Ông là nhà kinh tế Nhật Bản, đưa ra lý thuyết tăng trưởng của các nước kinh tế gió mùa. Theo ông, mô hình tăng trưởng của Lewis không có ý nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp gió mùa. Bởi vì nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động trong các đỉnh cao thời vụ và chỉ thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Trong mô hình này, sự phát triển được bắt đầu bằng việc vẫn giữ lại lao động trong nông nghiệp và chỉ tạo thêm những hoạt động mới trong những tháng nhàn rỗi như: tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, đẩy mạnh chăn nuôi.
Lý thuyết này cũng giải thích tình trạng nghèo khổ của những nước Châu Á gió mùa: Nền kinh tế các nước Châu Á gió mùa chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện khí hậu gió mùa. Khí hậu gió mùa chia một năm thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa (mùa canh tác) và mùa khô (mùa nhàn rỗi). Như vậy lao động trong nông nghiệp không được sử dụng một cách đầy đủ: thiếu lao động trong các đỉnh cao thời vụ và thừa lao động trong mùa nhàn rỗi.
2 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích nội dung lý thuyết của Harry Toshima, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a/ Phân tích nội dung lý thuyết của Harry Toshima. Nhận xét về lý thuyết này.
b/ Nền kinh tế nước ta nước ta có phải là nền kinh tế “nhị nguyên” không? Vì sao?
c/ Ý nghĩa rút ra cho sự hoạch định chính sách kinh tế từ sự nghiên cứu lý thuyết này?
a/ Phân tích nội dung lý thuyết của Harry Toshima. Nhận xét:
Ông là nhà kinh tế Nhật Bản, đưa ra lý thuyết tăng trưởng của các nước kinh tế gió mùa. Theo ông, mô hình tăng trưởng của Lewis không có ý nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp gió mùa. Bởi vì nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động trong các đỉnh cao thời vụ và chỉ thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Trong mô hình này, sự phát triển được bắt đầu bằng việc vẫn giữ lại lao động trong nông nghiệp và chỉ tạo thêm những hoạt động mới trong những tháng nhàn rỗi như: tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, đẩy mạnh chăn nuôi...
Lý thuyết này cũng giải thích tình trạng nghèo khổ của những nước Châu Á gió mùa: Nền kinh tế các nước Châu Á gió mùa chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện khí hậu gió mùa. Khí hậu gió mùa chia một năm thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa (mùa canh tác) và mùa khô (mùa nhàn rỗi). Như vậy lao động trong nông nghiệp không được sử dụng một cách đầy đủ: thiếu lao động trong các đỉnh cao thời vụ và thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì vậy, hiệu quả sử dụng lao động thấp à năng suất lao động thấp à thu nhập thấp.
Giải pháp kinh tế của lý thuyết này là: tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển chăn nuôi, đánh cá, quan tâm phát triển ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp có thể sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. Khi lao động nông nghiệp sử dụng một cách đầy đủ làm cho mức thu nhập của họ hằng năm tăng lên. Nhu cầu tiêu dùng tăng, từ đó mở rộng thị trường cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy lực lượng nông nghiệp sẽ được sử dụng hết.
Mặt khác, khi thị trường lao động bị thu hẹp thì tiền lương thực tế tăng nhanh. Hầu hết các nông trại phải chuyển sang cơ giới và việc thay thế lao động thủ công bằng các loại máy móc nhỏ sẽ làm tăng năng suất lao động, tăng GNP tính theo đầu người.
Nhận xét:
Chúng ta có những câu hỏi đặt ra là:
Thứ 1: Có phải nền kinh tế của các nước đang phát triển đều là kinh tế nhị nguyên không? Câu trả lời là chỉ đúng với một số nước, trên thực tế ở một số nước đang phát triển thị khu vực kinh tế hiện đại, năng động lại là khu vực dịch vụ.
Thứ 2: Có thực sự thừa lao động trong khu vực truyền thống không? Vì thực tế cho thấy rằng: Khi thời vụ xảy ra, sản xuất nông nghiệp vẫn còn có nhu cầu về lao động.
Thứ 3: Sự chuyển giao lao động từ khu vực sản xuất truyền thống sang khu vực sản xuất hiện đại hay không? Vì khu vực này có bảo đảm vừa tăng lao động vừa tăng lợi nhuận được không? Trên thực tế có xu hướng việc ứng dụng các kỹ thuật sản xuất hiện đại lại gắn liền với việc tăng tỷ xuất vốn đầu tư và ít sử dụng công nhân không có tay nghề. Mặt khác ở các nước đang phát triển khu vực kinh tế hiện đại kém có khả năng tích lũy do kỹ thuật sản xuất lạc hậu và năng suất lao động thấp.
b/ Nền kinh tế nước ta nước ta có phải là nền kinh tế “nhị nguyên” không? Vì sao?
Nền kinh tế Việt nam hiện nay không phải là nền kinh tế nhị nguyên mà là nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Chúng ta không hề từ bỏ lĩnh vực truyền thống là sản xuất nông nghiệp để đi đến sản xuất công nghiệp hiện đại mà phát triển nông nghiệp một cách có kế hoạch, cân đối với cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp vẫn là mặt trận chủ lực của chúng ta. Chúng ta cần có nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo, lấy tiền đem về nguyên vật liệu, máy móc để phát triển nông nghiệp... tạo tiền đề tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam.
c/ Ý nghĩa rút ra cho sự hoạch định chính sách kinh tế từ sự nghiên cứu lý thuyết trên:
Nông nghiệp hóa là con đường tốt nhất để bắt đầu một cuộc chiến lược phát triển ở Châu Á gió mùa, tiến tới một XH có cơ cấu kinh tế công – nông – dịch vụ.
Lý thuyết này gợi cho ta rằng: trước hết phải tập trung vào phát triển nông nghiệp và sử dụng lao động nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả. Mặt khác, phải phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, tạo ra thị trường của nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp.