1. Mở đầu
Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, kinh tế biển nổi lên như một lĩnh vực thu
hút mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia giáp biển. Các ngành kinh tế này không chỉ
đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân mà còn giải quyết công ăn việc làm và tạo
thu nhập cho khá nhiều lao động tại vùng ven biển, khu vực tập trung dân cư đông đúc.
Đối với Khánh Hòa, một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, kinh tế biển càng có vai trò quan
trọng. Được thiên nhiên ưu đãi một vùng biển giàu có, Khánh Hòa có điều kiện phát triển
một nền kinh tế biển hoàn chỉnh với đầy đủ các ngành, các lĩnh vực: thủy sản, du lịch biển,
giao thông vận tải biển. . . Trong những năm gần đây, các lĩnh vực kinh tế này có bước
phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn tỉnh, nhất là
vấn đề xóa đói giảm nghèo
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế biển và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 95-102
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
VÀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH KHÁNH HÒA
Trần Thị Hồng Nhung
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: trannhungvnh@gmail.com
Tóm tắt. Nghiên cứu này phân tích các nguồn lợi cho phát triển kinh tế và hiện
trạng của các ngành kinh tế biển tại Khánh Hoà, một trong những tỉnh có nền kinh
tế biển hàng đầu của Việt Nam, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các ngành
kinh tế biển với sự phát triển nền kinh tế nói chung của tỉnh và vấn đề xóa đói giảm
nghèo.
Từ khóa: Khánh Hòa, kinh tế biển, phát triển, xóa đói giảm nghèo.
1. Mở đầu
Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, kinh tế biển nổi lên như một lĩnh vực thu
hút mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia giáp biển. Các ngành kinh tế này không chỉ
đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân mà còn giải quyết công ăn việc làm và tạo
thu nhập cho khá nhiều lao động tại vùng ven biển, khu vực tập trung dân cư đông đúc.
Đối với Khánh Hòa, một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, kinh tế biển càng có vai trò quan
trọng. Được thiên nhiên ưu đãi một vùng biển giàu có, Khánh Hòa có điều kiện phát triển
một nền kinh tế biển hoàn chỉnh với đầy đủ các ngành, các lĩnh vực: thủy sản, du lịch biển,
giao thông vận tải biển. . . Trong những năm gần đây, các lĩnh vực kinh tế này có bước
phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn tỉnh, nhất là
vấn đề xóa đói giảm nghèo
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các nguồn lợi tự nhiên để phát triển kinh tế biển ở Khánh Hòa
Đường bờ biển của Khánh Hòa dài 385km và 135km đường bờ ven đảo (chỉ tính
các đảo ven bờ). Vùng biển Khánh Hòa tính từ đường đẳng sâu 200m trở vào bao gồm
1000km2 thềm lục địa, 100km2 đầm, vịnh, phá. Đó là chưa tính đến 165km2 đất mặn có
thể được khai thác để nuôi trồng thủy sản và rừng ngập mặn.
Khánh Hòa có ba vịnh lớn: Vịnh Vân Phong có tổng diện tích 435km2, trong đó có
bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn rộng 13.000ha. Nước vịnh rất trong với độ sâu trung bình
20m. Vịnh Nha Trang nước sâu, cát vàng, có nhiều đảo bao quanh nên được xếp là một
trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Vịnh Cam Ranh là một vịnh kín do được chắn bởi
95
Trần Thị Hồng Nhung
các đảo và bán đảo nên nước trong và rất yên tĩnh. Diện tích của vịnh là 60km2 và độ sâu
trung bình 18 – 20m. Ngoài ra, trong vùng biển Khánh Hòa còn có hơn 200 đảo lớn nhỏ
ven bờ và quần đảo Trường Sa, một trong hai quần đảo lớn nhất của Việt Nam [7]. Với
diện tích gấp đôi đất liền, vùng biển Khánh Hòa có nhiều nguồn lợi để phát triển kinh tế
biển đa dạng và năng động.
- Nguồn lợi thủy sản và đặc sản biển
Biển Khánh Hòa có dòng hải lưu Bắc – Nam Thái Bình Dương chảy qua nên khá
giàu có về thủy sản. Trữ lượng hải sản của vùng biển Khánh Hòa khoảng 150.000 tấn,
trong đó 70% là cá nổi. Khả năng khai thác cho phép là khoảng 70.000 tấn/năm. Nguồn
thủy sản của Khánh Hòa tập trung chủ yếu ở ngoài khơi nên phương tiện khai thác chính
là tàu lớn, có thể bảo quản để đánh bắt dài ngày. Nguồn nhiệt dồi dào còn tạo điều kiện
thuận lợi cho san hô phát triển. Tại vùng biển Khánh Hòa, các nhà khoa học đã phát hiện
được 350 loài san hô, chiếm 40% tổng số loài san hô trên thế giới [7].
Ngoài các loài thủy sản thông thường như cá, tôm, mực, ốc. . . , vùng biển Khánh
Hòa có có hơn 600 loài đặc sản, trong đó loại có giá trị kinh tế cao nhất là yến sào.
Không chỉ giàu có về thủy sản thuận lợi cho đánh bắt ven bờ cũng như xa bờ, vùng
biển Khánh Hòa còn có điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản. Với tám cửa lạch và hai
đầm vịnh, khả năng nuôi các loại thủy hải sản cả nước mặn và nước lợ của Khánh Hòa là
rất lớn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của Khánh Hòa hiện nay là 5000 ha. Ngoài ra,
tại vùng đất mặn ven biển, người dân cũng có thể cải tạo các đầm nuôi thủy sản, trại sản
xuất tôm giống hay các cánh đồng muối, góp phần đa dạng hóa ngành nghề và nâng cao
thu nhập.
- Tài nguyên du lịch biển
Dọc bờ biển Khánh Hòa có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Nha Trang (gần trung tâm
thành phố), Bãi Tiên (phía Bắc thành phố), bãi Dốc Lết (Ninh Hòa), bãi Đại Lãnh (Vạn
Ninh) và Bãi Dài (Cam Ranh). Những bãi tắm của Khánh Hòa đều có nước trong xanh,
cát sạch và vàng, lại có những nhánh núi đâm sát ra biển tạo nên những cảnh quan rất kì
thú. Khí hậu của Khánh Hòa mang tính chất nhiệt đới tương đối ôn hòa, mùa mưa ngắn.
Những điều kiện này đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách nội địa cũng như quốc tế đến
nghỉ mát hầu như quanh năm.
Vùng biển Khánh Hòa tập trung nhiều đảo lớn nhỏ có khả năng tổ chức các hoạt
động du lịch trên đảo. Năm 2003, Vịnh Nha Trang được Câu lạc bộ những vịnh biển đẹp
nhất thế giới kết nạp là thành viên thứ 29. Với bãi cát mịn, sóng êm và những hòn đảo thơ
mộng, vịnh Nha Trang đang trở thành điểm du lịch quan trọng của vùng Nam Trung Bộ.
Vịnh Vân Phong có bãi biển đẹp, bao quanh bởi những cánh rừng nhiệt đới ngút
ngàn, lại thêm những rạn san hô và dấu tích của những khu rừng ngập mặn. Đây là những
lợi thế để phát triển loại hình du lịch sinh thái trong khu vực. Tổng cục du lịch đã xếp Vân
Phong vào “vùng du lịch trọng điểm phát triển”. Vân Phong cũng được Hiệp hội Biển thế
giới xếp vào danh sách 4 vị trí du lịch biển lý tưởng hiện nay
- Khả năng phát triển giao thông biển
96
Phát triển kinh tế biển và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Khánh Hòa
Là tỉnh cực Đông của Việt Nam, vùng biển Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải
quốc tế (vịnh Cam Ranh chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển, so với 18 giờ của
Hải Phòng) nên có nhiều điều kiện phát triển giao thông biển. Khánh Hòa có nhiều vũng
vịnh, đều là những vịnh nước sâu (khoảng 20m), tương đối kín gió rất thuận tiện cho việc
xây dựng các cảng nước sâu đón tàu trọng tải lớn. Vịnh Vân Phong đang được quy hoạch
thành cảng trung chuyển container quốc tế. Vịnh Cam Ranh đã được xây dựng thành cảng
quân sự có ý nghĩa lớn với an ninh quốc phòng. Đây là địa điểm lý tưởng cho các hạm đội
hải quân đồn trú tập trận và chiến đấu. Do vậy, khu vực này luôn thu hút được sự quan
tâm của các quốc gia có hải quân mạnh trên thế giới.
2.2. Chính sách đầu tư phát triển kinh tế biển của Khánh Hòa
Dựa trên những thế mạnh tự nhiên, tỉnh Khánh Hòa rất quan tâm đến phát triển kinh
tế biển. Năm 2001, Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng “Chương trình kinh tế biển giai đoạn
2001 – 2005 và 2006 – 2010”. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2010 “xây dựng
Khánh Hòa trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, có cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu với
một số ngành kinh tế mũi nhọn, có công nghệ hiện đại, có giá trị xuất khẩu lớn, tạo tích
luỹ cao và ổn định, đóng góp lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Xây dựng kinh tế – xã hội vùng
biển, đảo và ven biển trở thành vùng phát triển năng động, thúc đẩy các vùng trong cả tỉnh
phát triển”.
Năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng “Chiến lược phát triển
kinh tế của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn 2020”, trong đó nhấn mạnh đến kinh
tế biển. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển chiếm 55 - 60%
GDP toàn tỉnh, tỷ trọng xuất khẩu của kinh tế biển chiếm 65 - 70%, doanh thu từ du lịch
biển đạt 7.000 tỷ đồng. . .
Xác định được tầm quan trọng của biển với nền kinh tế của tỉnh, Khánh Hòa tập
trung đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển kinh tế biển. Từ năm 2001 đến 2010, toàn tỉnh
đầu tư 4530 tỉ đồng, trong đó cho thủy sản là 2103 tỉ, cho giao thông vận tải là 344 tỉ và
du lịch là 2043 tỉ đồng. Nhờ vậy, các ngành kinh tế của Khánh Hòa đã đạt được những
thành công nhất định trong quá trình phát triển.
2.3. Sự phát triển các ngành kinh tế biển của Khánh Hòa
2.3.1. Ngành thủy sản
Từ khi mới tái lập, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã rất chú trọng đến
ngành thủy sản. Với việc xác định nghề cá nhân dân, ngành thủy sản đã thực hiện nhiều
chính sách và cơ chế phù hợp, huy động được nguồn vốn, tập trung đẩy mạnh sản xuất,
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hậu cần nghề cá, nâng cao đời sống
nhân dân.
Giá trị sản xuất thủy sản của Khánh Hòa luôn phát triển nhưng tốc độ gia tăng
không đồng đều, phụ thuộc vào nhiều điều kiện. Tuy nhiên đây vẫn là một ngành quan
trọng của Khánh Hòa. Năm 2007, giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh theo giá so sánh 1994
97
Trần Thị Hồng Nhung
Biểu đồ 1. Giá trị sản xuất và tốc độ phát triển thủy sản [1]
là 1259 tỉ đồng, cao hơn giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (1029,8 tỉ đồng). Đến năm
2010, tổng sản lượng thủy sản chế biến là khoảng 60 tấn.
Cơ cấu ngành thủy sản của Khánh Hòa cũng có sự chuyển biến rõ nét. Cho đến năm
2002, nuôi trồng thủy sản đã vươn lên chiếm tỉ trọng cao nhất 47,9%, còn ngành đánh
bắt chỉ còn chiếm 46,5%. Dịch vụ thủy sản của Khánh Hòa ra đời chậm và chiếm tỉ trọng
nhỏ, bắt đầu xuất hiện từ năm 1996, đến nay ngành này mới đóng góp 5,6% vào tổng giá
trị sản xuất ngành thủy sản.
Bảng 1. Một số chỉ tiêu thực trạng
phát triển thủy sản Khánh Hòa [9]
Chỉ tiêu 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2010
Lao động (nghìn người) 47.0 54.2 58.5 64.9 65.2 66.7 70.4
Sản lượng thủy sản (nghìn
tấn)
49.5 52.0 66.1 66.0 65 66.9 76
Số tàu thuyền 5534 4892 4944 4944 5134 6677 10100
Tổng công suất (nghìn CV) 106.3 108.6 121.1 124.3 134 230.3 340
Diện tích nuôi trồng thủy sản
(nghìn ha) 3880 5563 6866 6485 5723 5436 5000
Sản lượng thủy sản nuôi
trồng (nghìn tấn)
2.9 3.8 12.2 9.0 8.6 15.3 24
Thủy sản xuất khẩu (nghìn
tấn)
19.9 17.0 26.9 23.7 35 52.0 60.0
Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 52.5 58.1 118.8 153.0 167.2 265.0 300.0
Tổng vốn đầu tư (tỉ VND) 241 66.0 322.6 301.5 327 443.2 523.4
Năm 2007, thủy sản Khánh Hòa xuất khẩu được 52 nghìn tấn thủy sản các loại với
kim ngạch 265 triệu USD, chiếm 46,9% tổng giá trị xuất khẩu của cả tỉnh. Năm 2010,
con số này đã lên tới 300 triệu USD, đứng thứ tư trong số các tỉnh toàn quốc. Đây cũng là
ngành tạo nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh. Năm 2010 là 70,4 nghìn người, chiếm
12,5% lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế của tỉnh.
98
Phát triển kinh tế biển và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Khánh Hòa
2.3.2. Ngành du lịch
Ngay từ thời Pháp, Nha Trang đã nổi tiếng là nơi nghỉ mát của rất nhiều du khách.
Những bãi tắm như Dốc Lết, Bãi Tiên, Đại Lãnh. . . đã được xếp vào những bãi tắm đẹp
nhất Việt Nam. Cho đến nay, số khách du lịch đến với Khánh Hòa ngày càng đông. Đến
năm 2007, ngành du lịch của Khánh Hòa đã đạt được chỉ tiêu phát triển đáng mừng với
1.360.000 lượt khách và doanh thu 1020 tỉ đồng. Trong đó đáng chú ý là lượng khách
quốc tế có xu hướng tăng mạnh. Nếu năm 1997 mới có 102.000 lượt khách du lịch quốc tế
đến Khánh Hòa thì năm 2005 đã là 248.578 lượt, nâng tỉ trọng khách quốc tế trong tổng
số khách du lịch lên 30% và đến năm 2007 là hơn 325.000 lượt. Cơ sở lưu trú tại Khánh
Hòa khá hoàn thiện với 361 khách sạn và 7.270 buồng (năm 2005). Đến năm 2010 Khánh
Hòa có khoảng 12.000 phòng. Số phòng tiêu chuẩn 3 sao trở lên là 3.700 phòng, thuộc
vào loại phát triển lưu trú đứng thứ 3 ở Việt Nam, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu của
khách du lịch [1].
Bảng 2. Sự phát triển du lịch của Khánh Hòa [1]
2003 2005 2007 2010
Tổng lượng khách du lịch (nghìn lượt) 693 902 1360 2150
Lượng khách du lịch quốc tế (nghìn lượt) 236,5 248,5 325 440
Tốc đô tăng lượng khách (%) 20 29,35 20,5 15,4
Tổng doanh thu (tỉ VND) 456,5 643,7 1020 2200
Tốc độ tăng doanh thu (%) 16,3 41,1 39,5 17,2
Du lịch đang được đầu tư trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa. Tuy
nhiên, những năm gần đây, du lịch Khánh Hòa vẫn còn nhiều hạn chế. Tốc độ phát triển
của du lịch quốc tế đang có xu hướng chậm lại và thấp hơn so với du lịch nội địa, tỉ lệ
khách quốc tế quay lại thấp. Hiện trạng này đặt ra yêu cầu địa phương, cộng đồng và các
công ty du lịch cần có sự liên kết để tìm ra hướng đi mới cho du lịch của tỉnh, nhằm đáp
ứng tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế.
2.3.3. Giao thông vận tải biển của Khánh Hòa
Hiện nay ở Khánh Hòa đã hình thành nhiều cảng với quy mô và chức năng khác
nhau, có những cảng chuyên dụng như cảng Đầm Môn (chuyên xuất khẩu cát) cảng Hòn
Khói (Ninh Hòa, chuyên xuất khẩu muối) và cả những cảng đa chức năng như cảng Ba
Ngòi (Cam Ranh).
Trong số các cảng ở Khánh Hòa, lớn nhất là cảng Nha Trang. Đây là một cảng đa
chức năng phục vụ chuyên chở hành khách và vận tải hàng hoá các loại. Độ sâu của cảng
là 8,5m phù hợp với tàu có trọng tải đến 20.000 tấn cập bến. Công suất bình quân của
cảng là 6000 hành khách và 420.000 tấn hàng hoá/năm. Đến năm 2010, cảng Nha Trang
đã vận chuyển được 2,59 triệu tấn hàng hóa, trong đó tổng lượng hàng hóa xuất khẩu là
1077 nghìn tấn.
Vịnh Vân Phong nằm ở phía Bắc của tỉnh được quy hoạch để xây dựng thành cảng
trung chuyển container quốc tế. Dự án này được chia thành nhiều giai đoạn, dự kiến đến
99
Trần Thị Hồng Nhung
năm 2020 Vân Phong có thể trở thành một cảng tầm cỡ quốc tế và khu vực, có khả năng
cho tàu có trọng tải 150.000 tấn ra vào. Lượng hàng thông qua cảng sẽ là 170 triệu tấn/năm
(tương đương với cảng Singapo hiện nay). Hiện nay, Vân Phong đang làm nhiệm vụ nhập
khẩu xăng dầu cho cả nước. Dự án kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong tại đảo Mỹ Giang,
Ninh Phước, huyện Ninh Hoà, hoàn thành vào giữa năm 2011. Đây là kho xăng dầu ngoại
quan đầu tiên ở Việt Nam với tổng sức chứa 500.000m3, gồm 29 bể chứa các sản phẩm
xăng dầu và hệ thống 04 cầu cảng có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 150.000 tấn, trong
khi các kho cảng xăng dầu hiện tại của Việt Nam chỉ có thể tiếp nhận tàu lên đến 40.000
tấn. Vân Phong không chỉ là một cảng lớn mà còn là một khu kinh tế tổng hợp có đóng
góp lớn vào nền kinh tế của Khánh Hòa
2.3.4. Công nghiệp đóng tàu
Trên địa bàn Khánh Hòa có hàng chục cơ sở đóng tàu lớn nhỏ đã có từ trước, nay
tiếp tục được đầu tư và phát triển. Trong vài năm gần đây đã xuất hiện những công ty sửa
chữa và đóng mới tàu cỡ lớn. Nhà máy đóng tàu có quy mô lớn nhất của Khánh Hòa hiện
nay là Công ty TNHH tàu biển Huyndai – Vinashin, công nghiệp tàu thủy Nha Trang, nhà
máy đóng tàu Cam Ranh (đang được xây dựng). Với những cơ sở như vậy, Khánh Hòa có
thể sẽ trở thành trung tâm công nghiệp tàu thủy lớn nhất Việt Nam trong tương lai.
2.4. Mối quan hệ giữa kinh tế biển và xóa đói giảm nghèo tại Khánh Hòa
Như những phân tích ở trên, có thể thấy kinh tế biển của Khánh Hòa đã đạt được
những thành công nhất định trong quá trình phát triển. Từ những thành tựu này đã dẫn tới
những kết quả đang ghi nhận trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Những năm
gần đây, tỉ lệ hộ nghèo của Khánh Hòa giảm với tốc độ khá nhanh và luôn thấp hơn so với
tỉ lệ chung của toàn quốc.
Bảng 3. Tỉ lệ nghèo của Khánh Hòa giai đoạn 2001 – 2010
Năm Số hộ nghèo củaKhánh Hòa
Tỉ lệ nghèo của Khánh
Hòa (%)
Tỉ lệ nghèo của Việt
Nam (%)
2001 22,564 11.14 17.0
2003 16,404 7.83 12.5
2005 4,608 3.27 7.0
2007 12,948 9.39 14.75
2010 12,962 9.5 14.2
Nguồn: Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa
Một trong những ảnh hưởng quan trọng của kinh tế biển đến Khánh Hòa là đã tạo
sự chuyển biến rõ rệt trong đời sống nhân dân. Có tới 83.2% dân số Khánh Hòa tập trung
tại 5 huyện, thị ven biển, nơi đa số thu nhập của người dân phụ thuộc vào nguồn lợi biển.
Hiện nay, có khoảng 55% số lao động tại địa bàn là ngư dân. Do đó, sự phát triển
của ngành thủy sản có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cải thiện thu nhập, nâng cao chất
lượng cuộc sống dân cư cũng như xoá đói giảm nghèo. Ngành du lịch phát triển thu hút
100
Phát triển kinh tế biển và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Khánh Hòa
rất nhiều lao động. Đó là những nhân viên trong các nhà hàng, khách sạn, những hướng
dẫn viên du lịch hoặc những người phục vụ trên các tuyến điểm du lịch. Thu nhập từ du
lịch (dù chủ yếu chỉ là làm thuê) cũng khá ổn định và tương đối cao so với người nghèo.
Trong giai đoạn hiện nay, các lĩnh vực kinh tế biển của Khánh Hòa đang phát triển
với tốc độ nhanh và tương đối đa dạng nên tỉ lệ nghèo của các địa phương ven biển thường
thấp hơn so với các vùng nội địa.
Theo “Chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006 -2010”
do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa soạn thảo, sự phát triển của các ngành kinh tế biển
giúp tạo ra nhiều việc làm cho người dân vùng ven biển, và do đó góp phần vào công cuộc
xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của các ngành kinh tế này trong
những năm gần đây cũng không phải không có những tác động tiêu cực đến những người
nghèo.
Ngược lại, những người nghèo cũng có những tác động không mấy tích cực đến môi
trường và kinh tế biển của Khánh Hòa. Do thu nhập thấp, người nghèo thường không có
khả năng trang bị những phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ. Họ chỉ có thể khai thác
ở ven bờ với các loại thúng, mủng và thuyền công suất nhỏ. Do vậy, hiệu quả rất hạn chế.
Để tăng sản lượng đánh bắt, họ phải sử dụng các phương tiện hủy diệt như giã cào, xiết
điện hay nổ mìn. . . Các hoạt động này đã phá hủy môi trường biển và tận diệt nguồn tài
nguyên biển.
Bảng 4. Hiện trạng nghèo tại khu vực ven biển Khánh Hòa
năm 2007 theo chuẩn nghèo của tỉnh
Địa phương Số hộ nghèo Tỉ lệ nghèo (%) Tỉ lệ trong số hộ nghèotoàn tỉnh (%)
Thành phố Nha Trang 6303 9.5 19.1
Thị xã Cam Ranh 7164 16.5 21.7
Huyện Vạn Ninh 3255 13.0 9.8
Huyện Ninh Hòa 6785 15.4 20.5
Toàn tỉnh 32954 15.2 100.0
Nguồn: Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Khánh Hòa
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt của những người dân vùng ven biển cũng là nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường. Những nguồn gây ô nhiễm này lại được phát tán với tốc
độ khá nhanh trên diện rộng nhờ tác động của sóng, thủy triều và các dòng biển. Bởi vậy,
hiện nay, môi trường biển của Khánh Hòa đang bị ô nhiễm rất nặng nề.
Đối mặt với những vấn đề này, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Khánh Hòa phải
đặc biệt chú ý đến cải thiện nghề nghiệp và sinh kế cho người nghèo vùng ven biển. Hiện
nay đã có nhiều hướng đi mới cho người dân thay thế cho nghề cá ven bờ. Nhận thức của
người dân về bảo vệ tài nguyên và môi trường cũng được nâng cao. Trong vài năm trở
lại đây, số lượng các tàu thuyền nhỏ, có công suất nhỏ, sử dụng các phương tiện hủy diệt
đang giảm dần. Do đó, công tác bảo vệ môi trường địa phương đang được quan tâm. Điều
này đang đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế
101
Trần Thị Hồng Nhung
biển nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung của tỉnh Khánh Hòa
3. Kết luận
Các ngành kinh tế biển của Khánh Hòa đang phát triển với tốc độ khá nhanh nhờ
nguồn tài nguyên biển phong phú và sự quan tâm đầu tư các ngành, các cấp. Sự tăng
trưởng này đang có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của
tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển thiếu quản lý của các ngành kinh tế và hoạt động của người
dân vùng ven biển đã tác động đến môi trường và tài nguyên, làm cho môi trường bị ô
nhiễm và tài nguyên bị suy giảm. Do đó, kinh tế biển của tỉnh đang phát triển với hiệu
quả thấp và thiếu tính bền vững. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của chính quyền, của cộng
đồng cũng như của người dân trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo kết hợp với
bảo vệ môi trường. Có như vậy thì kinh tế của tỉnh nói chung và công cuộc xóa đói giảm
nghèo nói riêng mới thực sự bền vững và hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Thống kê Khánh Hòa – Niên giám Thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2004, 2008,
2010.
[2] Sở Thủy sản Khánh Hòa, 2001. Quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủy sản
của Khánh Hòa giai đoạn 2001 - 2010.
[3] Sở Thương mại và Du lịch Khánh Hòa, 2002. Kỉ yếu Hội thảo về phát triển du lịch
bền vững và bảo vệ môi trường.
[4] Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, 2005. Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2010.
[5] Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Chiến lược, quy hoạch, phát triển kinh tế tỉnh
Khánh Hòa (1998 - 2020).
[6] Tạp chí Thủy sản. Số 1 and 7/2011.
[7] Berit Aasen, Nguyễn Viết Thịnh and Đỗ Thị Minh Đức - Regional Development,
Coastal Resource Management and Poverty Reduction in Vietnam. October, 2003.
[8] Dự án bảo tồn biển Hòn Mun – Management plan for the Nhatrang bay marine pro-
t