Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng XH? Vận dụng mối quan hệ này vào việc luận chứng tính tất yếu
của việc cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay?
Khái niệm CSHT và KTTT
* Cơ sở hạ tầng (CSHT): là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của
một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ sở
kinh tế của các hiện tượng xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những QHSX
thống trị, những QHSX là tàn dư của xã hội trước và những QHSX là mầm mống của xã
hội sau. Trong một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX thì kiểu QHSX
thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu
QHSX khác; nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chugn của toàn bộ đời sống
kinh tế xã hội. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính chất giai cấp của cơ sở hạ tầng là
do kiểu QHSX thống trị quy định. Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp
bắt nguồn từ ngay trong CSHT.
4 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội? Vận dụng mối quan hệ này vào việc luận chứng tính tất yếu của việc cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng XH? Vận dụng mối quan hệ này vào việc luận chứng tính tất yếu
của việc cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay?
Khái niệm CSHT và KTTT
* Cơ sở hạ tầng (CSHT): là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của
một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ sở
kinh tế của các hiện tượng xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những QHSX
thống trị, những QHSX là tàn dư của xã hội trước và những QHSX là mầm mống của xã
hội sau. Trong một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX thì kiểu QHSX
thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu
QHSX khác; nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chugn của toàn bộ đời sống
kinh tế xã hội. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính chất giai cấp của cơ sở hạ tầng là
do kiểu QHSX thống trị quy định. Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp
bắt nguồn từ ngay trong CSHT.
* Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội,
những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một
cơ sở hạ tầng nhất định.
KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai cấp
thống trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm và tổ chức của các
giai cấp mới ra đời; quan điểm và tổ chức của các giai cấp trung gian. Tính chất hệ tư
tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của KTTT trong một hình thái xã
hội nhất định. Trong đó bộ phận mạnh nhất của KTTT là nhà nước – công cụ của giai cấp
thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt chính trị, pháp lý. Chính nhờ có nhà nước mà
tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội.
1. Quan điểm Macxit về mối quan hệ biện chứng lý luận giữa CSHT và KTTT:
- CSHT: là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những QHSX đang tồn tại trong một
giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội tạo thành cơ cấu nền tảng kinh tế của xã hội đó.
+ 3 khả năng tồn tại của CSHT trong xã hội:
> CSHT đồng nhất với 1 kiểu QHSX.
> CSHT đồng nhất với 2 kiểu QHSX.
> CSHT có số lượng QHSX lớn hơn 2.
+ Số lượng QHSX lớn hơn 1 đặc trưng cho CSHT của xã hội đó là kiểu QHSX
thuộc về phương thức SX chiếm sự thống trị trong xã hội đó.
- KTTT: là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội và các
thiết chế tương ứng phản ánh CSHT của xã hội đó.
+ 2 bộ phận:
> Tư tưởng, tinh thần
> Thiết chế tổ chức
- Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:
+ Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT:
> CSHT quyết định nội dung, cấu trúc, sự vận động phát triển của KTTT.
> Mâu thuẫn trong CSHT làm nảy sinh mâu thuẫn tương ứng trong KTTT do vậy
để giải quyết triệt để mâu thuẫn trong KTTT phải lấy việc giải quyết mâu thuẫn trong
CSHT làm nhân tố quyết định.
+ KTTT tác động trở lại đối với CSHT:
> Khi KTTT phù hợp với CSHT sẽ góp phần thúc đẩy CSHT phát triển.
> Khi không phù hợp nó sẽ kìm hãm sự phát triển của CSHT.
2. Vận dụng mối quan hệ này vào việc luận chứng tính tất yếu của việc cải cách
nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay?
- CSHT nước ta hiện nay là kết cấu kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà
nước đóng vai trò chủ đạo nên KTTT phải xây dựng, củng cố, đối mới phù hợp.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần không nhất thiết phải đa nguyên chính trị tuy
nhiên yêu cầu khách quan đặt ra là KTTT nước ta phải đổi mới phát triển theo hướng
nâng cao chất lượng hoàn thành chức năng xã hội của mình.
- Trước sự yếu kém của nền hành chính nước ta hiện nay, Chính phủ đã đưa ra
mục tiêu “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp,
hiện đại hóa, hoạt động có hiệu quả”. Trong một số năm gần đây, cải cách hành chính
(CCHC) đã được triển khai trên cả 4 nội dung: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy
hành chính công; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Tuy nhiên, tốc độ CCHC còn chậm, chưa nhất quán, hiệu quả còn thấp. Nền
hành chính có chuyển biến song vẫn tụt hậu so với tốc độ và yêu cầu cải cách của nền
hành chính hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế. Tình trạng chung là nhiều cán bộ lãnh
đạo và cán bộ công chức ngại thực hiện cơ chế một cửa, do ngại bị bó buộc, ngại bị rút
bớt quân số và lợi ích cục bộ Mặt khác, trình độ công chức, cán bộ ở bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả còn nhiều bất cập, tỷ lệ đạt chuẩn thấp, nhiều nơi chỉ đạt 20-30%. Trên
thực tế, tuy là “một cửa” nhưng vẫn còn nhiều “ổ khóa” do không ít cán bộ, công chức
tiêu cực, nhũng nhiễu tạo ra nên người dân chưa hết phiền hà. Trong khi đó, sự chỉ đạo
thực hiện cải cách lại thiếu kiên quyết và nhất quán ở các cấp, các ngành; tiền lương mới
chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu đời sống của cán bộ, công chức. Hội nghị đã tập trung thảo
luận các giải pháp đẩy mạnh CCHC giai đoạn 2, từ 2006-2010.
- Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm 1986,
tính đến nay đã gần 20 năm. Trong khoảng thời gian đó, đồng thời với việc đổi mới về
kinh tế thì cải cách hành chính cũng được tiến hành. Cuộc cải cách hành chính được thực
hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Cải cách hành
chính đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển đất
nước.