1. Mở đầu
Du lịch sinh thái (DLST) là một hoạt động du lịch khá mới ở Việt Nam [1, 2]. Nó
nhanh chóng được đón nhận và đưa vào hoạt động ở nhiều địa phương trong cả nước như
là một xu thế phát triển tất yếu của hoạt động du lịch trong giai đoạn hiện nay. Vai trò của
hoạt động DLST đã quá rõ ràng nhưng những tác động tiêu cực của nó đến cảnh quan và
các hệ sinh thái nơi diễn ra các hoạt động này cũng vô cùng to lớn nếu chúng ta không có
được cách tiếp cận tổng hợp và toàn diện. Việc tổ chức các hoạt động DLST ở nước ta thời
gian qua nhìn chung vẫn còn mang tính bột phát và cục bộ nên hiệu quả thực sự của nó
vẫn chưa cao, chưa xứng với tiềm năng của cả nước. Không chỉ ở vườn quốc gia (VQG)
Cát Tiên mà hầu hết tại các VQG khác như Cúc Phương, Côn Đảo. . . hoạt động du lịch
sinh thái cũng đã được đưa vào khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn còn ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức các hoạt
động DLST dành riêng cho hệ thống các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên
trên phạm vi cả nước. Chính vì thế, việc nghiên cứu đánh giá đúng những tác động của
hoạt động du lịch sinh thái từ đó đề ra các định hướng đúng đắn nhằm khai thác hợp lí
nguồn tài nguyên để phát triển DLST ở VQG Cát Tiên là việc làm cần thiết [8, 9, 10].
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích một số tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 116-125
PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Nguyễn Hoàng Hải
Trường Phổ thông trung học Định Quán, Đồng Nai
Tóm tắt. Thông qua việc nghiên cứu tiềm năng và những tác động của hoạt động
du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tác giả đã phân tích được các hoạt
động du lịch sinh thái thường xuyên gây ra những tác động tiêu cực đối với công
tác bảo tồn thiên nhiên, cũng như trực tiếp gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường
trên địa bàn.
Từ khóa: Cát Tiên, du lịch sinh thái, bảo tồn.
1. Mở đầu
Du lịch sinh thái (DLST) là một hoạt động du lịch khá mới ở Việt Nam [1, 2]. Nó
nhanh chóng được đón nhận và đưa vào hoạt động ở nhiều địa phương trong cả nước như
là một xu thế phát triển tất yếu của hoạt động du lịch trong giai đoạn hiện nay. Vai trò của
hoạt động DLST đã quá rõ ràng nhưng những tác động tiêu cực của nó đến cảnh quan và
các hệ sinh thái nơi diễn ra các hoạt động này cũng vô cùng to lớn nếu chúng ta không có
được cách tiếp cận tổng hợp và toàn diện. Việc tổ chức các hoạt động DLST ở nước ta thời
gian qua nhìn chung vẫn còn mang tính bột phát và cục bộ nên hiệu quả thực sự của nó
vẫn chưa cao, chưa xứng với tiềm năng của cả nước. Không chỉ ở vườn quốc gia (VQG)
Cát Tiên mà hầu hết tại các VQG khác như Cúc Phương, Côn Đảo. . . hoạt động du lịch
sinh thái cũng đã được đưa vào khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn còn ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức các hoạt
động DLST dành riêng cho hệ thống các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên
trên phạm vi cả nước. Chính vì thế, việc nghiên cứu đánh giá đúng những tác động của
hoạt động du lịch sinh thái từ đó đề ra các định hướng đúng đắn nhằm khai thác hợp lí
nguồn tài nguyên để phát triển DLST ở VQG Cát Tiên là việc làm cần thiết [8, 9, 10].
Ngày nhận bài: 2/1/2013. Ngày nhận đăng: 10/5/2014
Liên hệ: Nguyễn Hoàng Hải, e-mail: nguyenhoanghai2203@yahoo.com.vn
116
Phân tích một số tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tổng quan về vườn quốc gia Cát Tiên
2.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
VQGCát Tiên có tọa độ: 11◦20’50”B – 11◦50’20”B và từ 107◦09’05”Đ – 107◦35’20”Đ.
Nằm trên địa bàn 4 tỉnh là Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng và Đồng Nai. Vườn có tổng
diện tích tự nhiên là 323.365 ha, riêng vùng trung tâm có 71.920 ha nằm trên địa bàn 3
tỉnh là Lâm Đồng (27.850 ha), Bình Phước (4.443 ha) và thuộc Đồng Nai có 39.627 ha.
Phần diện tích vùng đệm trải rộng trên địa bàn 36 xã và thị trấn của cả 4 tỉnh giáp giới
xung quanh.
Hình 1. Bản đồ vườn quốc gia Cát Tiên
2.1.2. Khí hậu
Khí hậu ở VQG Cát Tiên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Trong
năm chia làm 2 mùa mưa khô rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng 5 đến tháng 10,
lượng mưa tập trung cao điểm từ tháng 8-9 hàng năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, cao điểm mùa khô rơi vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3.
117
Nguyễn Hoàng Hải
2.1.3. Đặc điểm dân cư
Theo thống kê tổng hợp của VQG Nam Cát Tiên năm 2005, trong khu vực thuộc
vùng lõi của vườn có 834 hộ với 3.947 nhân khẩu đang sinh sống. Thành phần dân tộc
sống trong vùng lõi rất đa dạng, bao gồm cả các dân tộc thuộc các tỉnh phía Bắc như Tày
(11,1%), Nùng (8,1%), H’Mông và các dân tộc bản địa như S’tiêng, Châu Ro, Châu Mạ.
Trong số đó, người Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất với khoảng 67,1%. Nghề nghiệp chủ yếu của
cư dân ở đây là canh tác nông nghiệp, riêng người Kinh ngoài làm nông, thường mở thêm
các dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp, nhu yếu phẩm và thu mua các loại nông sản tại
địa phương.
2.1.4. Tài nguyên du lịch
a. Hệ sinh thái
- Khu hệ thực vật: Thành phần gồm các loài ưu thế thuộc họ sao dầu (Diptero-
carpaceae), họ đậu (Fabaceae) và họ tử vi (Lythraceae).
Cho đến nay VQG Cát Tiên đã xác định được 1.610 loài thuộc 724 chi, 162 họ và
phụ họ, 75 bộ thực vật bậc cao có mạch, với thành phần loài chiếm ưu thế thuộc họ sao
dầu (Dipterocarpaceae), họ đậu (Fabaceae) và họ tử vi (Lythraceae). Có thể kể tên một số
loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ như: gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), gõ mật (Sindora
siamensis), cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai nam (D. cochinchinensis), cẩm
lai vú (Dalbergia mammosa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus).
- Khu hệ động vật: Hệ động vật của VQG Cát Tiên rất phong phú và đa dạng với
nhiều loài đặc trưng của vùng Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
+ Thú: gồm 113 loài thuộc 38 họ, 12 bộ, trong đó có 43 loài có tên trong Sách Đỏ
Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN, như bò Banten, bò Gaur, hổ, gấu chó, voi, báo hoa mai,
báo lửa, chó sói, voọc chân đen, sóc bay lớn,...
+ Chim: gồm 351 loài thuộc 64 họ của 18 bộ. Trong đó có các loài chim quý hiếm
như 17 loài quý hiếm đã được phát hiện và có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục
Đỏ IUCN như hạc cổ trắng, công, già đẩy Java...
+ Bò sát và lưỡng cư: gồm 109 loài thuộc 17 họ và phân họ, 4 bộ trong đó có 18
loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN, như cá sấu xiêm, trăn gấm,
trăn đen,...
+ Cá: gồm trên 159 loài, thuộc 29 họ, 9 bộ trong đó có 10 loài mới cho Việt Nam,
1 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN (cá mơn hay còn gọi là cá rồng), 9 loài của Sách Đỏ
Việt Nam như cá lăng bò, cá chài, cá lăng nha, cá lóc bông...
+ Côn trùng: đã ghi nhận được 756 loài thuộc 68 họ, 10 bộ. . Riêng các loài bướm
đã xác định được 450 loài, chiếm hơn 50
- Hệ sinh thái: Hệ sinh thái đặc trưng của Vườn là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm
thường xanh của vùng Đông Nam Bộ với sự hiện diện của 5 kiểu rừng chính:
+ Rừng lá rộng thường xanh: ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ dầu như dầu rái
118
Phân tích một số tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên
(Dipterocarpus alatus), dầu lông (D. intricatus), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), giáng hương
(Pterocarpus macrocarpus)...
+ Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: thành phần các loài cây gỗ rụng lá từng
phần trong mùa khô như bằng lăng (Lagerstroemia calyculata), tung (Tetrameles nudi-
flora), gáo (Haldina cordifolia),...
+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: là kiểu phụ thứ sinh của kiểu rừng thường xanh và
rừng nửa rụng lá. Nguyên nhân hình thành chủ yếu là do bị cháy rừng vào mùa khô, chất
độc hóa học. . . làm cho rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. Thành phần cây gỗ thường gặp
là Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata), căm xe (Xylia xylocarpa), và hai loài tre chủ yếu
là lồ ô (Bambusa procera) và mum (Gigantochloa sp.
+ Rừng tre nứa thuần loại: đây cũng là kiểu phụ thứ sinh, được hình thành sau khi
rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏ hoang, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển. Hai loài
tre phổ biến là Lồ ô và Mum tạo thành các tán rừng lớn, những nơi ngập nước chỉ có tre
La Ngà tồn tại.
+ Thảm thực vật đất ngập nước: vườn có diện tích bàu nước lớn với các bàu nước
tiêu biểu như: Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá,...có diện tích khoảng 2.500 ha vào mùa mưa
và khoảng 100 - 150 ha vào mùa khô.
b. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
VQG Cát Tiên đã xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh bao gồm
65 nhà nghỉ, 2 nhà hàng, phương tiện chuyên chở, sân thể thao, phòng hội nghị...
Hệ thống đường xá của VQG Cát Tiên phần lớn vẫn là đường đất đỏ, ngoài trừ một
số tuyến đường gần trung tâm quản lí đã được trải nhựa. Vườn còn có dịch vụ cho thuê và
bán một số dụng cụ và nhu yếu phẩm để phục vụ việc đi tham quan trong rừng, cho thuê
máy phát điện, cho thuê dàn nhạc (phục vụ cho lửa trại), quầy bán hàng lưu niệm, quầy
bán đồ dùng cá nhân. . .
2.2. Phân tích một số tác động của du lịch sinh thái
2.2.1. Các hoạt động du lịch sinh thái hiện tại
1. Tuyến Bàu Sấu 7. Tuyến xem thú ban đêm
2. Tuyến tham quan làng dân tộc Mạ, S’tiêng ở Tà Lài 8. Tuyến Cây Si
3. Tuyến Bàu Chim 9. Tuyến Hang dơi
4. Tuyến Bằng lăng- Cây Gõ – thác Bến cự 10. Tuyến cây Gõ Bác Đồng
5. Tuyến thác Mỏ Vẹt
11. Điểm di chỉ văn hoá Óc
Eo
6. Tuyến thác Trời - thác Dựng 12. Điểm tham quan Đảo Tiên
Hoạt động du lịch sinh thái được đưa vào hoạt động khá sớm ở VQG Cát Tiên (năm
2000). Hiện tại, vườn tập trung khai thác 4 loại hình du lịch chủ yếu là: du lịch mạo hiểm,
du lịch nghiên cứu - học tập, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch hội nghị với 12 tuyến chính
119
Nguyễn Hoàng Hải
như trên.
Khách du lịch đến VQG rất đa dạng với nhiều thành phần khác nhau, bao gồm cả
khách du lịch quốc tế lẫn khách trong nước. Các hoạt động có tính chất thường xuyên và
lặp lại của du khách khi đến vườn chủ yếu gồm các hoạt động sau đây:
- Đi bộ trong rừng; Sử dụng phương tiện xem thú; Hoạt động dịch vụ ăn uống cho
du khách; Tham quan trung tâm cứu hộ; Chèo thuyền; Hoạt động phát tuyến; Trồng cây
lưu niệm; Hoạt động bộ sưu tập cây; Vận chuyển đưa đón khách; Cắm trại; Tham quan
làng dân tộc; Lưu trú của khách; Sinh hoạt cá nhân...
2.2.2. Tác động đến công tác bảo tồn
a. Hoạt động đi bộ trong rừng
Các tuyến đi bộ gần trung tâm như: Tuyến Bằng lăng – Cây Gõ – thác Bến Cự,
tuyến Thác Trời – thác Dựng, tuyến thác Mỏ Vẹt. . . là những tuyến mà du khách thường
lựa chọn để đi bộ khám phá. Thông thường, khách chọn giải pháp là tự đi theo nhóm mà
không yêu cầu có người hướng dẫn và chính yếu tố này đã gây ra nhiều tác động đến công
tác bảo tồn trên lộ trình của du khách như:
- Tạo ra nhiều tiếng ồn trong hành trình. Điều này đã tác động không nhỏ đến động
vật hoang dã vốn rất nhạy cảm trước sự hiện diện của con người. Chính vì thế, trong những
năm gần đây, sự hiện diện của các loài thú dọc các tuyến này đã giảm đi rất nhiều. Đặc
biệt, tuyến Bằng lăng – cây Gõ và tuyến thác Trời – thác Dựng hầu như không còn thấy
sự hiện diện của các loài thú.
- Làm hư hại các loài thực vật ven đường. Khách du lịch do không có nhân viên
hướng dẫn đi cùng (hiển nhiên không có sự giám sát của nhân viên vườn) thường bẻ cành
nhánh, thậm chí chặt phá các loài cây ven đường, nhổ một số loài cây nhỏ mà du khách
cảm thấy lạ nhất là các loài phong lan để làm. . . kỉ niệm. Các tác động này dễ dàng nhận
thấy hậu quả dọc các tuyến đi như: thân các cây gõ thường bị chặt, vỏ cây bị lột, bị khắc
tên. . .
b. Hoạt động sử dụng phương tiện xem thú
Hoạt động xem thú được thực hiện vào ban đêm, thường tiến hành 3 chuyến/đêm.
Hoạt động này ảnh hưởng khá lớn đến đời sống tự nhiên của động vật chủ yếu do phương
tiện sử dụng vận chuyển du khách tham quan. Hiện tại, phương tiện được vườn sử dụng là
các dòng xe bán tải và cả các loại xe 36 chỗ ngồi. Các phương tiện này gây ra tiếng ồn khá
lớn cộng với các đèn pha công suất lớn rọi vào các loài thú dọc đường đi làm cho chúng
hoảng sợ nên bỏ chạy. Chính vì thế, thường thì ở chuyến thứ 2, thứ 3 mỗi đêm, khách du
lịch dễ bị thất vọng vì rất ít gặp các loài thú ở các lần tham quan này.
c. Hoạt động dịch vụ ăn uống cho du khách
Khu vực nhà hàng ở Trung tâm du lịch (Bến Cự) và tại trạm kiểm lâm Bàu Sấu.
Việc nấu nướng phục vụ cho du khách làm phát sinh các chất thải, thức ăn rơi vãi hoặc
được đổ ở khu vực chứa rác đã làm ảnh hưởng đến tập tính kiếm ăn cũng như nguy cơ gây
bệnh cho một số loài:
120
Phân tích một số tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên
- Tại các nhà hàng dễ dàng nhận thấy sự có mặt thường xuyên của các loài khỉ.
Chúng quanh quẩn khu vực xung quanh nhà hàng chờ khi vắng người là chúng xâm nhập
vào nhà hàng để lấy trộm thức ăn hay nhặt nhạnh các thức ăn rơi vãi và rác thải.
- Tại khu vực hố rác của nhà hàng, rác thải không được phân loại và được đổ trực
tiếp vào hố nên thường bốc mùi hôi thối tạo nguy cơ gây bệnh cho các loài động vật. Qua
quan sát thấy tại đây thường xuyên xuất hiện rất nhiều loài động vật tập trung để bới rác
tìm thức ăn như gà rừng, bìm bịp, sóc, chuột và cả heo rừng.
Riêng tại nhà hàng ở trạm kiểm lâm Bàu Sấu, phần lớn các dịch vụ ở đây do các
nhân viên kiểm lâm phục vụ. Thực đơn chính của nhà hàng là các loại cá, hầu hết là do
nhân viên kiểm lâm đánh bắt từ Bàu Sấu về để chế biến phục vụ khách và cả cho nhân
viên của Vườn. Sản lượng đánh bắt ước tính bình quân khoảng 1,4 tấn cá/năm, điều này
tác động không nhỏ đến sự đa dạng sinh học của quần thể cá ở đây. Sản lượng đánh bắt
này tuy không lớn nhưng đây là nơi cư trú của nhiều loài cá quý hiếm như: cá lăng nha,
cá lăng bò, cá mơn... và đồng thời Bàu Sấu đã được công nhận là khu RAMSAR nên hoạt
động này đã vi phạm công tác bảo tồn và công ước RAMSAR.
d. Hoạt động phát tuyến tham quan
Hoạt động này bao gồm cả hoạt động phát dọn tạo tuyến tham quan mới nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch mạo hiểm của du khách và cả hoạt động phát dọn các tuyến tham
quan hiện hữu. Hiện tại, trong Vườn tồn tại rất nhiều hệ thống đường mòn tham quan nên
rất dễ làm cho du khách bị lạc đường, nhất là các nhóm khách không có người hướng dẫn.
Ngoài ra, sự xuất hiện mỗi đường mòn mới đồng nghĩa với hàng loạt loài thực vật ven
đường bị phá hủy, điều này gây ảnh hưởng lớn đến tính đa dạng sinh học của vườn.
e. Hoạt động tham quan làng dân tộc
Các đồng bào dân tộc thiểu số tại vườn tuy đa dạng nhưng đời sống lại rất nhiều khó
khăn, nhất là dân tộc Mạ và S’tiêng. Vườn cũng đã thiết kế và đưa vào hoạt động tuyến
tham quan làng dân tộc Mạ và S’tiêng ở Tà Lài nhưng cộng đồng dân tộc ở 2 làng này lại
được hưởng lợi rất ít từ hoạt động du lịch. Thu nhập chủ yếu của họ vẫn là bán một số sản
phẩm mĩ nghệ làm đồ lưu niệm cho du khách, chỉ thỉnh thoảng mới có một số đoàn khách
nước ngoài có nhu cầu xem biểu diễn văn nghệ, múa hát thì thu nhập có khá hơn.
Đời sống của cộng động dân tộc thiểu số tại đây vẫn còn nhiều khó khăn đã tác
động ngược lại đến việc phối hợp giữa Vườn và các làng đồng bào dân tộc trong việc phát
triển du lịch cộng đồng. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho số vụ vi phạm
luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của vườn càng trở nên phổ biến. Theo một số cán
bộ kiểm lâm của vườn cho biết, rất nhiều trong số các cá nhân vi phạm bị phát hiện, bắt
giữ là người của các bản làng trong vườn có cuộc sống rất nghèo khổ. Họ cũng biết các
hành vi của mình là vi phạm nhưng đứng trước nhu cầu sinh tồn, sự xâm phạm tài nguyên
rừng trở thành tất yếu. Các vi phạm phổ biến vẫn là xâm chiếm đất rừng làm nương rẫy,
săn bắn, bẫy các loài động vật và khai thác gỗ. Điều này trở thành thách thức lớn trong
công tác bảo tồn sự đa dạng sinh học của vườn đối với các nhân viên chuyên trách.
f. Tham quan trung tâm cứu hộ động vật
121
Nguyễn Hoàng Hải
Hoạt động tham quan các trạm cứu hộ động vật được xem là một trong những hoạt
động du lịch mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho công tác tuyên tuyền giáo dục và nâng
cao nhận thức về bảo tồn sự đa dạng sinh học cho khách tham quan. Tại trung tâm và các
trạm cứu hộ của vườn hiện nay đều có các chuyên gia nước ngoài quản lí, họ rất nhiệt tình
hướng dẫn và giải thích cho du khách ý nghĩa của công tác bảo tồn. Hiện tại, nhờ vào các
nguồn tài trợ, vườn luôn duy trì công tác chăm sóc và nuôi dưỡng 15 cá thể gấu, 22 cá thể
vượn và 4 cá thể cu li. Tại các chuồng nuôi nhốt đều đã được xây dựng hệ thống rào chắn
để đảm bảo khoảng cách tối thiểu cho khách tham quan nhằm tránh tình trạng chọc phá,
ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của chúng. Tuy vậy, sự hiện diện thường xuyên của du
khách làm đời sống của chúng bị quấy nhiễu nên chúng dễ bị stress, thường lầm lì và sẵn
sàng tấn công đồng loại, nhất là đối với các cá thể gấu ngựa.
2.2.3. Tác động đến môi trường
a. Nước thải
Hiện tại VQG Cát Tiên chưa có hệ thống xử lí nước thải nên toàn bộ lượng nước
thải sinh hoạt hàng ngày tại vườn đều được xả trực tiếp ra môi trường. Tính bình quân
sơ bộ với khoảng 25 lượt khách lưu trú tại vườn cộng với khoảng 180 nhân viên, với tiêu
chuẩn sử dụng nước bình quân 150 lít/người thì mỗi ngày, lượng nước thải bình quân tại
vườn là:
[25(người) + 180(người)]*150(lít) = 30.750 (lít/ngày đêm).
Bảng 1. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải [6]
STT Tác nhân Hậu quả
1 Nhiệt độ
Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxi hoà tan trong
nước; Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học; Ảnh hưởng tốc
độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước.
2 Các chất hữu cơ
Giảm nồng độ ôxi hoà tan trong nước; Ảnh hưởng đến tài
nguyên thủy sinh.
3 Chất rắn lơ lửng Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh.
4
Các chất dinh
dưỡng
Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước,
sự sống thủy sinh.
5 Vi khuẩn
Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch
bệnh thương hàn, phó thương hàn, lị, tả; Coliform là nhóm
vi khuẩn gây bệnh đường ruột, E. Coli là vi khuẩn thuộc
nhóm Coliform, chỉ thị ô nhiễm do phân người.
Lượng nước thải chưa qua xử lí này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên
đồng thời cũng ẩn chưa nhiều rủi ro trong việc phát tán các nguồn vi khuẩn gây ra một số
dịch bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Trình (năm 2000), tác động của các
chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể hiện rõ nét trong Bảng 1.
b. Rác thải
122
Phân tích một số tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên
Rác thải trong VQG Cát Tiên xuất phát từ 2 nguồn chính: rác thải của du khách và
của nhân viên của Vườn. Tính bình quân trong 5 năm gần đây, mỗi ngày VQG đón nhận
khoảng 50 khách tham quan. Theo tính toán sơ bộ của Vườn, mỗi ngày lượng rác thải
trung bình tính theo đầu người (gồm cả khách và nhân viên) là 0,5 kg/người/ngày. Ngoài
ra, riêng tại 2 nhà hàng thì lượng rác thải bình quân là 40 kg/ngày và tại văn phòng trung
tâm là 5 kg/ngày. Như vậy, lượng rác thải bình quân mỗi ngày tại vườn là:
[50(người) + 180(người)]* 0,5(kg) + 40(kg) + 5(kg) = 160 (kg/ngày)
Vườn không có hệ thống xử lí rác thải nên cách xử lí hiện nay là thu gom rác (khu
vực gần trung tâm) về tập kết tại hố rác và đốt. Tại dọc các tuyến tham quan thì cách xử
lí là gom đốt tại chỗ. Cách xử lí này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên: tạo khói
thải độc hại, tăng nguy cơ cháy rừng và nhất là tại các hố rác lớn có nhiều loại rác hữu cơ
không đốt được lâu ngày thường bốc mùi hôi thối, gây tình trạng ô nhiễm nặng cục bộ.
Đây cũng là địa điểm tập trung kiếm ăn của nhiều loại chim thú nên làm tăng nguy cơ
nhiễm bệnh và tập tính kiếm mồi của chúng.
2.3. Kiến nghị một số giải pháp
2.3.1. Đảm bảo công tác hướng dẫn cho khách tham quan
Hoạt động hướng dẫn tham quan cho du khách bao gồm hoạt động giới thiệu và
hướng dẫn trước khi khách tham quan và hoạt động hướng dẫn tham quan. Công tác này
của vườn còn rất hạn chế, chủ yếu chỉ dành cho khách khi vào khu trung tâm du lịch sinh
thái. Các hoạt động giới thiệu, phổ biến thông tin cho du khách trước tham quan còn rất
sơ sài. Chính vì thế, cần đẩy mạnh hoạt động này và đưa vào như một hoạt động thiết yếu
và thường xuyên. Công việc cần làm là:
- Xây dựng phòng tư vấn – hướng dẫn tham quan cho du khách ngay tại cổng vườn
nhằm tư vấn và cung cấp các thông tin cần thiết cho du khách.
- Phát hành các ấn phẩm như: bản đồ các tuyến tham quan, biểu giá dịch vụ, tài liệu
về một số loài động thực vật quý hiếm của vườn. . .
- Cung ứng các đồ dùng cá nhân, các dụng cụ thiết yếu khi tham quan. . .
- Bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác hướng
dẫn du khách tham quan mang tính chuyên nghiệp cao.
2.3.2. Giảm thiểu tác động đến sinh vật
Để thực hiện tốt công tác bảo tồn nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất các tác động
của hoạt động DLST đến sự tồn tại và phát triển tự nhiên của các loài sinh vật, VQG Cát
Tiên cần thực hiện công tác phổ biến các nội quy cho khách tham quan, đồng thời phổ biến
cả các biện pháp chế tài (mức xử phạt) đối với các hành vi vi phạm của du khách. Ngoài
ra, vườn cần lưu ý hoạt động kinh doanh, phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách. Vườn
nên sử dụng các thực phẩm từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của cư dân địa phương,
giảm thiểu tối đa các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã.
123
Nguyễn Hoàng Hải
2.3.3. Kết hợp chặt chẽ với cư dân địa phương để phát triển DLST nhất là đồng
bào dân tộc thiểu số
Cư dân địa phương và n