Tóm tắt
Lệ làng vốn được xem là công cụ quản lý xã hội trong các làng xã truyền thống của Việt Nam. Lệ làng
được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Nó có giá trị tích
cực trong việc điều chỉnh mối quan hệ xã hội trên quy mô nhỏ hẹp của làng xã. Bên cạnh đó nó cũng tồn
tại những mặt còn hạn chế mang ý thức hệ phong kiến. Chính vì vậy, lệ làng có nhiều yếu tố ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực tới việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay. Do vậy, để xây dựng thành công
nông thôn mới ở nước ta hiện nay một mặt phải đẩy việc xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông
thôn, mặt khác cần phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả phát huy những mặt tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực của lệ làng truyền thống để xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy những giá trị tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của lệ làng trong việc xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
120 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020
Phát huy những giá trị tích cực và hạn chế mặt tiêu cực
của lệ làng trong việc xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay
Promoting the positive values of the village’s rules in the construction
process of new rural areas in our country today
Trần Hoàng Yến
Email: yendhsd@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 29/10/2019
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 24/6/2020
Ngày chấp nhận đĕng: 30/6/2020
Tóm tắt
Lệ làng vốn được xem là công cụ quản lý xã hội trong các làng xã truyền thống của Việt Nam. Lệ làng
được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Nó có giá trị tích
cực trong việc điều chỉnh mối quan hệ xã hội trên quy mô nhỏ hẹp của làng xã. Bên cạnh đó nó cũng tồn
tại những mặt còn hạn chế mang ý thức hệ phong kiến. Chính vì vậy, lệ làng có nhiều yếu tố ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực tới việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay. Do vậy, để xây dựng thành công
nông thôn mới ở nước ta hiện nay một mặt phải đẩy việc xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông
thôn, mặt khác cần phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả phát huy những mặt tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực của lệ làng truyền thống để xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
Từ khóa: Lệ làng; nông dân; nông thôn; ý thức pháp luật.
Abstract
Village’s rules are considered as a social management tool in traditional villages of Vietnam. It has a
positive value in adjusting social relations on the small scale of villages, therefore, the village’s rules have
many factors that have positively influence on the construction of new rural areas in this period. Therefore,
in order to successfully build a new rural area in our country, on the one hand, it is necessary to push
the construction and complete the rural infrastructure, on the other hand, it is necessary to promote the
positive aspects and limit the negative aspects of the traditional laws in some villages to build a new rural
area in our country today.
Keywords: Village’s rules; farmers; rural; law consciousness.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ra đời cùng với quá trình hình thành và phát triển
làng xã, lệ làng là một trong những cơ sở để duy trì
và điều chỉnh các mối quan hệ của người nông dân
trong phạm vi làng xã. Lệ làng đã góp phần quan
trọng trong ổn định trật tự, củng cố làng xã thành
địa bàn vững chắc để bảo tồn những giá trị vĕn
hóa. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau
liên quan đến lệ làng như: Việt Nam phong tục của
Phan Kế Bính [1], tác giả đã khái quát về những
phong tục làng xã Việt Nam từ thời phong kiến đến
nay trên cả phương diện tích cực và tiêu cực, các
công trình: Mấy suy nghĩ về Hương ước trong quản
lý nông thôn [3], Mấy nét về quá trình hình thành
và phát triển Hương ước Việt Nam [3] của Phan Đại
Doãn, công trình Hương ước quản lý làng xã [6], Lệ
làng phép nước [7] của Bùi Xuân Đính - các tác
giả cũng đã đi phân tích những mặt tích cực và
tiêu cực về hương ước làng xã Việt Nam Mặc dù
vậy, do yếu tố lịch sử và thời đại nên các công trình
chưa đề cập tới giá trị của lệ làng trong việc xây
dựng nông thôn mới.
Trong bài viết này, tác giả đi phân tích, đánh giá
những mặt tích cực và hạn chế của lệ làng, từ đó
đề ra một số giải pháp để phát huy những giá trị
tích cực và khắc phục những hạn chế của lệ làng
để xây dựng thành công nông thôn mới ở nước ta
thời kỳ hội nhập.Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà 2. TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
121Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020
2. LỆ LÀNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỆ LÀNG
- LUẬT NƯỚC TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN
VIỆT NAM
2.1. Những điểm giống nhau giữa lệ làng và
luật nước
- Thứ nhất, giống nhau ở mục đích tồn tại. Cả lệ
làng và luật pháp nhà nước nhằm điều chỉnh mối
quan hệ giữa con người với con người, con người
với tổ chức trong các mối quan hệ xã hội.
- Thứ hai, với đặc tính là công cụ quản lý, lệ làng
và luật pháp nhà nước lấy hoạt động xã hội là cơ
sở để phản ánh và điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội. Vì vậy cả lệ làng và luật pháp nhà nước đều có
nội dung phong phú liên quan đến các lĩnh vực của
đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, vĕn hóa - xã hội.
Trên lĩnh vực chính trị xã hội, lệ làng và luật pháp
nhà nước có những quy định về cơ cấu tổ chức bộ
máy nhà nước, làng xã; các quy định về hôn nhân
gia đình và quan hệ về hành vi ứng xử giữa người
với người, cá nhân và cộng đồng trong các quan hệ
xã hội của con người.
Trên lĩnh vực đời sống tinh thần: Vĕn hóa, giáo
dục, tín ngưỡng, tôn giáo... lệ làng và luật pháp
nhà nước đều có những quy định về cơ cấu tổ
chức, nội dung và hình thức thực hiện. Thông qua
những quy định đó thấy toát lên những nét vĕn hóa
Việt Nam ẩn sâu trong làng xã: hiếu học, trọng học
thức, trọng đạo đức lễ nghĩa, sống tình nghĩa thủy
chung...
- Thứ ba, các quy định của lệ làng và luật pháp nhà
nước được đảm bảo hiệu lực thi hành nhờ chế độ
thưởng phạt rõ ràng, nghiêm khắc đối với mọi cá
nhân và tổ chức. Những hình thức thưởng phạt mà
luật và lệ quy định có biện pháp kinh tế (bắt bồi
thường thiệt hại, phạt bằng tiền, bằng hiện vật); có
biện pháp chính trị (hạ quan chức, tước ngôi thứ);
đến cả việc chà đạp lên nhân phẩm sử dụng nhục
hình, đánh đập... nhằm buộc mọi cá nhân, tập thể
phải tuân thủ nghiêm những quy ước chung của
xã hội. Việc sử dụng hình phạt bằng nhục hình thể
hiện rõ tính tàn bạo của luật - lệ phong kiến.
2.2. Sự khác nhau giữa lệ làng và luật nước
Với tư cách là một đơn vị dân cư, quá trình hình
thành và phát triển của làng, xã gắn liền với sự hình
thành và phát triển của dân tộc. Trong quá trình đó
lệ làng từng bước được hình thành. Chính vì vậy,
lệ làng vẫn tồn tại song song với luật nước. Sự tồn
tại của cả "Luật" và "Lệ" mặc nhiên đã thể hiện sự
khác nhau của nó.
- Thứ nhất, tính dân chủ của lệ làng và sự chuyên
chế của luật nước.
Luật nước dưới thời phong kiến thể hiện quyền lực
và ý chí thống trị của nhà vua - người đứng đầu cơ
quan nhà nước và giai cấp thống trị. Luật do vua
ban hành và bắt buộc mọi người phải tuân theo.
Còn lệ làng ra đời dựa trên tập tục, sự bàn bạc
và đồng tình, tuy không phải của toàn thể, nhưng
ít ra cũng là của phần lớn cư dân trong làng xã.
Tùy theo mức độ phong kiến hóa của từng làng xã
mà lệ làng thể hiện trong các hương ước phản ánh
kết quả của sự bàn bạc, thảo luận, nhân nhượng
lẫn nhau để đi đến thống nhất. Điều này thể hiện ít
nhiều tính chất "dân chủ làng xã", đối lập với tính
chất áp đặt chuyên chế của "phép vua".
- Thứ hai, phạm vi áp dụng và nội dung quy định
cũng có những khác nhau giữa “Lệ” và “Luật”. Làng
xã là đơn vị tụ cư của người nông dân, là đơn vị
cơ sở và cấp hành chính cuối cùng của nhà nước.
Do đó đời sống kinh tế và sinh hoạt tinh thần của
mỗi làng là khác nhau, nên lệ làng cũng khác nhau
và không thể phong phú bằng đời sống của một
nước. Bởi vậy, phạm vi áp dụng của lệ làng là chỉ
dành riêng cho làng đó, mặt khác nội dung vĕn bản
của lệ làng thường đơn giản hơn so với luật pháp
nhà nước. Một bộ luật của nhà nước thường có
hàng trĕm điều khoản. Chẳng hạn như Luật Hồng
Đức với 13 chương 722 điều liên quan tới hầu hết
các lĩnh vực của đời sống đất nước, còn một bản
hương ước, chỉ gồm vài chục điều liên quan tới một
số mặt của đời sống một làng.
Mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội lại được luật nước
cụ thể hóa thành hàng chục, có khi hàng trĕm
điều khoản. Ví dụ, chỉ riêng vấn đề hôn nhân gia
đình, Luật Hồng Đức đã quy định thành 58 điều
từ điều 284 đến điều 341, ở chương Hộ hôn. Vấn
đề liên quan đến trộm cướp có 54 điều, ở chương
Đạo tặc (từ điều 411 đến điều 464) [9] trong khi
đó, những vấn đề tương tự chỉ được ghi thành
một vài điều ngắn gọn trong các bản hương ước.
Tính chất phong phú và phức tạp của đời sống một
nước, cũng đòi hỏi luật nước phải có những quy
định đảm bảo cho cuộc sống ấy đi vào quĩ đạo,
giữ "thĕng bằng" cho nó. Những điều khoản mà
người ta không thể tìm thấy trong bất kỳ một vĕn
bản lệ làng nào. Chẳng hạn, những quy định liên
quan đến đấu tranh (kiện tụng), trá ngụy (xét xử
tội theo giặc, phản quốc), toán ngục (việc xét xử
của ngành luật pháp) danh lệ (định chức danh tội
phạm), vi chế (làm trái pháp luật)... Cũng có những
vấn đề diễn ra trong đời sống hàng ngày nhưng lại
không được, hay ít được ghi trong hương ước như
vấn đề hương hỏa, điền sản trong khi đó Luật Hồng
Đức quy chế hóa thành 13 điều (hương hỏa) và 32
điều về điền sản [9].
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
122 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020
- Thứ ba, sự khác nhau trong chế tài của "Luật"
và "Lệ".
Những quy định hình phạt của lệ làng thường đơn
giản hơn so với luật pháp của nhà nước. Mặt khác,
trong mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội, thường chỉ
liên quan tới một vài điều khoản của lệ làng và cùng
với nó là những hình phạt cụ thể; trong khi đó, ở luật
nước được ghi thành vài chục điều khoản nên mức
độ hình phạt rất phong phú. Do vậy, ở cấp độ xử
phạt của lệ làng thấp hơn so với luật pháp nhà nước.
Hình thức xử phạt của lệ làng nói chung nhẹ hơn
so với luật pháp của nhà nước. Trong những hình
thức xử phạt của lệ làng chỉ có một hình thức động
chạm đến thân thể người vi phạm đó là đánh đập
nhưng cũng rất ít làng áp dụng. Lệ làng cũng không
có hình thức lưu đầy, không có tử hình cho bất kỳ
hành vi vi phạm nào kể cả những hành động được
coi là nghiêm trọng nhất đối với làng. Trong khi đó
hình thức xử phạt xâm phạm một cách tàn bạo đến
thân thể phạm nhân ta thấy được một cách phổ
biến trong luật Hồng Đức - một bộ luật được coi là
tiến bộ dưới chế độ phong kiến. Đó là các hình thức
đánh bằng roi, bằng gậy, thích chữ vào mặt, vào
trán, chặt đầu, xẻo thịt, chặt chân tay cho chết dần.
Luật nước còn quy định 10 tội buộc phải chết (thập
ác). Điều này thể hiện tính chất nghiêm minh và
thậm chí có tính tàn bạo của luật pháp phong kiến.
Mặt khác, cùng một hành động phạm tội nhưng
biện pháp xử lý giữa lệ làng và luật nước cũng
khác nhau. Chẳng hạn, trong luật Hồng Đức, tội
bất hiếu "là rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha
mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ
mà lấy chồng, vui chơi ĕn mặc như thường; nghe
thấy tang ông bà cha mẹ mà giấu, không cử ai (tổ
chức tang lễ) nói dối là ông bà cha mẹ chết" [9] bị
luật pháp quy vào tội thập ác, thì lệ làng chỉ lên án
bằng dư luận, hoặc áp dụng hình thức xử lý cao
nhất là đánh đòn.
Ở lệ làng, ta ít thấy ghi những hình phạt cụ thể,
thay vào đó là những lời khuyên rĕn chung chung,
nặng về rĕn đe thuyết phục tình cảm: không nên,
không được, cấm không được... nhưng hiệu lực
của nó không chỉ ở mức thưởng phạt mà bằng cả
cơ chế tác động linh hoạt đến với các thành viên
của làng. Thông qua bộ máy chính quyền làng xã
bầu ra, được nhà nước bổ nhiệm và các tổ chức
xã hội mà người nông dân tham gia với tư cách
thành viên: Hội tư vĕn, tư võ, hội lão, phe, giáp...
họ tộc và qua cả các hoạt động lễ hội, để tác động
đến mỗi hành vi của người nông dân. Vừa bằng
thưởng phạt mang tính cưỡng chế, vừa bằng cả
sức ép của dư luận, làng xã thực hiện sự giám sát
thường xuyên, trực tiếp, việc thực hiện những quy
định của làng nên người nông dân khó có thể vượt
ra ngoài sự kiểm soát đó. Người nông dân hình
thành thói quen ứng xử theo "lệ" của làng. Hương
ước luôn "là một thành tố trong thể chế quản lý làng
xã, là một nét quan trọng trong vĕn hóa quản lý con
người Việt Nam" [3].
- Thứ tư, tính công bằng của “lệ làng” và sự bất bình
đẳng của “phép vua”.
Trong lệ làng không có hình thức giảm tội cho bất
kỳ hành vi vi phạm và người vi phạm nào, bất kể
người đó có thành phần xuất thân, hay địa vị xã
hội như thế nào. Trong khi đó ở luật nước, có quy
định tám điều được nghị xét giảm tội (Bát nghị) khi
phạm tội. Đó là, nghị thân: những người thân thích
của vua, thái hậu, hoàng hậu; nghị cố: là những
người cũ đã theo giúp vua lâu ngày, hoặc những
người giúp việc của triều trước; nghị hiền: những
người có đức hạnh lớn; nghị nĕng: những người có
tài nĕng lớn; nghị công: những người có công lớn;
nghị quý: là những quan lại có chức vụ từ tam phẩm
trở lên; nghị cần: là những người cần cù chĕm chỉ;
nghị tán: là những con cháu của triều trước [9].
- Thứ nĕm, lệ làng không cho phép bất cứ cá nhân
vi phạm nào được nộp tiền để chuộc tội. Trong
khi đó, luật nước có một số điều khoản cho phép
người phạm một số tội nhất định được dùng tiền
để chuộc tội. Chẳng hạn Điều 16 Luật Hồng Đức
ghi rõ: Những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở
xuống cùng những người bị phế tật, phạm từ tội lưu
trở xuống, đều cho chuộc bằng tiền, phạm tội thập
ác thì không theo luật này. Từ 80 tuổi trở lên, từ
10 tuổi trở xuống cũng như những người bị ác tật
phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết
thì cũng phải tâu để vua xét định, ĕn trộm và đánh
người bị thương thì cho chuộc [9].
Sự giống và khác nhau giữa lệ làng và luật nước
cho thấy: Trong xã hội Việt Nam truyền thống lệ
làng quan trọng không kém gì luật nước, điều này
thể hiện ở Hương ước của các làng thường mở
đầu như một "tuyên ngôn" về sự tồn tại của mình
"Nước có pháp luật quy định, còn làng có những
điều ước riêng". Sở dĩ lệ làng có vị trí như vậy vì
"nó phản ánh một cách sinh động mối quan hệ
thống nhất có mâu thuẫn giữa nước và làng" [11].
Chính sự khác biệt giữa lệ làng và luật nước đã
phản ánh tính chất dân chủ, tính tự quản của làng
xã. Việc tự quản được phản ánh trong hương ước
bắt nguồn từ nhu cầu phải ổn định hóa, trật tự hóa
các hoạt động trong nội bộ mỗi làng và từ nhu cầu
của mỗi người nông dân, với tư cách là thành viên
của làng. Mặc dù có thể thấy rõ tính chất bắt buộc và
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
123Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020
đòi hỏi cao của hương ước đối với hành vi cá nhân
mỗi người, nhưng mỗi người dân trong làng đều tự
nguyện làm đúng những quy định của lệ làng. Với
tư cách là các chuẩn mực được cộng đồng đề ra,
những quy ước làng thông qua các hoạt động được
người nông dân nhận thức biến thành tính tổ chức,
tính kỷ cương thói quen tôn trọng lệ làng. Người
nông dân thường có ý thức với lệ làng trước khi có
ý thức pháp luật.
Tính tự nguyện trong việc chấp hành các quy định
của lệ làng phản ánh tính "dân chủ làng xã" vốn
hình thành và duy trì trong nội bộ mỗi làng.
Trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi
xướng, Đảng ta xác định vĕn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội. Vì vậy, để xây dựng thành công
nông thôn mới, chúng ta cần phải tiếp tục phát huy
những giá trị tốt đẹp của vĕn hóa làng, đồng thời
loại bỏ những nội dung không còn phù hợp với giai
đoạn hiện nay.
3. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC
CỦA LỆ LÀNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
3.1. Vài nét về xây dựng nông thôn mới ở nước
ta hiện nay
Ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá X) thông qua Nghị
quyết số 26-NQ/TW, về nông nghiệp, nông dân và
nông thôn; ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ
đã ra Quyết định số 491/QĐ-TTg về Ban hành bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; ngày 21/8/2009
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành Thông tư số 54/TT-NNPTN quy định: vùng/
khu vực nông thôn mới Việt Nam XHCN là phần
lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn; được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là UBND xã.
Từ các vĕn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các
bộ, ban ngành, chúng ta có thể thấy rằng xây dựng
nông thôn mới: Là xây dựng, phát triển vùng nông
thôn, làm cho dân cư nông thôn có đời sống vật
chất và tinh thần không ngừng được nâng cao với
nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng
hiện đại, bền vững: kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn công nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc vĕn hoá dân
tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái
được bảo vệ; Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới
sự lãnh đạo của Đảng được tĕng cường. Xây dựng
giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân -
nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế
- xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sau 10 nĕm xây
dựng nông thôn mới, nước ta đã đạt được những
thành tựu đáng tự hào “đến tháng 10/2019, cả
nước đã có 4.665 xã (52,4%) được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới, tĕng 35,3% so với cuối nĕm
2015 (là thời điểm tổng kết giai đoạn 1) và hoàn
thành vượt 2,4% so với mục tiêu 10 nĕm (2010-
2020) của Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao” [13].
Làm thay đổi nhận thức sâu sắc của toàn thể cán
bộ, đảng viên và người dân về vị trí, vai trò của
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và thực sự là
tiềm nĕng, thế mạnh của đất nước. Phong trào “Cả
nước chung sức xây dựng nông thôn” đã trở thành
một phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng
trên phạm vi cả nước. Huy động sự vào cuộc của
cả hệ thống chính trị các cấp và toàn xã hội, đặc
biệt là sự đồng lòng, hưởng ứng của người dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính
trị - xã hội đã triển khai hiệu quả vai trò giám sát
và phản biện xã hội, phát huy dân chủ, vai trò chủ
thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Trong 10 nĕm triển khai, Chương trình nông thôn
mới là chương trình duy nhất đã hình thành được
hệ thống bộ máy chỉ đạo, điều hành, quản lý, triển
khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và
hoạt động ngày càng chuyên nghiệp. Mặc dù vậy,
kết quả xây dựng nông thôn mới của một số vùng
còn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước,
vẫn còn khoảng cách chênh lệch về kết quả thực
hiện giữa các vùng, miền. Môi trường nông thôn tuy
được quan tâm nhưng chưa thực sự chuyển biến
rõ nét, vẫn là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương,
nhất là xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, chất
thải của các khu công nghiệp, làng nghề. Nhiều giá
trị vĕn hóa truyền thống ở một số địa phương đang
dần bị mai một, các tệ nạn xã hội ở nông thôn vẫn
tồn tại và diễn biến phức tạp.
3.2. Những tác động tích cực của lệ làng đối với
quá trình xây dựng nông thôn mới
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định con người là
chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Đứng trên quan điểm
chủ nghĩa duy vật lịch sử, bàn về các giá trị truyền
thống, Giáo sư Trần Vĕn Giàu nhấn mạnh: “Không
có giá trị nào không do con người các thế hệ nối
tiếp nhau tạo thành. Giá trị tinh thần cũng không
phải là những cái gì nhất thành bất biến, nhưng
mỗi lúc mỗi thay đổi thì tính truyền thống không có
nữa; nói truyền thống là nói lâu dài qua nhiều thời
mà lõi cốt vẫn giữ, nói của dân tộc là nói của chung
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
124 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020
đại đa số nhân dân. Trong giá trị truyền thống dân
tộc thì người xưa và người nay đều cơ bản đồng
tình, người sau nối chí người trước, phát huy lên,
làm giàu mãi” [8].
Là sự phản ánh "vĕn hóa làng", tinh thần dân chủ
cơ sở, giá trị của lệ làng xưa thể hiện ở những
phong tục tập quán tốt đẹp còn tác động đến nhiều
mặt của đời sống xã hội của người nông dân trong
quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.
- Thứ nhất, lệ làng đề cao tinh thần trách nhiệm
của con người trước cộng đồng: gia đình - họ hàng
- làng - nước. Lệ làng hình thành trực tiếp từ các
hoạt động trong đời sống làng xã, là những quy
định mang tính đạo đức pháp luật. Lệ làng quy định
nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nh