Tóm tắt. Cà phê hiện đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
nước ta. Hàng năm, riêng việc xuất khẩu cà phê đã mang về cho chúng ta khoảng
1 tỉ USD, nhưng việc sản xuất cà phê của nước ta vẫn chưa thực sự phát triển bền
vững. Vì vậy, để hướng tới một ngành cà phê phát triển ổn định, lâu dài, khai thác
hiệu quả các lợi thế của đất nước thì chúng ta cần phải áp dụng đồng bộ các giải
pháp cả về khoa học công nghệ lẫn các giải pháp về kinh tế - xã hội.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 124-131
This paper is available online at
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM
Bùi Thị Thu Vân
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: bttvanam@yahoo.com
Tóm tắt. Cà phê hiện đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
nước ta. Hàng năm, riêng việc xuất khẩu cà phê đã mang về cho chúng ta khoảng
1 tỉ USD, nhưng việc sản xuất cà phê của nước ta vẫn chưa thực sự phát triển bền
vững. Vì vậy, để hướng tới một ngành cà phê phát triển ổn định, lâu dài, khai thác
hiệu quả các lợi thế của đất nước thì chúng ta cần phải áp dụng đồng bộ các giải
pháp cả về khoa học công nghệ lẫn các giải pháp về kinh tế - xã hội.
Từ khóa: Cà phê, phát triển bền vững, giải pháp, đồng bộ, khoa học công nghệ,
kinh tế - xã hội.
1. Mở đầu
Trong thời gian qua, ngành cà phê Việt Nam mặc dù đã có những bước phát triển
thần kì, đóng góp đáng kể vào sự ổn định và phát triển chung của Tây Nguyên, và của cả
Việt Nam nhưng sự phát triển này vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố kém bền vững.
Tây Nguyên và một số nơi ở Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
ngành cà phê trở thành ngành mũi nhọn (như đất, nước, khí hậu và nguồn lao động dồi
dào có kinh nghiệm. . . ). Cà phê hiện đang là cây công nghiệp chủ lực của nước ta, đứng
thứ 5 trong danh sách các mặt hàng nông – lâm – thủy sản xuất khẩu và là nước xuất khẩu
cà phê đứng thứ 2 trên thế giới, do đó việc phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam
hiện nay là một yêu cầu cấp thiết.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam những năm gần đây
2.1.1. Diễn biến diện tích và sản lượng
Bảng 1. Diện tích và sản lượng cà phê nước ta giai đoạn 2001-2010 [1]
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích
(nghìn ha) 565,3 522,2 510,2 496.8 497.4 497,0 509,3 530,9 538,5 554,8
Sản lượng
(nghìn tấn)
840.6 699.5 793,7 836.0 752.1 985,3 915.8 1.055.8 1.057,5 1.100,5
124
Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam
Như vậy, diện tích và sản lượng cà phê nước ta có sự biến động rõ rệt. Sự biến động
này có thể chia làm hai thời kì:
Thời kì 2001 – 2005, cả diện tích và sản lượng cà phê đều có sự biến động mạnh.
Diện tích có xu hướng giảm nhanh như năm 2001 diện tích cà phê nước ta là 565,3 nghìn
ha (cao nhất trong 10 năm trở lại đây), sau đó diện tích cà phê có xu hướng giảm dần, và
đến năm 2006 chỉ còn 497,0 nghìn ha (năm có diện tích thấp nhất trong 10 năm) tức là
giảm 68,5 nghìn ha. Sản lượng cà phê trong cùng thời kì cũng có sự biến động mạnh, lúc
tăng lúc giảm và năm 2002 là năm có sản lượng thấp nhất (699,5 nghìn ha).
Giai đoạn 2006 – 2010 cả diện tích và sản lượng đều có xu hướng tăng lên, đặc
biệt là sự gia tăng của sản lượng. Nếu vào năm 2006, sản lượng cà phê của nước ta chỉ có
985,3 nghìn tấn thì 4 năm sau 2010 sản lượng cà phê nước ta đã tăng lên khá nhanh, vượt
quá 1100 nghìn tấn (1100,5 nghìn tấn) tức là tăng gấp 1,1 lần (115,2 nghìn tấn).
Sở dĩ giai đoạn 2001 – 2006, diện tích cà phê có xu hướng giảm dần là do giá cà
phê trên thị trường thế giới giảm, ở một số vùng, nông dân đã chặt cà phê do nợ nhiều,
không có khả năng tái đầu tư cho sản xuất. Mặt khác, chính phủ cũng khuyến khích giảm
trồng cà phê ở những khu vực có điều kiện không thuận lợi.
Giai đoạn 2006 - 2010, sản lượng cà phê nước ta tăng lên đáng kể, một phần do sự
mở rộng của diện tích, phần quan trọng là do sự gia tăng của năng suất cà phê. Vào năm
2002 năng suất cà phê của nước ta mới chỉ đạt 13,4 tạ/ha thì đến năm 2010 năng suất cà
phê nước ta đã tăng lên gấp 1,5 lần đạt 19,8 tạ/ha đã góp phần quan trọng vào sự gia tăng
của sản lượng cà phê. Thêm vào đó là việc đầu tư cho sản xuất được cải thiện, giá cà phê
thế giới tăng cũng khuyến khích nông dân và các thương nhân trong nước thúc đẩy sản
xuất cà phê.
Bảng 2. Năng suất cà phê nước ta giai đoạn 2001 – 2010 (tạ/ha) [1]
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
14,9 13,4 15,6 16,8 19,8 13.4 18,0 19,9 19,6 19,8
2.1.2. Thị trường cà phê Việt Nam
a. Xuất khẩu cà phê
*Sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê
Bảng 3. Sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê nước ta giai đoạn 2001-2010 [1]
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Sản lượng
(nghìn tấn) 910 722,2 749,9 976,2 912,7 980,9 1232,1 1060,9 1183 1218
Giá trị (triệu
USD) 385 317 504 642 740,3 1217,2 1916,7 2113,8 1730,6 1851,4
Trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng đáng kể, có thể
nói, chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ
hai sau Braxin, cụ thể như sau:
125
Bùi Thị Thu Vân
- Sản lượng xuất khẩu: Năm 2001, nước ta xuất khẩu ra thị trường thế giới 910
nghìn tấn cà phê, trong đó chỉ riêng cà phê vối đã chiếm 41,3% thị phần thế giới (Việt
Nam đứng số 1 thế giới về xuất khẩu cà phê vối). Tuy nhiên, trong hai năm tiếp theo 2002
và 2003, sản lượng cà phê xuất khẩu lại giảm nhanh do giá trên thị trường thế giới giảm
và sự khuyến khích giảm diện tích cà phê của chính phủ. Mức xuất khẩu này có tăng trở
lại vào năm 2004 do thời tiết thuận lợi và giá thế giới đã tăng trở lại. Tuy nhiên, đến năm
2005, thời tiết Việt Nam bị hạn hán nặng, khiến cho một số vùng sản xuất cà phê chính bị
giảm tới 30% sản lượng, lượng xuất khẩu vì vậy cũng giảm đi, mặc dù giá thế giới tăng
mạnh. Từ năm 2006 trở đi thì lượng cà phê xuất khẩu của nước ta lại có xu hướng tăng
nhanh và ổn định. Đặc biệt 2007 là năm đạt kỷ lục về xuất khẩu cà phê của nước ta với
1,23 triệu tấn, cao gấp 1,7 lần năm 2002.
- Giá trị xuất khẩu: Mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu của nước ta có sự biến động
qua các năm song giá trị cà phê xuất khẩu lại có sự gia tăng tương đối ổn định qua các
năm. Trong đó nổi bật nhất là năm 2008, tuy không phải là năm có sản lượng cà phê xuất
khẩu cao nhất nhưng kim ngạch xuất khẩu lại đạt cao nhất trên 2 tỉ USD (2113,8 triệu
USD). Với mức tăng này cà phê đang là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong
nhóm hàng nông, lâm, thủy sản và là một trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt
trên 1 tỉ USD.
Với những thành tựu trên thì đến nay cà phê đã trở thành 1 trong 4 mặt hàng nông
sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau thủy sản, gạo và cao su với gần 12% giá trị xuất
khẩu trong tổng giá trị xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam [1].
* Thị trường xuất khẩu cà phê
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), từ năm 2000 lượng xuất
khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua Côlômbia để vươn lên trở thành nhà xuất khẩu
lớn thứ hai cung cấp cà phê ra thị trường thế giới, chiếm tỉ trọng khoảng 15,3% trong giai
đoạn 2000 - 2008. Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Braxin với tỉ trọng chiếm gần 1/4
lượng cà phê xuất khẩu của thế giới.
Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam và Tổng cục Hải quan năm 2011, Việt Nam đã
xuất khẩu hạt cà phê tới gần 80 quốc gia trên toàn thế giới, 15 thị trường hàng đầu chiếm
khoảng 84% lượng hạt cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu chính
của Việt Nam là các nước EU (Đức, Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia),
Mỹ và châu Á (Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc, Philipin, Mailaixia và Inđônêxia), chiếm
lần lượt 60%, 12% và 20% tổng lượng xuất khẩu cà phê trong năm 2011 của nước ta
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam). Trong nhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai
thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với tỉ trọng tính chung khoảng 22%
tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. (Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam). Số
liệu thống kê của ICO cũng ghi nhận Đức và Hoa Kỳ là hai thị trường nhập khẩu cà phê
lớn nhất thế giới nhưng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trường này trong năm
2011 chỉ đạt tương ứng là 11% và 12%. Để có thể tăng thị phần cà phê của Việt Nam tại
hai thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thị hiếu của hai thị trường
này đặc biệt là Hoa Kỳ - thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 tổng
lượng cà phê xuất khẩu của thế giới.
126
Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam
b. Thị trường trong nước
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam cho biết, nước ta mỗi năm sản xuất hơn 1 tấn cà
phê nhân, là quốc gia có sản lượng cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Braxin, thế nhưng,
việc tiêu thụ cà phê trong nước ở nước ta lại quá thấp. Cụ thể, mỗi năm cả nước chỉ tiêu
dùng 938.000 bao (1 bao = 60 kg) tương đương 56.000 tấn, chiếm chưa đến 6% trong tổng
sản lượng cà phê hàng năm.
Bảng 4. Tiêu thụ cà phê nước ta giai đoạn 2005 – 2014 (nghìn bao)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009* 2010** 2011** 2012** 2013** 2014**
Sản
lượng 618 687 858 900 1064 1101 1189 1292 1420 1556
(* ước tính; ** dự báo); Nguồn: USDA, Vicofa, BMI
Mặc dù sức tiêu thụ cà phê trong nước còn thấp nhưng trong những năm qua việc
tiêu thụ cà phê trong nước cũng có những dấu hiệu đáng mừng. Dự báo đến năm 2014
sản lượng cà phê được tiêu thụ trong nước sẽ đạt khoảng 1556 nghìn bao gấp khoảng 2,5
lần năm 2005 và chiếm khoảng trên 10% tổng sản lượng cà phê hàng năm. Tiêu thụ cà
phê trong nước tăng chủ yếu là do tốc độ đô thị hóa nhanh, sự phát triển của các cửa hàng
cà phê kiểu phương Tây ở các khu vực thành phố đã tác động tích cực tới sức tiêu thụ cà
phê tại Việt Nam. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do kết quả tích cực của các chiến
lược marketing của các thương hiệu cà phê có phong cách châu Âu như Highlands Coffee,
The Coffee Bean, Gloria Jean’s. Nhiều người tiêu dùng trung lưu có phản ứng tích cực
với các nỗ lực marketing của ngành cũng giúp cho xu hướng mua cà phê sử dụng tại nhà
phát triển mạnh. Tuy nhiên sự gia tăng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nước
ta, một nước đông dân thứ 13 thế giới, với hơn 86 triệu dân. Theo ICO, tiêu thụ cà phê
theo đầu người tại nước ta vẫn chỉ dừng lại ở mức 0,83 kg/người, thấp hơn rất nhiều so với
Braxin (5,2 kg/ng), EU (4,83 kg/ng), và Hoa Kì (4,13 kg/ng).
Như vậy, rõ ràng việc tiêu thụ trong nước chính là động lực hỗ trợ thực sự cho người
nông dân giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Vì thế, các biện pháp thiết thực
từ phía chính phủ và các cơ quan, bộ, ngành sẽ rất cần thiết thúc đẩy thói quen uống cà
phê của người dân.
2.1.3. Đánh giá chung
a. Bền vững
Như vậy, trong 10 năm qua, việc sản xuất cà phê của Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu. Đó là sự mở rộng của diện tích, sự tăng lên của năng suất và sản lượng, kim
ngạch xuất khẩu tăng lên đáng kể, đặc biệt thị trường xuất khẩu của nước ta cũng được
mở rộng nhanh chóng. Theo Niên giám thống kê Việt Nam thì năm 2011, Việt Nam đã
xuất khẩu 1,25 triệu tấn cà phê, đạt 2,75 tỉ USD. Hiện Việt Nam đang là nước xuất khẩu
cà phê lớn thứ hai thế giới, và là nước sản xuất cà phê vối lớn nhất thế giới.
b. Chưa bền vững
* Việc sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê của nước ta hiện nay cũng đang
tồn tại nhiều bất cập:
127
Bùi Thị Thu Vân
- Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới song nước ta chủ yếu là xuất khẩu
cà phê nhân, nghĩa là ngành cà phê Việt Nam vẫn chỉ là ngành sản xuất nông nghiệp.
- Sản lượng cà phê nước ta hàng năm khá cao đạt khoảng 1triệu tấn/năm nhưng 95%
sản lượng cà phê là xuất khẩu và chỉ có 5% là tiêu thụ trong nước. Trong khi đó giá xuất
khẩu luôn biến động vì phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới và giá xuất khẩu của nước
ta luôn thấp hơn giá thế giới do chất lượng cà phê của nước ta chưa cao. Vì vậy, người
nông dân phải gánh chịu nhiều thiệt hại do những biến động của giá cà phê thế giới.
- Do phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu nên cà phê Việt Nam luôn biến động theo
cầu và giá cà phê thế giới.
- Chất lượng cà phê chưa cao, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam còn thiếu sự liên
kết và đặc biệt tình trạng cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp xuất khẩu còn phổ
biến, đây cũng là một trong những nguyên nhân không nhỏ làm cho giá cà phê Việt Nam
chưa cao.
* Ngành hàng cà phê Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều thách
thức từ khâu quy hoạch, quản lý đến khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đe dọa sự
phát triển bền vững trong thời gian tới:
- Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn già cỗi: Theo Niên giám thống
kê thì trong tổng số 550 nghìn ha cà phê của cả nước hiện nay chỉ có khoảng 274.000ha,
chiếm 54,8% được trồng ở giai đoạn từ năm 1993, trong độ tuổi từ 10 - 15 năm; 139.600
ha được trồng trong giai đoạn từ 1988 - 1993, đến nay ở tuổi từ 15 - 20 năm và 86.400 ha
trồng từ trước năm 1988 đến nay đã trên 20 năm tuổi. Như vậy, trong thời gian 5 - 10 năm
tới sẽ có trên 50% diện tích cà phê của Việt Nam đã hết thời kì kinh doanh có hiệu quả,
phải cưa đốn, phục hồi hoặc trồng lại.
- Nhiều vùng cà phê trồng không đúng vùng quy hoạch: Theo kết quả điều tra, trong
số hơn 190700 ha cà phê của tỉnh Đắc Lắc chỉ có khoảng 150000 ha đáp ứng đủ các điều
kiện kỹ thuật, diện tích còn lại không phù hợp với điều kiện sinh thái trên địa bàn. Do đó,
mỗi niên vụ cà phê, nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng vì sản phẩm không đạt phẩm cấp.
- Trồng, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật: Trong thời gian qua nhiều năm
giá cà phê lên cao, người trồng cà phê vì lợi nhuận đã loại bỏ hoàn toàn cây che bóng,
đồng thời tăng cường bón phân hóa học, tăng lượng nước tưới. . . nhằm mục đích đạt được
năng suất tối đa.
- Phần lớn diện tích được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn giống. Từ năm 2000
trở về trước hầu như toàn bộ diện tích cà phê của Việt Nam đều được trồng bằng hạt, trong
đó phần lớn là người nông dân tự chọn hạt một cách tự phát. Do được trồng bằng hạt lại
không qua một quy trình chọn lọc, nhân giống theo đúng chuẩn mực nên tỉ lệ cây cho
năng suất thấp, hạt bé, bị nhiễm bệnh gỉ sắt trong vườn chiếm một tỉ lệ khá cao.
- Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, thiếu sự liên kết giữa “bốn nhà”. Trên 80% diện tích
cà phê cả nước do các hộ nông dân trực tiếp quản lý nên diện tích nhỏ, lẻ trung bình từ
0,5-1ha và mang tính tương đối độc lập, còn số hộ gia đình có diện tích lớn và sản xuất
dưới hình thức trang trại chiếm một tỉ lệ không đáng kể.
Hệ thống quan hệ sản xuất và công tác quản lý còn bất cập, mô hình liên kết “bốn
128
Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam
nhà”: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà nông – Nhà doanh nghiệp chưa rõ ràng, khả năng
liên kết kém, ít linh hoạt trong nhiều khâu, nhiều công đoạn.
2.2. Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững cây cà phê Việt Nam
trong những năm tới
2.2.1. Quy hoạch lại ngành cà phê
Để cây cà phê đứng vững trên đất Tây Nguyên nói riêng, trên toàn Việt Nam nói
chung, cần có chủ trương, chính sách và những giải pháp đồng bộ để quy hoạch lại ngành
sản xuất cà phê theo hướng chuyên nghiệp, quy mô lớn chứ không thể manh mún, nhỏ lẻ
như hiện nay.
2.2.2. Phát huy tốt nhất lợi thế về đất đai, khí hậu để bảo đảm năng suất, chất lượng
cà phê
Các địa phương thực hiện trồng thay thế hoặc tái canh những diện tích cà phê già
cỗi ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp, đồng thời giảm diện tích ở những nơi đất
xấu, không có nguồn nước tưới, diện tích hay bị sâu bệnh nặng để chuyển sang cây trồng
khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.2.3. Khoa học công nghệ
a. Cải thiện chất lượng giống
Hiện nay, trên 80% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng bằng hạt do nông dân
tự chọn lọc. Do đó, cà phê cho năng suất thấp, hạt nhỏ, không đồng đều. Để khắc phục
tình trạng này, các nhà khoa học đã nghiên cứu giống vô tính cho năng suất cao, cỡ hạt to
và tính kháng bệnh gỉ sắt. Ngoài ra, các giống được chọn lọc thường tầm trung bình đến
muộn, do đó thời vụ thu hoạch được chuyển vào nùa khô, thuận lợi cho việc chế biến.
b. Tăng cường cây che bóng trong vườn cà phê
Các vườn cà phê hiện nay thường được thâm canh cao độ, với lượng phân bón, nước
tưới rất cao và hầu như không có cây che bóng làm cho cà phê bị kiệt sức sau vài vụ. Cây
che bóng có tác dụng điều hòa khí hậu, giảm lượng nước tưới trong mùa khô, tái lập sự
cân bằng tự nhiên và điều tiết được năng suất cây trồng chính.
c. Tăng cường bón phân hữu cơ và giảm phân bón hóa học
Cùng với việc loại bỏ cây che bóng, việc bón quá nhiều và không cân đối các loại
phân hóa học trong thời gian qua đang là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến tính
bền vững của ngành cà phê trong thời gian tới. Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng
phân bón khoáng thì ngoài việc tăng cường bón phân hữu cơ, phân bón khoáng qua lá cần
phải bón đúng liều lượng, cân đối giữa các nguyên tố trên cơ sở phân tích độ phì nhiêu
thực tế trong đất, hàm lượng dinh dưỡng trong lá cũng như khả năng sinh trưởng, phát
triển của vườn cây.
d. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học và giảm lượng nước tưới
Việc sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu chỉ sử dụng khi mức độ gây
hại vượt ngưỡng gây hại kinh tế và chỉ phun cho những cây bị sâu hại, không phun cho
129
Bùi Thị Thu Vân
cả vườn nhằm bảo vệ các loại thiên địch. Sử dụng thuốc theo đúng chủng loại, liều lượng,
đúng cách và đúng thời điểm cho từng loại đối tượng, sâu bệnh.
Tưới nước là một trong những biện pháp hết sức quan trọng ảnh hưởng quyết định
đến năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế trong việc kinh doanh cây cà phê,
đặc biệt là lần tưới đầu. Lần tưới đầu chỉ tiến hành khi nào thấy cây đã thực sự khô hạn,
mần hoa đã phân hóa đầy đủ thành "mỏ sẻ già". Bên cạnh những phương pháp tưới nước
theo truyền thống hiện nay cần nghiên cứu áp dụng công nghệ tưới nước hiện đại kết hợp
với bón phân như tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước và chi phí lao động.
e. Chấn chỉnh khâu thu hoạch
Tuyệt đối không thu hoạch quả xanh. Việc thu hoạch quả xanh không những làm
giảm chất lượng mà còn gây thất thu nghiêm trọng về sản lượng.
Không được thu hoạch liên tục nhiều năm vì làm như thế thì thời vụ thu hoạch sẽ
chuyển dịch vào cuối mùa mưa, gây bất lợi cho việc chuẩn bị và chi phí tưới càng tăng do
phải tưới nhiều lần hơn.
f. Đầu tư cho công đoạn chuẩn bị, phơi sấy
Công đoạn chuẩn bị, phơi sấy không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm
chất cà phê. Cà phê vối chế biến ướt có giá xuất khẩu cao hơn cà phê khô 50-70USD/tấn
nhưng yêu cầu đầu tư trang thiết bị, chi phí vận hành cao, xử lý ô nhiễm môi trường phức
tạp nên khó áp dụng ở quy mô lớn.
2.2.4. Nguồn vốn cho vay
Để ngành cà phê phát triển bền vững, bên cạnh việc huy động nguồn đầu tư từ nhân
dân nhằm gắn bó trách nhiệm lâu dài với chất lượng, hiệu quả vườn cà phê, cần bố trí
nguồn vốn tín dụng quay vòng với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp có thể vay vốn chủ
động mua tạm trữ cà phê khi cần thiết, nhằm can thiệp kịp thời khi giá cà phê xuống thấp,
khó tiêu thụ, góp phần ổn định đời sống của người sản xuất cà phê... Có cơ chế, chính
sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng việc thực hiện các
chương trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận: VietGap, cà phê UTZ, 4C...
2.2.5. Gắn kết nhà máy chế biến với vùng cung cấp nguyên liệu
Để sản phẩm cà phê sau thu hoạch đạt chất lượng tốt thì việc gắn kết nhà máy chế
biến với vùng cung cấp nguyên liệu, giúp các cơ sở chế biến chủ động nguồn nguyên liệu
hơn cũng cần được chú trọng. Bên cạnh đó, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh
nghiệp và cộng đồng để hạn chế sự thua thiệt về giá, nâng cao vị thế và uy tín của cà phê
Việt Nam trước các đối tác nước ngoài. Muốn vậy phải phát triển hài hòa, nâng cao hiệu
quả cả 3 kênh thương mại chính cho cà phê là thương mại truyền thống; thương mại điện
tử và kênh thương mại thông qua các sở giao dịch hàng hóa với hợp đồng kì hạn (giao sau)
cà phê. Cần gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ trong mối liên kết hữu cơ để đảm bảo có
quy trình sản xuất chuẩn cũng như ổn định đầu ra có giá trị cao cho sản phẩm cà phê Việt
Nam.
130
Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam
2.2.6. Đầu tư cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng
Một mắt xích không kém phần quan trọng nữa là các cấp, ngành cần hỗ trợ nông
dân về vốn, kỹ thuật đầu tư xây dựng hệ thống kho tàng và sân phơi để nâng cao phẩm
cấp cà phê; hỗ trợ dự trữ và bảo quản khối lượng cà phê lớn hàng năm vào vụ mùa, nhất
là những vùng có sản lượng cà phê lớn.
2.2.7. Canh tác theo chứng nhận tiêu chuẩn 4C, UTZ
Tại Hội thảo về cà phê được tổ chứ