Kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng vai trò nòng cốt, góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và
xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
trong đó đặc biệt là tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào
dân tộc thiểu số; đồng thời làm thay đổi nhận thức và tập quán
sản xuất của đồng bào; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
nâng cao tay nghề cho thành viên và người lao động; gắn phát
triển kết cấu hạ tầng nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền
vững với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vùng dân tộc thiểu
số và miền núi. Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, khai thác
tiềm năng, lợi thế sẵn có của thành phần kinh tế này đã và luôn
là nhu cầu cần thiết của kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
1Volume 9, Issue 4
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VÙNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
Nguyễn Ngọc Bảo
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Email: nguyenbaovca@gmail.com
Ngày nhận bài: 11/11/2020
Ngày phản biện: 14/11/2020
Ngày tác giả sửa: 15/11/2020
Ngày duyệt đăng: 17/11/2020
Ngày phát hành: 20/11/2020
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/495
Kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng vai trò nòng cốt, góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và
xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
trong đó đặc biệt là tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào
dân tộc thiểu số; đồng thời làm thay đổi nhận thức và tập quán
sản xuất của đồng bào; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
nâng cao tay nghề cho thành viên và người lao động; gắn phát
triển kết cấu hạ tầng nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền
vững với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vùng dân tộc thiểu
số và miền núi. Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, khai thác
tiềm năng, lợi thế sẵn có của thành phần kinh tế này đã và luôn
là nhu cầu cần thiết của kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
Từ khóa: Hợp tác xã; Kinh tế tập thể; Xây dựng nông thôn
mới; Vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
1. Đặt vấn đề
Thời gian qua, việc phát triển kinh tế tập thể,
hợp tác xã, xây dựng mô hình hợp tác xã trong nông
nghiệp, nông thôn đã góp phần quan trọng giúp
nhiều địa phương vùng dân tộc thiểu số (DTTS)
thực hiện được nhiều tiêu chí trong xây dựng nông
thôn mới. Trong đó có tiêu chí nâng cao thu nhập,
tạo việc làm cho người dân Nghiên cứu này phân
tích vai trò cũng như những thành tựu đạt được của
hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới ở vùng
dân tộc thiểu số và miền núi thời gian vừa qua, đồng
thời đề xuất những giải pháp để phát triển hiệu quả
thành phần kinh kế này, góp phần đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của phát triển bền vững vùng dân tộc
thiểu số và miền núi (DTTS & MN) giai đoạn 2021
– 2030 và những năm tiếp theo.
2. Tổng quan nghiên cứu
Từ khi Luật hợp tác xã (HTX) ra đời và được áp
dụng vào thực tiễn, những quy định về HTX được
coi là chủ đề hấp dẫn của nhiều nhà nghiên cứu.
Có một số công trình nghiên cứu xung quanh vấn
đề hoạt động của HTX như: Hội đồng Trung ương
Liên minh các HTX Việt Nam (1998), “Kinh tế Hợp
tác xã – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; Nguyễn
Văn Kỷ (chủ biên, 2020), “Kinh tế hợp tác trong
nông nghiệp ở nước ta hiện nay”; Luận văn cao học
của Nguyễn Đức Long (1996), “Những vấn đề pháp
lý về đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ của các doanh nghiệp tập thể”. Nhiều công trình
nghiên cứu về vai trò của HTX trong xây dựng nông
thôn mới vùng DTTS & MN, tiêu biểu như: Minh
Duyên (2020), “Hợp tác xã trong xây dựng nông
thôn mới vùng miền núi”; Thành Nhân (2020),
“Hợp tác xã Phú Yên: Góp phần hiệu quả xây dựng
nông thôn mới”; Bạc Thương (2020), “Đóng góp
của kinh tế Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn
mới”; Tân An (2020), “Xây dựng nông thôn mới:
Phát huy vai trò Hợp tác xã nông nghiệp”; Bùi
Trang (2020), “Phát triển Hợp tác xã gắn với xây
dựng nông thôn mới, những giải pháp phát triển bền
vững tiêu chí số 13”
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên cũng
chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ sở lý luận về HTX,
về vai trò của HTX trong xây dựng nông thôn mới
ở từng địa phương đơn lẻ, mà chưa có cái nhìn sâu
sắc, toàn diện về vai trò của HTX trong việc phát
triển kinh tế ở vùng DTTS & MN cũng như đề xuất
phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển
kinh tế tập thể, HTX trong xây dựng nông thôn mới
ở vùng DTTS&MN hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bày viết sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cơ bản như phương pháp thu thập tài liệu sơ
cấp, thứ cấp và phương pháp tổng hợp, phân tích
CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
2 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
tài liệu.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Tính tất yếu khách quan phát triển kinh
tế tập thể, hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số và
miền núi
Kinh tế hợp tác, nòng cốt HTX là loại hình kinh
tế phổ biến ở các nước phát triển và đang phát triển,
thu hút hầu hết hộ cá thể vùng nông thôn tham gia,
phù hợp với phương thức kinh tế chia sẻ, bền vững,
gắn với chuỗi giá trị. Trên thế giới hiện có hơn 03
triệu HTX, 1,2 tỷ thành viên; doanh thu hàng năm
đạt 3.000 tỷ USD, tác động trực tiếp đến đời sống
của ½ dân số và đóng góp 10% GDP toàn cầu. Hà
Lan có số thành viên HTX gấp 1,76 lần dân số (30
triệu thành viên/17 triệu dân); tỉnh Quebec (Canada)
có 70% dân số là thành viên HTX; tại Mỹ, cứ 10
người thì có 4,2 người là thành viên HTX; Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Cộng hòa Liên Bang
Đức, Đài Loan (Trung Quốc), hầu hết hộ nông dân
tham gia HTX...
Ở nước ta, kinh tế tập thể, HTX là thành phần
kinh tế quan trọng, cùng với kinh tế nhà nước ngày
càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Phát triển kinh tế tập thể, HTX là chủ trương nhất
quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, được
khẳng định trong Nghị quyết số 13-NQ/TW tại
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX; Kết luận của Bộ Chính trị số 70-
KL/TW ngày 09/3/2020; Luật Hợp tác xã năm 2012
và nhiều văn bản pháp luật có liên quan. Qua các
giai đoạn, nhất là từ khi thực hiện Luật Hợp tác xã
năm 2012, kinh tế tập thể, HTX phát triển cả về số
lượng và chất lượng, cơ chế hoạt động được đổi
mới, nhiều HTX hoạt động hiệu quả, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế bền vững, tạo việc làm, giảm
nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM), ổn định xã
hội, phát triển cơ sở chính trị. Ước đến cuối năm
2020, cả nước có 26.040 HTX, 100 liên hiệp HTX,
119.000 tổ hợp tác (THT); thu hút 8,1 triệu thành
viên và 2,5 triệu lao động, tác động trực tiếp đến
thu nhập và đời sống của hơn 30 triệu người, chủ
yếu ở địa bàn nông thôn; tỷ lệ HTX hoạt động hiệu
quả đạt 59%.
Vùng DTTS&MN chiếm ¾ diện tích tự nhiên
cả nước, gồm 5.266 xã của 548 huyện, thuộc 51
tỉnh, thành phố với hơn 14 triệu người DTTS,
chiếm 14,7% dân số cả nước. Đây là vùng trọng
yếu, giữ vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế -
xã hội (KT-XH), an ninh, quốc phòng của đất nước,
nhưng là vùng khó khăn, KT-XH phát triển chậm,
đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ
hộ nghèo chiếm 57,16% trong tổng số hộ nghèo cả
nước; sinh kế của người dân chủ yếu là sản xuất
nông, lâm nghiệp, thu nhập bình quân bằng ½ so
với mức bình quân chung của cả nước. Nghị quyết
số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 và Nghị quyết
số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội
về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh
tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn
2021-2030 có chủ trương “Đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN là đầu tư
cho phát triển bền vững đất nước, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của người dân... thu hẹp
dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng
đồng bào DTTS&MN so với bình quân chung của
cả nước; đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản
đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không
còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn”. Để đạt được
mục tiêu này, một trong những giải pháp có tính
chiến lược và nhu cầu khách quan là đẩy mạnh phát
triển kinh tế tập thể, HTX vùng DTTS&MN, bởi
vì: (1) Vùng DTTS&MN có điều kiện về diện tích,
đất đai, khí hậu, thổ thưỡng,... để phát triển nông,
lâm nghiệp và dịch vụ nhưng diện tích canh tác
nông, lâm nghiệp và mặt nước phân bố không đồng
đều. Phần lớn hộ dân có diện tích canh tác nhỏ hơn
0,8ha, tổ chức sản xuất theo mô hình THT, HTX
mới có khả năng tập trung ruộng đất, đủ số lượng
và chất lượng sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, cạnh
tranh trên thị trường; (2) THT, HTX kiểu mới được
thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, công bằng,
dân chủ, minh bạch, là cầu nối giúp hộ cá thể và
người dân huy động các nguồn lực. Chế độ sở hữu
cá thể và tập thể cùng tồn tại và hỗ trợ nhau phát
triển, mục tiêu hoạt động chủ yếu là mang lại lợi ích
cho thành viên, phù hợp với thực tiễn phát triển, khả
năng tích lũy tài sản, năng lực quản trị, tập quán và
trình độ sản xuất của người dân; (3) Kinh tế tập thể,
HTX đóng góp cho phát triển KT-XH trong các lĩnh
vực: Kinh tế - Xã hội - Môi trường - Văn hóa - Cơ
sở chính trị.
4.2. Thực tiễn phát triển kinh tế tập thể, hợp
tác xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Giai đoạn 2010-2020, Chương trình xây dựng
NTM vùng DTTS&MN đạt được kết quả quan
trọng: có 1.052/4.719 tổng số xã thuộc vùng
DTTS&MN đạt chuẩn NTM (đạt 22,29%), chiếm
22,55% số xã đạt chuẩn NTM của cả nước; 100%
số xã đạt chuẩn NTM đều có THT, HTX hoạt động;
các tỉnh vùng DTTS & MN đạt bình quân 13,66
tiêu chí/xã, thấp hơn bình quân của cả nước; 103 xã
dưới 5 tiêu chí; một số tiêu chí cơ bản hiện có tỷ lệ
đạt thấp như giao thông, trường học, thu nhập, môi
trường, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều; khoảng cách chênh
lệch lớn về kết quả xây dựng NTM giữa các vùng
miền của cả nước còn khá lớn.
Ước đến cuối năm 2020, vùng DTTS&MN có
12.759 HTX, chiếm 48,9% tổng số HTX của cả
CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
3Volume 9, Issue 4
nước, 36 liên hiệp HTX, 62.300 THT; tỷ lệ HTX
hoạt động hiệu quả đạt 53%. Hầu hết HTX trong
vùng đã chuyển đổi, tổ chức lại hoạt động theo Luật
HTX năm 2012; các HTX thành lập từ năm 2013
đến nay đều mở rộng và nâng cao chất lượng dịch
vụ, chuyển biến tích cực về quy mô, năng lực quản
trị cung ứng các dịch vụ đầu vào thiết yếu phục vụ
cho thành viên và bước đầu đã cung ứng dịch vụ
đầu ra cho các thành viên, có 607 HTX sản xuất
gắn với chuỗi giá trị (chiếm 30% số HTX sản xuất
gắn với chuỗi giá trị của cả nước), thu hút 3,7 triệu
thành viên, tạo 1,15 triệu việc làm, giảm nghèo, ổn
định chính trị - xã hội.
Những đóng góp của kinh tế tập thể, hợp tác xã
trong xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc thiểu
số và miền núi:
(1) Tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên
và người lao động
Khu vực kinh tế tập thể, HTX vùng DTTS&MN
thu hút hơn 3,7 triệu thành viên, chiếm 37% tổng
số thành viên HTX trên địa bàn cả nước, tạo việc
làm cho hơn 1,1 triệu lao động, thu nhập bình quân
của thành viên, người lao động khu vực HTX nông
nghiệp đạt từ 0,7-1,5 triệu đồng/người/tháng, khu
vực HTX phi nông nghiệp đạt từ 1,8-3 triệu đồng/
người/tháng. Điển hình như HTX sản xuất nông
nghiệp Đạ K’nàng, tỉnh Lâm Đồng, có 07 ha trồng
cây dược liệu (nấm linh chi, trà hoa vàng, thảo
quả,), 40 ha sản xuất rau củ quả có hiệu quả kinh
tế cao, tạo việc làm cho 120 lao động thường xuyên,
trong đó chủ yếu là người DTTS, thu nhập trung
bình từ 5,7-11 triệu đồng/tháng; HTX nông nghiệp
Evergrowth, tỉnh Sóc Trăng, sản xuất, kinh doanh
sữa tươi nguyên liệu, thu hút 2.949 thành viên; tạo
việc làm thường xuyên cho hơn 3.000 lao động;
thu nhập bình quân hộ thành viên đạt trên 8,3 triệu
đồng/tháng.
(2) Thay đổi nhận thức và tập quán sản xuất;
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tay
nghề cho thành viên và người lao động
Tham gia THT, HTX, người dân vùng
DTTS&MN dần loại bỏ những phong tục lạc hậu,
khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ,
giảm được chi phí sản xuất từ 8-15%, tăng thu nhập
từ 14-18%/năm cho các hộ thành viên và người lao
động, tạo mối liên kết, hợp tác, tăng sức cạnh tranh;
Nhà nước hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị
và lao động nông thôn có khả năng thích ứng với
cơ chế thị trường, kỹ thuật sản xuất, công nghệ,...;
Điển hình là các HTX thuộc các tỉnh khu vực
miền Trung Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk
Nông,...), khu vực miền núi phía Bắc (Sơn La, Lai
Châu, Lào Cai,) đã vận động, tập hợp hầu hết
người nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún tham
gia vào THT, HTX, được đào tạo cách thức sản xuất
theo tiêu chuẩn an toàn, thực hiện sản xuất gắn với
chuỗi giá trị, có hiệu quả kinh tế cao.
(3) Tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ cao vào sản xuất, tăng năng xuất
lao động, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao
Thời gian qua, các HTX vùng DTTS&MN đã
tích tụ, tập trung được hơn 1 triệu hecta đất để sản
xuất quy mô lớn, hiệu quả hơn; một số tỉnh phát
triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô
lớn phục vụ chế biến và xuất khẩu, điển hình như
ở Sơn La, Gia Lai, Phú Yên... nhiều xã đạt chuẩn
NTM, trong đó HTX là đơn vị chủ trì xây dựng
cánh đồng mẫu lớn, thực hiện tốt công tác dồn điền
đổi thửa, sắp xếp, bố trí sản xuất cho thành viên....,
nhiều HTX vùng DTTS&MN đã đầu tư đổi mới
công nghệ, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, năng suất
lao động tăng 3-5 lần; một số HTX sử dụng công
nghệ thông tin vào công tác quản lý, tiếp cận thị
trường, xúc tiến thương mại. Điển hình như HTX
Arterria Vĩnh Châu, tỉnh Bạc Liêu sản xuất và tự
chế biến thức ăn cho cá dưới dạng trứng Arterria để
tiêu thụ và xuất khẩu; HTX Vạn Hoa, tỉnh Lào Cai
đã tập trung lực lượng nhà nông, nhà khoa học, nhà
doanh nghiệp và nhà nước nhằm hỗ trợ, tổ chức cho
thành viên sản xuất rau, hoa quả, giống cây trồng,
vật nuôi có chất lượng cao, giá thành hạ thông qua
việc chuyển giao cho thành viên các tiến bộ khoa
học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.
(4) Liên kết giữa các hợp tác xã, giữa hợp tác
xã với các doanh nghiệp để sản xuất gắn với chuỗi
giá trị
Nhiều HTX vùng DTTS&MN thực hiện liên
kết với THT, doanh nghiệp (tập đoàn kinh tế như
Lavifood, TH True milk, Tín Thành, Đồng Giao,)
và liên kết với nhau thông qua ứng trước vật tư,
nguyên liệu cho sản xuất, cung ứng giống cây trồng
vật nuôi, tạo vùng nguyên liệu tập trung cung ứng
cho các nhà máy, cơ sở sản xuất; ứng dụng công
nghệ mới vào sản xuất, xử lý môi trường; tiêu thụ
sản phẩm, tạo vốn cho phát triển sản xuất, kinh
doanh góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông
nghiệp vùng DTTS&MN. Điển hình như các HTX
tại tỉnh Sơn La, Bắc Giang đã liên kết với các doanh
nghiệp tạo thành chuỗi cung ứng các loại quả an
toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, một số sản phẩm đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu như xoài tượng da xanh của
HTX nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc, tỉnh Sơn La,
sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn 14,4ha cây xoài,
đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang thị
trường Trung Quốc, thị trường Úc, doanh thu năm
sau cao hơn năm trước (năm 2017 đạt gần 1,5 tỷ
đồng, năm 2018 đạt 2,7 tỷ đồng, năm 2019 đạt 3 tỷ
CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
4 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
đồng, năm 2020 đạt 4,6 tỷ đồng).
(5) Góp phần phát triển kết cấu hạ tầng nông
thôn, giữ gìn bản sắc dân tộc vùng dân tộc thiểu số
và miền núi
Hầu hết, các HTX trích một phần tài chính tích
lũy từ phần lãi để xây dựng công trình kết cấu hạ
tầng nông thôn như đường giao thông, đường điện,
hệ thống kênh mương thuỷ lợi, trường học, nhà trẻ,
trạm y tế, nhà văn hoá,...; các thành viên HTX góp
công sức và vật liệu, hỗ trợ phương tiện vận tải, vật
liệu để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông
thôn. Nhiều HTX phát triển sản phẩm OCOP 3 sao,
4 sao gắn với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số
và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như
các HTX du lịch cộng đồng, du lịch homestay ở tỉnh
Lào Cai, Sơn La..., kết hợp du lịch với mô hình sản
xuất sản phẩm truyền thống như thuốc tắm truyền
thống, thổ cẩm, tinh dầu, vừa mang lại lợi ích KT-
XH, vừa góp phần bảo tồn và phát huy những giá
trị văn hoá độc đáo của các làng nghề truyền thống.
(6) Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế, giảm
nghèo bền vững
Các HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp
vùng DTTS&MN góp phần phát triển ngành nghề
và dịch vụ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn. Đóng góp trực tiếp của
khu vực kinh tế tập thể, HTX vùng DTTS&MN vào
phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng,
tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống của người
dân; Góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, trật tự
xã hội, bảo vệ biên giới, chủ quyền quốc gia, bảo
vệ môi trường, gắn với phát triển bền vững, như
HTX môi trường, HTX nước sạch, HTX y tế, HTX
trường học, HTX lâm nghiệp,...; Các HTX thuỷ hải
sản còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
bảo vệ chủ quyền, biển đảo của nước ta. Trong một
số lĩnh vực, HTX tạo thêm nhiều ngành nghề, phát
triển kinh doanh tổng hợp, giải quyết nhu cầu, lợi
ích chính đáng của thành viên và người lao động
như đóng bảo hiểm xã hội, thực hiện tốt công tác
an toàn vệ sinh lao động,... tinh thần hợp tác, tương
thân, tương ái, đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
dân vùng DTTS&MN.
Như vậy, phát triển kinh tế tập thể, HTX có vai
trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội và xây dựng NTM vùng DTTS&MN. Tại Kết
luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính
trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể, HTX khẳng định: “Khu vực
kinh tế tập thể, HTX, nhất là những năm gần đây
có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng,...
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm,
tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo cho các thành
viên, góp phần xây dựng NTM, bảo đảm an sinh, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định
vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể,
HTX trong nền kinh tế quốc dân”. Thực tiễn, việc
xây dựng NTM vùng DTTS&MN thời gian qua cho
thấy, phát triển kinh tế tập thể, HTX là một tiêu chí
quan trọng trong các tiêu chí xây dựng NTM (tiêu
chí số 13) và có liên quan mật thiết đến các tiêu
chí còn lại như: giảm nghèo, thu nhập, môi trường,
khoa học, công nghệ;.... là yếu tố và động lực cơ
bản góp phần tạo nền tảng thúc đẩy quá trình xây
dựng NTM, là nòng cốt trong việc thực hiện các
mô hình sản xuất theo quy hoạch; thực hiện tiêu chí
nâng cao thu nhập cho nông dân; triển khai các đề
án, dự án trong xây dựng NTM; phát huy vai trò của
các thành viên HTX trong thực hiện các tiêu chí xây
dựng NTM vùng DTTS&MN.
Tuy nhiên, phát triển kinh tế tập thể, HTX vùng
DTTS&MN thời gian qua có một số hạn chế: (1)
Công tác tổ chức, quản lý điều hành các HTX chưa
bắt kịp những thay đổi của thị trường; (2) Thiếu
vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém; năng
lực tiếp cận thị trường còn yếu; hiệu quả hoạt động
còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng và
lợi thế sẵn có; (3) Thiếu chủ động liên kết, hợp tác
trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nguyên
nhân chủ yếu là do: (1) Cơ sở hạ tầng, giao thông
yếu kém, khó phát triển sản xuất tập trung, địa bàn
chia cắt; (2) Nhận thức về phát triển kinh tế tập thể,
HTX của một bộ phận cán bộ, người dân chưa đầy
đủ; tư tưởng, tập quán sản xuất nhỏ của bộ phận
người dân vùng DTTS&MN chưa thay đổi nhiều;
(3) Chưa có chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển
kinh tế tập thể, HTX vùng DTTS&MN, thiếu nguồn
lực thực hiện các chính sách.
5. Thảo luận
Thời gian tới, chúng ta cần tập trung nghiên
cứu, giải quyết một số vấn đề khó khăn căn bản
của các HTX vùng DTTS&MN trong thời gian qua,
đó là hình thức sản xuất và thị trường tiêu thụ
Từ đó, đề xuất phương hướng, mục tiêu, giải pháp
phát triển kinh tế tập thể, HTX, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới vùng
DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 như sau:
- Phương hướng: Khai thác tiềm năng, lợi thế
so sánh, huy động mọi nguồn lực, đầu tư phát triển
mạnh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó
kinh tế tập thể, HTX là động lực phát triển kinh tế
- xã hội bền vững; phát triển kinh tế tập thể, HTX
vùng DTTS&MN nhanh và hiệu quả; đa dạng về
loại hình, hình thức hợp tác; sản xuất gắn với chuỗi
giá trị, góp phần tích c