bò tót. Ngược lại nếu sự xuyên phá là xuống dưới ngưỡng trung bình điều
đó có nghĩa thế trận đổi chiều nghiêng phần thắng về phe gấu.
9. Nhận biết các tín hiệu mua và bán
Để đưa ra các quyết định mua và bán hợp lý, cần có một số tín hiệu khác nhau bổ trợ lẫn nhau nhằm tăng
cường độ chính xác của các tín hiệu và giảm thiểu rủi ro đối mới mỗi quyết định. Các dấu hiệu sau được sử
dụng để báo hiện việc mua hoặc bán:
• Nếu giá trị của máy dao động từ dưới vượt qua ngưỡng siêu mua rồi quay trở lại xuống dưới ngưỡng
này, đồng thời xu thế giá là đi xuống hoặc biến động dập dềnh. Điều đó cảnh báo thị trường sẽ
chuyển sang xu thế giảm giá hoặc đang ở giai đoạn đầu của xu thế giảm giá. Đây là tín hiệu bán ra.
• Nếu giá trị của máy dao động từ dưới vượt qua ngưỡng siêu bán rồi quay trở lại lên trên ngưỡng này,
đồng thời xu thế giá là đi lên hoặc biến động dập dềnh. Điều đó cảnh báo thị trường sẽ chuyển sang
xu thế tăng giá hoặc đang ở giai đoạn đầu của xu thế tăng giá. Đây là tín hiệu mua vào.
• Nếu xu thế giá đang tăng mạnh, khi giá trị của máy dao động vượt qua ngưỡng siêu mua có nghĩa là
đang ở giai đoạn đầu của xu thế tăng giá và sẽ tiếp tục tăng. Đây là tín hiệu mua vào.
• Nếu xu thế giá đang giảm mạnh, khi giá trị của máy dao động vượt qua ngưỡng siêu bán có nghĩa là
đang ở giai đoạn đầu của xu thế giảm giá và sẽ tiếp tục giảm, Đây là tín hiệu bán ra.
60
• Nếu giá trị máy dao động đang ở dưới ngưỡng siêu bán nhưng có sự xuất hiện của phân kỳ dương thì
đó là tín hiệu mua vào. Chú ý tính thuận theo xu thế: nếu thị trường ở trạng thái dập dềnh hoặc xu
thế là tăng hoặc giảm nhẹ thì có thể mua, nếu thị trường ở trạng thai giảm mạnh thì tín hiệu này
không đáng tin.
• Nếu giá trị máy dao động đang ở trên ngưỡng siêu mua nhưng có sự xuất hiện của phân kỳ âm thì đó
là tín hiệu bán ra. Chú ý tính thuận theo xu thế: nếu thị trường ở trạng thái dập dềnh hoặc xu thế là
giảm hoặc tăng nhẹ thì có thể bán, nếu thị trường ở trạng thái tăng mạnh thì tín hiệu này không đáng
tin.
• Nếu giá trị máy dao động tăng vượt qua giá trị trung bình và có sự xuất hiện của phân kỳ dương và
xu thế giá đi lên thì đó là tín hiệu mua vào.
• Nếu giá trị máy dao động giảm xuống xuyên qua giá trị trung bình và có sự xuất hiện của phân kỳ
âm và xu thế giá đi xuống thì đó là tín hiệu bán ra.
Xét ví dụ về sử dụng ngưỡng siêu mua và siêu bán của phân tích RSI đối với cổ phiếu Công ty Cổ phần
Hàng Hải Hà Nội - MHC
Nhấn để xem kích thước thật
Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn
• Thời điểm số (1), (5) là thời điểm giai đoạn đầu của xu thế tăng giá mạnh, ngưỡng siêu mua bị xuyên
phá, thuận theo xu thế của thị trường, đây là lúc nên mua vào.
• Thời điểm số (2), (3), (4) là thời điểm mà giá CP đã vượt từ dưới ngưỡng siêu bán lên trên. Tại các
thời điểm này còn có sự xuất hiện của phân kỳ dương, đây là tín hiệu mua vào. Để tăng cường chính
xác cần theo dõi thêm xu thế lúc đó của thị trường. Tại thời điểm số (2), về dài hạn giá CP đang theo
xu thế giảm, nhưng trong ngắn hạn 5 ngày thì tại thời điểm đó giá đang tăng, nếu tuân theo xu thế
61
ngắn hạn thì có thể mua vào nhưng phải bán ngay ra khi có thể vì sự tăng giá chỉ là ngắn hạn. Tại
thời điểm số (3) và số (4) cho thấy những dấu hiệu chắc chắn hơn vì biến động lúc đó là dập dềnh,
các tín hiệu khẳng định nên mua vào vì tin tưởng ở sự lên giá trong tương lai.
• Thời điểm số (6) là thời điểm nên bán ra vì ngưỡng siêu bán đã bị xuyên phá trong xu thế biến động
giảm giá mạnh của thị trường. Việc bán ra ở thời điểm này nhằm mục đích giảm lỗ, chờ đợi sự hồi
phục lại của thị trường để tiếp tục mua vào.
Xét ví dụ về sử dụng ngưỡng trung bình của phân tích MACD đối với chứng chỉ quỹ VF1
Nhấn để xem kích thước thật
Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn
• Tại thời điểm số (2) có sự xuyên phá vượt lên trên ngưỡng trung bình, đồng thời có sự xuất hiện của
phân kỳ dương, đây là tín hiệu mua vào.
• Tại thời điểm (1) và (3) có sự xuyên phá xuống dưới ngưỡng trung bình, đồng thời có sự xuất hiện
của phân kỳ âm, đây là các tín hiệu bán ra. Đặc biệt điểm số (4) có xu thế biến động giá đi xuống,
việc bán ra là cần thiết để giảm lỗ.
10. Kết luận
Phân tích chứng khoán là một nghệ thuật hơn là một ngành khoa học chính xác. Vì vậy cần phải sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt đến kết quả tốt nhất. Thậm chí ngay trong cùng một phương pháp
cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể. Vì vậy cần phải trải qua rèn luyện
kiến thức và thực hành để tự đào tạo bản thân đạt được sự nhạy bén và chính xác mà không một phương
pháp nào có thể đạt được.
2 - Trung bình động và xu thế
Trung bình động tại một thời điểm là giá trị trung bình của giá trong một giai đoạn tính đến thời điểm
đó. Trung bình động là kim chỉ nam xác định xu thế đi lên hay đi xuống của giá.
62
Trong phân tích khoa học kỹ thuật và quản lý, trung bình động đã được ứng dụng rất rộng rãi. Vì vậy tất
yếu trong phân tích thị trường chứng khoán với tư cách là một khoa học, trung bình động đã được ứng
dụng ơhổ biến và rộng khắp.
(Xem Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan. để có khái niệm tổng quát về phân tích kỹ thuật)
Về phân loại các phương pháp phân tích kỹ thuật, trung bình động thuộc nhóm phương pháp phân tích xu
thế, vì vậy trung bình động có các thuộc tính và tính chất của các phuơng pháp phân tích xu thế - Xem
Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.
1. Các phương pháp trung bình động
Trung bình bình động được tính bằng nhiều phương pháp khác nhau. Khuôn khổ bài viết này chỉ giới
thiệu hai phương pháp tính trung bình động được sử dụng phổ biến.
1.1. Trung bình đơn SMA
Trung bình đơn tại một phiên là lấy giá trị trung bình của phiên đó và các phiên trước.
Gọi
• SMAt là giá trị trung bình động tại phiên t.
• Pt là giá của CP tại phiên t.
• n là số phiên tính trung bình động
Giá trị của trung bình đơn tại phiên t là
SMAt = (Pt + Pt – 1 + Pt – 2 + … + Pt – n + 1) / n
1.2. Trung bình hàm mũ EMA
Gọi
• EMAt là giá trị trung bình động hàm mũ tại phiên t
• Gọi Pt là giá CP tại phiên t
• n là số phiên tính trung bình động
Giá trị của trung bình hàm mũ tại phiên t là
EMAt = ((Pt – EMAt – 1) * M) + EMAt – 1
(Với hệ số M thường được lấy với giá trị = 2 / (1 + n))
63
Nhấn để xem kích thước thật
Đường trung bình động giá CP của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội - MHC
nguồn ảnh đồ thị - www.vietstock.com.vn
2. Trung bình động và độ trễ
Cũng như phần lớn các mô hình kỹ thuật khác, trung bình động dựa vào thông tin trong quá khứ mà không
tính toán đến các giá trị tương lai, vì vậy trung bình động chỉ thị xu thế tăng hoặc giảm trễ hơn sau khi sự
kiện đã xảy ra. Như vậy trung bình động không dự đoán trước tương lai mà chỉ là công cụ xác định xu thế
hiện thời của thị trường.
Để điều chỉnh độ trễ của trung bình động, cần phải điều chỉnh số phiên tính trung bình độ hoặc lựa chọn
phương pháp tính trung bình động có độ trễ ít hơn. Nếu số phiên lấy trung bình động càng lớn thì độ trễ
càng cao và ngược lại số phiên lấy trung bình động càng nhỏ thì đỗ trễ càng thấp. Trong hai loại trung
bình động nêu ở trên thì với cùng số phiên lấy trung bình động thì EMA cho độ trễ thấp hơn so với SMA.
Việc điều chỉnh độ trễ sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác và tính nhạy đối với các biến động của thị trường.
Nếu độ trễ nhỏ, trung bình động rất nhạy với các biến động thị trường, phản ánh kịp thời các biến động
này nhưng khả năng trung bình động phản ánh sai càng lớn. Ngược lại đỗ trễ càng lớn, trung bình động
càng ít nhạy và phản ánh muộn các biến động của thị trường nhưng sự phản ánh của trung bình động
chính xác hơn so với độ trễ nhỏ. Nếu sử dụng đỗ trễ nhỏ, nhà đầu tư có thể nhanh chóng nhận biết biến
động của thị trường để kịp thời nắm bắt cơ hội nhưng có thể phải trả giá cho các dấu hiện sai lầm do khả
năng sai là rất lớn. Nếu sử dụng độ trễ lớn, nhà đầu tư có thể hạn chế khả năng sai xót nhưng lại chậm
nắm bắt cơ hội đầu tư.
3. Chọn số các phiên tính trung bình động
Số phiên tính trung bình động càng lớn thì các phân tích rút ra từ trung bình động càng thể hiện trong dài
hạn, vì vậy lựa chọn số phiên tính trung bình động phụ thuộc vào chiến lược của các nhà đầu tư. Các
chuyên gia khuyên rằng số phiên tính trung bình động nên bằng ½ số phiên trong một chu kỳ “lướt sóng”
mà nhà đầu tư dự định:
Số phiên tính trung bình động = Số phiên trong 1 chu kỳ lướt sóng / 2 + 1
Bảng sau số phiên tính trung bình động tùy thuộc theo mục tiêu của nhà đầu tư
Mục tiêu
Rất ngắn hạn 5 – 10 ngày
64
Ngắn hạn 11 – 25 ngày
Trung bình 25 – 100 ngày
Dài hạn 100 – 200 ngày
Thông thường nhà đầu tư nên sử dụng cùng lúc 2 trung bình động trong phân tích, một trung bình động
với số phiên tính toán ngắn và một trung bình động có số phiên tính toán dài. Hai trung bình động này sẽ
bổ trợ lẫn nhau trong phân tích của nhà đầu tư và làm giảm các yếu điểm về tính nhạy và tính chính xác
của cả hai do độ trễ của cả hai mang lại.
4. Sử dụng trung bình động để xác định và xác nhận xu thế
Mục này sẽ giới thiệu cụ thể về cách thức xác định và xác nhận biến động có xu thế của thị trường bằng
phương pháp phân tích trung bình động.
• Nếu đường trung bình động đi lên, xu thế hiện tại của thị trường là đi lên. Nếu đường trung bình
động đi xuống, xu thế hiện tại của thị trường là đi xuống. Chú ý đến tính ngắn hạn và dài hạn của
trung bình động do việc lựa chọn số phiên tính toán.
• Nếu giá ở trên đường trung bình động, xu thế hiện tại của thị trường là đi lên, nếu giá ở dưới
đường trung bình động, xu thế hiện tại là đi xuống. Hãy cảnh giác với thị trường khi đang ở trạng
thái dập dềnh. Khoảng cách giữa giá và trung bình động càng lớn thì biểu hiện của xu thế càng
mạnh.
• Nếu trung bình động ngắn hạn vượt lên trên trung bình động dài hạn hơn, xu thế của thị trường là
đi lên. Nếu trung bình động ngắn hạn nằm dưới trung bình động dài hạn, xu thế của thị trường là đi
xuống. Nếu khoảng cách này càng lớn thì biểu hiện của xu thế càng mạnh.
• Nếu giá vượt qua ngưỡng Resistance trước báo hiện xu thế tăng giá, việc đường trung bình động
xuyên phá ngưỡng này khẳng định chắc chắn xu thế tăng của giá. Nếu giá vượt xuống dưới
ngưỡng Support trước báo hiệu xu thế giảm giá, việc đường trung bình động xuyên phá ngưỡng
này khẳng định chắc chắn xu thế giảm của giá.
Xét ví dụ về đường trung bình động của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ – FPT
Ví dụ này sử dụng 2 đường trung bình động tính toán trong 5 phiên SMA - 5 (màu tím) và trung bình động
tính toán trong 20 phiên SMA – 20 (màu đỏ), đường màu xanh nước biển thể hiện biểu đồ giá. Ví dụ này
minh hoạ về sử dụng trung bình động xác nhận xu thế biến động giá.
65
Nhấn để xem kích thước thật
Nguồn ảnh đồ thị - www.vietstock.com.vn
• Giai đoạn từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 3, thị trường ở trạng thái biến động dập dềnh với hai
ngưỡng resistance và support thể hiện bằng hai đường kẻ ngang xanh và đỏ.
• Tại các thời điểm số (1) và (2) giá CP xuyên phá các ngưỡng resistance và support, tuy nhiên việc
xuyên phá này chỉ là tạm thời và giá sớm trở lại dao động trong các ngưỡng resistance và support.
Việc khẳng định thị chuyển hướng sang biến động có xu thế chỉ dựa vào việc giá xuyên phá các
ngưỡng resistance và support không đủ chắc chắn với xác suất sai xót lớn.
• Đến thời điểm số (3), giá CP xuyên phá ngưỡng support, đến thời điểm số (4) sau đó đến lượt
trung bình động SMA – 5 xuyên phá ngưỡng này, lúc này có thể khẳng định giá CP đã chuyển
hướng sang biến động có xu thế với một xác suất chắc chắn hơn.
Xét ví dụ về đường trung bình động của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh – REE
Ví dụ này sử dụng 2 đường trung bình động tính toán trong 5 phiên SMA - 5 (màu tím) và trung bình động
tính toán trong 20 phiên SMA – 20 (màu đỏ), đường màu xanh nước biển thể hiện biểu đồ giá.
Nhấn để xem kích thước thật
Nguồn ảnh đồ thị - www.vietstock.com.vn
• Trong giai đoạn trước tháng 11 năm 2006, biến động thị trường luôn ở trạng thái dập dềnh, việc sử
dụng phân tích xu thế trong giai đoạn này tiềm ẩn nhiều khả năng sai xót. Xét về tính chính xác
trong giai đoạn này SMA – 20 tỏ ra chính xác hơn, đường trung bình động không đi lên không đi
xuống, SMA – 5 trong ngắn hạn vẫn có lúc lên hoặc xuống nhưng chỉ thể hiện xu thế trong giai
đoạn rất ngắn.
• Tại thời điểm số (1) các dấu hiện sau thể hiện xu thế tăng của giá:
66
• Các đường trung bình động của SMA – 5 và SMA – 20 đi lên.
• Ngưỡng Resistance bị xuyên phá bởi giá, tiếp đó các đường trung bình động SMA – 5 và
SMA – 20 lần lượt xuyên phá ngưỡng này khẳng định xu thế tăng của giá.
• Giá cao hơn giá trị trung bình động.
• Giá trị trung bình động SMA – 5 vượt giá trị trung bình động SMA – 20
• Tại thời điểm số (2) các dấu hiện sau thể hiện xu thế giảm của giá:
• Các đường trung bình động SMA – 5 và SMA – 20 đi lên.
• Ngưỡng Support bị xuyên phá bởi giá, tiếp đó các đường trung bình động SMA – 5 và
SMA – 20 lần lượt xuyên phá ngưỡng này khẳng định chắc chắn xu thế giảm của giá.
• Giá đã xuống thấp hơn giá trị trung bình động.
• Giá trị trung bình động SMA – 5 đã xuống thấp hơn giá trị trung bình động SMA – 20.
• Tại cả 2 thời điểm số (1) và số (2): SMA – 5 thể hiện tính nhạy bén, nhanh chóng thể hiện và xác
nhận xu thế tăng hoặc giảm của giá trước SMA – 20.
4 - Aroon thể hiện xu thế
Năm 1995, Tushar Chande giới thiệu Aroon với tư cách là phương pháp phân tích kỹ thuật xác định xu
thế giá cả của thị trường và cho biết xu thế đó mạnh đến đâu?
Ý tưởng tính toán Aroon dựa trên việc xác định phiên có giá cao nhất (hoặc nhỏ nhất) cách phiên hiện tại
bao xa trong số các phiên lấy dữ liệu tính. Nếu phiên có giá cao nhất nằm cách xa phiên hiện tại thì xu thế
thị trường có sự chuyển mình sang giảm giá, nếu phiên có giá thấp nhất nằm cách xa phiên hiện tại thì xu
thế thị trường có sự chuyển mình sang xu thế tăng giá.
Với vai trò nhận định xu thế giả trên thị trường, đồ thị giá trị của Aroon có hai loại: Loại thứ nhất bao gồm
2 đồ thị biểu thị hai giá trị là Aroon up và Aroon down thể hiện sức mạnh tăng và giảm giá trên thị trường.
Loại thứ 2 biểu thị sự tương quan giữa sức tăng và sức giảm giá trên thị trường bằng cách lấy hiệu của
Aroon up và Aroon down, đồ thị loại này có dạng một máy dao động.
Xem