1. Mở đầu
Khi phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) theo định hướng đầu ra, người ta thường
tham chiếu tiêu chuẩn đánh giá CTĐT (chẳng hạn: tiêu chuẩn của AUN, ABET, CDIO,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội,.), tham chiếu quy định về chuẩn
nghề nghiệp của quốc gia. Phát triển CTĐT là việc làm thường xuyên, có chu kì (sau 4 -
5 năm một lần) và thường chịu sự chi phối của nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau;
trong đó phát triển CTĐT và CĐR theo định hướng đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập
quốc tế đang là quan điểm được quan tâm; phát triển CTĐT và CĐR theo năng lực, có sự
tham gia của các bên liên quan là cách tiếp cận có nhiều lợi thế.
Việc phát triển CTĐT phải được tiến hành trên cơ sở phân tích và đánh giá bối cảnh,
yêu cầu mới; phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong CTĐT và CĐR hiện có.
Bài viết này phân tích khả năng phát triển CTĐT giáo viên theo hướng đáp ứng yêu
cầu của chuẩn nghề nghiệp (CNN) trên cơ sở xem xét CTĐT của một cơ sở giáo dục đại
học cụ thể: trường ĐHSP Hà Nội.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 3-12
This paper is available online at
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thu Trang
Khoa Sư phạm Kĩ thuât, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích các khái niệm liên quan (chương trình đào tạo, chuẩn
đầu ra, chuẩn nghề nghiệp), bài viết đưa ra các nhận định về chương trình đào tạo
hiện hành của trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội, từ đó đề xuất quy trình
phát triển chương trình, nội dung và hình thức của chương trình đào tạo giáo viên
theo định hướng đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
Từ khóa: Chương trình đào tạo giáo viên, chuẩn đầu ra, chuẩn nghề nghiệp giáo
viên.
1. Mở đầu
Khi phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) theo định hướng đầu ra, người ta thường
tham chiếu tiêu chuẩn đánh giá CTĐT (chẳng hạn: tiêu chuẩn của AUN, ABET, CDIO,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội,...), tham chiếu quy định về chuẩn
nghề nghiệp của quốc gia. Phát triển CTĐT là việc làm thường xuyên, có chu kì (sau 4 -
5 năm một lần) và thường chịu sự chi phối của nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau;
trong đó phát triển CTĐT và CĐR theo định hướng đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập
quốc tế đang là quan điểm được quan tâm; phát triển CTĐT và CĐR theo năng lực, có sự
tham gia của các bên liên quan là cách tiếp cận có nhiều lợi thế.
Việc phát triển CTĐT phải được tiến hành trên cơ sở phân tích và đánh giá bối cảnh,
yêu cầu mới; phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong CTĐT và CĐR hiện có.
Bài viết này phân tích khả năng phát triển CTĐT giáo viên theo hướng đáp ứng yêu
cầu của chuẩn nghề nghiệp (CNN) trên cơ sở xem xét CTĐT của một cơ sở giáo dục đại
học cụ thể: trường ĐHSP Hà Nội.
Ngày nhận bài: 05/08/2013. Ngày nhận đăng: 16/12/2013.
Liên hệ: Nguyễn Văn Khôi, e-mail: khoinv@hnue.edu.vn.
3
Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thu Trang
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm về chương trình đào tạo đại học, chuẩn đầu ra, chuẩn nghề
nghiệp
2.1.1. Chương trình đào tạo đại học
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [1, 2], có thể hiểu:
* Bản chất của CTĐT trình độ đại học
CTĐT trình độ đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến
thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức
đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào
tạo của giáo dục đại học.
Chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học là một tổ hợp
bao gồm mục tiêu, chuẩn đầu ra; danh mục, thời lượng, nội dung môn học; phương thức
tổ chức đào tạo, đánh giá và các nguồn lực đảm bảo để triển khai đào tạo một ngành học.
Luật Giáo dục (2005) quy định: Trường đại học, cao đẳng có quyền tự chủ và tự
chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chương trình, giáo trình và tài liệu tham khảo trên
cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
* Các mức độ / bình diện CTĐT
(a) Khung chương trình (Framework)
Framework có nghĩa đen là khung, sườn. Việc xây dựng khung chương trình bao
gồm việc nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn để xác định mục đích, các mục tiêu,
phương hướng, nguyên tắc xây dựng chương trình; tiếp đó là lập kế hoạch cụ thể (tỉ lệ các
khối kiến thức, kĩ năng đào tạo, trình tự, phân bổ các môn học trong toàn khóa đào tạo).
Khung chương trình là văn bản nhà nước quy định khối lượng tối thiểu và cơ cấu
kiến thức cho các chương trình đào tạo. Khung chương trình xác định sự khác biệt về
chương trình tương ứng với các trình độ đào tạo khác nhau.
(b) Chương trình khung
Chương trình khung là chương trình cơ bản của một ngành học hay nhóm ngành
học do Hội đồng tư vấn chương trình của nhóm ngành và ngành xây dựng, được cơ quan
quản lí nhà nước về đào tạo phê duyệt.
Chương trình khung quy định về cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các môn
học, học phần, tỉ lệ thời gian giữa lí thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từng
ngành/nghề đào tạo.
Chương trình khung của một ngành/nghề hoặc nhóm ngành/nghề thường bao gồm
các nội dung sau: mục tiêu đào tạo; chuẩn đầu ra của chương trình; khung chương trình
đào tạo (khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế; cấu trúc kiến
thức của chương trình); khối lượng kiến thức bắt buộc (danh mục các học phần bắt buộc
của các khối kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở, ngành và mô tả nội dung các học phần
bắt buộc); cơ quan, vị trí, việc làm mà người tốt nghiệp có thể đảm nhận; các khuyến nghị
4
Phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên
về phương pháp dạy/học, quy trình đánh giá kết quả học tập, hướng dẫn sử dụng chương
trình khung để thiết kế chương trình đào tạo cụ thể (chương trình chi tiết).
(c) Chương trình đào tạo hay chương trình chi tiết
Chương trình chi tiết chính là CTĐT được xây dựng cho một ngành học tại một cơ
sở đào tạo cụ thể; trong đó ngoài các nội dung quy định như chương trình khung nói trên,
chương trình chi tiết còn có các nội dung về các học phần tự chọn (do cơ sở đào tạo chọn
hoặc do người học chọn), các quy định của cơ sở đào tạo về thực hiện chương trình.
Chương trình chi tiết do Hội đồng Khoa học và đào tạo của ngành (khoa) xây dựng
và được Thủ trưởng cơ sở giáo dục phê duyệt (Hiệu trưởng/Giám đốc).
(d) Đề cương môn học
Đề cương môn học là tài liệu do giảng viên biên soạn để cung cấp cho người học
trước khi giảng dạy môn học, gồm có các nội dung chủ yếu sau đây: thông tin về giảng
viên, thông tin chung về môn học, mục tiêu của môn học, tóm tắt nội dung môn học, nội
dung chi tiết môn học, học liệu, hình thức tổ chức dạy học, chính sách đối với môn học và
phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học.
Một nhận xét rút ra là, ở Việt Nam khái niệm chương trình thường đi đôi với các
khái niệm “chuẩn”, “sách giáo khoa”, “giáo trình”, “tài liệu giảng dạy”. Đây là những
khái niệm rất cụ thể và gắn bó rất chặt với việc dạy và học hàng ngày của nhà giáo Việt
Nam. Cách hiểu về chương trình ở Việt Nam - thông qua các khái niệm này - vì thế, cũng
mang tính cụ thể và “thực tế” hơn là “trừu tượng” và “lí tưởng”.
2.1.2. Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra (CĐR) được phân biệt với các mục tiêu học tập ở chỗ chúng có liên
quan với những thành tựu của người học hơn là ý định tổng thể của người dạy. Nội dung
CĐR bao gồm những nội dung sau:
- Yêu cầu về kiến thức: hiểu biết về chuyên môn và nghề nghiệp,...
- Yêu cầu về kĩ năng: kĩ năng cứng (kĩ năng chuyên môn, kĩ năng thực hành nghề
nghiệp, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng giải quyết vấn đề,. . . ); kĩ năng mềm (kĩ năng
giao tiếp, làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học, . . . ).
Yêu cầu về thái độ: phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân;
trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ; khả năng cập nhật kiến
thức, sáng tạo trong công việc.
- Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp;
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp;
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo [4], chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức
chuyên môn; kĩ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công
việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với
từng trình độ, ngành đào tạo.
5
Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thu Trang
2.1.3. Chuẩn nghề nghiệp
Theo nghĩa chung nhất, chuẩn nghề nghiệp (CNN) là yêu cầu thực hiện công việc
đối với người lao động và kiến thức, kĩ năng cần thiết phải có để thực hiện công việc một
cách hiệu quả.
Hay: CNN là sự mô tả các thuộc tính, các chức năng hoạt động của một nghề và
những năng lực cần thiết để thực hiện những chức năng đó; là sự mô tả một nghề và được
chia nhỏ thành nhiều kĩ năng để người lao động có thể thực hiện một cách tự chủ và làm
chủ được nghề.
CNN được thể hiện trong tiêu chuẩn nghề nghiệp (mô tả việc một cá nhân cần làm,
cần biết và cần hiểu để thực hiện một việc làm hoặc một chức năng cụ thể). Tiêu chuẩn
nghề được thiết lập bởi các chuyên gia thuộc lĩnh vực nghề nghiệp nào đó. Đó là cơ sở để
những người trong nghề có hướng phát triển và để công chúng đặt niềm tin vào đó.
Các chuẩn của nghề là các yêu cầu về công việc mà người làm nghề phải biết, phải
hiểu và có khả năng thực hiện. Các yêu cầu này được xây dựng trên cơ sở:
+ Các giá trị được những người trong nghề nhất trí đề cao;
+ Các kết quả nghiên cứu khoa học về nghề;
+ Các kinh nghiệm của những người thành đạt trong nghề.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo [3], chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung họclà hệ
thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo đó, Chuẩn gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí mô tả về phẩm chất và 5 loại năng
lực cơ bản đối với giáo viên (sơ đồ 1).
Sơ đồ 1. Cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
6
Phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Theo đó: Các tiêu chuẩn 1, 3, 4 được nhấn mạnh hơn các tiêu chuẩn còn lại (thể
hiện ở số lượng các tiêu chí đánh giá), điều đó nói lên rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất
quan tâm đến phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; năng lực dạy học; năng lực giáo dục
của giáo viên. Tuy nhiên, với tên gọi của tiêu chuẩn về “năng lực giáo dục” có thể còn
chung chung, dễ gây hiểu lầm nó bao gồm cả các tiêu chuẩn khác.
Khi xây dựng CNN giáo viên, người ta đã phân tích nghề giáo viên để quy định
những phẩm chất và năng lực cần có của giáo viên; do đó chuẩn nghề nghiệp giáo viên là
một cơ sở quan trọng của phát triển CTĐT và bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu của
Nhà nước (mà người đại diện là Bộ Giáo dục và Đào tạo – cơ quan ban hành chuẩn).
Như vậy, CĐR của CTĐT chính là mức “đạt chuẩn” (mức 1) theo quy định của
CNN; nghĩa là khi xây dựng/phát triển CTĐT và CĐR, cần tham chiếu CNN tương ứng.
Nếu ngành đào tạo chưa có CNN thì có thể tham khảo tiêu chuẩn nghiệp vụ của các chức
danh nghề nghiệp tương ứng.
2.2. Nhận định về chương trình đào tạo giáo viên hiện hành của Trường
ĐHSP Hà Nội
2.2.1. Khảo cứu CĐR và CTĐT của 39 mã ngành đào tạo đại học mà trường ĐHSP
Hà Nội đã công bố năm 2009 [11], 50 mã ngành đào tạo sau đại học đã công
bố năm 2011 [12]
a) Chương trình khung của các ngành đào tạo đại học gồm có các nội dung sau:
(1) Mã ngành (phù hợp với thông tin tuyển sinh).
(2) Tổng số tín chỉ phải tích lũy (không tính các môn Giáo dục thể chất, Giáo dục
quốc phòng): thường khoảng 130 tín chỉ; trong đó:
- Khối kiến thức chung (gồm bắt buộc x tín chỉ, tự chọn y tín chỉ; không tính các
môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng): khoảng 26-30 tín chỉ.
- Khối kiến thức chung của nhóm ngành (gồm bắt buộc a tín chỉ, tự chọn b tín chỉ):
khoảng 65-70 tín chỉ.
- Khối kiến thức chuyên ngành (gồm bắt buộc m tín chỉ, tự chọn n tín chỉ): khoảng
21-24 tín chỉ.
- Thực tập sư phạm: 6 tín chỉ.
- Khóa luận tốt nghiệp hoặc tương đương: 10 tín chỉ.
(3) Khung chương trình đào tạo: thể hiện dưới dạng, trong đó gồm: tên học phần,
mã học phần, số tín chỉ, số tiết, số giờ tự học, tự nghiên cứu, mã học phần tiên quyết và số
tín chỉ.
b) Chương trình đào tạo thạc sĩ theo hệ thống tín chỉ.
Theo đó, Khung chương trình của các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ gồm có các nội
dung sau:
(1) Mã số của chuyên ngành (phù hợp với thông tin tuyển sinh).
7
Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thu Trang
(2) Tổng số tín chỉ phải tích lũy: thường khoảng 56 tín chỉ; trong đó:
- Khối kiến thức chung: 10 tín chỉ (gồm bắt buộc 10 tín chỉ, tự chọn 0 tín chỉ).
- Khối kiến thức cơ sở của chuyên ngành (bắt buộc x tín chỉ, tự chọn y tín chỉ):
khoảng 15 tín chỉ.
- Khối kiến thức chuyên ngành (gồm bắt buộc m tín chỉ, tự chọn n tín chỉ): khoảng
21 tín chỉ.
- Luận văn luận tốt nghiệp: 10 tín chỉ.
(3) Khung chương trình đào tạo: thể hiện dưới dạng bảng, trong đó gồm: tên học
phần, mã học phần, số tín chỉ, số tiết, số giờ tự học, tự nghiên cứu, mã học phần tiên quyết
và số tín chỉ.
2.2.2. Từ khảo cứu trên, kết hợp với trải nghiệm của bản thân trong quá trình thực
hiện chương trình, có thể rút ra những nhận định sau đây về CTĐT và CĐR
hiện hành của trường ĐHSP Hà Nội
(a) Chưa thể hiện đầy đủ các ngành đào tạo của Trường cho đến thời điểm hiện
tại (42 mã ngành đào tạo đại học). Các CTĐT chưa bao hàm CĐR (CĐR được công bố
riêng).
(b) Có sự trùng lặp và chưa thống nhất trong diễn đạt và thể hiện CĐR [13] của
các ngành đào tạo (ví dụ: chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong; chuẩn về năng
lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin; chuẩn về năng lực sư phạm), CĐR của CTĐT cũng
như mục tiêu của các học phần trong chương trình khó đo và đánh giá mức độ đạt được.
(c) Giảng viên chưa thực sự quán triệt CĐR của CTĐT trong học phần do mình
giảng dạy (do đó, có tình trạng mục tiêu của học phần cao hơn, thấp hơn hoặc vượt ra
ngoài phạm vi CĐR của CTĐT; có sự trùng lặp về nội dung trong các học phần của
CTĐT; tính hành dụng của một số học phần chưa cao; chưa thể hiện rõ tính liên thông
trong một CTĐT cũng như giữa các CTĐT;...).
(d) Hầu hết trong CTĐT giáo viên hiện hành chưa có học phần “Giới thiệu ngành”,
học phần được coi là “tảng đá vòm”, do đó tính kết nối giữa các học phần trong CTĐT
chưa cao, chưa hướng đích tới mục tiêu đào tạo và CĐR chung của cả khóa học.
(e) Chưa huy động được sự tham gia đầy đủ của “các bên liên quan” trong quá
trình phát triển CTĐT giáo viên hiện hành, do đó khó tạo nên sự đồng thuận của xã hội.
Các bên liên quan ở đây bao gồm: trường đại học (giảng viên, cán bộ quản lí, nhân viên
của Trường); Nhà nước (đại diện là Bộ Giáo dục và Đào tạo); cơ sở sử dụng giáo viên (các
SởGiáo dục và Đào tạo, trường phổ thông và các cơ sở khác có sử dụng giáo viên do nhà
trường đào tạo); sinh viên, cựu sinh viên và phụ huynh.
(g) Chưa có những quy định cụ thể yêu cầu sinh viên chủ động tìm hiểu và nghiên
cứu CTĐT và CĐR trước khoá học, trong quá trình học.
8
Phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên
2.3. Phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
2.3.1. Quy trình chung
Để phát triển CTĐT giáo viên đáp ứng yêu cầu CNN, cần:
(i) Xác lập cơ sở khoa học, gồm các công việc sau:
a) Phân tích bối cảnh, xác định nhu cầu của các bên liên quan.
b) Phân tích, xác định điểm mạnh, điểm yếu trong CTĐT hiện hành.
c) Phân tích, đối sánh mục tiêu, CĐR và CTĐT hiện hành với các tiêu chuẩn, tiêu
chí được quy định trong CNN [3].
(ii) Điều chỉnh CĐR và CTĐT theo các yêu cầu nói trên. Thực chất, đây là việc bổ
sung, tích hợp các yêu cầu mới, giản lược hoặc loại bỏ những nội dung không còn phù
hợp trong CĐR ra và CTĐT hiện hành; từ đó hình thành CĐR và CTĐT mới.
(iii) Kiểm nghiệm và đánh giá CĐR và CTĐT mới (kết hợp thử nghiệm với xin ý
kiến chuyên gia và đại diện các bên liên quan).
(iv) Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện CĐR và CTĐT, phê duyệt và ban hành, triển
khai thực hiện CĐR và CTĐT mới.
Có thể tóm tắt các bước phát triển CTĐT như sơ đồ 2.
Sơ đồ 2. Tóm tắt quy trình phát triển CTĐT giáo viên đáp ứng CNN
“Các quy định khác liên quan”như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học [2]; theo
đó quy định có 7 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục CTĐT giáo viên: (1) Mục tiêu,
chuẩn đầu ra, cơ cấu tổ chức, quản lí đào tạo và công tác đánh giá hoạt động đào tạo; (2)
Chương trình và các hoạt động đào tạo; (3) Đội ngũ giảng viên và nhân viên tham gia
9
Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thu Trang
chương trình; (4) Người học và công tác hỗ trợ người học; (5) Cơ sở vật chất phục vụ
chương trình; (6) Công tác tài chính phục vụ chương trình đào tạo; (7) Công tác đánh giá
sinh viên tốt nghiệp và hoạt động tư vấn việc làm.
2.3.2. Nội dung và hình thức trình bày chương trình đào tạo giáo viên theo hướng
đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
a) Về nội dung của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo của Trường theo hướng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp gồm các
nội dung sau:
Tên ngành đào tạo: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ; Mã số: . . .
Trình độ đào tạo: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ;
1. Mục tiêu đào tạo.
2. Chuẩn đầu ra của chương trình .
3. Khung chương trình đào tạo (khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo
theo thiết kế; cấu trúc kiến thức của chương trình).
4. Khối lượng kiến thức bắt buộc (danh mục các học phần bắt buộc của các khối
kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở, ngành và mô tả nội dung các học phần bắt buộc).
5. Khối lượng kiến thức tự chọn (danh mục các học phần tự chọn của các khối kiến
thức giáo dục đại cương, cơ sở, ngành và mô tả nội dung các học phần tự chọn) .
6. Khuyến nghị về phương pháp dạy/học, quy trình đánh giá kết quả học tập, hướng
dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế kế hoạch đào tạo cụ thể.
b) Về hình thức trình bày chương trình đào tạo
Tài liệu “Chương trình đào tạo của Trường ...” nên trình bày gồm:
Phần 1. Những vấn đề chung về Chương trình đào tạo của Trường:
- Giới thiệu về Trường (sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chung).
- Một số vấn đề chung về Chương trình đào tạo của Trường.
- Quan niệm của Trường về Chương trình đào tạo.
- Đánh giá chung về Chương trình đào tạo hiện hành của Trường.
- Quan điểm phát triển Chương trình đào tạo của Trường (đáp ứng chuẩn nghề
nghiệp; chuẩn hóa và hội nhập quốc tế; liên thông trong hệ thống và với các ngành đào
tạo khác ngoài hệ thống).
- Yêu cầu chung của Trường đối với phát triển Chương trình đào tạo (theo chu kỳ;
thu hút được sự tham gia của các bên liên quan; công khai để người học biết trước, trong
quá trình học;...).
- Quy trình phát triển Chương trình đào tạo của Trường (bao gồm cả chuẩn đầu ra
trong đó), thể hiện dưới dạng lưu đồ khái quát nhưng đủ).
Phần 2. Chương trình đào tạo đại học của Trường:
Chương trình đào tạo các ngành sư phạm trình độ đại học của Trường.
10
Phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Chương trình đào tạo các ngành khác (ngoài sư phạm-nếu có) của Trường
Phần 3. Chương trình đào tạo sau đại học của Trường.
3. Kết luận
Chuẩn đầu ra là một thành phần hữu cơ của CTĐT, là thông điệp nói lên tinh thần
và ý chí quyết tâm của nhà trường đối với việc bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo,
là cầu nối giữa nhà trường với xã hội. Xây dựng, phát triển CTĐT và CĐR là nhiệm vụ
thường xuyên, quan trọng, thể hiện sắc thái riêng của cơ sở giáo dục đại học. Phát triển
CTĐT và CĐR theo hướng đáp ứng CNN là cần thiết, đảm bảo yêu cầu chuẩn hóa, hiện
đại hóa, đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Chất lượng CTĐT của Trường phụ thuộc vào trình độ và tầm nhìn của cán bộ quản
lí, giảng viên các ngành đào tạo (các khoa, bộ môn). Cần tạo nên sự đồng thuận trong
phát triển CTĐT thông qua sự thống nhất cách hiểu các khái niệm (thuật ngữ) và quy
trình chung. CTĐT khối ngành sư phạm rất cần được thống nhất chung về nội dung và
hình thức của chương trình khung, trên cơ sở đó các trường sẽ phát triển cho phù hợp với
sứ mạng và đặc điểm của mình.
- Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Chỉ nên quy định khung chương trình các khối ngành, còn CTĐT các ngành cụ
thể nên để các cơ sở giáo dục đại học tự xây dựng và chịu trách nhiệm.
+ Thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các trường sư phạm để chỉ đạo các cơ sở giáo
dục hợp nhất các văn bản CTĐT, trong đó có thể hiện CĐR của các ngành đào tạo tương
ứng, làm căn cứ đánh giá và kiểm định chất lượng.
- Kiến nghị với Nhà trường
+ Nên có bộ phận phụ trách / nghiên cứu về phát triển CTĐT, bồi dưỡng giáo viên
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu và cần có chính sách, yêu cầu thu hút tất cả
các bên liên quan trong việc phát triển CTĐT và CĐR của các ngành đào tạo, trình độ đào
tạo (đại học, sau đại học).
+ Nên tổ chức đánh giá / kiểm định CTĐT ngành (với quy mô trên 40 ngành đào
tạo, mỗi năm có thể đánh giá / kiểm định CTĐT của một số ngành). Kết quả kiểm định
CTĐT ngành hà