Phát triển một số khả năng tâm lí cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi học đọc khi đến trường phổ thông bằng trò chơi tâm vận động

1. Mở đầu Phát triển các khả năng tâm lí cần thiết để trẻ đi học ở trường phổ thông từ lâu đã được các nhà tâm lí học, giáo dục học quan tâm. Đi học là cách hiệu quả nhất để trẻ em tiếp thu kinh nghiệm xã hội, năng lực xã hội, qua đó trẻ phát triển toàn diện, thực sự trở thành Người. Đi học là để biết đọc, biết viết và tính toán, trên cơ sở đó các năng lực của con người được phát triển. Trong đó biết đọc là một khả năng quan trọng giúp trẻ em lĩnh hội tri thức, phát triển tâm lí-nhân cách. Muốn biết đọc, trẻ phải học đọc. Để học đọc có kết quả cần một số khả năng tâm lí đặc thù. Những khả năng này phát triển suốt thời kỳ trước tuổi học, nhất là tuổi mẫu giáo. Nếu được quan tâm giáo dục, chúng sẽ được phát triển tốt hơn, giúp trẻ thuận lợi hơn khi đi học. Trong nhiều cách để phát triển các khả năng tâm lí chuẩn bị cho trẻ đến trường, giáo dục tâm vận động hiện nay được quan tâm và sử dụng ngày càng nhiều hơn. Được coi là một lĩnh vực giáo dục mới, chỉ được phát triển ở các nước tiên tiến từ sau những năm 1970 trở lại đây, giáo dục tâm vận động đã chứng tỏ hiệu quả của nó trong việc phát triển các khả năng của trẻ qua nhiều nghiên cứu và ứng dụng trên trẻ em. Chú trọng đến vai trò của những trải nghiệm về cơ thể trong phát triển tâm lí, giáo dục tâm vận động có cách tiếp cận riêng để phát triển tâm lí trẻ em. Trò chơi tâm vận động là một hình thức giáo dục tâm vận động. Nó luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà tâm vận động do phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ và vì vậy có thể đạt được hiệu quả cao. Mục đích và nội dung nghiên cứu bài báo này là vận dụng lí luận tâm vận động vào việc xây dựng và thực nghiệm một hệ thống tác động giáo dục dưới hình thức trò chơi, trò chơi tâm vận động, nhằm phát triển một số khả năng tâm lí cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi, giúp trẻ thuận lợi trong học đọc khi đi học ở trường phổ thông.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển một số khả năng tâm lí cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi học đọc khi đến trường phổ thông bằng trò chơi tâm vận động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 129-137 PHÁT TRIỂN MỘT SỐ KHẢ NĂNG TÂM LÍ CẦN THIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI HỌC ĐỌC KHI ĐẾN TRƯỜNG PHỔ THÔNG BẰNG TRÒ CHƠI TÂM VẬN ĐỘNG Nguyễn Thị Như Mai Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Phát triển các khả năng tâm lí cần thiết để trẻ đi học ở trường phổ thông từ lâu đã được các nhà tâm lí học, giáo dục học quan tâm. Đi học là cách hiệu quả nhất để trẻ em tiếp thu kinh nghiệm xã hội, năng lực xã hội, qua đó trẻ phát triển toàn diện, thực sự trở thành Người. Đi học là để biết đọc, biết viết và tính toán, trên cơ sở đó các năng lực của con người được phát triển. Trong đó biết đọc là một khả năng quan trọng giúp trẻ em lĩnh hội tri thức, phát triển tâm lí-nhân cách. Muốn biết đọc, trẻ phải học đọc. Để học đọc có kết quả cần một số khả năng tâm lí đặc thù. Những khả năng này phát triển suốt thời kỳ trước tuổi học, nhất là tuổi mẫu giáo. Nếu được quan tâm giáo dục, chúng sẽ được phát triển tốt hơn, giúp trẻ thuận lợi hơn khi đi học. Trong nhiều cách để phát triển các khả năng tâm lí chuẩn bị cho trẻ đến trường, giáo dục tâm vận động hiện nay được quan tâm và sử dụng ngày càng nhiều hơn. Được coi là một lĩnh vực giáo dục mới, chỉ được phát triển ở các nước tiên tiến từ sau những năm 1970 trở lại đây, giáo dục tâm vận động đã chứng tỏ hiệu quả của nó trong việc phát triển các khả năng của trẻ qua nhiều nghiên cứu và ứng dụng trên trẻ em. Chú trọng đến vai trò của những trải nghiệm về cơ thể trong phát triển tâm lí, giáo dục tâm vận động có cách tiếp cận riêng để phát triển tâm lí trẻ em. Trò chơi tâm vận động là một hình thức giáo dục tâm vận động. Nó luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà tâm vận động do phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ và vì vậy có thể đạt được hiệu quả cao. Mục đích và nội dung nghiên cứu bài báo này là vận dụng lí luận tâm vận động vào việc xây dựng và thực nghiệm một hệ thống tác động giáo dục dưới hình thức trò chơi, trò chơi tâm vận động, nhằm phát triển một số khả năng tâm lí cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi, giúp trẻ thuận lợi trong học đọc khi đi học ở trường phổ thông. 129 Nguyễn Thị Như Mai 2. Nội dung 2.1. Các khái niệm. - Thế nào là học đọc? Đọc là quá trình nhận biết, phân biệt các kí hiệu chữ viết trong tập hợp của nó, qua đó mà hiểu được nghĩa, biết được nội dung. Đọc có thể được phát âm hoặc không được phát âm. “Chỉ khi nào đọc mà không cần phát âm, tức là chỉ cần mắt nhìn mà hiểu được ý nghĩa mới thật là biết đọc. Bài đọc thực ra là sự vật chất hóa của ngôn ngữ bên trong...” (Andrée Girolami-Boulinier). Như vậy, biết đọc tức là hiểu được ý nghĩa, nội dung của tập hợp các kí hiệu chữ viết thông qua sự nhận biết, phân biệt bằng mắt các kí hiệu này. Trẻ em không tự nhiên biết đọc, muốn đọc được trẻ phải học. Học đọc là quá trình đứa trẻ học để đọc được, biết đọc. Do đọc về bản chất là hiểu đuợc ý nghĩa của các kí hiệu chữ viết thông qua sự nhận biết, phân biệt bằng mắt (ở người bình thường) cho nên bản chất của học đọc là học để nhận biết, phân biệt các kí hiệu viết, qua đó mà nắm được ý nghĩa của chúng. Học đọc cũng như mọi quá trình học tập khác đòi hỏi những khả năng nhất định, đặc trưng. Muốn đọc trẻ phải có những khả năng này. Nếu không có chúng thì dù trẻ có thể phát âm rất giỏi các chữ, các từ, thậm chí một đoạn văn cũng không thể coi là biết đọc mà chỉ là bắt chước phát âm. Một đứa trẻ không may bị khuyết tật ở cơ quan phát âm, không nói được, nếu được dạy đúng cách, phù hợp vẫn có thể biết đọc. Những khả năng tâm lí cơ bản cần thiết để trẻ học đọc là: định hướng không gian, tri giác, tư duy, ngôn ngữ, chú ý, trí nhớ và các thái độ như thoải mái, tự tin, không lo sợ. - Thế nào là trò chơi tâm vận động? Trước hết, cần hiểu về tâm vận động. Tâm vận động là lĩnh vực quan tâm tới sự tác động qua lại giữa những chức năng tâm lí và những chức năng vận động, nhìn nhận con người một cách toàn diện về cả 3 mặt: thể chất, tình cảm-xã hội và nhận thức, từ đó giúp con người hoạt động tâm lí bình thường, thiết lập được quan hệ với người khác và với môi trường. Phạm trù tâm vận động bao gồm trong nó những yếu tố về sinh học, sinh trưởng, quan hệ qua lại với người khác, các tương tác với môi trường, sự tương hợp về tình cảm và quan hệ. Chức năng tâm vận động được tạo lập nhờ sự phối hợp hoạt động của các bình diện: hoạt động thần kinh-vận động; trương lực-cảm xúc, cảm giác-vận động và tình cảm; nhận thức; bản sắc. Bản chất là một hình thức giáo dục tâm vận động, trò chơi tâm vận động là trò chơi nhằm phát triển những chức năng tâm vận động của trẻ em, thông qua đó phát triển toàn diện tâm lí-nhân cách trẻ. 130 Phát triển một số khả năng tâm lí cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi ... Trò chơi tâm vận động có ảnh hưởng toàn diện đến sự phát triển tâm lí của trẻ. Nó giúp trẻ phát triển các khả năng về trí tuệ và tình cảm, tự tin, sẵn sàng tiếp xúc với người khác, biết thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của bản thân trong các tình huống khác nhau, có thể định hướng tốt về không gian-thời gian, có thể học tập dễ dàng. Đây cũng là những yếu tố cơ bản của sự thích ứng với cuộc sống, với xã hội. Tham gia vào các trò chơi tâm vận động, trẻ em sẽ phát triển toàn diện các khả năng cần thiết để có thể sống và học tập một cách thuận lợi. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn, cụ thể là: - Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến phạm trù tâm vận động và giáo dục tâm vận động, những vấn đề về khả năng học đọc của trẻ em, những vấn đề về trò chơi. - Phương pháp quan sát: Dự các giờ tổ chức hoạt động của giáo viên ở trường mầm non, quan sát hoạt động của trẻ ở trường mầm non để xác định thực trạng các phương pháp và biện pháp chuẩn bị cho trẻ học đọc khi đi học ở trường phổ thông. - Phương pháp điều tra: Dùng phiếu hỏi giáo viên và cha mẹ trẻ kết hợp với phỏng vấn về các cách thức giúp chuẩn bị cho trẻ học đọc khi đi học ở trường phổ thông, về nhận thức của giáo viên về trò chơi tâm vận động. - Phương pháp trắc nghiệm: Dùng trắc nghiệm REVERSAL của A.W. Edfeldt để đánh giá khả năng học đọc của trẻ được nghiên cứu nhằm xác định thực trạng của khả năng này và hiệu quả của các tác động sư phạm dưới hình thức trò chơi tâm vận động. Trắc nghiệm REVERSAL đo lường các khả năng tâm lí cần thiết cho việc học đọc của trẻ em, tiên lượng kết quả học đọc thành công ở trẻ. Kết quả trẻ đạt được khi thực hiện trắc nghiệm REVERSAL thể hiện mức độ phát triển các khả năng tâm lí cần thiết cho việc học đọc của trẻ. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên trẻ em 5-6 tuổi để xác định tính khả thi và hiệu quả của các tác động sư phạm dưới hình thức trò chơi tâm vận động đối với việc phát triển một số khả năng tâm lí cần thiết cho học đọc ở các em. Cùng với các phương pháp trên, phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lí số liệu nghiên cứu thu được. 2.3. Xây dựng các trò chơi tâm vận động nhằm phát triển ở trẻ 5-6 tuổi một số khả năng tâm lí cần thiết cho học đọc Các khả năng tâm lí cần thiết cho học đọc của trẻ có nhiều, như đã nói ở trên. Chúng tôi chỉ xây dựng các trò chơi nhằm phát triển khả năng định hướng không gian và khả năng tri giác thị giác. Sở dĩ chọn hai khả năng này vì đây là hai khả 131 Nguyễn Thị Như Mai năng quan trọng, có liên hệ mật thiết với nhau giúp trẻ có thể học đọc tốt khi đi học. Hơn nữa, để thực hiện được các trò chơi này trẻ cũng phát triển được các khả năng tâm lí cần thiết khác như chú ý, trí nhớ... Nhằm mục đích góp phần phát triển khả năng nhận biết, định hướng không gian và tri giác thị giác cho trẻ 5-6 tuổi, làm cơ sở cho trẻ học đọc thuận lợi hơn, việc xây dựng các trò chơi tâm vận động được dựa trên các cơ sở khoa học sau: Cơ sở lí luận: - Vai trò của khả năng định hướng không gian và tri giác thị giác đối với việc học đọc của trẻ em. - Vai trò của cơ thể trẻ em đối với sự phát triển khả năng định hướng không gian ở trẻ; vai trò của vận động của cơ thể đối với khả năng tri giác. - Đặc điểm phát triển khả năng định hướng không gian và tri giác thị giác ở trẻ 5-6 tuổi. - Vai trò của giáo dục tâm vận động và trò chơi tâm vận động đối với sự phát triển của trẻ em. Cơ sở thực tiễn: - Phân tích kết quả điều tra thực trạng bằng test REVERSAL cho thấy khả năng nhận ra những khác biệt về hướng và vị trí không gian của nhiều trẻ còn hạn chế, khả năng nhận ra những khác biệt về đặc điểm của đối tượng ở một số trẻ chưa tốt. Đặc biệt, trẻ gặp khó khăn trong nhận biết và phân biệt phải, trái. Những trẻ có khó khăn về các khả năng này cũng đồng thời có kết quả không cao ở những mức độ khác nhau theo đánh giá của trắc nghiệm, tức là những trẻ này được tiên lượng sẽ gặp khó khăn khi học đọc. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng. - Kết quả điều tra trên giáo viên và thực tiễn giáo dục trẻ ở trường mầm non: Các giáo viên cho rằng khả năng định hướng không gian là ít cần thiết nhất đối với khả năng học đọc (đứng thứ 11 trong 11 khả năng cần thiết cho trẻ học đọc). Vì vậy, việc phát triển khả năng định hướng không gian của trẻ thường không được coi là một nội dung có liên quan với việc phát triển khả năng học đọc của các em. Về khả năng tri giác thị giác, giáo viên mặc dù đánh giá rất cao vai trò của tri giác đối với khả năng học đọc của trẻ nhưng chưa thực sự chú ý đến việc phát triển khả năng tri giác thị giác mà chủ yếu nặng về cung cấp kiến thức. - Việc phát triển hai khả năng này ở trường mầm non được thực hiện chủ yếu trong các hoạt động chung có mục đích học tập, trong trò chơi học tập, các trò chơi khác ít được sử dụng hơn nhiều. Đối với trò chơi tâm vận động thì hầu như giáo viên không tổ chức, do chưa hiểu bản chất của trò chơi tâm vận động, chưa hiểu vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ. Nếu đâu đó có bóng dáng của trò chơi tâm vận động thì cũng là ngẫu nhiên và bị đánh đồng với trò chơi học tập hoặc trò chơi vận động. 132 Phát triển một số khả năng tâm lí cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi ... - Đối với gia đình của trẻ, mặc dù rất mong muốn con em mình sẽ học đọc tốt nhưng cha mẹ các em cũng chỉ biết dạy con nhận mặt chữ, dạy con đọc mà hầu như không sử dụng trò chơi phát triển các khả năng tâm lí cho trẻ. - Kết quả thu được về nhận thức của giáo viên về trò chơi tâm vận động và vai trò của nó là cơ sở để nhận định rằng: nếu được hiểu rõ về tâm vận động, trò chơi tâm vận động, về vai trò phát triển của nó đối với trẻ em, chắc chắn các giáo viên sẽ sử dụng hiệu quả các trò chơi này. Và vì có sự liên hệ chặt chẽ giữa trường mầm non và gia đình của trẻ, hy vọng rằng các trò chơi tâm vận động sẽ được các gia đình biết đến. Với các cơ sở khoa học nêu trên, trò chơi được xây dựng tuân theo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính mục đích; - Hoạt động, trải nghiệm bằng cơ thể; - Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi; - Phù hợp với đặc điểm về thể chất-tâm lí của trẻ; - Tính hệ thống; - Dễ thực hiện. Các trò chơi được tiến hành trong khoảng thời gian trung bình từ 15-20 phút, nhiều nhất không quá 30 phút một lần. Thời gian đầu mỗi lần cho trẻ chơi một trò chơi. Khi trẻ đã thành thạo, có thể kết hợp hai trò chơi có nội dung ngắn vào một lần. Các trò chơi được tổ chức xen kẽ với các hoạt động của trẻ ở trường mầm non, tốt nhất là vào buổi sáng. Tổ chức cho trẻ chơi thường xuyên các trò chơi này, phối hợp với các hoạt động khác một cách linh hoạt. Trẻ phải tham gia trò chơi một cách tự nguyện, hứng thú. Động viên, tạo cơ hội cho trẻ chơi nhưng không ép buộc trẻ. Khi hướng dẫn trẻ chơi phải chú ý đến đặc điểm phát triển của trẻ sao cho phù hợp, giúp trẻ hiểu được cách chơi và chơi có hiệu quả. Nếu tiến hành với nhóm trẻ có thể đưa yếu tố thi đua để kích thích, động viên trẻ chơi hào hứng hơn. 2.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm Nhằm mục đích kiểm nghiệm hiệu quả của các trò chơi tâm vận động đã xây dựng đối với sự phát triển khả năng học đọc của trẻ 5-6 tuổi, 45 trẻ ở lớp mẫu giáo số 9 trường mầm non Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội được chọn ngẫu nhiên làm nhóm thực nghiệm. Các trẻ này có khả năng học đọc đánh giá trước thực nghiệm ở cả 3 loại: tốt, học đọc được và khó học đọc bình thường. 45 trẻ ở lớp mẫu giáo lớn số 4 cùng trường được chọn làm nhóm đối chứng. Tổ chức cho trẻ ở nhóm thực nghiệm chơi liên tục trong hai tháng 51 trò chơi được xây dựng. Những trẻ ở nhóm đối chứng không được chơi những trò chơi này. 133 Nguyễn Thị Như Mai Sau hai tháng, tiến hành thực nghiệm kiểm chứng trên đồng thời cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng để đánh giá hiệu quả của các trò chơi tâm vận động đối với khả năng học đọc của trẻ được nghiên cứu. Kết quả chúng tôi thu được như sau: - Kết quả khảo sát trước thực nghiệm: Được thể hiện ở Bảng 1. Sự khác biệt về khả năng học đọc trước thực nghiệm giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, theo xu hướng nhóm đối chứng có phần tốt hơn đôi chút so với nhóm thực nghiệm, không làm ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm. Nếu như sau thực nghiệm, khả năng của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng một cách thực chất sẽ càng chứng tỏ hiệu quả của các trò chơi tâm vận động đối với sự phát triển khả năng học đọc của trẻ em. Bảng 1. Kết quả khả năng học đọc của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm Nhóm Sẽ học đọc Sẽ học đọc Khó học đọc X¯ δ tốt (Tốt) được (Được) bình thường (Kém) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Thực nghiệm 5 11,11 20 44,44 20 44,44 61,02 12,16 Đối chứng 6 13,33 30 66,66 9 20 64,11 10,6 - Kết quả sau thực nghiệm: (Bảng 2) Bảng 2. Kết quả khả năng học đọc của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm Nhóm Sẽ học đọc Sẽ học đọc Khó học đọc X¯ δ tốt (Tốt) được (Được) bình thường (Kém) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Thực nghiệm 22 48,88 17 37,77 6 13,33 72,53 11,68 Đối chứng 11 24,44 32 71,11 2 4.44 70,17 10,6 Theo Bảng 2 ta có: nhóm thực nghiệm có số trẻ khả năng học đọc tốt cao gấp đôi so với nhóm đối chứng. Giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm cũng cao hơn. Để làm rõ hơn nữa hiệu quả của các trò chơi đối với sự phát triển các khả năng tâm lí cần cho học đọc, chúng tôi so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 134 Phát triển một số khả năng tâm lí cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi ... - So sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (Bảng 3 và 4). Bảng 3. So sánh khả năng học đọc của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau tác động sư phạm Loại mức Sẽ học đọc Sẽ học đọc Khó học đọc X¯ δ tốt (Tốt) được (Được) bình thường (Kém) độ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Trước thực nghiệm 5 11,11 20 44,44 20 44,44 61,02 12,16 Sau thực nghiệm 22 48,88 17 37,77 6 13,33 72,53 11,68 Bảng 3 cho thấy: Sau khi có tác động sư phạm, được chơi các trò chơi tâm vận động, khả năng học đọc của nhóm thực nghiệm tốt hơn rõ rệt. Cụ thể: Số lượng trẻ có khả năng học đọc tốt tăng mạnh; số trẻ có khả năng học đọc kém giảm nhiều. Điểm trung bình đạt được của nhóm thực nghiệm sau tác động cao hơn so với trước thực nghiệm và cao hơn là: X¯ trước tác động - X¯ sau tác động = 11,51. Dùng hệ số t-student để kiểm định sự khác nhau của hai giá trị trung bình, tính được t = 2,51. Giá trị tới hạn của t là tα với bậc tự do f = 100 trong đó c = 0,52. Chọn α = 0,05 thì với f =100 tra bảng cho ta tα = 1,99. Vì 2,51 > 1,99 nên sự khác nhau giữa 2 giá trị trung bình là có ý nghĩa. Nói cách khác: sự tăng lên của giá trị trung bình sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm của trẻ nhóm thực nghiệm là thực chất. Từ đây, có thể nói rằng: dưới ảnh hưởng của các trò chơi tâm vận động, khả năng học đọc của trẻ nhóm thực nghiệm đã phát triển một cách thực chất. Nói cách khác, có thể nhận xét rằng: các trò chơi tâm vận động được xây dựng đã thực sự có tác dụng phát triển khả năng học đọc của trẻ em 5-6 tuổi được nghiên cứu. Về độ lệch chuẩn, sau thực nghiệm có giảm hơn trước thực nghiệm, cho nhận xét: khả năng của trẻ sau thực nghiệm đã tập trung hơn, ít phân tán hơn so với trước thực nghiệm. Để tìm hiểu chính xác hơn nữa hiệu quả của trò chơi tâm vận động với từng trẻ trong nhóm thực nghiệm, chúng tôi so sánh kết quả từng trẻ đạt được trước và sau thực nghiệm, đồng thời kết hợp với quan sát trực tiếp và có tham khảo nhận xét của giáo viên. Các thông tin thu được cho thấy: 135 Nguyễn Thị Như Mai - Tất cả trẻ (5 trẻ) trước thực nghiệm đã có khả năng học đọc đạt mức độ tốt thì sau thực nghiệm vẫn giữ ở mức độ tốt. Các trẻ này có khả năng chắc chắn, sẽ không gặp khó khăn khi học đọc. - 17 trẻ đạt mức độ tốt còn lại là những trẻ khả năng học đọc tăng lên dưới ảnh hưởng tích cực của tác động sư phạm. Xem xét kĩ những trẻ này thấy: có 4 trẻ khả năng học đọc phát triển mạnh, chuyển từ mức độ kém trước tác động sư phạm sang mức độ tốt sau tác động sư phạm. Giáo viên cho biết 4 cháu này nhận thức không tồi, đôi khi không tập trung chú ý. Như vậy, nếu trẻ có trí tuệ bình thường, được chơi các trò chơi tâm vận động phát triển khả năng khả năng học đọc thì khả năng học đọc thuận lợi sẽ tăng lên rõ rệt. - Những trẻ có kết quả không tốt trước thực nghiệm, sau thực nghiệm khả năng cũng được cải thiện đáng kể. Ngoài 4 trẻ khả năng tăng mạnh vừa kể đến ở trên, còn 10 trẻ chuyển từ mức độ kém sang mức độ sẽ học đọc được. - Còn 6 trẻ sau thực nghiệm vẫn thuộc loại khó học đọc bình thường. Quan sát quá trình chơi của trẻ thấy các cháu trên thường xuyên thực hiện không tốt các yêu cầu của trò chơi. Mặc dù đánh giá trẻ thuộc loại trung bình nhưng khi trao đổi cụ thể với các cô thì được biết những trẻ này chậm, thường xuyên nhầm lẫn các hướng không gian, nhất là phải-trái. Những trẻ này có thể cần được tác động sư phạm nhiều hơn và sớm hơn nữa. Bảng 4. So sánh khả năng học đọc của trẻ nhóm đối chứng trước và sau tác động sư phạm Loại mức Sẽ học đọc Sẽ học đọc Khó học đọc X¯ δ tốt (Tốt) được (Được) bình thường (Kém) độ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Trước thực nghiệm 6 13,33 30 66,66 9 20 64,11 10,6 Sau thực nghiệm 11 24,44 32 71,11 2 4.44 70,17 10,6 Theo Bảng 4 ta có: sau hai tháng, khả năng học đọc của trẻ nhóm đối chứng có tăng lên nhưng không nhiều như nhóm thực nghiệm. Sự phát triển về khả năng học đọc của các trẻ này theo chúng tôi là do kết quả phát triển của trẻ dưới ảnh hưởng của các tác động giáo dục của trường mầm non và của bản thân quá trình phát triển của trẻ. Nhận xét: Sau khi tiến hành tác động sư phạm bằng các trò chơi tâm vận động nhằm 136 Phát triển một số khả năng tâm lí cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi ... phát triển một số khả năng tâm lí cần thiết cho học đọc của trẻ 5-6 tuổi, ta nhận thấy: Khả năng học đọc của trẻ tăng lên rõ rệt và sự phát triển này là thực chất. 3. Kết luận Việc xây dựng các trò chơi tâm vận động phát triển một số khả năng tâm lí cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi học đọc thuận lợi khi đi học ở trường phổ thông được dựa trên định hướng cơ bản là căn cứ vào lí luận về tâm vận động và giáo dục tâm vận động, phát triển một cách hiệu quả các khả năng tâm lí cần thiết cho học đọc của trẻ. Các trò chơi này phải phù hợp với trẻ theo tiến trình phát triển tâm vận động, dễ thực hiện và thuận lợi cho việc tổ chức ở trường mầm non cũng như ở gia đình. Kết quả thực nghiệm các trò chơi tâm vận động trên trẻ đã cho thấy: Kết quả đánh giá khả năng học đọc của trẻ sau thực nghiệm đã tiến bộ hơn so với trước thực nghiệm và sự tiến bộ này là thực chất. Điều này chứng minh rằng các trò chơi tâm vận động được xây dựng đã thực sự có hiệu quả phát triển một số khả năng tâm lí cần thiết cho học đọc của trẻ em 5-6 tuổi chuẩn bị đi học ở trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Andrée Girolami- Boulinier, 2001.Comment prévenir et rééduquer l’échec scolaire. Editions du Papyrus. [2] A. De Meur, L. Staes, 1985. Psychomotricité- Education et rééducation. Editions de Boeck. Bruxelles. [3] Bucher Huguette, 2007. Dévelopement et examen psychomoteur. Masson. [4]
Tài liệu liên quan