* Nguồn gốc ra đời của tiển tệ:
- Tiền tệ ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của SX và trao đổi hàng hóa và sự phát triển của các hình thái giá trị. C.Mác đã nghiên cứu giá qua 4 hình thái giá trị:
1. Hình thái giản đơn của giá trị: 1m vải = 5 kg thóc. Xuất hiện khi bắt đầu có sự trao đổi hàng hóa. Hình thái tương đối = hình thái ngang giá. Phương trình này dung để biểu hiện giá trị của hàng hóa “vải”. Vải có giá trị vì nó là sản phẩm của lao động nhưng tự nó không thể biểu hiện giá trị mà phải thông qua 1 hàng hóa khác để biểu hiện giá trị. Hàng hóa “thóc” không nói lên giá trị của nó mà được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải. Giá trị sử dụng của thóc là phương tiện để nói lên giá trị của vải. Nó là hình thái ngang giá, đây chính là mầm mống của tiền sau này.
5 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 33152 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ.
* Nguồn gốc ra đời của tiển tệ:
- Tiền tệ ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của SX và trao đổi hàng hóa và sự phát triển của các hình thái giá trị. C.Mác đã nghiên cứu giá qua 4 hình thái giá trị:
1. Hình thái giản đơn của giá trị: 1m vải = 5 kg thóc. Xuất hiện khi bắt đầu có sự trao đổi hàng hóa. Hình thái tương đối = hình thái ngang giá. Phương trình này dung để biểu hiện giá trị của hàng hóa “vải”. Vải có giá trị vì nó là sản phẩm của lao động nhưng tự nó không thể biểu hiện giá trị mà phải thông qua 1 hàng hóa khác để biểu hiện giá trị. Hàng hóa “thóc” không nói lên giá trị của nó mà được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải. Giá trị sử dụng của thóc là phương tiện để nói lên giá trị của vải. Nó là hình thái ngang giá, đây chính là mầm mống của tiền sau này.
2. Hình thái giá trị mở rộng: Xuất hiện trong cuộc phân công lớn lần thứ nhất (chăn nuôi tách khỏi trồng trọt). Lúc này trao đổi hàng hóa thường xuyên hơn, tỉ lệ trao đổi hàng hóa cố định. 1m vải = 5kg thóc = 3g vàng. Trong hình thái này, hình thái ngang giá được mở rộng ra. Điều đó khẳng định giá trị của hình thái tương đối. Tuy nhiên, do trao đổi trực tiếp và có nhiều vật ngang giá cho nên đã gây trở ngại cho trao đổi.
3. Hình thái chung của giá trị: Xuất hiện khi lực lượng SX đã phát triển, có thêm nhiều hàng hóa tham gia trao đổi. Việc trao đổi trực tiếp trở nên không thích hợp và lúc đó sẽ có 1 hàng hóa được tách ra giữ vai trò là vật ngang giá chung mà mọi hàng hóa đều được đổi lấy nó trước khi đổi hàng hóa khác. {4kg thóc; 2m vải; 2 cái rìu}= 1 con cửu (vật ngang giá chung). Ở hình thái này có sự thay đổi về chất so với 2 loại trên. Bởi vì mọi hàng hóa đều biểu hiện giá trị của nó ở giá trị sử dụng của 1 hàng hóa đặc biệt giữ vai trò là vật ngang giá chung. Lúc đầu vật ngang giá chung chưa được cố định ở 1 thứ hàng hóa mà nó có thể thay đổi theo từng vùng, từng thời gian.
4. Hình thái tiền giá trị: Xuất hiện sau cuộc phân công lớn lần 2 (thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp). Lúc đó SX và trao đổi hàng hóa rất phát triển, đặt ra yêu cầu phải thống nhất vật ngang giá chung. Khi vật ngang giá chung được cố định 1 loại hàng hóa thì lúc đó tiền tệ ra đời. {4kg thóc; 2m vải; 2 cái rìu}= 3g vàng. Lúc đầu có nhiều thứ KL được dùng làm tiền: vàng, bạc, đồng, sắt… nhưng về sau được cố định ở KL quí là vàng, bạc. Vì vàng, bạc là những KL thuần nhất trong tự nhiên, dễ chia nhỏ. Hơn nữa 1 lượng nhỏ của nó có thể biểu hiện được 1 giá trị lớn.
* Bản chất của tiền tệ: Khi xuất hiện tiền, toàn bộ thế giới hàng hóa được phân thành 2 cực, 1 bên là các hàng hóa thông thường, 1 bên là hàng hóa giữ vai trò là tiền tệ. Bản chất của tiền tệ là 1 loại hàng hóa đặc biệt được tách ra làm 1 vật ngang giá chung cho các loại hàng hóa khác. Nó là biểu hiện chung của giá trị, thể hiện bản chất xã hội của lao động, nó chính là quan hệ SX giữa những người SX hàng hóa./
Trình bày các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ. Hãy nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật đó.
* 5 chức năng của tiền tệ:
1. Thước đo giá trị: là chức năng cơ bản của tiền tệ.
- Tiền tệ được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa, vì thế để thực hiện chức năng này thì bản thân tiền cũng phải có giá trị tức là nó phải là sản phẩm của lao động. Trong chức năng này, không cần thiết là tiền thật mà chỉ cần tiền trong tưởng tượng.
- Để là chức năng thước đo giá trị thì tiền phải có tiêu chuẩn giá cả. Đó là những đơn vị của tiền và những phần nhỏ của tiền. Để đo giá trị thì tiền phải có bản vị tức là giá trị của tiền phải được xác định của vàng, bạc.
- Khi giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng vàng, bạc, tiền đó chính là giá trị hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả. Tuy nhiên giữa giá trị và giá cả có thể có sự không ăn khớp. Giá cả có thể vận động lên xuống xung quanh giá trị. Giá cả bị ảnh hưởng bởi 2 nhân tố quan trọng: _phụ thuộc vào quan hệ cung cầu, _tình trạng độc quyền của nhà SX, càng chiếm được địa vị độc quyền, nhà SX càng chủ động trong việc định giá.
2. Phương tiện lưu thông:
- Tiền dùng làm môi giới trong quá trình lưu thông hàng hóa. Vận động theo công thức: H - T - H.
- Trong chức năng này, tiền phải là tiền thật, không phải là tiền trong tưởng tượng. Lúc đầu trong lưu thông, người ta dùng tiền vàng nhưng dần dần người ta dùng tiền giấy.
- Trong chức năng này, việc mua bán có thể dẫn đến sự tách rời không gian và thời gian, do đó có thể xảy ra khủng hoảng, sản xuất thừa.
3. Phương tiện cất giữ:
- Tiền rút khỏi lưu thông, được mang cất giữ lại, khi cần mang ra mua hàng hóa. Tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, hoặc những của cải bằng vàng, ngoại tệ mạnh. So với việc cất giữ hàng hóa thì việc cất trữ tiền tệ là không có giới hạn.
4. Phương tiện thanh toán:
- Tiền dùng để chi trả sau khi 1 công việc đã hoàn thành (trả lương, trả nợ…) gọi là tiền thanh toán. Trong quá trình thanh toán dẫn đến sự xuất hiện của quan hệ tín dụng (vay mượn) giữa những người SX và điều đó làm tăng thêm sự phụ thuộc giữa những người SX.
5. Tiền tệ thế giới:
- Khi trao đổi hàng hóa phát triển, vượt ra khỏi biên giới quốc gia -> xuất hiện chức năng tiền tệ thế giới. Trong chức năng này, tiền tệ phải là vàng, bạc thực sự hoặc các ngoại tệ mạnh.
* Quy luật lưu thông tiền tệ:
- Qui luật này xác định lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa, đây là yếu tố rất quan trọng trong phát triển kinh tế vì nếu thiếu tiền thì hàng hóa không thể lưu thông được. Nếu quá nhiều tiền sẽ gây ra lạm phát -> giá cả tăng lên 1 cách nhanh chóng.
- Về mặt lí thuyết: Lượng tiền cần lưu thông = Σ giá trị hàng hóa / tốc độ vận động trung bình của tiền.
- Trong thực tế: Lượng tiền cần cho lưu thông = ( Σ số giá trị hàng hóa bán - Σ số tiền bán chịu – Σ số tiền khấu trừ + Σ số tiền thanh toán ) / tốc độ vận động trung bình của tiền.
* Các chức năng của tiền tệ được ra đời, phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của SX và trao đổi hàng hóa.
- Việc xuất hiện các chức năng và nhằm để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình SX và trao đổi hàng hóa. Trong thực tế SX & kinh doanh, người ta thường sử dụng phối hợp nhiều chức năng tiền tệ với nhau./