Xây dựng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học theo định hướng ứng dụng tại khoa văn hóa học trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tóm tắt Bước sang thế kỷ XXI, sự ra đời của công nghệ cao đã giúp các nước phát triển tái công nghiệp hoá, thế giới bước vào kỷ nguyên của xã hội thông tin. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề của đời sống nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của nền giáo dục hiện đại đó là việc đổi mới chương trình đào tạo. Từ việc phân tích các yếu tố tác động đến việc đổi mới chương trình đào tạo ngành Văn hóa học ở Việt Nam, bài viết chỉ ra thực trạng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học trong một số cơ sở đào tạo hiện nay và đề xuất một số giải pháp xây dựng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học theo định hướng ứng dụng tại Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học theo định hướng ứng dụng tại khoa văn hóa học trường Đại học Văn hóa Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH VĂN HÓA HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TẠI KHOA VĂN HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ĐẶNG HOÀI THU NGUYỄN THÀNH NAM Tóm tắt Bước sang thế kỷ XXI, sự ra đời của công nghệ cao đã giúp các nước phát triển tái công nghiệp hoá, thế giới bước vào kỷ nguyên của xã hội thông tin. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề của đời sống nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của nền giáo dục hiện đại đó là việc đổi mới chương trình đào tạo. Từ việc phân tích các yếu tố tác động đến việc đổi mới chương trình đào tạo ngành Văn hóa học ở Việt Nam, bài viết chỉ ra thực trạng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học trong một số cơ sở đào tạo hiện nay và đề xuất một số giải pháp xây dựng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học theo định hướng ứng dụng tại Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Từ khóa: Đại học Văn hóa Hà Nội, Khoa Văn hóa học, Văn hóa học, chương trình đào tạo, định hướng ứng dụng Abstract Entering the 21st century, the advent of high technology has helped developed countries re-industrialize; the world has entered an era of information society. In this context, high-quality human resources for intelligence and skills have become decisive advantages for each country. Educating and developing high-quality human resources in different careers of life to meet the new requirements have become the top national policy of many countries in the world. One of the factors contributing to the success of modern education is the renovation of the educating program. From the analysis of the factors affecting the innovation of the educating program in cultural studies in Vietnam, the article shows the current status of the Cultural studies educating program in some training institutions and proposes solutions to build training programs of the Cultural studies in the direction of reality application at the Faculty of Cultural Studies, Hanoi University of Culture. Keywords: Hanoi University of Culture, Faculty of Culture Studies, Culture studies, training program, application orientation Trong quá trình phát triển của đời sống xã hội và khoa học công nghệ ở các quốc gia, vai trò và vị trí của giáo dục đại học ngày càng trở nên quan trọng. Các trường đại học ở Việt Nam hiện nay không chỉ có vai trò chủ chốt trong lĩnh vực đào tạo nhân lực trình độ cao mà thực sự đã và đang trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và phát triển, chuyển giao công nghệ hiện đại, góp phần phát triển bền vững quốc gia - dân tộc. Được xác định là một lĩnh vực quan trọng của đời sống, trong thời kỳ hội nhập, văn hóa được coi là một sức mạnh tổng hợp, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa là con đường đúng đắn để hóa giải các mâu thuẫn xã hội. Văn hóa hiện đại có thêm đặc trưng là sự tham gia ngày càng tăng của các phương tiện truyền 101Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN thông mới mẻ, đa năng, có thể ảnh hưởng đến thói quen, lối sống không chỉ đối với cá nhân mà còn ảnh hưởng đến đông đảo mọi người. Điều này dẫn đến những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý. Đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở Việt Nam là nhu cầu cần thiết. Được đưa vào giảng dạy trong một số trường đại học khoảng 10 năm gần đây, các chương trình đào tạo ngành Văn hóa học của một số trường đại học trong cả nước đã góp phần đào tạo đội ngũ cử nhân làm công tác văn hóa. Trải qua hơn 10 năm giảng dạy, các chương trình đào tạo ở các trường đều đã được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, các chương trình này vẫn chưa thể hiện sự đổi mới về tư duy, đặc biệt là gắn với bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi. Do đó, xây dựng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học theo định hướng ứng dụng, gắn lý luận văn hóa với thực tiễn các lĩnh vực của đời sống là việc làm cần thiết. 1. Các yếu tố tác động đến việc đổi mới chương trình đào tạo ngành Văn hóa học Chương trình đào tạo là bản thiết kế tổng thể các hoạt động đào tạo trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung học tập, các phương tiện cách thức tổ chức học tập, cách kiểm tra đánh giá nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra. Ở Việt Nam, chương trình đào tạo phải cân đối về lý thuyết và thực hành theo mục tiêu đã xác định và phù hợp với chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng đối tượng tuyển sinh và ngành nghề đào tạo. Chương trình phải có tính khả thi, bố trí hợp lý theo quy định của khung chương trình. Hiện nay, bối cảnh chính trị xã hội của thế giới mặc dù diễn ra rất đa dạng và phức tạp, nhưng nhìn chung, các quốc gia, các dân tộc vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Lợi ích của quốc gia, dân tộc đang nổi lên như một ưu tiên hàng đầu trong việc giải quyết các mối quan hệ quốc tế. Xu thế hòa bình, ổn định và phát triển vẫn là xu thế chung của nhân loại tiến bộ. Từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, nhiều cuộc hội thảo quốc tế về chủ đề “Bao dung văn hóa và phát triển”, “Hòa bình và phát triển” đã được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới. Hòa bình đồng nghĩa với phát triển, không có ổn định, hòa bình thì không có phát triển. Kinh nghiệm Đổi mới của Việt Nam trong 25 năm vừa qua đã chứng minh cho điều đó. Vì vậy, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển là yêu cầu khách quan và là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của đất nước, trong đó có sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Thông tin, truyền thông bằng kỹ thuật hiện đại là một trong những thành tựu quan trọng nhất mà loài người đạt được trong vòng hai thập kỷ trở lại đây và đang nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý xã hội và người dân nói chung (4, tr.45). Sự phát triển của những thành tựu khoa học và công nghệ này đã tác động mạnh mẽ vào đời sống văn hóa của các quốc gia, các dân tộc, đặc biệt là thông qua hệ thống viễn thông và hệ thống thông tin đại chúng toàn cầu; thông qua xuất nhập khẩu sản phẩm văn hóa; thông qua các phương tiện vật chất kỹ thuật để sáng tạo, truyền dẫn, trình diễn và quảng bá văn hóa... Những thành tựu khoa học kỹ thuật không thay thế được con người nhưng nó lại là yếu tố góp phần làm cho giao lưu quốc tế trở nên sôi động và năng động, nâng cao khả năng hiện đại hóa các loại hình văn hóa, nghệ thuật, làm gia tăng sự kết hợp giữa yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật, công nghệ, tạo nên sức mạnh mới trong giao lưu và hội nhập quốc tế. Như vậy, cuộc cách mạng khoa học công nghệ không chỉ góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mà còn thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc trong thời kỳ toàn cầu hóa, đồng thời cũng tạo nên những thách thức mới cho sự phát triển văn hóa dân tộc. 102 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 Trong thời gian tới, trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế sẽ dẫn tới toàn cầu hóa văn hóa. Hội nhập văn hoá là một xu hướng tất yếu, buộc các quốc gia phải giải quyết mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc và sự hội nhập văn hoá, bảo tồn và phục hồi những đặc trưng văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc nền văn hoá của các quốc gia khác. Những dự báo này rất có ý nghĩa đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở Việt Nam nói chung cũng như đào tạo nhân lực văn hóa học trong những năm vừa qua và những năm tiếp theo. 2. Thực trạng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học trong một số cơ sở đào tạo hiện nay Tại Hà Nội hiện nay có 02 trường đại học đang đào tạo ngành Văn hóa học là Đại học Văn hóa Hà Nội và Đại học Nội Vụ Hà Nội (Đại học Nội Vụ mới tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2018). Tại miền Trung và Tây Nguyên có 02 cơ sở đào tạo ngành học này là Đại học Sư phạm Đà Nẵng và Đại học Đà Lạt. Tại miền Nam là Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua khảo sát chương trình đào tạo ngành Văn hóa học của các trường, chúng tôi nhận thấy hiện nay có một số trường với bề dày đào tạo ngành học lâu năm đã chia ngành học thành các chương trình đào tạo theo chuyên ngành hẹp. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội chia thành các chuyên ngành: Nghiên cứu văn hóa; Văn hóa truyền thông; Văn hóa đối ngoại. Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh chia thành các chuyên ngành: Văn hóa Việt Nam; Truyền thông và văn hóa; Công nghiệp văn hóa. Còn lại đa số các chương trình đào tạo của các trường đều đào tạo chung về cử nhân Văn hóa học. Mục tiêu của ngành Văn hóa ở nước ta là nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa mang tính nhân văn, dân tộc, hiện đại, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội (4, tr.6). Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Văn hóa học trình độ đại học ở các trường đều có đặc điểm chung là nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó đảm bảo kiến thức hệ thống về văn hoá, văn hoá học - cả văn hoá học lý luận lẫn văn hoá học ứng dụng; về kỹ năng, chú trọng trang bị kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn và xử lý vấn đề; về phẩm chất, coi trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, ý thức công dân và trách nhiệm xã hội. Các chương trình đào tạo văn hóa học hiện nay đều có điểm chung là định hướng vị trí làm việc của cử nhân sau khi tốt nghiệp là có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay nước ngoài thuộc về 02 nhóm cơ bản. Thứ nhất, sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các sở và phòng văn hóa - thể thao - du lịch, các trung tâm văn hóa, các cơ quan thuộc các bộ, ngành có chức năng xây dựng và tổ chức hoạt động văn hóa. Thứ hai, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí, và các thiết chế văn hóa khác; làm việc tại bộ phận xây dựng văn hóa của các tổ chức, doanh nghiệp. Dựa theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định kết hợp với tính đặc thù của mỗi trường, các trường đã chủ động đưa ra chương trình đào tạo ngành Văn hóa học theo phương thức đào tạo theo niên chế hoặc tín chỉ. Các chương trình đào tạo này đều thống nhất với nhau ở các nhóm môn học. Nhóm học phần cơ sở ngành Văn hóa học bao 103Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN gồm các học phần: Lý luận văn hóa; Văn hóa dân gian; Văn hóa vùng và văn hóa tộc người; Lịch sử văn hóa Việt Nam; Tín ngưỡng tôn giáo; Xã hội học văn hóa; Kinh tế học văn hóa; Nhóm học phần chuyên ngành Văn hóa học bao gồm các học phần: Chính sách văn hóa; Các ngành công nghiệp văn hóa; Xây dựng dự án văn hóa; Văn hóa du lịch; Văn hóa truyền thông; Ngoại giao văn hóa; Văn hóa kinh doanh; Phát triển văn hóa cộng đồng; Tổ chức sự kiện văn hóa; Nhận thức rõ chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo, các cơ sở đào tạo luôn chú trọng tới việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học phù hợp với từng thời kỳ phát triển của ngành trên cơ sở quy định chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các chương trình của các trường đều hướng tới mục tiêu đào tạo cử nhân có kiến thức nền tảng, có khả năng làm việc và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Văn hóa học. Tuy nhiên, có thể nhận thấy đa số các chương trình đào tạo cử nhân Văn hóa học ở các cơ sở hiện nay dàn trải nhiều môn học, kiến thức thiếu tập trung. Thực tế các cơ sở đào tạo hiện nay cho thấy chương trình Văn hóa học vẫn đang tiếp tục được xây dựng và chưa thống nhất. Nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành Văn hóa học chỉ coi trọng lý thuyết, thời lượng các học phần thực hành còn rất hạn chế. Các cơ sở đào tạo chỉ theo chương trình đào tạo đã có sẵn, chưa chú trọng đến nhu cầu của thị trường lao động. Nhiều sinh viên ra trường chưa có định hướng nghề nghiệp đúng với nhu cầu của thị trường và sở trường cá nhân, thiếu kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp do đó rất khó khăn khi tìm việc làm. Hiện nay các cơ sở đào tạo về văn hóa học và các công ty, tổ chức văn hóa nghệ thuật hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ văn hóa không tìm được tiếng nói chung. Các cơ sở đào tạo chưa có sự trao đổi gặp gỡ doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu và định hướng đào tạo. Phần lớn các chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo tự quyết, các tổ chức bên ngoài chưa được tham gia đóng góp ý kiến về chương trình đào tạo. 3. Xây dựng chương trình đào tạo văn hóa học theo định hướng ứng dụng tại Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Có thể nói, trong các cơ sở đào tạo khoa học xã hội - nhân văn trong cả nước, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong những nơi đào tạo lý luận và nghiệp vụ gần gũi với văn hóa học hơn cả. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội thành lập năm 1959, đầu tiên có tên gọi Trường Cán bộ văn hóa, rồi thành Trường Cao đẳng Nghiệp vụ văn hóa và sau này là Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là cơ sở đào tạo cán bộ văn hóa bậc đại học và sau đại học trên phạm vi cả nước. Trong chương trình đào tạo chuyên ngành của toàn trường, văn hóa học được coi là kiến thức đại cương, cơ bản của các ngành học, đồng thời cũng đóng vai trò là yếu tố cốt lõi, cấu thành tiềm lực khoa học của sinh viên các chuyên ngành văn hóa. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, bộ môn Văn hoá thuộc Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, là nơi đầu tiên ở Việt Nam đề xuất ý tưởng và đảm nhận việc nghiên cứu để giảng dạy lý luận cơ bản về văn hoá và văn hoá Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng cho việc thành lập Khoa Văn hóa học - khoa chuyên ngành thứ 8 của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (tháng 08 năm 2008). Năm 2009, Khoa đã chính thức tuyển sinh khóa sinh viên chuyên ngành Văn hóa học đầu tiên. Đến nay, sau 10 năm phát triển, từ một khoa chuyên ngành non trẻ với lực lượng giảng viên còn mỏng, Khoa Văn hóa học đã có đội ngũ giảng viên cơ hữu có kinh nghiệm, giàu tri thức bao gồm 1 phó giáo sư, 6 tiến sĩ, 3 nghiên cứu sinh, 4 thạc sĩ. Bên cạnh đó, Khoa luôn được hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu cùng các giảng viên thỉnh giảng là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước. Khoa đã đào tạo được hơn 500 cử nhân Văn hóa học các chuyên ngành Nghiên cứu văn hóa và Văn 104 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 hóa truyền thông (đã tốt nghiệp) và hiện nay đang có khoảng 400 sinh viên đang theo học các chuyên ngành tại Khoa. Mục tiêu đào tạo cử nhân Văn hóa học tại Khoa hiện nay là đào tạo các cử nhân có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về ngành Văn hóa học, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Để đáp ứng các mục tiêu này, Khoa đã và đang thiết kế các chương trình đào tạo chuyên ngành Văn hóa học mang tính ứng dụng, đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành văn hóa cũng như nhu cầu xã hội. Hiện nay, Khoa Văn hóa học đào tạo 3 chuyên ngành: Nghiên cứu văn hóa; Văn hóa truyền thông; Văn hóa đối ngoại. Chuyên ngành Nghiên cứu văn hóa đào tạo cử nhân có kiến thức và tư duy lý luận về văn hóa học, văn hóa Việt Nam và văn hóa thế giới; nắm vững các phương pháp và kỹ năng nghiên cứu văn hóa học và có khả năng vận dụng kiến thức, tư duy và các phương pháp nghiên cứu văn hóa học để khảo sát, phân tích, điều tra các giá trị văn hóa cá nhân và cộng đồng, thực hiện vai trò thẩm định, đánh giá các chương trình tài trợ đầu tư phát triển văn hóa xã hội, dự báo, lập dự án văn hóa, hoạch định các chính sách về văn hóa, giảng dạy, nghiên cứu về văn hóa và văn hóa Việt Nam Chuyên ngành Văn hóa truyền thông đào tạo người học biết, hiểu và có thể vận dụng hệ thống kiến thức của khoa học xã hội để hình thành tư duy tổng quan toàn diện của một chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực truyền thông thời kỳ hội nhập quốc tế, có kiến thức vững chắc về quy trình xây dựng chiến dịch truyền thông, sản phẩm truyền thông, xử lý khủng hoảng truyền thông dựa trên nền tảng văn hóa. Chuyên ngành Văn hóa đối ngoại đào tạo cử nhân hiểu biết về chính sách đối ngoại, phát triển hợp tác trong nước và quốc tế về văn hoá; vận dụng các kiển thức này trong việc tổ chức hoạt động văn hoá đối ngoại, xây dựng thương hiệu văn hoá, đàm phán thương lượng trong văn hoá đối ngoại, phân tích và đánh giá các sự kiện văn hoá Mục tiêu đào tạo của các chuyên ngành này hướng tới đào tạo người học có năng lực chuyên môn rộng và sâu để ứng dụng kiến thức lý thuyết vào hoạt động thực tiễn; có năng lực nghiên cứu và tổ chức triển khai hiệu quả các kết quả nghiên cứu vào hoạt động văn hóa, truyền thông và đối ngoại của các tổ chức trong nước và quốc tế. Để đáp ứng mục tiêu đào tạo này, trong thời gian tới, Khoa Văn hóa học tiếp tục thay đổi, rà soát hệ thống các môn học trong chương trình đào tạo, hướng trọng tâm vào các học phần chuyên sâu mang lại nhiều cơ hội vị trí việc làm cho người học, đồng thời, tăng thời lượng thực hành cho các môn học chuyên sâu của ngành. Khoa sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo văn hóa học, như: tổ chức hướng nghiệp cho sinh viên; tư vấn và hỗ trợ sinh viên trong và sau khi tốt nghiệp; tổ chức nhiều hơn các buổi hội thảo, hội nghị, tọa đàm để nắm bắt nhu cầu và định hướng đào tạo; nghe ý kiến về chất lượng của sinh viên thực tập tại các công ty; tạo cơ chế để các cựu sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp có liên hệ thường xuyên với nhà trường. Ngoài ra, Khoa sẽ mời thêm các chuyên gia từ các công ty giải trí, truyền thông, sự kiện, các công ty kinh doanh dịch vụ văn hóa đến nói chuyện chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên trong từng môn học cụ thể. Với những mục tiêu cụ thể gắn lý luận với thực tiễn như vậy, Khoa Văn hóa học luôn hướng sinh viên tham gia các hoạt động xã hội nhằm tìm hiểu, quảng bá hình ảnh con người và văn hóa Việt Nam đến 105Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN với cộng đồng xã hội trong và ngoài nước; nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sự kiện trong và ngoài nhà trường, nuôi dưỡng lòng say mê tìm tòi, phát hiện và nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại. Kết luận Trong thời đại ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa và những biến đổi mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, việc mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa và giáo dục ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Giao lưu quốc tế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các quốc gia, dâ