Pháp luật Vn chấp thuận những phương thức kinh doanh nào ?
Phương thức đầu tư gián tiếp: không tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Thông qua việc mua chứng khoán (cổ phần, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, ) • Phương thức đầu tư trực tiếp: tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Thông qua các hình thức sau: ¾ Hợp đồng hợp tác kinh doanh: hợp tác kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân.
Thông qua việc thành lập thực thể pháp lý: 9 Doanh nghiệp
29 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về doanh nghiệp - Khái quát về pháp luật kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH Ths. Châu Quốc An© Ths. Châu Quốc An Pháp luật Vn chấp thuận những phương thức kinh doanh nào ? • Phương thức đầu tư gián tiếp: không tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Thông qua việc mua chứng khoán (cổ phần, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,) • Phương thức đầu tư trực tiếp: tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Thông qua các hình thức sau: ¾ Hợp đồng hợp tác kinh doanh: hợp tác kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân. ¾ Thông qua việc thành lập thực thể pháp lý: 9 Doanh nghiệp 9 Hộ kinh doanh Ths. Châu Quốc An Hộ kinh doanh là gì ? Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh không? • Do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, trừ trường hợp buôn chuyến hoặc kinh doanh lưu động. • Sử dụng không quá 10 lao động, • Không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Ths. Châu Quốc An Doanh nghiệp là gì ? • Là một tổ chức kinh tế, • có tên riêng, • có tài sản, • có trụ sở giao dịch ổn định, • được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Ths. Châu Quốc An Hoạt động kinh doanh ? là việc thực hiện một hoăc một số các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Ths. Châu Quốc An Ai được quyền thành lập DN ? Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều 13 LDN 2005. Vậy những đối tượng không được thành lập có quyền góp vốn không? ¾ Có. Ths. Châu Quốc An Đối tượng không được thành lập DN • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình • Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác Ths. Châu Quốc An Đối tượng không được thành lập DN • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự . • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh. • các trường hợp do pháp luật về phá sản quy định. Ths. Châu Quốc An Ai được quyền góp vốn vào DN ? z Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, trừ trường hợp: ¾ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. ¾ Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của cán bộ, công chức không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. Ths. Châu Quốc An Góp vốn bằng cái gì ? • Tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. Ths. Châu Quốc An Tài sản góp vốn được định giá như thế nào? • Việc định gía tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp do các thành viên thực hiện theo nguyên tắc nhất trí. • Việc định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do các thành viên hoặc do tổ chức định giá chuyên nghiệp thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của người góp vốn và doanh nghiệp nhận vốn • Lưu ý: Nếu định giá cao hơn thực tế thì người định giá, người góp vốn và người đại diện theo pháp luật (tổ chức định giá) phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của cty bằng giá trị chênh lệch tại thời điểm kết thúc định giá. Ths. Châu Quốc An Sau khi thực hiện cam kết góp vốn có được thay đổi tài sản góp vốn? ? ? ? Ths. Châu Quốc An Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn (Đ29) • Tài sản sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền SH • Thành viên công ty phải chuyển quyền sở hữu cho tài sản góp vốn cho công ty. Ths. Châu Quốc An Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn (Đ29) • Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền • Đối với tài không đăng ký quyền sở hữu thì việc chuyển giao phải có xác nhận bằng biên bản. • Đối với tài sản là cổ phần hoặc không phải là tiền, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì chỉ được coi là thanh toán xong khi chuyển quyền sở hữu sang công ty Ths. Châu Quốc An Lĩnh vực cấm kinh doanh (điều 30 Luật Đầu tư 2005) • Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng. •Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. •Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường. •Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế. ) Các lĩnh vực này được cụ thể hóa tại khoản 1 điều 4 Nghị định 139/2007/NĐ-CP, phụ lục số D ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP; Phục lục I ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Ths. Châu Quốc An Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện • Là những ngành nghề mà doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định. Được thể hiện dưới hình thức: 9 Giấy phép kinh doanh; 9 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; 9 Chứng chỉ hành nghề; 9 Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; 9 Xác nhận vốn pháp định; 9 Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 9 Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước Ths. Châu Quốc An có thẩm quyền. Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (tt) • Các lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm (đ29 Luật Đầu tư ): 9 Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản; 9 Dịch vụ giải trí, Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực này được cụ thể hóa ở phụ lục C ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP. Đối với doanh nghiệp trong nước thì có thể áp dụng phụ lục III kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Ths. Châu Quốc An • Vậy có phải khi chủ đầu tư thỏa mãn hết các điều kiện kinh doanh thì mới được ĐKKD không? • Chú ý: 9 Trường hợp chứng chỉ hành nghề và vốn pháp định. 9Đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào VN thì phải có dự án đầu tư. Ths. Châu Quốc An THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH Hộ kinh doanh: Điều 38 Nghị định 88/2006/NĐ-CP. Lưu ý: Trường hợp không bắt buộc đăng ký quy định tại điều 36 Nghị định 88. Đối với DN: xem chương IV Nghị định 88 và Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BKH- BTC-BCA. Ths. Châu Quốc An Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận ĐKKD Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây: ¾ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh; ¾ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của LuậtDN; ¾ Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của LDN; ¾ Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật; ¾ Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ths. Châu Quốc An Tên doanh nghiệp Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được. Gồm 2 thành tố: ¾ Loại hình doanh nghiệp. Vd: công ty cổ phần ¾ Tên riêng. Vd: An Khang Tên DN có thể dịch sang tiếng nước ngoài. Tên viết tắt được viết tắt từ tên bằng tiếng việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài. Vd: semexco Ths. Châu Quốc An NHỮNG ĐIỀU CẤM KHI ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký (trong phạm vi một tỉnh). Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chứcđó. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân. VD: Putin Lưu ý: khoản 4 điều 11 NĐ 88. Ths. Châu Quốc An THẾ NÀO ĐƯỢC XEM LÀ TRÙNG DOANH NGHIệP? Là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Vd: CÔNG TY TNHH DU LỊCH LỬA VIỆT Vậy CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH LỬA VIỆT ? CÔNG TY TNHH DU LỊCH HÒN VIỆT ? Ths. Châu Quốc An NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC XEM LÀ GÂY NHẦM LẪN? Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu "&"; ký hiệu "-" ; chữ "và"; Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệpkhác đã đăng ký; Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký; Ths. Châu Quốc An NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC XEM LÀ GÂY NHẦM LẪN ? Tên riêng của DN yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của DN đã đăng ký bởi một hoặc một số các số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C,...) ngay sau tên riêng của DN đó, trừ trường hợp DN yêu cầu đăng ký là DN con của DN đã đăng ký; Tên riêng của DN yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của DN đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước, hoặc “mới" ngay sau tên của DN đã đăng ký; Tên riêng của DN yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của DN đã đăng ký bởi các từ "miền Bắc", "miền Nam","miền Trung", "miền Tây", "miền Đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp DN yêu cầu đăng ký là DN con của DN đã đăng ký; Tên riêng của DN trùng với tên riêng của DN đã đăng ký. Ths. Châu Quốc An Tên hộ kinh doanh Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây: ¾ loại hình “Hộ kinh doanh”; ¾ tên riêng của hộ kinh doanh . Tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện Ths. Châu Quốc An ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộhoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Đăng ký hoạt động theo điều 24 NĐ88/2006/NĐ-CP Ths. Châu Quốc An Mối quan hệ giữa luật doanh nghiệp và luật chuyên ngành Trường hợp đặc thù liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại Luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật đó. Ths. Châu Quốc An CÂU HỎI ? Ths. Châu Quốc An