Phát huy vai trò trưởng đoàn sinh viên trong các kỳ thực tập sư phạm của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

1.1. Lý do chọn đề tài Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thực tiễn có vai trò rất lớn đối với lý luận. Vì thế, trong quy trình đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm, bên cạnh thời gian học tập lý thuyết trong trường thì sinh viên còn phải trải qua một học phần bắt buộc trước khi trở thành một người giáo viên thực thụ, đó là kỳ thực tập sư phạm (TTSP). Trước mỗi kỳ thực tập, sinh viên quan tâm rất nhiều vấn đề. Một vấn đề mà hầu hết sinh viên đặc biệt quan tâm đó là trưởng đoàn thực tập của mình là ai? Có thể nói, trưởng đoàn thực tập có vai trò rất lớn, quyết định không nhỏ đến việc thành bại của đoàn thực tập nói riêng và uy tín của trường ĐHSP TPHCM nói chung. Tại Trường ĐHSP TPHCM, ngoài trưởng đoàn là các thầy cô giáo - giảng viên giảng dạy tại các khoa trong trường thì hàng năm sinh viên ở một số khoa cũng được giao nhiệm vụ này. Đây là một cách quản lý TTSP tuy không hẳn là mới nhưng đối với các trường phổ thông và cả sinh viên thì đây vẫn là một vấn đề đáng quan tâm. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về vấn đề Trưởng đoàn sinh viên trong các kỳ TTSP của Trường ĐHSP TPHCM chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “Phát huy vai trò Trưởng đoàn sinh viên trong các kỳ thực tập sư phạm của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” làm công trình nghiên cứu khoa học của mình.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy vai trò trưởng đoàn sinh viên trong các kỳ thực tập sư phạm của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 276 PHÁT HUY VAI TRÒ TRƯỞNG ĐOÀN SINH VIÊN TRONG CÁC KỲ THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Trang, Mai Thị Thanh (SV năm 4, Khoa Giáo dục Chính trị) GVHD: ThS. Lê Thanh Hà 1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thực tiễn có vai trò rất lớn đối với lý luận. Vì thế, trong quy trình đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm, bên cạnh thời gian học tập lý thuyết trong trường thì sinh viên còn phải trải qua một học phần bắt buộc trước khi trở thành một người giáo viên thực thụ, đó là kỳ thực tập sư phạm (TTSP). Trước mỗi kỳ thực tập, sinh viên quan tâm rất nhiều vấn đề. Một vấn đề mà hầu hết sinh viên đặc biệt quan tâm đó là trưởng đoàn thực tập của mình là ai? Có thể nói, trưởng đoàn thực tập có vai trò rất lớn, quyết định không nhỏ đến việc thành bại của đoàn thực tập nói riêng và uy tín của trường ĐHSP TPHCM nói chung. Tại Trường ĐHSP TPHCM, ngoài trưởng đoàn là các thầy cô giáo - giảng viên giảng dạy tại các khoa trong trường thì hàng năm sinh viên ở một số khoa cũng được giao nhiệm vụ này. Đây là một cách quản lý TTSP tuy không hẳn là mới nhưng đối với các trường phổ thông và cả sinh viên thì đây vẫn là một vấn đề đáng quan tâm. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về vấn đề Trưởng đoàn sinh viên trong các kỳ TTSP của Trường ĐHSP TPHCM chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “Phát huy vai trò Trưởng đoàn sinh viên trong các kỳ thực tập sư phạm của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” làm công trình nghiên cứu khoa học của mình. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu những nguyên nhân của thực trạng, đề xuất những kiến nghị nhằm phát huy vai trò của Trưởng đoàn sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả của các kỳ TTSP. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng hoạt động Trưởng đoàn sinh viên của Trường ĐHSP TPHCM trong 2 năm học 2008 – 2009, 2009 – 2010. Năm học 2009 – 2010 277 Khảo sát thực tiễn bằng phiếu điều tra để tìm hiểu, phân tích, đánh giá, rút ra kết luận về thực trạng hoạt động của Trưởng đoàn sinh viên trong các kỳ TTSP của trường ĐHSP TPHCM. Đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cũng như vai trò của Trưởng đoàn sinh viên trong các kỳ TTSP tại trường ĐHSP TPHCM. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Vấn đề TTSP; vai trò của Trưởng đoàn sinh viên trường ĐHSP TPHCM 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Sinh viên năm III, năm IV các khoa trong Trường ĐHSP TPHCM. - Sinh viên từng làm Trưởng đoàn TTSP trong các năm học 2008 - 2009 và 2009 - 2010. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 1.6. Giới hạn đề tài Do hạn chế về mặt thời gian, điều kiện và một số yếu tố khác nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của Trưởng đoàn sinh viên trong các kỳ TTSP từ năm 2008 - 2010 của khối chính quy sư phạm. 2. Phần nội dung 2.1. Trưởng đoàn TTSP sinh viên - cách tổ chức quản lý TTSP mới của trường ĐHSP TPHCM 2.1.1. Tổng quan về thực tập sư phạm Thực tập sư phạm là gì? TTSP là vấn đề thường niên của trường ĐHSP TPHCM và từng có một vài công trình nghiên cứu về vấn đề này. Theo Điều 1. Quy chế thực tập sư phạm – Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 10/04/1986 ghi rõ: Thực tập sư phạm là điều kiện cần thiết để hình thành khuynh hướng nghề nghiệp sư phạm, hình thành nhân cách của người giáo viên tương lai, đó cũng là điều kiện để giúp trường sư phạm có khả năng kiểm tra mức độ khuynh hướng nghề nghiệp của sinh viên. Vì sao cần có thực tập sư phạm? Quyết định số 386/GDĐT ngày 27/7/1996 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đã khẳng định: “Thực tập sư phạm giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn các quan điểm đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước về giáo dục nói chung, đồng thời hiểu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 278 và thực hiện được một số chức năng của người giáo viên, qua đó nâng cao được lòng yêu nghề, mến trẻ, tăng hứng thú với nghề dạy học, nâng cao năng lực và phẩm chất của người giáo viên phổ thông”. Đợt TTSP còn là dịp để cho các trường Sư phạm nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện chất lượng của những sản phẩm mà mình đã đào tạo, trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh cần thiết trong phương hướng tính chất đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đồng thời, đây cũng là dịp cho các trường trung học phổ thông (THPT) thể hiện được vai trò tích cực trong việc góp phần đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên, tăng cường mối quan hệ giữa các trường ĐH Sư phạm với các trường THPT. 2.1.2. Trưởng đoàn TTSP sinh viên - cách tổ chức quản lý TTSP mới của Trường ĐHSP TPHCM Cơ sở việc quyết định cho sinh viên làm Trưởng đoàn TTSP TTSP là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình đào tạo người giáo viên, vì thế, các trường ĐHSP luôn có những cố gắng vận dụng sáng tạo những chỉ thị, văn bản của Bộ (sáng tạo trong chủ trương cũng như trong việc bù đắp kinh phí cho TTSP) nhằm đảm bảo cho hoạt động TTSP diễn ra theo kế hoạch hàng năm đạt được kết quả tốt nhất. Riêng ở Trường ĐHSP TPHCM, từ năm 2005 trường đã chính thức triển khai thí điểm TTSP theo hình thức gửi thẳng - Trưởng đoàn TTSP là sinh viên. Đây là một hình thức quản lý TTSP mới đem lại hiệu quả rất cao. Thực tế cho thấy, vai trò và năng lực của sinh viên ngày càng được khẳng định, họ có thể đảm đương nhiều nhiệm vụ quan trọng. Ngoài ra, việc triển khai thực tập theo hình thức gửi thẳng xuất phát từ mong muốn khắc phục một số khiếm khuyết chủ yếu của mô hình thực tập truyền thống đồng thời có thể phát huy những ưu điểm của mô hình quản lý mới. Vai trò, nhiệm vụ của trưởng đoàn TTSP là sinh viên - Vai trò: Trưởng đoàn sinh viên là người đại diện cho Trường ĐHSP TPHCM và đoàn thực tập trực tiếp làm việc với Ban chỉ đạo TTSP tại các trường THPT, là người trực tiếp chịu trách nhiệm về mọi hoạt động, giải quyết mọi tình huống phát sinh liên quan đến đoàn trong suốt thời gian thực tập. - Nhiệm vụ: Được trình bày rõ trong điều 17 quy chế TTSP 2.2. Thực trạng hoạt động của Trưởng đoàn thực tập sư phạm sinh viên 2.2.1. Thực trạng Năm học 2009 – 2010 279 TTSP là một khâu vô cùng quan trọng đòi hỏi cần có một quá trình chuẩn bị kỹ càng và chu đáo. Những năm qua, Ban Chỉ đạo TTSP của Trường ĐHSP TPHCM đã rất nỗ lực để các kỳ TTSP đạt kết quả tốt nhất. Thông qua phiếu điều tra, chúng tôi thấy rằng đa số sinh viên đánh giá công tác này ở mức độ khá - tốt. Và các sinh viên cũng rất quan tâm đến thông tin về Trưởng đoàn TTSP (46.41%). Và sự quan tâm đó được thể hiện qua mối quan hệ, mức độ thông tin liên lạc của sinh viên và Trưởng đoàn sinh viên; qua cách đánh giá về tầm quan trọng của Truởng đoàn sinh viên trong suốt kỳ TTSP. Đa số sinh viên và những sinh viên đã từng làm Trưởng đoàn đều rất đề cao vai trò của Trưởng đoàn sinh viên. Bên cạnh đó, có 57,14% Trưởng đoàn sinh viên và 70,96% sinh viên đánh giá các Trưởng đoàn sinh viên vẫn còn tồn tại những hạn chế mà hạn chế lớn nhất là kỹ năng xử lý tình huống ngoài dự kiến, tiếp đến là các kỹ năng quản lý đoàn và kỹ năng giao tiếp. Một thực tế nữa, hầu hết sinh viên đều thấy luỡng lự, cân nhắc (52.40%) trước khi nhận một nhiệm vụ. Qua đó chứng tỏ phần lớn sinh viên vẫn chưa thực sự tin tưởng vào khả năng của mình, chưa dám thử sức trên một cương vị mới với nhiều áp lực cũng như trách nhiệm nặng nề. Qua điều tra cho thấy tính chất tự nguyện khi nhận nhiệm vụ Trưởng đoàn được thể hiện khá rõ, 61.90% sinh viên nhận nhiệm vụ Trưởng đoàn là do Khoa phân công và bản thân sinh viên đó cũng muốn làm. 19.05% tự nguyện xung phong nhận nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn có 14.29% rơi vào tâm lý buộc “phải làm” do Khoa đã phân công. Trong quá trình thực tập Trưởng đoàn sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những hạn chế về mặt chủ quan của bản thân Trưởng đoàn sinh viên như về kỹ năng, về tâm lý thì các Trưởng đoàn sinh viên còn gặp khó khăn về mặt khách quan, đó là việc tiếp xúc và trao đổi với trường THPT (42.86%) mà có lẽ nguyên nhân như đã đề cập trên, chủ yếu là do quan niệm thứ bậc còn tồn tại khá sâu sắc trong tư tưởng của trường THPT lẫn Trưởng đoàn sinh viên. Khó khăn nữa không kém phần quan trọng mà Trưởng đoàn sinh viên gặp phải là việc tiếp xúc, tập hợp sinh viên (23.81%) và sự lo lắng về khả năng của bản thân (23.81%). Những khó khăn trong việc tiếp xúc và trao đổi công việc với nhiều đối tượng cũng như tâm trạng lo lắng làm sao để vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ của một trưởng đoàn vừa đạt kết quả thực tập tốt như những giáo sinh khác đã gây ra những áp lực không nhỏ đối với các Trưởng đoàn sinh viên. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 280 Mặc dù chịu khá nhiều khó khăn và thử thách trong công việc nhưng cách các Trưởng đoàn sinh viên tự đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mình (57.14% cho rằng mình đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ, 14.29% cho rằng mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 19.05% thẳng thắn nhìn nhận rằng mình còn vài hạn chế cần khắc phục) chứng tỏ các bạn đã ý thức được trách nhiệm cũng như tự đánh giá được khả năng của bản thân. Sau một kỳ TTSP, với vai trò làm Trưởng đoàn, 66,67% sinh viên cảm thấy mình trưởng thành hơn, tích lũy được cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Vì thế, khi được thăm dò, nếu được nhận nhiệm vụ Trưởng đoàn sinh viên một lần nữa thì có tới 61.90% trả lời sẽ vui vẻ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Một trong những lý do khiến có sinh viên đã từng làm Trưởng đoàn luỡng lự khi nhận nhiệm vụ một lần nữa là do có quá ít những ưu tiên xứng đáng. Vậy, để khích lệ tinh thần làm việc của các trưởng đoàn đồng thời đảm bảo cho công tác đạt hiệu quả thì cần có những ưu tiên phù hợp mà theo ý kiến của các Trưởng đoàn sinh viên là: yêu cầu được ưu tiên phù hợp về khen thưởng, về kinh phí hoạt động, 2.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan Hiện nay, vẫn còn tình trạng một số giáo viên THPT và sinh viên chưa hiểu hết mục tiêu và ý nghĩa của mô hình mới này, họ chưa thoát khỏi quan niệm “thứ bậc” truyền thống trong quan hệ xã hội, nên thiếu sự tin tưởng vào khả năng của Trưởng đoàn, không ủng hộ thực tập theo hình thức gửi thẳng. Nhiều sinh viên do chỉ quen chấp hành một cách thụ động ý kiến chỉ đạo của Trưởng đoàn là giảng viên đại học nên họ khó chấp nhận sự lãnh đạo của Trưởng đoàn sinh viên và vì thế họ thường tự tạo ra một rào cản tâm lý tiêu cực “chống đối” ngầm ẩn hoặc công khai với mọi ý kiến của Trưởng đoàn sinh viên. Nguyên nhân chủ quan Không ít Trưởng đoàn sinh viên vẫn còn thụ động, tỏ ra rụt rè, kém mạnh dạn, sáng tạo trong việc giúp đỡ Ban Chỉ đạo triển khai hoạt động TTSP. Vì thế, họ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí bế tắc trong việc tiến hành hoạt động thực tập khi mà không còn giảng viên Trưởng đoàn. Hầu hết sinh viên nhận nhiệm vụ Trưởng đoàn TTSP là lần đầu nên còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm. Do tâm lý, Trưởng đoàn sinh viên cũng chưa thực sự tự tin vào năng lực của bản thân khi phải trao đổi công việc gần như là ngang hàng đối với các “bậc thầy” ở trường phổ thông. Đánh giá Năm học 2009 – 2010 281 Vấn đề nên để ai là Trưởng đoàn TTSP để hoạt động thực tập mang lại kết quả tốt nhất vẫn đang còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi cũng như gây lo lắng trong sinh viên. Và theo kết quả của cuộc điều tra về vấn đề này có hai luồng ý kiến khác nhau: Có tới 65.27% sinh viên cho rằng nên để giảng viên của Trường ĐHSP TPHCM làm trưởng đoàn. Tuy nhiên, khi chúng tôi tiếp tục thăm dò: “Nếu giảng viên của Trường ĐHSP TPHCM làm Trưởng đoàn thì có những thuận lợi và khó khăn gì?”, kết quả thu được là: ngoài kinh nghiệm và có uy tín đối với trường phổ thông cũng như đối với sinh viên thì hầu hết sinh viên không hề nêu thêm được những thuận lợi gì khác. Tỷ lệ chọn sinh viên làm Trưởng đoàn TTSP tuy chỉ chiếm 15.27% nhưng hầu hết sinh viên cũng phải thừa nhận rằng khi Trưởng đoàn TTSP là sinh viên thì sẽ có những thuận lợi: Các Trưởng đoàn sinh viên rất năng động, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao; theo sát đoàn thực tập nên cập nhật được thường xuyên tình hình của đoàn, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của giáo sinh cùng thực tập và có thể giải quyết kịp thời mọi tình huống phát sinh của đoàn. Bên cạnh đó, nếu Trưởng đoàn TTSP là sinh viên thì khoảng cách giữa giáo sinh thực tập với trưởng đoàn hầu như là không có. Chính vì vậy, mọi người có thể dễ dàng tiếp xúc, trao đổi công việc một cách thẳng thắn, cởi mở qua đó mà có những đề xuất thiết thực phát huy được tính tích cực của đoàn thực tập, giúp đỡ Trưởng đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tạo được lòng tin và uy tín với các trường THPT. Cùng câu hỏi này, 47.62% sinh viên đã từng làm Trưởng đoàn đều cho rằng nên để sinh viên làm Trưởng đoàn vì sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Kết quả điều tra cho thấy, hiện nay hạn chế lớn nhất của các Trưởng đoàn sinh viên là thiếu kinh nghiệm cũng như các kỹ năng cần thiết nên thực sự các bạn chưa được phía trường THPT tin tưởng, đánh giá cao, bản thân sinh viên lại thiếu sự tự tin mạnh dạn, sợ không hoàn thành tốt sẽ gây ảnh hưởng đến đoàn nên một số bạn có ý né tránh công việc này. Vì vậy, vẫn còn hơn 50% các bạn đã từng làm Trưởng đoàn đã chọn: nên để giảng viên hoặc ai cũng được và ý kiến khác. Điều này là khá mâu thuẫn, phải chăng các bạn rất mong muốn nên để cho sinh viên làm nhưng do nhiều điều kiện khách quan vẫn cho rằng giảng viên làm sẽ hiệu quả và nhẹ nhàng hơn. Quản lý TTSP theo cách gửi thẳng có sinh viên làm Trưởng đoàn là một sáng tạo của những người trực tiếp điều hành công tác TTSP của Trường ĐHSP TPHCM mà cụ thể là công lao của các lãnh đạo, chuyên viên Phòng Đào tạo. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 282 Hình thức này vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại những thuận lợi cho trường THPT, cho sinh viên, lại khắc phục được những hạn chế vốn có. Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng cho thấy hình thức quản lý TTSP theo cách mới này đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Đa số các trường THPT đã chấp nhận hình thức này, tạo điều kiện để sinh viên làm việc, phát huy được sự năng động, nhiệt tình của tuổi trẻ. Đặc biệt, khi nghiên cứu Báo cáo Tổng kết TTSP của các trường THPT gửi về thì có một số trường đã đề nghị trường Trường ĐHSP TPHCM nên để sinh viên làm nhiệm vụ Trưởng đoàn (cụ thể là Trường THPT Trần Hưng Đạo quận Gò Vấp năm học 2007 - 2008). Tuy nhiên, để hình thức này ngày càng được phổ biến rộng rãi và được nhiều trường THPT chấp nhận hơn thì cần phải khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Mà điều trước tiên và quan trọng nhất để phát huy vai trò của Trưởng đoàn sinh viên là đẩy lùi những quan niệm “thứ bậc” không thật sự cần thiết, gạt bỏ cách đánh giá công việc thông qua “cái uy” vốn có của đối tượng làm việc để có thể nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan hơn. 2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Trưởng đoàn sinh viên trong các kỳ TTSP của Trường ĐHSP TPHCM 2.3.1. Đối với Trường ĐHSP TPHCM - Trường ĐHSP TPHCM nên quán triệt, tập huấn cho các trường THPT về mô hình thực tập theo hình thức gửi thẳng và Quy chế TTSP tương ứng nhằm thay đổi quan niệm và chuẩn bị cho họ có đủ khả năng tổ chức thực tập theo mô hình mới. - Tổ chức tập huấn cho sinh viên làm Trưởng đoàn, đặc biệt là tập huấn về các “kỹ năng mềm”. Nên quan tâm nhiều hơn tới các đoàn gửi thẳng, quan tâm tới việc hỗ trợ kinh phí cho các Trưởng đoàn sinh viên trong các kỳ thực tập. Theo thăm dò, có 32,04% cho rằng nên hỗ trợ kinh phí cho Trưởng đoàn. - Nếu sinh viên nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Trưởng đoàn trong đợt TTSP kỳ I, nếu đợt TTSP kỳ II mà có chỉ tiêu các khoa nên xem xét cho sinh viên đã từng làm Trưởng đoàn kỳ I tiếp tục nhận nhiệm vụ Trưởng đoàn. - Hiện nay, theo quy chế TTSP thì sinh viên chỉ có hai mức khen thưởng là khen thưởng theo đoàn và theo nhóm chứ Trưởng đoàn sinh viên chưa được khen thưởng với tư cách là một Trưởng đoàn cho dù các bạn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Về vấn đề này chúng tôi thấy Trường ĐHSP TPHCM nên nghiên cứu và xem xét để khen thưởng cho các Trưởng đoàn sinh viên một cách phù hợp. Năm học 2009 – 2010 283 - Để đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ cũng như tạo được sự tin tưởng cho sinh viên thì công tác tuyển chọn sinh viên làm Trưởng đoàn nên được tiến hành và ra quyết định sớm hơn, phổ biến rộng rãi hơn. Nên có một tiêu chí chung ở một mức độ nhất định cho việc chọn sinh viên làm Trưởng đoàn. Theo khảo sát cho thấy một trong những tiêu chuẩn được sinh viên lựa chọn nhiều là năng động, nhiệt tình; có uy tín trong sinh viên; điểm học tập, xếp loại rèn luyện cao 2.3.2. Đối với các trường THPT - Ban chỉ đạo TTSP ở trường THPT nên có cách nhìn khách quan hơn khi đánh giá hoạt động của đoàn cũng như cách làm việc của Trưởng đoàn trên nhiều phương diện, nên tôn trọng, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để Trưởng đoàn sinh viên làm việc, phát huy hết khả năng của mình; chủ động đưa ra những thông tin, những hoạt động, những yêu cầu của trường đối với đoàn để Trưởng đoàn có thể chủ động sắp xếp công việc. Bởi vì 42.86% sinh viên đã từng làm Trưởng đoàn cho rằng cần sự hỗ trợ từ trường THPT, 33.33% cần sự hỗ trợ từ sinh viên cùng đoàn. - Cần thực hiện đúng theo quy chế, có sự phân công công việc rõ ràng giữa các phía, tránh tình trạng Trưởng đoàn sinh viên phải làm quá nhiều việc liên quan đến đoàn không thuộc trách nhiệm của mình dẫn đến không có thời gian để tập trung vào công tác chuyên môn. 2.3.3. Đối với đoàn thực tập Đối với sinh viên là Trưởng đoàn Cần có sự chuẩn bị các thông tin về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm liên quan đến Trưởng đoàn và đoàn TTSP. Chuẩn bị về mặt tâm lý, các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng quản lý đoàn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống ngoài dự kiến Nên tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin về trường thực tập, làm việc một cách chủ động, nghiêm túc, khoa học. Có quan hệ thân thiện, cởi mở với giáo sinh cùng thực tập, thường xuyên tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, nắm bắt tình hình hoạt động của từng nhóm. Đối với giáo sinh thực tập Cần tuân thủ những nội dung trong quy chế TTSP, nội quy của trường THPT. Nên có cái nhìn khách quan về cách làm việc của Trưởng đoàn, tạo tinh thần đoàn kết, thân thiện với các sinh viên cùng đoàn. Thẳng thắn trình bày quan điểm, đóng góp ý kiến, tham gia nhiệt tình các hoạt động của đoàn, chủ động báo cáo tình hình, đề xuất những kiến nghị khi có bất cứ vấn đề phát sinh gì của nhóm. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 284 3. Kết luận Để đợt thực tập thành công về mọi mặt là trách nhiệm không nhỏ của tất cả các phía: Ban chỉ đạo TTSP Trường ĐHSP TPHCM, Ban chỉ đạo TTSP phía các trường THPT, Trưởng đoàn, giáo sinh thực tập đặc biệt là vai trò của các Trưởng đoàn. Song song với việc cử giảng viên của Trường ĐHSP TPHCM làm Trưởng đoàn trong các đợt TTSP thì qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi khẳng định Trường nên phát huy hơn nữa việc tiếp tục để các bạn sinh viên thực sự có năng lực đảm nhiệm vai trò Trưởng đoàn. Như đã nói, nếu công tác này thực hiện tốt thì sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực cho rất nhiều phía: Trường ĐHSP TPHCM, các trường THPT, bản thân Trưởng đoàn sinh viên cũng như giáo sinh thực tập. Hy vọng những kết quả nghiên cứu này sẽ góp một phần nào đó trong việc cải thiện, thay đổi thực trạng chưa tích cực hiện nay của công tác Trưởng đoàn sinh viên ở những đợt TTSP của Trường trong những năm tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đình Chỉnh (1991), Thực tập sư phạm, NXB Giáo dục. [2] Nguyễn Đình Chỉnh, Trần Anh Tuấn (1991), “Thực tập sư phạm – một khâu đào tạo quan trọng cần đổi mới”, Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục Đại học và chuyên nghiệp. [3] Bùi Ngọc Hồ (1994), “Mấy vấn đề về Thực tập sư phạm tập trung”, Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục Đại học và chuyên nghiệp. [4
Tài liệu liên quan