Phát triển kinh tế tư nhân có trái với nguyên tắc xóa bỏ chế độ tư hữu không

Theo quan điểm mácxít, mỗi hình thái kinh tế-xã hội có một cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định bao gồm “toàn bộ những quan hệ sản xuất” hợp thành cơ cấu kinh tế của nó. Bản chất của cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị. Cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản gồm nhiều kiểu quan hệ sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, nhưng bản chất của nó được quy định bởi sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội đều nằm trong tay giai cấp tư sản; kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu. Sự khác nhau giữa cơ sở hạ tầng kinh tế của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản không phải ở chỗ trong chủ nghĩa tư bản chỉ có duy nhất thành phần kinh tế tư bản tư nhân và trong chủ nghĩa xã hội chỉ thuần túy tồn tại kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Ở thời kỳ đầu của chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại nhiều kiểu quan hệ sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, nhưng sở hữu công cộng phải bao quát những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội và thành phần kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Như vậy, khi ta nói đến chế độ tư hữu thì không có nghĩa là là trong đó chỉ có kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân. Cần phân biệt chế độ tư hữu với hình thức sở hữu tư nhân. Chế độ tư hữu là một hệ thống kinh tế, trong đó hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất giữ vai trò thống trị, các hình thức sở hữu khác là thứ yếu. Tương tự như vậy, khi nói chế độ công hữu thì không phải là toàn bộ tư liệu sản xuất, mà chỉ có những tư liệu sản xuất chủ yếu là thuộc về sở hữu công cộng mà thôi. Tại sao phải xóa bỏ chế độ tư hữu? Vấn đề này có tầm quan trọng như thế nào mà C. Mác và Ph. Ăngghen phải nói: “Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xóa bỏ chế độ tư hữu” ? (1). Như ta đã biết, chế độ tư hữu luôn luôn gắn liền với việc một thiểu số chiếm hữu tư liệu sản xuất của xã hội và đa số thì không có tư liệu sản xuất. Lịch sử phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản cho ta khẳng định điều đó. Khi một thiểu số nắm trong tay những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì cũng có nghĩa là nó nắm được quyền thống trị về kinh tế và trở thành giai cấp thống trị về kinh tế . Khi một giai cấp đã thống trị trong lĩnh vực kinh tế, thì sớm muộn nó sẽ giành được quyền thống trị về chính trị và tư tưởng; nó sẽ có địa vị kinh tế, chính trị đối lập với đại đa số nhân dân lao động. Vì thế, chế độ tư hữu tất yếu gắn liền với tình trạng bóc lột, áp bức, bất công trong xã hội, là nguồn gốc sinh ra đối kháng giai cấp, đấu tranh giai cấp, bạo lực và chiến tranh. Do đó, xóa bỏ chế độ tư hữu là một trong những nguyên tắc của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khi nghiên cứu mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “Sự tách rời giữa một bên là những tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay nhà tư bản, và bên kia là những người sản xuất bị đẩy đên chỗ không còn sở hữu gì nữa ngoài sức lao động của mình, đã hoàn thành. Mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội và sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa biểu hiện ra thành sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản (2) .

doc6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2644 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân có trái với nguyên tắc xóa bỏ chế độ tư hữu không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN CÓ TRÁI VỚI NGUYÊN TẮC XÓA BỎ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU KHÔNG? PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng (Đăng trong Tạp chí Lý luận chính trị số 11 tháng 11-2002, tr. 80-83) Trước đây ở các nước xã hội chủ nghĩa đã từng có một thời kỳ nhầm lẫn đáng tiếc là đồng nhất cơ sở hạ tầng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, đồng nhất việc xóa bỏ chế độ tư hữu với việc xóa bỏ mọi hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, kể cả sở hữu của cá nhân của gia đình người lao động. Hiện nay, khi Đảng ta có chủ trương phát triển kinh tế tư nhân thì về mặt thực tiễn, không ai phủ nhận vai trò không thể thiếu được của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân, nhưng về mặt lý luận vẫn còn có nhiều vướng mắc. Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng ta cần làm rõ: Thế nào là chế độ tư hữu, chế độ công hữu? Tại sao phải xóa bỏ chế độ tư hữu và biện pháp đúng đắn để xóa bỏ chế độ tư hữu là gì ? Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân có mâu thuẫn với nguyên tắc xóa bỏ chế độ tư hữu không ? Theo quan điểm mácxít, mỗi hình thái kinh tế-xã hội có một cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định bao gồm “toàn bộ những quan hệ sản xuất” hợp thành cơ cấu kinh tế của nó. Bản chất của cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị. Cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản gồm nhiều kiểu quan hệ sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, nhưng bản chất của nó được quy định bởi sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội đều nằm trong tay giai cấp tư sản; kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu. Sự khác nhau giữa cơ sở hạ tầng kinh tế của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản không phải ở chỗ trong chủ nghĩa tư bản chỉ có duy nhất thành phần kinh tế tư bản tư nhân và trong chủ nghĩa xã hội chỉ thuần túy tồn tại kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Ở thời kỳ đầu của chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại nhiều kiểu quan hệ sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, nhưng sở hữu công cộng phải bao quát những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội và thành phần kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Như vậy, khi ta nói đến chế độ tư hữu thì không có nghĩa là là trong đó chỉ có kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân. Cần phân biệt chế độ tư hữu với hình thức sở hữu tư nhân. Chế độ tư hữu là một hệ thống kinh tế, trong đó hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất giữ vai trò thống trị, các hình thức sở hữu khác là thứ yếu. Tương tự như vậy, khi nói chế độ công hữu thì không phải là toàn bộ tư liệu sản xuất, mà chỉ có những tư liệu sản xuất chủ yếu là thuộc về sở hữu công cộng mà thôi. Tại sao phải xóa bỏ chế độ tư hữu? Vấn đề này có tầm quan trọng như thế nào mà C. Mác và Ph. Ăngghen phải nói: “Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xóa bỏ chế độ tư hữu” ? (1). Như ta đã biết, chế độ tư hữu luôn luôn gắn liền với việc một thiểu số chiếm hữu tư liệu sản xuất của xã hội và đa số thì không có tư liệu sản xuất. Lịch sử phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản cho ta khẳng định điều đó. Khi một thiểu số nắm trong tay những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì cũng có nghĩa là nó nắm được quyền thống trị về kinh tế và trở thành giai cấp thống trị về kinh tế . Khi một giai cấp đã thống trị trong lĩnh vực kinh tế, thì sớm muộn nó sẽ giành được quyền thống trị về chính trị và tư tưởng; nó sẽ có địa vị kinh tế, chính trị đối lập với đại đa số nhân dân lao động. Vì thế, chế độ tư hữu tất yếu gắn liền với tình trạng bóc lột, áp bức, bất công trong xã hội, là nguồn gốc sinh ra đối kháng giai cấp, đấu tranh giai cấp, bạo lực và chiến tranh. Do đó, xóa bỏ chế độ tư hữu là một trong những nguyên tắc của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khi nghiên cứu mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “Sự tách rời giữa một bên là những tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay nhà tư bản, và bên kia là những người sản xuất bị đẩy đên chỗ không còn sở hữu gì nữa ngoài sức lao động của mình, đã hoàn thành. Mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội và sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa biểu hiện ra thành sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản (2) . Thực chất của mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản mà các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã vạch ra trên đây là mâu thuẫn giữa một mặt: lực lượng sản xuất, hoạt động sản xuất ngày càng được xã hội hóa cao (tính chất xã hội của sản xuất) và mặt khác: tư liệu sản xuất, và do đó, sản phẩm làm ra lại thuộc về một thiểu số nhà tư bản (hình thức chiếm hữu tư bản chủ nghĩa). Ở Mỹ và nhiều nước tư bản phát triển, một doanh nghiệp tư bản có thể có tới mấy trăm nghìn người lao động, thậm chí có doanh nghiệp có trên một triệu người lao động. Lợi tức do những doanh nghiệp này tạo ra mỗi năm có thể lên tới mấy tỷ đô la Mỹ. Theo số liệu của Bách khoa toàn thư Encarta 2001 của Microsoft, 500 doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ với gần 29 triệu người lao động đã tạo ra lợi tức trên 445 tỷ USD/năm. Mặc dù, trong thời gian gần đây, nhiều con số ma về lợi tức của các doanh nghiệp Mỹ đã bị phanh phui, nhưng dù sao số liệu nêu ra trên đây cũng cho ta thấy một khoản lợi nhuận kết sù do hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân lao động Mỹ tạo ra phần lớn được bỏ vào túi một thiểu số những người chủ doanh nghiệp Mỹ. Vì thế chúng ta không có gì ngạc nhiên khi thấy những nhà doanh nghiệp thành đạt Mỹ có gia tài kếch sù, thí dụ, Bill Gates, người sáng lập ra hãng Microsoft trong một thời gian ngắn đã trở thành người giàu nhất nước Mỹ, với gia tài trên 100 tỷ USD. Cách mạng xã hội chủ nghĩa đặt ra nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn nói trên bằng việc xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu. Tuy nhiên, việc nhận thức và giải quyết không đúng mâu thuẫn này đã làm cho mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũ bị biến dạng và rơi vào một mâu thuẫn khác. Việc thủ tiêu chế độ tư hữu bị đồng nhất với việc thủ tiêu hình thức sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất và mọi hình thức kinh doanh có tư hữu, với việc công hữu hóa, tập thể hóa mọi tư liệu sản xuất. Nếu trong chủ nghĩa tư bản, sở hữu và lao động tách rời nhau, người sở hữu không lao động, còn người lao động không có sở hữu, thì trong chủ nghĩa xã hội đáng lẽ phải làm cho sở hữu và lao động gắn liền với nhau; nhưng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây việc giải quyết mâu thuẫn đó lại làm cho sở hữu và lao động tách rời nhau theo một cách khác còn tệ hại hơn trong chủ nghĩa tư bản. Tư liệu sản xuất bị tách khỏi người lao động và biến thành sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể; vì sở hữu sở hữu nhà nước và tập thể không gắn bó với người lao động và không được quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả nên người lao động, kể cả người quản lý cũng thờ ơ với sở hữu; tư liệu sản xuất của nhà nước và tập thể biến thành tài sản vô chủ. Việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản tất yếu đòi hỏi phải xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu. Tuy nhiên, xóa bỏ chế độ tư hữu không phải được thực hiện bằng con đường nhà nước hóa, tập thể hóa (công hữu hóa) tất cả tư liệu sản xuất, mà phải bằng con đường xã hội hóa sở hữu về tư liệu sản xuất. Theo chúng tôi có thể sử dụng thuật ngữ “xã hội hóa sở hữu” (thay cho các thuật ngữ công hữu hóa trước) coi đó là phương thức xóa bỏ chế độ tư hữu. Xã hội hóa sở hữu không phải là công hữu hóa, cũng không phải là tư nhân hóa, mà là đa dạng hóa các hình thức sở hữu, làm cho sở hữu ngày càng gắn liền với người lao động. Xã hội hóa không chỉ thể hiện ở quyền sở hữu mà cả ở quyền quản lý và sử dụng nữa. Như vậy, chủ trương đổi mới của Đảng ta là phát triển một nền kinh tế nhiều thành với nhiều hình thức sở hữu và nhiều hình thức kinh doanh với mục đích làm cho sở hữu gắn liền với người lao động với nhiều hình thức đa dạng: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cổ phần, sở hữu tư nhân, sở hữu của cá nhân người lao động, v.v., là cách giải quyết đúng đắn đối với mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản và hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc xóa bỏ chế độ tư hữu của chủ nghĩa Mác-Lênin. Bản chất của chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu là xóa bỏ một chế độ kinh tế, trong đó một thiểu số người nắm tư liệu sản xuất dùng nó để bóc lột, nô dịch đa số những người lao động làm thuê. Điều này đã được C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” (3) . Theo chúng tôi, cần phân biệt tư hữu với sở hữu của cá nhân, gia đình người lao động. Khi nói đến tư hữu là nói đến hình thức kinh tế trong đó người sở hữu sử dụng tư liệu sản xuất làm phương tiện bóc lột sức lao động của người làm thuê. Còn sở hữu của cá nhân, gia đình người lao động là sở hữu gắn liền với lao động, không bóc lột, do đó nó không phải là đối tượng xóa bỏ của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản” (4) . Như vậy, xóa bỏ chế độ tư hữu không có nghĩa là xóa bỏ tất cả mọi hình thức kinh doanh có sở hữu cá nhân, mà chỉ làm cho chúng không còn giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế quốc dân. Thiết lập chế độ công hữu không có nghĩa là công hữu hóa mọi tư liệu sản xuất, mà chỉ làm cho sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối chiều hướng phát triển của các thành phần kinh tế khác. Mục đích của xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu là thiết lập quyền làm chủ của nhân dân lao động đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; đa dạng hóa các hình thức sở hữu, không để tư liệu sản xuất tập trung trong tay một thiểu số, làm cho tư liệu sản xuất gắn bó hơn với người lao động, làm cho người lao động thật sự quan tâm hơn đến tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng “ăn cơm chúa múa tối ngày”, hoặc “cha chung không ai khóc”. Mặt khác, xã hội hóa sở hữu không phải là tư nhân hóa. Bởi vì, nếu biến đại bộ phận tư liệu sản xuất của xã hội thành sở hữu tư nhân thì sở hữu tư nhân sẽ chiếm địa vị thống trị trong xã hội và tình trạng bóc lột, áp bức, thống trị giai cấp sẽ khôi phục trở lại. Do đó, việc xã hội hóa sở hữu phải đảm bảo yêu cầu là những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội phải thuộc về công hữu; kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân; kinh tế tư nhân dù có quan trọng đến mấy, dù có chiếm một tỷ lớn như thế nào đi nữa thì nó cũng không thể giữ vai trò chủ đạo được. Thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân không có nghĩa là thừa nhận sự tồn tại vĩnh viễn của hiện tượng người bóc lột người trong sản xuất kinh doanh. Mục đích của chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ bóc lột, áp bức, bất công, nên việc phát triển kinh tế tư nhân trong chủ nghĩa xã hội phải đảm bảo nguyên tắc công bằng xã hội. Người ta thường đồng nhất kinh tế tư nhân với tình trạng bóc lột và bất công, nhưng không nhận thấy rằng kinh tế tư nhân trong chế độ công hữu, trong hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ có đặc điểm khác với kinh tế tư nhân trong chế độ tư hữu, trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Bởi vì, theo cách tiếp cận cấu trúc-hệ thống, cùng một yếu tố nhưng nằm trong những cấu trúc, hệ thống khác nhau thì những đặc điểm biểu hiện của nó cũng khác nhau. Trong hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa, khi quần chúng lao động nắm quyền làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, khi kinh tế nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo, khi tất cả các thành phần kinh tế đều đặt dưới sự quản lý thống nhất và khoa học của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì những hiện tượng tiêu cực của kinh tế tư nhân như tình trạng bóc lột, cạnh tranh không lành mạnh có thể từng bước được khắc phục; quan hệ giữa người chủ doanh nghiệp và người lao động sẽ không còn đối kháng như trong các xã hội trước và ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. --------------------- (1). C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 4, tr. 616. (2) Sdd, t. 20, tr. 377 (3) Sđd, t. 4, 617 (4) Sđd, t. 4, 615.