Tóm tắt
Lưu vực sông Thu Bồn, theo nghiên cứu cho đến nay, là nơi tập trung đậm đặc nhất dấu tích của các
cộng đồng cư dân sinh sống từ cách ngày nay trên 3.000 năm. Nhờ những nỗ lực của các bên: chính
quyền - cộng đồng - nhà nghiên cứu mà những giá trị tiêu biểu của các di sản vật thể (di tích và di vật
khảo cổ học Sa Huỳnh - Champa) đã và đang được bảo tồn, bảo vệ, sử dụng và phát huy khá hiệu quả.
Tuy nhiên, quá trình phát triển với những tác động hai mặt của đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên, đem lại những thách thức lớn đối với sự tồn vong của
di sản vật thể nói chung và di sản khảo cổ nói riêng. Để phát triển và bảo tồn tương hỗ cho nhau, cần
phải xây dựng những kế hoạch và chiến lược dài hơi dựa trên cơ sở pháp lý quốc gia, quốc tế, cơ sở
khoa học liên ngành cùng những kinh nghiệm thực tiễn trong nước, ngoài nước về bảo tồn, sử dụng
và phát huy di sản. Bài viết do đó tập trung vào vấn đề: Khái quát trữ lượng tài nguyên di sản; đánh giá
giá trị di sản; phương hướng phát huy và sử dụng di sản bền vững.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy bền vững giá trị tài nguyên di sản khảo cổ học tiền, sơ sử lưu vực sông Thu Bồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15Số 29 (Tháng 9 - 2019)
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
PHÁT HUY BỀN VỮNG GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DI SẢN
KHẢO CỔ HỌC TIỀN, SƠ SỬ LƯU VỰC SÔNG THU BỒN
LÂM THỊ MỸ DUNG
CHU LÂM ANH
Tóm tắt
Lưu vực sông Thu Bồn, theo nghiên cứu cho đến nay, là nơi tập trung đậm đặc nhất dấu tích của các
cộng đồng cư dân sinh sống từ cách ngày nay trên 3.000 năm. Nhờ những nỗ lực của các bên: chính
quyền - cộng đồng - nhà nghiên cứu mà những giá trị tiêu biểu của các di sản vật thể (di tích và di vật
khảo cổ học Sa Huỳnh - Champa) đã và đang được bảo tồn, bảo vệ, sử dụng và phát huy khá hiệu quả.
Tuy nhiên, quá trình phát triển với những tác động hai mặt của đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên, đem lại những thách thức lớn đối với sự tồn vong của
di sản vật thể nói chung và di sản khảo cổ nói riêng. Để phát triển và bảo tồn tương hỗ cho nhau, cần
phải xây dựng những kế hoạch và chiến lược dài hơi dựa trên cơ sở pháp lý quốc gia, quốc tế, cơ sở
khoa học liên ngành cùng những kinh nghiệm thực tiễn trong nước, ngoài nước về bảo tồn, sử dụng
và phát huy di sản. Bài viết do đó tập trung vào vấn đề: Khái quát trữ lượng tài nguyên di sản; đánh giá
giá trị di sản; phương hướng phát huy và sử dụng di sản bền vững.
Từ khóa: Di sản khảo cổ học, phát triển bền vững, Sa Huỳnh, Champa, sông Thu Bồn
Abstract
According to some researches up to present, the Thu Bon River basin is the most condensed traces
of the communities living there more than 3,000 years ago. Thanks to the efforts of the government,
the community and the researchers that the typical values of tangible heritages (archaeological
relics of Sa Huynh - Champa) have been preserved, protected, used and promoted quite effectively.
However, the development process of urbanization, industrialization, modernization, climate and the
natural environment change... with the dual effects bringing about great challenges to the survival of
the tangible heritage in general and archaeological heritage in particular. For mutual development
and conservation, it is necessary to have long-term plans and strategies based on national and
international legal, interdisciplinary scientific basis as well as practical experiences of domestic and
abroad researchers on conservation, use and promotion of heritage. Therefore, the article focuses on
overview the heritage resource reserves; assess the value of heritage; the directions to promote and use
heritage sustainably.
Keywords: Archaeological heritage, sustainable development, Sa Huynh, Champa, Thu Bon River
Dẫn nhập
Cho tới nay, theo văn liệu văn hóa học Việt Nam và thế giới, có nhiều loại hình di sản khác nhau. Tổ chức
UNESCO đã đưa ra Sơ đồ phân loại di sản văn
hóa (Sơ đồ 1). Di sản văn hóa Việt Nam cũng
được phân loại chủ yếu dựa trên hệ thống này.
Khái niệm “Di sản Khảo cổ học” (DSKCH)
trong Luật Di sản văn hóa của nước CHXHCN Việt
Nam được trình bày trong Chương 1, Điều 4.2.
Di sản vật thể (bất động sản và động sản) là “sản
phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [14].
Số 29 (Tháng 9 - 2019)16
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Trong Hiến chương về Bảo tồn và Quản lý di
sản khảo cổ học của Hội đồng Quốc tế về Di
tích và Công trình (ICOMOS), Điều 1 xác định:
“Di sản khảo cổ là một phần của di sản vật chất
mà nhờ các phương pháp khảo cổ học để thu
thập được thông tin chính. Di sản khảo cổ là tất
cả các dấu tích về sự tồn tại của con người và bao
gồm các địa điểm liên quan đến tất cả các biểu hiện
của hoạt động của con người, các cấu trúc bị bỏ
hoang và dấu tích của mọi thứ (bao gồm cả các địa
điểm dưới đất và dưới nước), cùng với tất cả các di
vật văn hóa liên quan” [10].
Tuy nhiên, DSKCH không chỉ là
di sản vật thể (mặc dù trong các
tài liệu pháp lý quốc gia và quốc
tế dẫn ra trên đây chỉ chú trọng
vào tính chất vật lý “sờ thấy được”
và những chính sách cũng như
chiến lược và phương pháp bảo
tồn, bảo vệ, sử dụng và phát huy
cũng chỉ ưu tiên những giá trị vật
chất) mà còn chứa đựng khía cạnh
phi vật thể “không sờ thấy được”
(intangible) và “sống” (living), bao
gồm những giá trị tinh thần và biểu tượng,
những câu chuyện và ký ức, những kỹ thuật,
kỹ năng bí truyền, những tri thức dân gian,
những dấu ấn có thể cả tích cực và tiêu cực của
quá trình lịch sử, chính sách văn hóa của mỗi
thời kỳ, mỗi cộng đồng dân cư. Như vậy, việc
đánh giá giá trị DSKCH để từ đó đưa ra chiến
lược bảo tồn, sử dụng và phát huy sẽ cần đề
cập tới cả hai khía cạnh vật thể và phi vật thể
như sơ đồ dưới đây về các giá trị di sản (Sơ đồ
2). Và nếu coi di sản là tài nguyên thì giá trị của
Sơ đồ 1. Phân loại di sản văn hóa của UNESCO (Nguồn: [8])
Sơ đồ 2. Các khối giá trị di sản khảo cổ học (Nguồn: [1])
17Số 29 (Tháng 9 - 2019)
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tài nguyên DSKCH theo chiều thời gian gồm
giá trị quá khứ, giá trị hiện tại và giá trị tương
lai. Giá trị của tài nguyên DSKCH theo nguồn
gốc và tính chất gồm giá trị tự thân được kế
thừa, giá trị tái tạo, giá trị sáng tạo của cộng
đồng chủ nhân hay sở hữu di sản và giá trị chia
sẻ cho và với các cộng đồng khác.
1. Loại hình và giá trị tài nguyên di sản khảo
cổ học Tiền, Sơ sử lưu vực sông Thu Bồn
1.1. Loại hình
Loại hình DSKCH văn hóa Sa Huỳnh (từ 2.400
năm đến thế kỷ I TCN)
Cho tới nay, lưu vực sông Thu Bồn cùng
các chi lưu là nơi tập trung đậm đặc nhất các
di tích văn hóa Sa Huỳnh và có thể xác định
những cụm di tích lớn tại vùng thượng lưu, trung
lưu và hạ lưu các sông Thu Bồn, sông Vu Gia
Điển hình là cụm từ Hội An đến Điện Bàn với
những khu mộ chum lớn Hậu Xá I, Hậu Xá II,
An Bang, Lai Nghi, cụm Gò Mả Vôi - Gò Miếu
Ông - Thôn Tư; Gò Dừa, ở Duy Xuyên; cụm
di tích tại các huyện Đại Lộc, Tiên Phước; cụm
di tích huyện Hiệp Đức Đặc biệt là những
khu mộ địa giàu có của những cộng đồng
thu gom sản vật núi rừng Quế Lộc, Đại Lãnh,
Bình An, Gò Đình, hay khu mộ địa của cộng
đồng thương nhân Lai Nghi, Hậu Xá, cửa
sông ven biển. Trong số đó có An Bang và Lai
Nghi, những khu mộ địa giàu có nhất, nhiều
khả năng là của cộng đồng thương nhân Sa
Huỳnh buôn bán tại cảng thị sơ khai tiền thân
của Đại Chiêm Hải khẩu Lâm Ấp Phố sau này.
Ví dụ như Lai Nghi với 63 mộ chum lớn (trên
diện tích khai quật 192m²), chum quan tài chủ
yếu hình trụ có kích thước rất lớn với nắp đậy
hình nón cụt, hình lồng bàn hoặc đáy của một
chum khác. Đồ chôn theo người chết giàu có
và phong phú cả về số lượng cũng như chất
lượng, phân bố không đồng đều cho thấy mức
độ phân hóa của cải và xã hội cao trong nhóm
cư dân này. Tỉ lệ của cải cho người chết trên đầu
chum quan tài cao nhất so với tất cả những mộ
địa đã biết. Đồ đồng tùy táng ở Lai Nghi chủ
yếu có niên đại muộn, cận kề Công nguyên và
nhiều đồ nghi lễ bằng đồng như gương, đỉnh,
chậu, bát mang phong cách đồ đồng Hậu kỳ
Tây Hán, Sơ kỳ Đông Hán và những hàng hóa có
nguồn gốc từ Ấn Độ [5, tr.80-83]. Gò Dừa cũng
là một khu mộ địa đặc biệt, lần đầu tiên trong
văn hóa Sa Huỳnh phát hiện được một quần
thể mộ chum lồng dạng “trong quan, ngoài
quách”, đồ chôn theo cũng cho thấy thân phận
cao quý của chủ nhân các ngôi mộ và mối quan
hệ với thế giới Trung Hoa, Ấn Độ Có nhiều
khả năng đây là khu mộ của dòng họ có vị thế
cao trong cộng đồng, khu mộ của dòng họ thủ
lĩnh của một xã hội lãnh địa (chiefdom).
Loại hình DSKCH Champa
Lưu vực sông Thu Bồn cũng là địa bàn của
các nhóm địa điểm cư trú, bến cảng, giếng,
thành lũy, (bên cạnh đền - tháp) Champa qua
nhiều thời kỳ khác nhau: Lâm Ấp (khoảng 192
- 758) và những tiểu quốc khác cùng thời Lâm
Ấp - Hoàn Vương (khoảng 758 - 866) - Chiêm
Thành (khoảng 866-1471). Tên Chiêm Thành
phiên từ Champapura (thành phố của người
Cham)1. Dựa vào mô hình một tiểu quốc Ấn
Độ Bàlamôn giáo, một số nhà nghiên cứu giả
định rằng mỗi tiểu vương quốc/mandala được
thiết lập trên địa bàn miền Trung Việt Nam
đã dựa vào 5 yếu tố phong thủy như: 1) Núi
Thiêng (tượng trưng thần Siva); 2) Sông Thiêng
(tượng trưng nữ thần Ganga, vợ thần Siva); 3)
Cửa biển Thiêng (cảng - thị, nơi trao đổi hàng
hoá, mậu dịch hải thương, là trung tâm kinh
tế); 4) Thành phố Thiêng/Hoàng thành (nơi cư
ngụ của vua và hoàng tộc hoặc lãnh chúa, là
trung tâm vương quyền); 5) Đất Thiêng/Thánh
đô (nơi thờ tự thần linh và tổ tiên, là trung tâm
tín ngưỡng) [13]. Trong tất cả các lưu vực sông
ở miền Trung, lưu vực sông Thu Bồn cho thấy
rõ nhất cấu trúc của một tiểu quốc/mandala
Champa với cấu trúc mô tả ở trên (Hình 1). Trần
Kỳ Phương nhận định rằng tiểu quốc Amaravati,
ở lưu vực sông Thu Bồn ngày nay, được hình
thành dựa trên 5 yếu tố sau:
Số 29 (Tháng 9 - 2019)18
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
1) Núi Thiêng là Mahaparvata/Đại Sơn
Thần/Thần Siva hay núi Mỹ Sơn/Răng Mèo;
2) Sông Thiêng là sông Thu Bồn;
3) Cửa biển Thiêng/Cảng - thị là vùng Cửa
Đại/Hội An;
4) Thành phố Thiêng/Hoàng thành là Sim-
hapura/Thành Sư Tử tại Trà Kiệu;
5) Đất Thiêng/Thánh đô là Srisanab-
hadresvara tại Mỹ Sơn.
Cho tới nay, ngoài lưu vực sông Thu Bồn -
địa vực của tiểu quốc Amaravati, với cấu trúc
đầy đủ như đã nêu trên, những lưu vực sông
khác - những tiểu quốc khác chưa cho thấy
một cách rõ ràng cấu trúc như vậy. Có một
số lý do giúp giải thích hiện tượng này, đó là
tiểu quốc Amaravati ở lưu vực sông Thu Bồn
và một số lưu vực sông khác ở các tỉnh Quảng
Nam, Quảng Ngãi hiện nay được thành lập
sớm, kế thừa cơ sở vật chất của Lâm Ấp rồi Sa
Huỳnh Bắc giàu mạnh trước đó. Cơ cấu hành
chính, chính trị của Amaravati cho thấy những
chuẩn Ấn Độ ban đầu được áp dụng một cách
khá chặt chẽ và đầy đủ. Cơ cấu này mặc dù
luôn được áp dụng ở những
giai đoạn muộn hơn nhưng có
lẽ với những thay đổi nhất định
cho phù hợp với điều kiện địa
hình và điều kiện xã hội, những
yếu tố ngoại sinh dần được địa
phương hoá. Một lý do khác
nữa là Thánh đô Mỹ Sơn cùng
với đền tháp Po Nagar đã đóng
vai trò là trung tâm tín ngưỡng
tôn giáo của vùng/vương quốc
cũng hạn chế sự hình thành
của những Thánh đô lớn ở
thượng nguồn các sông khác.
Và bên cạnh những thành lũy,
đền tháp, tại đây, những làng
cư trú Champa (nền tảng duy
trì các tiểu quốc) cũng đã được
phát hiện, phần lớn trùng khớp
với địa bàn văn hóa Sa Huỳnh
trước đó. Những nhóm địa
điểm Champa ở Hội An, ở Duy Xuyên trong
thời gian từ thế kỷ I đến thế kỷ XII, XIII, với
tính chất khác nhau, phản ánh đời sống chính
trị, kinh tế và văn hóa của các cộng đồng cư
dân hơn một thiên niên kỷ, từ khởi đầu của nhà
nước Champa (Lâm Ấp) đến những thời kỳ cực
thịnh. Và nếu so với những tiểu quốc Champa
ở các lưu vực sông khác thì bên cạnh di tích
đền tháp tại lưu vực sông Thu Bồn, những làng
cư trú, hệ thủy (giếng), bãi bến, cảng, kho báu,
thành lũy, cung điện, phản ánh đầy đủ và
hệ thống mọi khía cạnh vật chất, tinh thần và
tâm linh của các cộng đồng cư dân Champa
ở lưu vực sông Thu Bồn cũng như mối quan
hệ giao lưu văn hóa buôn bán trong, ngoài sôi
động và mạnh mẽ.
1.2. Giá trị
Giá trị lịch sử
Các di tích khảo cổ học Tiền, Sơ sử ở lưu vực
sông Thu Bồn có giá trị nổi bật về quá trình
liên tục (kế thừa và phát triển) văn hóa; về
những chuyển biến bước ngoặt về chính trị, tư
tưởng, từ cách đây 3.500 năm đến hiện nay.
(Chú thích: a. Mỹ Sơn; b. Trà Kiệu; c. Hội An; D. Cù Lao Chàm)
Hình 1. Cấu trúc của một tiểu quốc/mandala Champa
(Nguồn: Nhóm tác giả)
19Số 29 (Tháng 9 - 2019)
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Trong tất cả các lưu vực sông ở miền Trung Việt
Nam, lưu vực sông Thu Bồn là nơi tìm thấy đầy
đủ các loại hình di tích và di vật khảo cổ học Sa
Huỳnh Champa.
• Từ cách đây 3.500 năm (Văn hóa Tiền Sa
Huỳnh): Bãi Ông (Cù Lao Chàm), Bàu Trám (Núi
Thành)
• Từ cách đây 2.300 năm đến cuối thế kỷ I
Tr.CN (Văn hóa Sa Huỳnh): Hậu Xá I, II, Xuân
Lâm, Thanh Chiếm, An Bang, Lai Nghi, Gò Mả
Vôi, Gò Dừa, Gò Cấm (lớp dưới), Thôn Tư
• Thời kỳ quận Nhật Nam thế kỷ I - II: Hồ
Điều Hòa - Chùa Cầu, Hậu Xá I di chỉ (lớp dưới),
Sưu tập Hậu Xá II, Gò Cấm, Trà Kiệu (lớp dưới
cùng)
• Thời kỳ Lâm Ấp thế kỷ III - V: Hồ Điều Hòa
- Chùa Cầu, Hậu Xá I di chỉ (lớp dưới), Thanh
Chiếm, Trảng Sỏi (lớp dưới), Trà Kiệu (lớp dưới),
Ruộng Đồng Cao
• Thời kỳ Champa từ thế kỷ V đến XII, XIII:
Hậu Xá I di chỉ (lớp trên), Trảng Sỏi (lớp trên),
Đồng Nà, Ruộng Đồng Cao, Trà Kiệu (lớp trên),
Bãi Làng (Cù Lao Chàm) Bộ sưu tập vườn nhà
ông Nguyễn Lư khu vực Hậu Xá, khối I, phường
Thanh Hà, Hội An
• Thời kỳ Đại Việt
• Thời kỳ Việt Nam
Giá trị văn hóa xã hội
Những DSKCH cho thấy khả năng thích ứng
bằng những phương thức/mô hình mưu sinh
đa dạng với những điều kiện tự nhiên và môi
trường sinh thái, những cộng đồng cư dân Sa
Huỳnh - Champa ở đây đã mở rộng mạng lưới
quan hệ trao đổi nội vùng, liên vùng và quốc
tế, gia tăng mức độ ứng dụng và sản xuất công
cụ, vũ khí kim loại và phát triển nông nghiệp
(trồng lúa nước) để đạt được những thành tựu
to lớn, tạo ra những chuyển biến sâu sắc trong
đời sống kinh tế, xã hội. Kiểu tổ chức không
gian xã hội và sự phát triển đa dạng phù hợp
với điều kiện tự nhiên sinh thái cũng như cách
thức hội nhập phù hợp với bối cảnh chính trị -
kinh tế khu vực của các cộng đồng cư dân văn
hoá Sa Huỳnh đã được kế thừa và phát huy ở
những giai đoạn sau. Cùng với sự chuyển dịch
của dân cư từ bên ngoài vào, áp lực chính trị từ
Trung Hoa, tiếp xúc với Nam Á và sự phát triển
nội tại đã dẫn đến quá trình kết tinh và thể chế
hóa kinh tế - chính trị từ sau Công nguyên dẫn
đến sự hình thành của những nhà nước sớm, từ
góc độ môi trường địa lý - sinh thái, những nhà
nước Champa sớm đã cho thấy sự tái chọn lựa
không gian chính trị xã hội của những lãnh địa
thời Sa Huỳnh, những lãnh địa thời Sa Huỳnh là
cơ sở nền tảng căn bản cho sự hình thành những
tiểu quốc Lâm Ấp, liên bang giữa các tiểu quốc/
mandala Champa [4].
Những DSKCH ở lưu vực sông Thu Bồn, đặc
biệt là vùng hạ lưu cho thấy rõ quá trình chuyển
biến trong cả hạ tầng cơ sở và thượng tầng
kiến trúc của những nhà nước ven biển được
thành lập dựa trên những trung tâm buôn
bán chợ thường tọa lạc ở cửa những hệ thống
sông chính và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với
những làng trên thượng nguồn, đóng vai trò
những điểm thu thập/mua bán sản phẩm rừng
núi với miền xuôi “Tương tự như những người
cai trị của những nền kinh tế chính trị ven sông
quần đảo, quyền lực của một quốc vương Chàm
(Cham) tập trung trong đồng bằng cửa sông của
ông ta; bên ngoài cơ sở thành thị trung tâm cửa
sông của mình chủ quyền của một quốc vương
Chàm (Cham) phụ thuộc vào khả năng của ông
ta kiến tạo một mạng lưới đồng minh với những
thủ lĩnh của những cộng đồng dân cư ở thượng
nguồn cũng như với thủ lĩnh của những cộng
đồng cư dân Chàm (Cham) ở hệ thống sông biển
Thời kỳ Hình thái tổ chức nhà nước
Sa Huỳnh (Các) Lãnh địa
Lâm Ấp (Các) Tiểu quốc
Champa Liên minh/Liên bang của các
tiểu quốc kiểu cấu trúc mandala
Bảng 1. Những hình thái tổ chức nhà nước
Champa qua các thời kỳ (Nguồn: Tác giả lập)
Số 29 (Tháng 9 - 2019)20
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
khác” [7, tr.253-254]. Những di vật và di tích
khảo cổ Sa Huỳnh, Champa ở lưu vực sông
Thu Bồn mang những giá trị tiêu biểu giúp
chúng ta hình dung về một cơ cấu kinh tế đa
ngành, đa lĩnh vực theo thế chân vạc mà trong
đó nông nghiệp và thủ công nghiệp đóng vai
trò nền tảng, đảm bảo “an ninh lương thực”
trong khi thương mại đường sông và đường
dài trên biển tạo ra những thặng dư vật chất
duy trì và thúc đẩy những khía cạnh đời sống
tôn giáo phát triển mà chứng cứ là những khu
mộ địa rộng lớn với những chum quan tài kích
thước lớn, đồ tùy táng phong phú, giàu có thời
Sa Huỳnh và thành lũy, đền tháp và điêu khắc
Phật giáo và Hidu giáo thời Champa [5].
2. Phát huy giá trị di sản khảo cổ học Tiền,
Sơ sử lưu vực sông Thu Bồn
2.1. Những yếu tố tác động đến di sản
Cũng giống như các loại hình di sản khác,
DSKCH có đời sống riêng của mình từ lúc hình
thành, phá hủy, tái tạo và sống lại. Để di sản trở
thành tài nguyên cho hiện tại, tương lai, mỗi di
sản cần được quan tâm tìm hiểu chăm sóc duy
trì và phát huy giá trị (Hình 2).
Di sản chịu nhiều tác động của môi trường
tự nhiên và môi trường nhân tạo, xã hội càng
phát triển, sự tiêu tốn năng lượng càng lớn thì
tác động tiêu cực đối với di sản càng lớn. Mỗi
loại di sản chịu các tác động tự nhiên, con người
khác nhau với mức độ gây hại khác nhau. Đối
với DSKCH, đó là sự xuống cấp, huỷ hoại hoàn
toàn hay từng phần do nhiều nguyên nhân,
trong đó có những nguyên nhân khách quan
như khí hậu, môi trường thời tiết khắc nghiệt,
khó lường, chiến tranh, xung đột tôn giáo, tín
ngưỡng, hoặc đứt gãy truyền thống do những
quan điểm sai lầm của một giai đoạn lịch sử,
nhiều công trình tôn giáo bị phá huỷ một cách
cố ý. Bên cạnh đó, việc chưa có quy hoạch đồng
bộ giữa cái cần bảo tồn và xây dựng mới dẫn
đến mức độ hủy hoại DSKCH ngày càng nhanh
hơn. Môi trường thiên nhiên truyền thống của
một số khu di sản bị biến dạng, nhiều không
gian hoạt động tại di sản văn hóa, không gian
lễ hội bị phá vỡ, hoặc thu hẹp lại (đình, chùa
bị phá hoại trong chiến tranh, các con đường
hành lễ, các địa điểm sinh hoạt lễ hội, không
gian văn hóa bị chia cắt do việc xây dựng mở
mang các đô thị, khu công nghiệp). Thế hệ
trẻ ngày càng ít quan tâm và không còn muốn
sống trong những môi trường truyền thống,
môi trường sống tại các đô thị hiện đại có lực
hấp dẫn mạnh mẽ đối với
họ. Con người ngày càng
muốn sống trong các điều
kiện hiện đại, có đầy đủ
tiện nghi hơn, vì vậy, di sản
văn hóa luôn đứng trước
nguy cơ bị cải biến theo
hướng hiện đại. Bên cạnh
đó, bảo tồn không đúng
cách dẫn đến làm mới di
tích, hiện tượng hoành
tráng hoá di tích làm mất
di tích... Quan điểm bảo tồn
trái ngược nhau, kinh phí
bảo tồn ít và chi tiêu chưa
hợp lý, thất thoát, lãng phí
và có cả những trường hợp
tham nhũng... Chưa có đội Hình 2. Vòng đời di sản (Nguồn: [17])
21Số 29 (Tháng 9 - 2019)
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
ngũ làm công tác trùng tu chuyên nghiệp và
đồng bộ [6, tr.15-26].
Tại hội nghị của ICOMOS Dublin 2010, bốn
vấn đề lớn về quan hệ giữa di sản với biến đổi
xã hội hiện nay đã được đặt ra, đó là: 1) Di sản
của những cộng đồng đang biến đổi, đang
phát triển; 2) Di cư, di dân và di sản bản địa;
3) Di sản tôn giáo; 4) Các tác động xã hội của
biến đổi khí hậu toàn cầu [11]. Trong những
thảo luận xung quanh tính bền vững của di
sản, Trung tâm Di sản Thế giới đã thực hiện
thu thập và xây dựng một bộ dữ liệu hữu ích.
Những phân tích các mối đe dọa đối với các di
sản văn hóa (bất kể vị trí hoặc loại hình) đã chỉ
ra rằng các vấn đề toàn cầu xuất phát từ các
vấn đề quản lý, các dự án phát triển và du lịch
đều nằm trong nhóm đầu tiên [16]. Do vậy, đối
với công cuộc bảo tồn phát huy giá trị những
nguồn tài nguyên DSKCH lưu vực sông Thu
Bồn, chúng tôi cũng cho rằng vấn đề quản trị/
quản lý, các dự án phát triển và du lịch là ba
vấn đề