Phân tích một số yếu tố gây cười trong các truyện hài ngắn tiếng anh và tiếng việt theo quan điểm ngữ dụng học

Truyện hài và đặc biệt là truyện hài ngắn giúp thưgiãn trong thời gian ngắn nhất với hiệu quảcao nhất. Cùng với tác dụng giảm căng thẳng, truyện hài ngắn tiếng Anh còn khích lệlòng yêu thích tiếng Anh đồng thời nâng cao được kỹnăng đọc hiểu văn bản bằng tiếng Anh cho người đọc. Việc phân tích các yếu tốgây cười trong truyện theo quan điểm ngữdụng học có so sánh với truyện cười tiếng Việt sẽgiúp người đọc không những hiểu được tính hài hước của câu chuyện mà còn giúp họhiểu một cách thấu đáo chiều sâu của ngôn ngữAnh, một sốphong tục và tập quán của người Anh.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2437 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích một số yếu tố gây cười trong các truyện hài ngắn tiếng anh và tiếng việt theo quan điểm ngữ dụng học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY CƯỜI TRONG CÁC TRUYỆN HÀI NGẮN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIỂM NGỮ DỤNG HỌC A GRAGMATIC STUDY ON SOME FACTORS CAUSING LAUGHTER IN ENGLISH AND VIETNAMESE FUNNY STORIES HUỲNH THỊ HOÀI Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu về các cơ chế gây cười trong truyện hài ngắn tiếng Anh và tiếng Việt dựa theo lý thuyết hành động lời nói gián tiếp của Austin và tính hàm ngôn trong ngôn ngữ. Mục đích của bài viết này là giúp cho người học tiếng Anh khi đọc truyện cười bằng tiếng Anh dễ dàng hiểu được nội dung câu chuyện và do đó khích lệ được niềm say mê học tiếng Anh cho mọi người. ABSTRACT This article studies humor mechanisms in English and Vietnamese short funny stories based on Austin’s indirect speech theory and implicature. Its aim is to make it easier for learners of English to read English funny stories, and then to promote their love of English. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Truyện hài và đặc biệt là truyện hài ngắn giúp thư giãn trong thời gian ngắn nhất với hiệu quả cao nhất. Cùng với tác dụng giảm căng thẳng, truyện hài ngắn tiếng Anh còn khích lệ lòng yêu thích tiếng Anh đồng thời nâng cao được kỹ năng đọc hiểu văn bản bằng tiếng Anh cho người đọc. Việc phân tích các yếu tố gây cười trong truyện theo quan điểm ngữ dụng học có so sánh với truyện cười tiếng Việt sẽ giúp người đọc không những hiểu được tính hài hước của câu chuyện mà còn giúp họ hiểu một cách thấu đáo chiều sâu của ngôn ngữ Anh, một số phong tục và tập quán của người Anh. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Phương pháp nghiên cứu Bài báo này được thực hiện dựa theo phương pháp mô tả và phân tích đối chiếu. Tiếng Anh được chọn làm ngôn ngữ đích và tiếng Việt có tác dụng làm rõ thêm sự tương đồng và khác biệt trong cơ chế gây cười giữa hai ngôn ngữ nhằm làm cho bài báo dễ hiểu hơn. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Cơ chế gây cười 152 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 2.2.1.1. Cơ chế gây cười dựa theo lý thuyết hành động lời nói (speech act) của Austin. Theo Austin hành động lời nói gồm 3 loại lớn: - Hành vi tạo lời (Locutionary act) - Hành vi mượn lời (Perlocutionary act) - Hành vi tại lời (Illocutionary act) Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu về những vi phạm khi thực hiện hoặc khi tiếp nhận hành vi tại lời – nghĩa là có thể từ phía người nói hoặc người nghe khi tham gia hội thoại – và do đó tiếng cười bật ra. Theo Austin “…Trong giao tiếp, chúng ta có những hành vi như hỏi, trả lời, yêu cầu, đề nghị, khẳng định, cam kết, khuyên bảo…Muốn thể hiện chúng ngay trong lời nói thì cần nói một điều gì đó. Cái này được gọi là hành vi tại lời (illocutionary act)” [2, tr.17]. Hành vi tại lời được chia làm 2 loại – hành vi tại lời trực tiếp và hành vi tại lời gián tiếp. George Yule cho rằng “Chừng nào có mối liên hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động lời nói trực tiếp (direct speech act). Chừng nào có một mối liên hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì ta có một hành động lời nói gián tiếp (indirect speech act)” [4, tr. 111]. Ví dụ 1: + Khẳng định: John met the Bishop. John đã gặp đức Giám mục + Hỏi: Did John meet the Bishop? John đã gặp đức giám mục phải không? + Ra lệnh: Go to meet the Bishop, John! John, hãy đi gặp đức giám mục đi! Tuy nhiên trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, người nói sử dụng hành vi ngôn ngữ này nhưng lại nhằm đạt hiêu lực tại lời ở một hành vi ngôn ngữ khác. Ví dụ 2: + Hỏi: Do you have to stand in front of the TV? Anh phải đứng ngay trước TV à? + Khẳng định: You’re standing in front of the TV. Anh đang đứng trước TV đấy. Với hai hành vi ngôn ngữ khác nhau – hỏi và khẳng định – rõ ràng người nói muốn đạt cùng một hành vi tại lời – ra lệnh hoặc yêu cầu “Move out of the way!” (Tránh ra!) 153 Các tác giả truyện cười đã khai thác một cách có hệ thống và triệt để bản chất này của hành vi ngôn ngữ gián tiếp, tạo ra những tiếng cười sảng khoái. Hiệu quả gây cười xuất hiện khi phát ngôn được hiểu theo một cách khác, thiếu thiện chí và không hợp tác. Ví dụ 3: Our son was constantly wandering in and out of the house, leaving the front or back door wide open. "Once and for all, will you please close that!" my exasperated wife pleaded one day. "Were you born in a barn?" "No, I was born in a hospital," he replied, smirking. "With automatic doors." Con trai của chúng tôi chẳng bao giờ chịu đóng cửa trước lẫn cửa sau khi ra vào nhà. Một hôm vợ tôi tức giận bảo nó: “Đủ rồi đấy, con đóng cửa lại chứ? Con sinh ra ở chuông ngựa à?”. “Đâu có. Con sinh ra ở bệnh viện.” nó trả lời, cười điệu đàng “nhưng nó có cửa tự động mẹ ạ”. [8] Trong ví dụ trên, xét trên bề mặt câu chữ, phát ngôn của bà mẹ là câu hỏi: “Were you born in a barn?” (Con sinh ra ở chuồng ngựa à?). Thực tế bà muốn đạt được mục đích giao tiếp là một mệnh lệnh – “Close the door when you get in or out of the house” (Hãy đóng cửa khi con ra vào nhà chứ?). Rõ ràng đứa bé hiểu được hàm ý của mẹ. Bằng câu trả lời “I was born in a hospital with automatic doors” (Con sinh ra trong bệnh viện có cửa tự đông mẹ ạ), đứa bé muốn nói rằng đó là lý do tại sao nó không quan tâm tới việc đóng cửa. Chúng ta hãy xét một ví dụ khác bằng tiếng Việt: Ví dụ 4: Một hành khất chìa nón trước cửa nhà một bà nhà giàu: - Thưa bà, nhà cháu mất một chân. Bà nhà giàu đáp: - Có thể lắm, nhưng tại sao anh lại tưởng chân anh mất ở đây? [6] Với phát ngôn là một câu trần thuật – Thưa bà nhà cháu mất một chân - người hành khất chắc chắn muốn thực hiện hành vi tại lời cầu khiến – Xin bà cho cháu ít tiền. Tiếng cười xuất hiện là do bà nhà giàu keo kiệt cố không chịu hiểu điều đó. Tính vòng vo của lời nói gián tiếp có thể gây ra nhầm lẫn trong các phát ngôn không rõ ràng. Ví dụ 5: Late one night I stopped at one of those 24-hour gas station mini- marts to get myself a fresh-brewed cup of coffee. When I picked up the pot, I could not help noticing that the brew was as black as asphalt and just about as thick. "How old is the coffee you have here?" I asked the woman who was standing behind the store counter. She shrugged. "I don't know. I've only been working here two weeks." 154 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 Tối hôm qua tôi dừng lại tại một quán nhỏ ở một trạm xăng mở cửa 24/24 để mua cho mình một tách cà phê phin mới pha. Khi cầm tách cà phê lên tôi không thể nào không để ý tới cái thứ nước đen và đặc quánh như hắc ín trong đó. “Cà phê ở đây mua bao lâu rồi vậy?” Tôi hỏi người phụ nữ đứng sau quầy. Cô ta nhún vai: “Tôi không biết. tôi mới làm việc ở đây có hai tuần.” [7] Nếu cô bán hàng thật sự ngây thơ không hiểu được câu hỏi thật sự là một lời chê bai, thì câu chuyện trên đúng là chuyện cười. Nếu cô bán hàng giả vờ ngây thơ và biết tận dụng sự mơ hồ trên bề mặt câu chữ thì câu trả lời của cô ta cùng đủ bất ngờ để tạo ra tiếng cười một cách thích thú. Austin cho rằng tính gián tiếp ở hành vi tại lời và sự mơ hồ có thể có lợi cho cả người nói lẫn người nghe. Chúng ta hãy xem một câu chuyện xảy ra trong lớp học Ví dụ 6: Mary: What makes you think the teacher has never seen a horse, Johnny? Johnny: Because I drew one today, and she asked me what it was. Mary: Điều gì làm cho bạn nghĩ rằng cô giáo chưa từng thấy con ngựa bao giờ. Johnny: Hôm nay mình vẽ một con ngựa và cô ấy hỏi mình là cái gì đây. [8] Johnny không cho rằng nó là đứa vẽ tồi mà lại nghĩ rằng cô giáo nó không biết ngựa là gì. Sau đây là một câu chuyện được dịch ra từ tiếng Trung Quốc. Ví dụ 7: Thầy đồ: Tôi trọ được không? Cô chủ quán: Nhà không có người. Thầy đồ: Có cô đấy thôi. Cô chủ quán: Nhà không có đàn ông. Thầy đồ: Có tôi! [6] Trong câu chuyện trên khi trả lời thầy đồ bằng các câu trần thuật khác nhau - “Nhà không có người”, “Nhà không có đàn ông”, thực tế cô chủ quán muốn đưa ra một lời từ chối – “Anh không trọ được”. Về phía thầy đồ anh ta đã tận dụng một cách triệt để tính mơ hồ trong ngôn ngữ để bỡn cợt cô chủ quán. Ngoài ra, dựa theo truyền thống của người Á Đông, chúng ta có thể hiểu được rằng, không hẳn cô chủ quán muốn từ chối thầy đồ, nhưng tập tục các dân tộc Á Đông không cho phép cô đồng ý. Thực tế cô muốn thông báo rằng tôi vẫn còn độc thân. Và làm thế nào người nghe có thể hiểu được hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong khi cái mà anh ta nghe được lại là một điều khác – đó là vấn đề hàm ngôn trong giao tiếp. 2.2.1.2. Cơ chế gây cười do hàm ngôn 155 “Hàm ngôn là ý nghĩa có được nhờ suy ý trong ngữ cảnh cụ thể nhằm đưa lại một sự nhận thức mới và đó là nội dung đích thực mà người nói muốn hưóng đến người nghe” [4,tr.228] Ví dụ 8: Rich: Hey, coming to the wild party tonight? Nè có đi dự tiệc ngoài trời tối nay không? Tom: My parents are visiting. Bố mẹ mình đang đến chơi mà. Thực chất Tom muốn nói rằng mình không đi được đâu. Bởi lẽ “hàm ý là một bộ phận của cái được thông báo và không được nói ra” [4, tr. 91], cho nên người nói lẫn người nghe luôn luôn có thể diễn dịch theo ý của mình. Truyện cười thường khai thác những nhầm lẫn từ phía người nghe hay mỉa mai từ phía người đáp để tạo ra những tiếng cười châm chọc. Ví dụ 9: - “Is the doctor at home?” the patient asked in his bronchial whisper. - “Có bác sĩ ở nhà không?” người bệnh hỏi với giọng thì thào trong cuống phổi. - “No,” the doctor’s young and pretty wife whispered in reply, “Come right in”. - “Không,” cô vợ trẻ đẹp của bác sĩ thì thầm đáp, “Vào ngay đi”. [7] Phải chăng cô vợ trẻ đẹp của vị bác sĩ hiểu được hàm ý của người bệnh “Anh vào được không?”, hay ở đây có sự nhầm lẫn của cô ta trong cách diễn dịch câu hỏi “Có bác sĩ ở nhà không?”. Dẫu cho người phụ nữ kia thành công hay thất bại trong việc diễn dịch hàm ý của người bệnh, tính hài hước của câu chuyện cũng được tạo ra do hàm ngôn. Chúng ta hãy xét thêm một ví dụ khác về tính châm biếm. Ví dụ 10: In the bus a well-dressed man missed his silk handkerchief and accused his neighbour, an old man, of having stolen it. But after some time the well-dressed man found the handkerchief in his pocket and apologized for having accused the old man. - Never mind,- said the latter.- You thought I was a thief, and I thought you were a gentleman, and we were both mistaken. Trên một chuyến xe buýt, một người đàn ông ăn mặc lịch thiệp phát hiện ra là mình bị mất chiếc khăn tay bằng lụa và đổ cho ông cụ ngồi bên cạnh đã ăn cắp chiếc khăn tay của mình. Nhưng sau đó ông ta tìm thấy chiếc khăn trong túi áo và xin lỗi cụ già về sự nhầm lẫn đáng tiếc đó. - Đừng bận tâm, - ông cụ nói – Anh nghĩ tôi là kẻ cắp còn tôi thì lại nghĩ anh là một quý ông lịch thiệp. Và cả hai chúng ta đều đã nhầm. 156 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 [7] Với hàm ý “ You are not a gentle ment as I thought” (Ông không phải là một quí ông như tôi tưởng), ông cụ đã phát ngôn ra câu “we were both mistaken” (Cả hai chúng ta đều đã nhầm). 2.2.2. Những khó khăn khi đọc hiểu truyện cười dựa vào hàm ngôn Theo ví dụ 7 chúng ta dễ dàng thấy rằng không phải ai cũng có thể hiểu được hàm ngôn của cô chủ quán nếu không biết về truyền thống của các dân tộc Á Đông. Câu chuyện bằng tiếng Anh sau đây cũng không dễ hiểu nếu ta không biết nhiều về lĩnh vực âm nhạc hoặc giới nghệ sĩ. Ví dụ 11: Two ugly, overweight ladies are leaning on the counter of a hot-dog stand. One says to the other: “You’ve got Bette Davis knees” Hai người phụ nữ vừa mập, vừa xấu trườn người trên bàn của một quầy bán bánh mì xúc xích. Người này nói với người kia: “Bạn có cặp đầu gối của Bette Davis.” [7] Để hiểu được câu chuyện trên bạn cần biết rằng: - Bài hát của Kim Karnes là “You’ve Bette Davis eyes” (Bạn có đôi mắt của Bette Davis). - Bette Davis nổi tiếng vì có đôi mắt đẹp chứ không phải là đôi chân đẹp, hay thân hình đẹp (điều này rất quan trọng để bạn hiểu được rằng cái ban đầu có vẻ như là một lời khen đã trở thành một lời mỉa mai). - Trong tiếng Anh, đầu gối là bộ phận cơ thể thường được đem ra để nhạo báng hơn là khen. Chúng ta hãy đọc câu chuyện bằng tiếng Việt sau đây: Ví dụ 12: Một quan huyện ăn tiền lắm, xử với dân tàn nhẫn, có giấy đổi quan đi nơi khác. Đợi mãi không thấy ai đến tiễn, bà huyện gọi nha lại vào trách: - Dân tình ở đây sao mà bạc thế! Quan phụ mẫu sắp đổi đi nơi khác mà chẳng thấy đứa nào lên tiễn chân cả. Nha lại thưa: - Bẩm bà lớn cả làng trong huyện đều sắp sẵn đồ tiễn quan rồi đấy ạ! Bà huyện mừng rỡ hỏi: - Họ lễ gì thế các thầy? Nha lại ân cần thưa: - Bẩm toàn gạo muối. [5] 157 158 Người đọc chuyện này cần biết rằng người Việt Nam không bao giờ lấy gạo muối để làm quà cho ai cả, mà đây là lễ vật dâng lên cho người đã khuất mà thôi. 3. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra được những kết luận sau: - Yếu tố hài hước của truyện cười có thể gây ra do tác giả đã vận dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong giao tiếp và hàm ý trong lời nói. - Đôi khi những yếu tố vế văn hóa, xã hội, phong tục tập quán .v.v…cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận tính hài của truyện cười TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Austin, J.L. (1955), How to Do Things with Words, Oxford University Press. [2] Thanh Châu (sưu tầm và biên dịch) (2003), Vui Học Tiếng Anh, NXB Thanh Niên. [3] Nguyễn Đức Dân, (1998), Ngữ Dụng Học, Nhà xuất bản Giáo dục. [4] Đỗ Thị Kim Liên, (1999), Ngữ Nghĩa Lời Hội Thoại, Nhà xuất bản Giáo dục. [5] George Yule, (1997), Dụng Học-, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] (2002). [7] (2005). [8] (2006).