CN trọng nông là một trong những trường phái của kinh tế chính trị học tư sản và CN trọng nông có những luận điểm kinh tế cơ bản như sau:
Lý thuyết sản phẩm thuần túy (sản phẩm ròng):
Lý thuyết sản phẩm thuần túy là lý thuyết trung tâm của CN trọng nông. Theo đó sản phẩm thuần túy là số chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất. Nó là phần dôi ra ngoài các chi phí sản xuất nông nghiệp và chỉ có nông nghiệp mới cho sản phẩm thuần túy mà thôi. Lý luận này đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề sản phẩm thặng dư.
Giải thích nguồn gốc của sản phẩm thuần túy. CN trọng nông cho rằng: vì nông nghiệp đã được hưởng sự trợ giúp của tự nhiên, như độ màu mỡ của đất đai, của thời tiết, khí hậu, nước do vậy, sản xuất nông nghiệp có sự tăng thêm về chất
2 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4988 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a/ Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.
b/ Đưa ra những nhận xét về lý luận kinh tế của CN trọng nông.
c/ Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu?
a/ Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.
CN trọng nông là một trong những trường phái của kinh tế chính trị học tư sản và CN trọng nông có những luận điểm kinh tế cơ bản như sau:
Lý thuyết sản phẩm thuần túy (sản phẩm ròng):
Lý thuyết sản phẩm thuần túy là lý thuyết trung tâm của CN trọng nông. Theo đó sản phẩm thuần túy là số chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất. Nó là phần dôi ra ngoài các chi phí sản xuất nông nghiệp và chỉ có nông nghiệp mới cho sản phẩm thuần túy mà thôi. Lý luận này đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề sản phẩm thặng dư.
Giải thích nguồn gốc của sản phẩm thuần túy. CN trọng nông cho rằng: vì nông nghiệp đã được hưởng sự trợ giúp của tự nhiên, như độ màu mỡ của đất đai, của thời tiết, khí hậu, nước… do vậy, sản xuất nông nghiệp có sự tăng thêm về chất.
Theo F. Quesnay có hai nguyên tắc hình thành giá trị tương ứng với hai lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nguyên tắc chung của trao đổi là phải ngang giá. Mục đích của trao đổi chỉ là giá trị sử dụng. Tiền tệ chỉ là phương tiện của trao đổi. Giá trị trao đổi không phải được mang đến trong lưu thông mà được đem đến trong quá trình sản xuất. Ông cho rằng sản xuất công nghiệp cũng tạo ra giá trị trao đổi nhưng giá trị trao đổi ấy chỉ để nuôi sống những người lao động trong lĩnh vực này. Đó là tiền lương cho nhà tư bản và tiền lương cho công nhân. Trong sản xuất công nghiệp giá trị trao đổi tương ứng với các chi phí sản xuất và do các yếu tố sản xuất chi phối quyết định. Sản xuất công nghiệp trong điều kiện bình thường không tạo ra sản phẩm thuần túy, không tạo ra lợi nhuận. Họ giải thích nguyên nhân là do trong công nghiệp quá trình tạo ra sản phẩm mới chỉ là quá trình kết hợp giản đơn những chất cũ mà không tăng thêm về chất nên không tạo ra sản phẩm thuần túy.
CN trọng nông cho rằng nông nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm thuần túy cho xã hội. Lý luận này biểu hiện cho sự quan sát giản đơn ở hiện tượng để đưa ra kết luận.
Lý thuyết lao động sản xuất và lao động không sản xuất:
Từ lý thuyết sản phẩm thuần túy trên, F. Quesnay đã xây dựng nên lý thuyết lao động sản xuất và lao động không sinh lời. Nghĩa là căn cứ vào kết quả để phân biệt các dạng lao động. Theo đó, chỉ có lao động nào mà làm ra được sản phẩm thuần túy mới được coi là lao động sản xuất hay lao động sinh lời và ngược lại những lao động nào không tạo ra sản phẩm thuần túy thì không được coi là lao động sản xuất hay còn được gọi là lao động không sinh lời.
Lý thuyết giai cấp:
Theo F. Quesnay, căn cứ vào lý thuyết sản phẩm thuần túy thì chỉ có lao động trong khu vực nông nghiệp mới được coi là sản xuất, còn các lao động trong lĩnh vực khác đề không được coi là lao động sản xuất. F. Quesnay chia xã hội thành những giai cấp sau:
Giai cấp những người sở hữu, đó là những người chiếm lĩnh ruộng đất, phú nông… giai cấp này sống bằng thu nhập hay sản phẩm thuần túy trong nông nghiệp mà hằng năm giai cấp sản xuất phải nộp cho họ.
Giai cấp sản xuất bao gồm công nhân nông nghiệp, chủ trang trại, chủ đồn điền.
Giai cấp không sản xuất gồm công nhân công nghiệp, thương nghiệp, tư bản công nghiệp.
CN trọng nông đã dựa vào kết cấu kinh tế để phân chia giai cấp. Cách phân chia này còn đơn giản chỉ dựa vào tính chất ngành hoạt động sản xuất mà chưa dựa vào quan hệ, chủ yếu là quan hệ giữa các tập đoàn người với tư liệu sản xuất.
Lý thuyết về tiền lương và lợi nhuận:
CN trọng nông đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, tức là đã đi tìm nguồn gốc của của cải, vật chất là trong sản xuất chứ không phải trong trao đổi.
Lý thuyết sản phẩm thuần túy đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu giá trị thặng dư.
CN trọng nông bước đầu nghiên cứu các bộ phận cấu thành của tư bản và đặc biệt đặt vấn đề phân tích có cơ sở khoa học về tái sản xuất tư bản xã hội.
Đã xác định được mức độ tối thiểu của tiền lương.
CN trọng nông đã đưa ra đề nghị trong các chính sách kinh tế của chính phủ: phải ủng hộ phát triển nông nghiệp theo kiểu đồn điền TBCN. Ủng hộ tự do cạnh tranh trong sản xuất, trao đổi và tự do cá nhân nói chung.
b/ Nhận xét:
Mặt hạn chế:
CN trọng nông mới dừng việc nghiên cứu ở giới hạn xem xét, mô tả hiện tượng bên ngoài mà chưa đi sâu phân tích để phát triển bản chất của các quá trình kinh tế.
Quan niệm về sản xuất còn hẹp hòi do đó đã đi đến kết luận sai lầm rằng giá trị thặng dư tức là cái mà CN trọng nông gọi là sản phẩm thuần túy là tặng phẩm của tự nhiên.
CN trọng nông đề cao đến mức tuyệt đối hóa sản xuất nông nghiệp, phủ nhận vai trò của lưu thông, chưa hiểu được mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông, không thấy được vai trò của ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế.
Về mặt lý luận, CN trọng nông chưa xây dựng được các phạm trù khái niệm đúng đắn như hàng hóa, tiền tệ, giá trị lợi nhuận…
c/ Ý nghĩa nghiên cứu:
Chính sách của CN trọng nông là đánh thuế mạnh nông nghiệp để lấy tiền phát triển công nghiệp làm cho nông nghiệp kiệt quệ, nạn đói xảy ra khắp nơi. Từ đó thấy rằng, ta phải phát triển nông nghiệp một cách đúng mức. Nông nghiệp thật sự quan trọng đối với mỗi quốc gia nhưng cũng không nên tuyệt đối hóa sản xuất nông nghiệp mà phải thấy được vai trò quan trọng của các ngành khác như: công nghiệp, ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế.
Phân biệt rõ ràng, xây dựng được các phạm trù và khái niệm đúng đắn như: hàng hóa, tiền tệ, giá trị, lợi nhuận.