Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở

Tóm tắt. Đổi mới giáo dục phổ thông theo quan điểm phát triển chương trình nhằm hình thành phẩm chất chủ yếu và phát triển năng lực cho người học đã được quán triệt trong các văn bản pháp lí của Việt Nam ở tất cả các cấp trong đó tập trung chủ yếu vào các thông tư, quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên có một yếu tố không kém phần quan trọng đóng góp cũng như quyết định cho thành công của công cuộc đổi mới là thông qua dạy học các môn học/ lĩnh vực khoa học đó làm thế nào để góp phần phát triển năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt của học sinh. Bài báo đưa ra bối cảnh để chứng minh vì sao cần phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở (THCS), cấu trúc năng lực nghiên cứu khoa học và việc phát triển năng lực này cho học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở THCS. Đây có thể coi như là mô hình minh họa cho việc phát triển các năng lực khác thông qua các môn học/lĩnh vực khác nhau ở THCS.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0048 Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 218-226 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Hà Thị Lan Hương Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đổi mới giáo dục phổ thông theo quan điểm phát triển chương trình nhằm hình thành phẩm chất chủ yếu và phát triển năng lực cho người học đã được quán triệt trong các văn bản pháp lí của Việt Nam ở tất cả các cấp trong đó tập trung chủ yếu vào các thông tư, quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên có một yếu tố không kém phần quan trọng đóng góp cũng như quyết định cho thành công của công cuộc đổi mới là thông qua dạy học các môn học/ lĩnh vực khoa học đó làm thế nào để góp phần phát triển năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt của học sinh. Bài báo đưa ra bối cảnh để chứng minh vì sao cần phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở (THCS), cấu trúc năng lực nghiên cứu khoa học và việc phát triển năng lực này cho học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở THCS. Đây có thể coi như là mô hình minh họa cho việc phát triển các năng lực khác thông qua các môn học/lĩnh vực khác nhau ở THCS. Từ khóa: Năng lực nghiên cứu khoa học, lĩnh vực khoa học tự nhiên, cấu trúc năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển năng lực. 1. Mở đầu Phát triển chương trình môn học theo tiếp cận năng lực đã được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến tổ chức thực hiện và đạt được những thành tựu nhất định, qua đó người học được phát triển những năng lực để từ đó vận dụng vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày [5, 9,12-14]. Đi liền với việc phát triển chương trình môn học theo tiếp cận này là việc tổ chức dạy học để làm thế nào phát triển được năng lực chung và năng lực chuyên biệt thông qua dạy học môn học/lĩnh vực cũng được các nước quan tâm và tìm kiếm giải pháp thực hiện. Ở Việt Nam, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [2] đã được chuẩn bị và triển khai từ rất sớm, ngay sau Đại hội Đảng lần thứ 11 (năm 2011), và nhất là từ khi có Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [1]. Một trong những quan điểm được nhấn mạnh trong chương trình là xây dựng yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực Ngày nhận bài: 8/12/2016. Ngày nhận đăng: 18/2/2017. Tác giả liên lạc: Hà Thị Lan Hương, địa chỉ e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn 218 Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học... của học sinh phổ thông. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển những phẩm chất và năng lực chung, năng lực chuyên biệt qua môn học/lĩnh vực học của học sinh. Năng lực nghiên cứu khoa học là một trong những năng lực cốt lõi của học sinh, được hình thành và phát triển ngay từ khi học sinh bước vào tiểu học. Trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã đi theo xu hướng tích hợp từ mục tiêu, chương trình cho đến nội dung sách giáo khoa để hình thành và phát triển kĩ năng, năng lực học sinh trong đó có kĩ năng, năng lực nghiên cứu khoa học. Cụ thể, ở cấp Tiểu học đã có các môn học Tự nhiên - Xã hội ở các lớp 1, 2, 3 và môn khoa học ở lớp 4, 5 ở cấp Tiểu học với mục tiêu hình thành và phát triển kĩ năng/năng lực trong đó có kĩ năng/năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh [8]. Tuy nhiên, trong thực tế thông qua các môn học này chủ yếu thông qua dạy học theo định hướng tích hợp mới chỉ hình thành và phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho học sinh ở Tiểu học [6]; còn ở học sinh THCS các môn học được thiết kế và tổ chức dạy học theo các môn riêng mà chưa có sự tích hợp thành các lĩnh vực, mặt khác cũng chưa chú trọng đến sự phát triển năng lực trong đó có năng lực nghiên cứu khoa học của người học. Chương trình, sách giáo khoa đổi mới vẫn nhấn mạnh đến việc tích hợp cao ở các lớp học dưới nhất là bậc Tiểu học và vẫn quán triệt quan điểm xây dựng chương trình như cũ nhưng nhấn mạnh hơn là ở cấp THCS chương trình được thiết kế thành các lĩnh vực và tích hợp là quan điểm xuyên suốt trong xây dựng chương trình. Như vậy, bản thân học sinh sau khi học xong Tiểu học, năng lực nghiên cứu khoa học của các em đã được hình thành và phát triển nên khi học tiếp lên bậc THCS nếu chúng ta tiếp tục xây dựng chương trình và tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp các lĩnh vực khoa học thì chúng ta phải phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của học sinh như thế nào [7]. Bài báo đề cập đến việc phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở THCS từ việc xác định bối cảnh vì sao phát triển năng lực này cho học sinh, cấu trúc năng lực nghiên cứu khoa học cũng như tìm kiếm con đường để phát triển năng lực đó. Đây có thể coi như một mô hình minh họa cho việc phát triển các năng lực khác qua tổ chức dạy học các môn học/lĩnh vực khác nhau ở THCS. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vì sao phải phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở THCS * Bối cảnh của thế giới đã và đang tiến hành có hiệu quả việc phát triển chương trình theo định hướng phát triển năng lực của học sinh cũng như giáo dục Việt Nam đang theo định hướng đổi mới giáo dục hội nhập với thế giới Phát triển chương trình môn học theo tiếp cận năng lực được xem là việc thiết lập khung, hoặc hướng dẫn cách phát triển năng lực cho người học thông qua môn học/lĩnh vực. Cụ thể là, xuất phát từ mức độ phát triển năng lực được quy định tại chuẩn đầu ra giáo dục phổ thông để tổ chức nội dung và kinh nghiệm học tập, phương pháp và chiến lược dạy học, cách thức đánh giá việc học góp phần đáp ứng chuẩn đầu ra. Tổ chức OECD đã khuyến cáo: đổi mới chương trình được xem là hiệu quả nếu chương trình thực sự “sống” trong trường học, không chỉ còn là sự chỉ đạo của cấp Trung ương mà còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, học sinh ở địa phương. Việc phát triển chương trình môn học đã được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến thực hiện như Hoa Kỳ, Úc, NewZealand, Canada, Phần Lan, Hàn Quốc,. . . Theo kinh nghiệm của các nước, chương trình xây dựng theo định hướng phát triển năng lực người học; việc phát triển chương trình nhà trường và lập kế hoạch giáo dục nhằm thúc đầy sự tiến bộ của người học. Phát triển chương trình môn học tiếp cận năng lực gồm ít 219 Hà Thị Lan Hương nhất bốn vần đề cơ bản sau đây: (1) Xác định hoặc lựa chọn một mô hình phát triển chương trình; (2) Xác định các lí luận nền tảng về thiết kế chương trình, chẳng hạn như lí thuyết học tập, mô hình phát triển học tập, những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục; (3) Xác định các cấp độ thiết kế nội dung, mô hình tổ chức; (4) Thiết kế các hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá môn học để đảm bảo gắn kết dạy và học; phản hồi học tập; hỗ trợ phát triển năng lực,. . . Ở Việt Nam, căn cứ vào mục tiêu Nghị quyết 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [1]; chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam nhằm giúp học sinh “phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen; phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trờ thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo”. Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông mới phải hướng tới phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù liên quan đến các lĩnh vực giáo dục/môn học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà mọi học sinh đều cần có trong cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Xác định các mức độ khác nhau của mỗi năng lực tương thích với từng cấp học và lĩnh vực giáo dục/môn học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tạo điều kiện để học sinh được phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần. Đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. * Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên là một trong 8 lĩnh vực nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mới góp phần hình thành và phát triển năng lực trong đó có năng lực tìm hiểu khám phá thế giới tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống Do nhiều nguyên nhân, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa được xây dựng như một chỉnh thể thống nhất. Biểu hiện rõ nhất là chương trình mỗi cấp học được xây dựng riêng rẽ, cắt khúc do chưa xây dựng một chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Tính liên thông giữa các cấp bậc học giữa giáo dục phổ thông với các hệ thống khác trong giáo dục quốc dân chưa được chú ý đúng mức, chưa tạo điều kiện cho việc học suốt đời. Khắc phục điểm yếu của chương trình cũ, chương trình phổ thông mới xác định các lĩnh vực giáo dục; mỗi lĩnh vực liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với một nhóm môn học, vấn đề, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Chương trình phổ thông mới xác định nội dung cốt lõi của giáo dục phổ thông trong từng lĩnh vực giáo dục và phân chia vào các môn học theo từng cấp học phù hợp với chuẩn đầu ra, làm căn cứ cho việc biên soạn sách giáo khoa, dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục. Chương trình dự kiến bao gồm có 8 lĩnh vực trong đó có lĩnh vực Khoa học Tự nhiên [11]. Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên dùng để chỉ một phạm vi nghiên cứu về các quy luật chung của thế giới tự nhiên (tương tác, vận động, phát triển và tiến hoá); vai trò của khoa học đối với sự phát triển xã hội; sử dụng và khai thác thiên nhiên một cách bền vững. Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên được thực hiện chủ yếu thông qua một số môn học: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Toán học, Địa lí, Tin học có nội dung liên quan với nhau, bổ sung cho nhau. Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán) và năng lực chuyên biệt môn học (năng lực tìm hiểu, khám phá khoa học tự nhiên; năng lực thực nghiệm; năng lực giải quyết vấn đề) để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, ứng xử với phù hợp với tự nhiên và trong các mối quan hệ xã hội. Như vậy, thông qua việc tổ chức dạy học môn học thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên hay lĩnh vực Khoa học Tự nhiên có thể 220 Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học... hình thành và phát triển ở người học năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt cho học sinh ở các cấp học trong đó có cấp THCS, trong đó đặc biệt là năng lực nghiên cứu khoa học. Vậy cần phải tìm hiểu năng lực nghiên cứu khoa học là gì và vì sao thông qua lĩnh vực Khoa học Tự nhiên có thể phát triển năng lực này cho học sinh THCS. * Năng lực nghiên cứu khoa học là một trong những năng lực chuyên biệt cần được hình thành phát triển cho học sinh phổ thông qua lĩnh vực Khoa học Tự nhiên ở trường THCS Có nhiều quan niệm khác nhau về nghiên cứu khoa học như: Nghiên cứu khoa học là nơi đối chiếu giữa những tiền giả định lí thuyết và thực tế như nó được cảm nhận (Lefrancois, 1991); Nghiên cứu khoa học là xem xét kĩ vấn đề, giải quyết vấn đề và đưa ra kết luận về vấn đề (Từ điển tiếng Việt, 2015); Nghiên cứu khoa học được mô tả như một quá trình giải quyết vấn đề có liên quan đến nhiều kĩ năng (Klahr, 2000),. . . Dựa trên những quan điểm trên có thể thấy rằng: nghiên cứu khoa học là những hoạt động để tìm tòi, triển khai giải quyết vấn đề để đạt mục đích và mục tiêu nghiên cứu. Năng lực khoa học được thể hiện qua việc học sinh có kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức để nhận ra các vấn đề khoa học, giải thích các hiện tượng khoa học và rút ra các kết luận trên cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa học; Hiểu những đặc tính của khoa học như một dạng tri thức của loài người và là hoạt động tìm tòi, khám phá của con người; Nhận thức được vai trò của khoa học; Sẵn sàng tham gia như một công dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học vào giải quyết các vấn đề liên quan. Như vậy, cấu trúc của năng lực khoa học gồm 3 hợp phần chính: (1) Năng lực nhận thức khoa học đề cấp đến các kiến thức, hiểu biết về thế giới tự nhiên được thể hiện qua các môn khoa học như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất và không gian,... (2) Năng lực nghiên cứu khoa học và (3) Giá trị, đạo đức khoa học [9]. Năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông - một hợp phần của năng lực khoa học - là sự vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học để giải quyết các vấn đề khoa học trong một bối cảnh nhất định qua đó đạt được mục đích nghiên cứu là tạo ra và công bố sản phẩm trong quá trình học tập. Tuy nhiên, hiện nay năng lực nghiên cứu khoa học mặc dù hay được đề cập trong việc dạy học cho học sinh nhưng làm thế nào để phát triển được năng lực cho người học còn gặp nhiểu khó khăn và hạn chế. Như trên đã phân tích, lĩnh vực Khoa học Tự nhiên góp phần phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh THCS trong đó có năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh. Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên được tích hợp bao gồm chủ yếu kiến thức, kĩ năng của các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, có thể có phần Địa lí tự nhiên trong môn Địa lí và các vấn đề toàn cầu như: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sức khoẻ sinh sản...; có mục tiêu chung, có một số chủ đề chung, kĩ năng chung. Môn học này vẫn giữ tính đặc thù của Vật lí, Hoá học, Sinh học. Chẳng hạn, phân môn Vật lí có các nội dung: lực và chuyển động, nhiệt năng và cuộc sống, điện và từ tính...; phân môn Hoá học có các nội dung: chuyển động phân tử và sự biến đổi trạng thái, sự cấu thành của vật chất, đặc tính của chất...; phân môn Sinh học có: quang hợp, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, kích thích và phản ứng, di truyền và tiến hoá; phân môn Địa lí tự nhiên có: Trái Đất và sự biến đổi bề mặt Trái Đất, thành phần và sự tuần hoàn của thuỷ quyển, khí quyển và cuộc sống, hệ Mặt Trời, khám phá không gian và phát triển khoa học vũ trụ... Tuy nhiên, ở những kiến thức giống nhau và gần nhau cũng như những kĩ năng chung được xây dựng thành những chủ đề mang tính tích hợp dưới dạng các chủ đề. Các chủ đề này có thể được dạy xen kẽ trong quá trình thực hiện chương trình hoặc xây dựng thành một tài liệu giáo khoa riêng và dùng dạy học ở cuối mỗi lớp. Chình vì vậy thông qua lĩnh vực này có cơ hội phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh. 221 Hà Thị Lan Hương 2.2. Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực Khoa học Tự nhiên ở THCS 2.2.1. Cấu trúc năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực Khoa học Tự nhiên ở THCS Như đã phân tích ở trên, năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông là sự vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học để giải quyết các vấn đề khoa học trong một bối cảnh nhất định qua đó đạt được mục đích nghiên cứu là tạo ra và công bố sản phẩm trong quá trình học tập. Vậy năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông bao gồm các thành tố sau [3]: - Tìm hiểu, khám phá vấn đề, đưa ra câu hỏi nghiên cứu. - Đề xuất giả thuyết; - Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nghiên cứu; - Xử lí, phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận; - Đánh giá; - Truyền thông và công bố kết quả nghiên cứu. Chúng tôi đã dựa vào các thành tố trên để đưa ra bảng chuẩn đầu ra của năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh THCS (Bảng 1). Bảng 1. Chuẩn đầu ra của năng lực nghiên cứu khoa học Thành tố Tiêu chí/Hành vi Tìm hiểu khám phá vấn đề, đưa ra câu hỏi nghiên cứu - Phân tích bối cảnh - Phát hiện ra vấn đề nghiên cứu - Đặt câu hỏi nghiên cứu Đề xuất giả thuyết - Thu thập thông tin, xử lí (kết nối, lựa chọn sắp xếp,. . . ) thông tin - Đề xuất giả thuyết - Dự đoán kết quả dựa trên những hiểu biết khoa học Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nghiên cứu - Lập kế hoạch làm việc cá nhân - Lập kế hoạch làm việc nhóm - Thực hiện kế hoạch nghiên cứu Xử lí, phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận - Xử lí số liệu đã thu thập - Phân tích dữ liệu - Đưa ra kết luận khoa học Đánh giá - Giám sát toàn bộ kế hoạch nghiên cứu - Điều chỉnh hành động trong quá trình thực hiện nghiên cứu - Tự phê phán quá trình tư duy bản thân - Vận dụng vào tình huống nghiên cứu mới Truyền thông và công bố kết quả nghiên cứu - Công bố kết quả nghiên cứu - Đưa ra khuyến nghị trong tổ chức thực hiện nghiên cứu 2.2.2. Quy trình phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực Khoa học Tự nhiên ở THCS Như chúng tôi đã nêu ra ở trên, chúng ta đã xây dựng được cấu trúc của năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm các thành tố và các tiêu chí. Vậy thông qua dạy học lĩnh vực Khoa học Tự nhiên chúng ta có thể phát triển năng lực nghiên cứu khoa học như thế nào? Và mô hình chúng tôi 222 Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học... đưa ra dưới đây có thể giúp cho việc phát triển năng lực nghiên cứu khoa học qua nội dung lĩnh vực Khoa học Tự nhiên ở THCS như sau: * Xây dựng các mạch nội dung thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, các chủ đề nội dung Việc xây dựng các mạch nội dung chúng tôi vận dung theo mô hình 8+1 của Hoa Kỳ, với quan niệm thế giới tự nhiên vận động và tồn tại theo 8 nguyên lí chung nhất: - Vật chất đều được cấu tạo bởi các nguyên tử và các nguyên tử gồm các hạt. - Tế bào là đơn vị cơ bản của sinh vật. - Sóng điên từ tỏa khắp thế giới của chúng ta. - Tiến hóa: các hệ đều tiến hóa và thay đổi theo thời gian theo các quy luật nhất định - Các yếu tố cấu trúc của một hệ luôn chuyển động và tương tác nhau bởi các lực. - Khi tương tác với nhau, các phần của một hệ trao đổi năng lượng và vật chất. - Các khái niệm vật lí như năng lượng, khối lượng có thể được dự trữ và biến đổi nhưng nó luôn được bảo toàn (không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi). - (+1) là năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh THCS. Sau đó mỗi mạch nội dung chúng ta có thể xây dựng các chủ đề liên quan đến mạch nội dung đó. * Xây dựng các kĩ năng thành tố của năng lực ứng với mỗi chủ đề, đại diện cho sự phát triển của học sinh trong chủ đề đó Ứng với mỗi một chủ đề học tập chúng tôi xây dựng 6 kĩ năng thành tố như Bảng 1, bao gồm: Tìm hiểu, khám phá vấn đề, đưa ra câu hỏi nghiên cứu; Đề xuất giả thuyết; Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nghiên cứu; Xử lí, phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận; Đánh giá; Truyền thông và công bố kết quả nghiên cứu. * Xác định các chỉ số hành vi ứng với mỗi thành tố Việc xác định các chỉ số hành vi ứng với mỗi thành tố để giúp xác định bằng chứng về sự phát triển các thành tố. Nó chỉ ra những gì người học cần đạt, mà chúng phải quan sát, ghi nhận và chứng minh được, thông qua các động từ nói, viết, tạo ra và làm gì. Chỉ số hành vi có thể được xác định dựa trên các tiêu chí nêu ra trong Bảng 1. * Xác định các mẫu công việc mà học sinh phải đáp ứng hoặc minh chứng cụ thể giúp cho việc đánh giá Một khi các chỉ số đã được xác định, mỗi hành vi lại đòi hỏi học sinh phải thực hiện như thế nào. Vì vậy, cần sử dụng các mẫu công việc mà học sinh phải đáp ứng hay là các minh chứng cụ thể giúp cho thực hiện công tác đánh giá. Có khá nhiều loại thang phân loại trên thế giới có thể sử dụng để xác định mẫu công việc mà học sinh phải đáp ứng cho việc đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học như thang của Bloom (đánh giá nhận thức), Dreyfus (đánh giá năng lực người lập nghiệp), Singer (mô hình hóa nhận thức), Krawathd (đánh giá kĩ năng thực hành), SOLO,. . . Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang đánh giá của Patrick Griffin. Thang này gồm 3 mức cơ bản, được phân
Tài liệu liên quan