Tóm tắt: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) của người học là một
yêu cầu tất yếu trong xu thế dạy học hiện nay và đã được các nhà trường quan tâm thực
hiện. Dạy học theo định hướng phát triển NL là quá trình dạy học hướng vào việc hình
thành và phát triển ở người học những NL cần thiết đáp ứng với yêu cầu nghề nghiệp
trong thực tiễn của họ. Trên cơ sở những kết quả thực tiễn trong việc tổ chức quá trình
dạy học môn Tâm lý học Quân sự ở Trường Đại học Thông tin liên lạc (ĐHTTLL), bài
báo góp phần làm rõ thêm quan niệm về dạy học theo định hướng phát triển của người
học, trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn cũng như đề xuất các biện pháp để nâng cao
hiệu quả dạy học phát triển NL của người học trong dạy học môn Tâm lý học ở các
trường đại học hiện nay.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực của người học trong dạy học môn Tâm lý học quân sự ở trường Đại học Thông tin Liên lạc hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC TRONG
DẠY HỌC MÔN TÂM LÝ HỌC QUÂN SỰ Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THÔNG TIN LIÊN LẠC HIỆN NAY
Ngô Hoài Phương1
Tóm tắt: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) của người học là một
yêu cầu tất yếu trong xu thế dạy học hiện nay và đã được các nhà trường quan tâm thực
hiện. Dạy học theo định hướng phát triển NL là quá trình dạy học hướng vào việc hình
thành và phát triển ở người học những NL cần thiết đáp ứng với yêu cầu nghề nghiệp
trong thực tiễn của họ. Trên cơ sở những kết quả thực tiễn trong việc tổ chức quá trình
dạy học môn Tâm lý học Quân sự ở Trường Đại học Thông tin liên lạc (ĐHTTLL), bài
báo góp phần làm rõ thêm quan niệm về dạy học theo định hướng phát triển của người
học, trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn cũng như đề xuất các biện pháp để nâng cao
hiệu quả dạy học phát triển NL của người học trong dạy học môn Tâm lý học ở các
trường đại học hiện nay.
Từ khóa: Năng lực; Dạy học phát triển năng lực; Tâm lý học quân sự; Năng lực
người học; Năng lực hoạt động quân sự;
1. Mở đầu
Trường Đại học Thông tin liên lạc nằm trong hệ thống các trường Đại học trong
nước với chức năng đào tạo học viên quân sự trình độ đại học trở thành những sĩ quan
chỉ huy, quản lý ở các đơn vị thông tin trong Quân đội; đào tạo học viên quân sự quốc
tế trình độ đại học (Lào, Campuchia) và sinh viên dân sự trình độ đại học chuyên ngành
Công nghệ Thông tin và Điện tử truyền thông cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Những năm gần đây, trước xu thế đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo
cùng với tác động mọi mặt của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Nhà trường đã không
ngừng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát
triển NL của người học. Môn học Tâm lý học quân sự (TLHQS) là môn học bắt buộc
trong chương trình đào tạo sĩ quan nhằm mục tiêu cung cấp hệ thống kiến thức, hình
thành các kỹ năng nghề nghiệp và các phẩm chất tâm lý của người sĩ quan đáp ứng chức
trách nhiệm vụ quản lý, chỉ huy sau khi ra trường. Vì vậy, qua thực tiễn đổi mới phương
pháp dạy học ở môn TLHQS theo định hướng phát triển NL của học viên (HV) ở nhà
trường, chúng tôi đã rút ra những kinh nghiệm cần trao đổi để không ngừng hoàn thiện
và phát triển phương pháp dạy học nói chung và dạy học TLH nói riêng đáp ứng thực
tiễn hiện nay.
2. Nội dung
1. ThS., Khoa KHXH&NV, Trường ĐH Thông tin liên lạc, Bộ Quốc phòng.
52
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC...
2.1. Quan niệm về năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực
người học
2.1.1. Quan niệm về năng lực
Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa về năng lực trên hai khía cạnh:
1) Những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì.
2) Khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc [8-trang 1172].
Trong đó, khả năng là: 1) Cái có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định;
2) là năng lực, tiềm lực [8-trang 882].
Trong Tuyển tập Tâm lý học, tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Năng lực là nói
tới quan hệ tác động của một con người cụ thể vào một đối tượng nào đó (kiến thức, đối
tượng lao động, quan hệ xã hội) để có một sản phẩm nhất định” [2-Trang 552].
Tâm lý học quan niệm “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính cá nhân con người,
đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động bảo đảm cho hoạt động đó nhanh chóng
đạt kết quả cao”.
Theo tác giả PGS,TS. Nguyễn Huy Vị, “Năng lực là khả năng thực hiện, mang
kiến thức đã được học áp dụng vào một hoàn cảnh cụ thể” [7 - trang 550].
Như vậy, tuy có những các tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung các quan niệm
đều thống nhất NL của cá nhân chính là tổ hợp các thuộc tính của cá nhân bảo đảm tiến
hành một cách hiệu quả hoạt động nào đó trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, các phẩm chất
tương ứng với hoạt động đó đã được chủ thể tiếp nhận từ trước.
Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng: Năng lực
chính là một thuộc tính trong nhân cách của cá nhân, bảo đảm cho họ tiến hành một
cách có hiệu quả hoạt động nào đó trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, các phẩm chất tương
ứng với hoạt động đó đã được chủ thể tiếp nhận từ trước.
2.1.2. Dạy học phát triển năng lực
Đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau về kiểu phân loại NL nên cũng có những quan
niệm không giống nhau về dạy học phát triển NL người học.
Tác giả Hồ Thị Hồng Cúc quan niệm: Dạy học phát triển năng lực là quá trình dạy
học làm cho người học biến đổi, nâng cao khả năng nhận thức, rèn luyện kĩ năng, các
thao tác tư duy và thái độ học tập lên một trình độ mới cao hơn [1, trang 232].
Dạy học phát triển năng lực là dạy học nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc
dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng NL
vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn.. [6, trang 525].
Tác giả Trần Hữu Thanh quan niệm, dạy học theo hướng phát triển NL người học
là nhằm phát huy vai trò chủ thể của người học trong hình thành và phát triển hệ thống
năng lực theo mục tiêu đào tạo đã xác định [5, tr 180-184]
Trên cơ sở tiếp cận định nghĩa về NL và quá trình tổ chức dạy học, chúng tôi quan
niệm: Dạy học phát triển NL là quá trình tổ chức dạy học nhằm giúp cho người học đạt
53
NGÔ HOÀI PHƯƠNG
được những mục tiêu được xác định trong chương trình đào tạo sau khi đã người học
hoàn thành, bảo đảm cho người học thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động nghề
nghiệp tương ứng trong thực tiễn của họ trong tương lai.
Dạy học phát triển NL người học là kiểu dạy học lấy người học làm trung tâm.
Ở đây, người học được coi như là “khách hàng” của quá trình đào tạo với các “đơn đặt
hàng” của họ chính là những cam kết được xác định một cách lượng hóa trong mục tiêu
của chương trình đào tạo. Mục tiêu của dạy học theo định hướng phát triển NL người học
là hướng vào hình thành và phát triển ở họ hệ thống kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất
nghề nghiệp tương ứng với lĩnh vực hoạt động của người học và thực tiễn, xã hội đòi hỏi
chứ không phải đào tạo những gì mà nhà trường có.
Dạy học theo định hướng phát triển NL người học có những đặc trưng chủ yếu sau:
Về mục tiêu dạy học: Được xác định trong chuẩn đầu ra (CĐR) của chương trình.
CĐR là sự tích hợp cả kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của tương ứng người học cần đạt
được với mục đích phát triển toàn diện cả năng lực và phẩm chất người học, giúp người
học vận dụng và ứng phó được các tình huống thực tiễn nghề nghiệp. CĐR sẽ quy định
trực tiếp đến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương thức kiểm tra,
đánh giá kết quả của người học.
Về nội dung dạy học: Nội dung trong và các hoạt động cơ bản dạy học được liên
kết với nhau gắn với các tình huống trong thực tiễn. Nội dung không nhất thiết phải toàn
bộ theo chương trình mà chọn lọc các nội dung chính, thiết yếu để thực hiện được CĐR
đã xác định
Về vai trò tổ chức trong dạy học: Trong dạy học theo định hướng phát triển NL,
người dạy với vai trò là trọng tài khoa học, người tổ chức, định hướng, chỉ đạo, hỗ trợ,
thúc đẩy và kiểm tra người học còn người học là nhân tố trung tâm với nhiệm vụ tự tổ
chức hoạt động nhận thức, trải nghiệm của bản thân, tự điều chỉnh, tự thúc đẩy trách
nhiệm dưới sự điều khiển của GV để đạt được mục tiêu học tập.
Về phương pháp dạy học: Người dạy sử dụng nhiều phương pháp tích cực hóa
hoạt động nhận thức, rèn luyện kỹ năng của người học kết hợp với các phương tiện hỗ
trợ của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại giúp người học được trải nghiệm,
khám phá, tìm ra và khắc sâu tri thức lĩnh hội, vận dụng trong thực tiễn, tham gia tranh
luận, phản biện để đạt tới sự tường minh của kiến thức.
Về đánh giá kết quả dạy học: Chủ yếu đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kỹ
năng đã tiếp nhận vào xử trí các tình huống thực tiễn của cuộc sống, nghề nghiệp yêu
cầu. Trong đánh giá, quan tâm sự NL sáng tạo riêng của người học.
2.2. Dạy học phát triển năng lực người học đối với môn Tâm lý học quân sự
Môn học TLHQS với mục tiêu là cung cấp cho HV hệ thống tri thức, giúp HV hiểu
biết chính xác về bản chất các hiện tượng tâm lý, các quá trình tâm lý, tâm lý học nhân
cách và các hiện tượng tâm lý trong tập thể quân nhân. Trên cơ sở đó để người học củng
cố, hình thành, phát triển các phẩm chất tâm lý của bản thân và rèn luyện các kỹ năng
54
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC...
trong đánh giá, phân tích các hiện tượng tâm lý của cá nhân, tập thể. Từ đó tiến hành các
biện pháp để xây dựng nhân cách cho bộ đội và xây dựng tập thể đơn vị thuộc quyền
của mình theo hướng tích cực, vững mạnh. Điều đó có nghĩa rằng dạy học phát triển NL
người học trong môn TLHQS là quá trình tổ chức phối hợp các hoạt động của GV và
HV nhằm đạt được các chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với chức trách
là người quản lý chỉ huy phân đội trong thực tế công tác được xác định trong mục tiêu
môn học, bảo đảm cho họ có khả năng phân tích, đánh giá chính xác nhân cách, các hiện
tượng tâm lý của tập thể xảy ra và có khả năng tiến hành được các biện pháp xây dựng
nhân cách cho quân nhân, xây dựng tập thể đơn vị vững mạnh theo chức năng, nhiệm
vụ của mình.
Từ những phân tích trên, chúng tôi quan niệm: Dạy học phát triển NL đối với môn
TLHQS là quá trình tổ chức dạy học nhằm giúp người học có được hệ thống kiến thức
căn bản về tâm lý quân nhân, tâm lý tập thể quân nhân, các kỹ năng và hệ thống thái
độ tương ứng bảo đảm cho người học hoàn thiện nhân cách cho chính bản thân và tiến
hành được các biện pháp tâm lý xã hội để xây dựng nhân cách cho từng quân nhân và
xây dựng tập thể quân nhân thuộc quyền vững mạnh.
Vì vậy, việc tổ chức quá trình dạy học theo định hướng phát triển NL người học
đối với môn Tâm lý học quân sự đòi hỏi phải xuất phát từ việc thiết kế CĐR môn học,
CĐR từng bài học, thiết kế kế hoạch giảng bài (giáo án), tổ chức quá trình lĩnh hội kiến
thức đến khâu kiểm tra đánh giá HV phải bám sát và thực hiện theo CĐR của môn học
cũng như từng bài học đã xác định. CĐR của bài học là một bộ phận và phải hướng đến
thực hiện tốt CĐR của cả môn học (học phần). Xuất phát từ CĐR của bài học để xác định
nội dung kiến thức cốt lõi, từ đó thiết kế phương án dạy học sao cho HV có thể đạt được
CĐR như đã xác định.
Về mục tiêu dạy học: Phát triển năng lực của HV xác định bằng mục tiêu tổng quát
và mục tiêu cụ thể (tương ứng với CĐR của môn học). Đó là sự tích hợp cả kiến thức,
kỹ năng và thái độ của người học. Trong đó chú trọng rèn phát triển NL vận dụng kiến
thức, kỹ năng TLHQS của HV để giải quyết các tình huống trong thực tiễn quản lý chỉ
huy bộ đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác sau này.
Về nội dung dạy học: Trên cơ sở chương trình chương trình đào tạo của nhà trường
đã xây dựng, cơ sở tài liệu, giáo trình đã có. Môn TLHQS với rất nhiều đơn vị kiến thức
nhỏ, song bộ môn tập trung vào những nội dung cốt lõi về TLHQS gắn sát với chức trách
người chỉ huy, quản lý cấp phân đội thông tin sau này. Do đó, trong xây dựng nội dung
luôn gắn với xây dựng các tình huống trong thực tiễn hoạt động quân sự, minh họa thông
qua thực tiễn để người học có sự liên kết chặt chẽ kiến thức với thực tế hoạt động quân
sự.
Về phương pháp dạy học: Trong dạy học TLHQS, chú trọng các hoạt động tổ chức
hoạt động hình thành NL cho HV, quán triệt theo phương châm “Nghe sẽ quên, nhìn thì
sẽ nhớ, còn làm thì mới hiểu”. Quá trình dạy học, các GV trong bộ môn phải sử dụng các
phương pháp tích cực như: Nghiên cứu tình huống thực tiễn, thảo luận nhóm, dạy học
55
NGÔ HOÀI PHƯƠNG
nêu vấn đề, đàm thoại truy vấn, giao nhiệm vụ tự học Phương pháp thuyết trình chủ
yếu sử dụng giải thích các đơn vị kiến thức khó và mới.
Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học theo định hướng phát triển NL chú trọng hình
thức dạy học cá nhân, song, do tính chất đào tạo theo niên chế ở đại học quân sự nên
hình thức dạy học chủ yếu tổ chức hoạt động trên lớp tập trung kết hợp với hoạt động
nhóm (theo đội hình tiểu đội) ở đơn vị. Để có các giờ dạy hoạt động học được hiệu quả,
GV thường xuyên xuống đơn vị quản lý HV để hiệp đồng với lớp học để có tổ chức lớp
học tốt.
Về đánh giá kết quả dạy học: Sử dụng kiểu đánh giá quá trình (3 lần đánh giá trong
môn học). Tập trung đánh giá năng lực nhận thức, NL vận dụng kiến thức TLHQS trong
xử lý các tình huống gắn với thực tiễn trong quản lý, chỉ huy của người cán bộ.
2.3. Những vận dụng thực tiễn trong dạy học phát triển năng lực người học đối
với môn TLHQS hiện nay
2.3.1. Thiết kế CĐR và nội dung của môn học, bài học theo hướng phát triển NL
* Thiết kế chuẩn đầu ra
Để hình thành và phát triển NL của HV trong dạy học, việc thiết kế CĐR của môn
học vừa phải mang tính tổng quát hướng đến thực hiện được mục tiêu của cả chương
trình đào tạo là vừa phải tạo ra những định lượng để xác định CĐR của từng bài học.
CĐR phải bao hàm hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ (phẩm chất) và có thể lượng
hóa được. Chẳng hạn đối với bài “Tâm lý học nhân cách quân nhân” CĐR của bài học
được thiết kế như sau:
Về kiến thức: HV hiểu rõ khái niệm nhân cách; phân tích được bản chất của nhân
cách theo quan điểm Tâm lý học Mác-xít và các yếu tố quy định đến sự hình thành, phát
triển nhân cách quân nhân; Nắm vững các biện pháp tâm lý - xã hội cơ bản nhằm hình
thành các phẩm chất nhân cách quân nhân.
Về kỹ năng: Đánh giá, phân tích đúng đắn về nhân cách quân nhân thuộc quyền;
tự rèn luyện, xây dựng nhân cách của bản thân; có khả năng vận dụng tốt các biện pháp
tâm lý vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách quân nhân theo chức trách nhiệm vụ.
Về thái độ: Đúng đắn, nghiêm túc trong quá trình tự rèn luyện, xây dựng nhân cách
của bản thân; tích cực xây dựng nhân cách cho quân nhân thuộc quyền đồng thời đấu
tranh chống các biểu hiện đánh giá tùy tiện, không dựa vào cơ sở khoa học khi xem xét,
đánh giá nhân cách của quân nhân.
Như vậy theo bảng phân loại của Bloom, CĐR đạt được ở cấp độ: Hiểu
(Comprehension), phân tích (Analysis), vận dụng (Application), đánh giá (Evaluation)
hướng đến hình thành và phát triển cho HV NL nhận thức, NL tư duy, NL vận dụng và
các phẩm chất tâm lý cần thiết theo chức trách, nhiệm vụ của họ sau khi ra trường trên
cương vị là người cán bộ quản lý, chỉ huy đơn vị bộ đội.
* Thiết kế nội dung
Trên cơ sở CĐR đã được xây dựng, việc xác định, lựa chọn thiết kế những nội
56
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC...
dung của bài học phải xuất phát từ những tình huống trong thực tiễn hoạt động quân sự
(hoặc thực tiễn của xã hội) để chuyển tải nội dung cốt lõi trong giáo trình, cung cấp đến
người học để thực hiện được mục tiêu đó. Hay nói khác đi, GV sử dụng kiến thức trong
giáo trình đã có để lý giải, phân tích, giải thích, kết luận các tình huống xảy ra trong thực
tiễn. Trong dạy học phát triển NL, nội dung phải được chọn lọc những kiến thức cốt lõi
mà người học cần có chứ không nhất thiết đầy đủ như giáo trình, tài liệu đã có.
Chẳng hạn ở bài “Tâm lý học nhân cách quân nhân”, để người học đạt được
CĐR đã xác định thì giảng viên đưa ra câu chuyện về cô bé “người rừng” H’Pnhiêng
được tốp thợ săn tìm thấy ở Campuchia dù 18 tuổi, cơ thể bình thường nhưng không thể
nói tiếng người, không giao tiếp và chẳng khác gì một động vật Từ đây người học tiếp
cận phân tích, giảng viên dùng những kiến thức căn bản trong giáo trình để giải thích.
Qua đó người học hiểu được bản chất nhân cách và các yếu tố quy định đến sự hình thành
phát triển nhân cách cũng như kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề.
2.3.2. Thiết kế kế hoạch giảng bài (giáo án) theo định hướng phát triển năng lực
Xây dựng kế hoạch giảng bài (kịch bản, giáo án) là bước cụ thể hóa của mục tiêu
và nội dung của bài học. Đây chính là ý tưởng về phương pháp trước khi lên lớp dạy của
GV và nó có vị trí vô cùng quan trọng. Kịch bản tốt sẽ có những giờ dạy học tốt và ngược
lại. Trong dạy học phát triển NL người học, kế hoạch giảng bài phải được thiết kế công
phu, chi tiết bao hàm các tình huống thực tiễn cần phân tích, nội dung cần chuyển tải,
phương pháp truyền thụ, các hoạt động cơ bản của GV và HV trên lớp.
Thiết kế trình tự giảng bài cần thể hiện như một kịch bản chi tiết với 5 cột: Nội
dung, thời gian, phương pháp của GV, phương pháp của HV, phương tiện bảo đảm.
Cột nội dung: ở cột này, chỉ nên liệt kê kiến thức mấu chốt, không phải là dàn bài
chi tiết. Săp xếp kiến thức mấu chốt theo trật tự hợp lý đảm bảo logic nhận thức và trình
tự diễn ra của hoạt động dạy.
Cột thời gian: Phân chia thời gian chủ yếu căn cứ vào mức độ cần thiết phải tổ
chức hoạt động nhận thức, rèn luyện cho người học.
Cột phương pháp của GV, HV: Ghi rõ tên của các hoạt động chủ đạo mà GV và
HV thực hiện đối với mỗi vấn đề kiến thức mấu chốt; liệt kê chi tiết các thao tác kỹ thuật
trong thực hiện hoạt động đó.
Ví dụ: Đối với phương pháp giải quyết vấn đề, các hoạt động của GV như: Nêu
vấn đề (hoặc tình huống có vấn đề); hướng dẫn HV hướng giải quyết; tổ chức điều khiển
HV trả lời; kết luận vấn đề. Các hoạt động của HV trong phương pháp này gồm: Lắng
nghe tình huống (câu hỏi); suy nghĩ, huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân;
nghiên cứu tài liệu; thảo luận với người xung quanh; trả lời câu hỏi; nghe, tranh luận;
Ghi kết luận.
Phương tiện: Liệt kê những trang bị kỹ thuật dạy học, các cơ sở vật chất được huy
động để giải quyết tương ứng với nội dung và phương pháp hoạt động ở mục đó.
Ví dụ thiết kế kế hoạch giảng bài của Bài “Tâm lý học tập thể cơ sở quân nhân”
57
NGÔ HOÀI PHƯƠNG
THỨ TỰ,
NỘI DUNG
THỜI
GIAN
PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG
TIỆNGIẢNG VIÊN HỌC VIÊN
Mở đầu 07'
Khởi động trí tuệ Khởi động
- Cho HV xem 4 bức ảnh: 1.Đám
đông, 2.Nhóm, 3.Tập thể, 4.Tập
thể quân nhân
- Quan sát có chủ ý
Máy tính,
Máy chiếu
- Đặt câu hỏi: Điều gì giống và
khác nhau trong 4 bức hình này?
- Lắng nghe câu hỏi,
tư duy và huy động
kinh nghiệm
- Tổ chức cho HV phát biểu.
- Xung phong phát
biểu, tranh luận.
- Kết luận: (Trong bài giảng)
- Dẫn vào bài: Tại sao cũng nhiều
người trong các bức hình nhưng
lại có tên gọi khác nhau? Điều gì
để phân biệt giữa chúng? Tập thể
quân nhân là kiểu tập thể gì? Mục
đích?
- Nghe, liên tưởng,
tò mò trong suy nghĩ
I. Những vấn
đề chung về
tập thể
20'
1. Khái niệm
nhóm, tập thể
20'
Tổ chức nghiên cứu khái niệm Thực hành nghiên
cứu khái niệm
a) Khái niệm
nhóm
- Lấy ví dụ các nhóm trong thực
tiễn như: Nhóm phượt, nhóm bạn
học tập, nhóm chơi xe mô tô phân
khối lớn..
- Nghe, liên tưởng
thực tế,
- Nêu câu hỏi: Từ những nhóm
trong thực tế cuộc sống, hãy cho
biết thế nào là nhóm?
- Nghe câu hỏi, suy
nghĩ, tư duy rút ra
những điểm chung
trong ví dụ đã nêu
- Tổ chức cho HV phát biểu, tranh
luận
- Phát biểu, lắng
nghe, tham gia tranh
luận, phản biện.
- Rút ra kết luận khái niệm
“Nhóm”
- Nghe, ghi kết luận
Việc thiết kế kế hoạch giảng bài đòi hỏi có sự đầu tư lớn về thời gian, sự tâm huyết
cũng như kinh nghiệm thực tiễn của từng GV trong quá trình dạy học.
58
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC...
2.3.3. Tổ chức có hiệu quả quá trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng cho người
học
Đây là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học phát triển NL của người học.
Trên cơ sở kế hoạch giảng bài đã thiết kế, GV cần tổ chức hoạt động lĩnh hội tri thức,
hoạt động rèn luyện kỹ năng, xây dựng thái độ của từng HV và tập thể HV một cách
phong phú, thiết thực. Các hoạt động hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, kiểm tra của GV
đối với HV thông qua các giờ dạy học cụ thể.
Quá trình tổ chức dạy học phát triển NL, các hoạt động GV và HV tuân theo chuỗi
các hoạt động cơ bản: 1. Khởi động; 2. Lĩnh hội; 3. Củng cố; 4. Vận dụng; 5. Mở rộng.
Trong dạy học phát triển NL người học, hoạt động khởi động là rất cần thiết để tạo
sự hứng thú, và tâm thế sẵn sàng tham gia vào lĩnh hội tri thức của người học. Để khởi
động cho một giờ học, GV cần bắt đầu từ những vấn đề đời sống tâm lý trong thực tiễn
có liên quan đến nội dung bài học, khéo léo dẫn dắt người học, tạo nên sự t